intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thương mại hóa bền vững tri thức truyền thống đối với bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam

Chia sẻ: Huỳnh Mộc Miên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phạm vi bài viết này, dưới góc độ quyền sở hữu trí tuệ tác giả sẽ làm rõ thực tiễn và những hạn chế trong quá trình thương mại hóa bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp để khai thác thương mại hóa bền vững loại hình tri thức truyền thống này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thương mại hóa bền vững tri thức truyền thống đối với bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam

  1. 25. THƢƠNG MẠI HÓA BỀN VỮNG TRI THỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI BÀI THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆT NAM THE SUSTAINABLE COMMERCIALIZATION OF TRADITIONAL KNOWLEDGE FOR TRADITIONAL MEDICINE IN VIETNAM Nguyễn Văn Phúc1 TÓM TẮT: Xu hƣớng quay trở lại ứng dụng các bài thuốc cổ truyền cho việc chăm sóc sức khỏe đang ngày càng đƣợc quan tâm trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam nhiều bài thuốc cổ truyền là tri thức truyền thống của các dân tộc vẫn đang bị thất truyền và chƣa đƣợc khai thác tốt. Bên cạnh đó, việc thƣơng mại hóa thiếu “bền vững” đối với tri thức truyền thống này đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý và chƣa đảm bảo lợi ích cho cộng đồng nắm giữ tri thức và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, dƣới góc độ quyền sở hữu trí tuệ tác giả sẽ làm rõ thực tiễn và những hạn chế trong quá trình thƣơng mại hóa bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp để khai thác thƣơng mại hóa bền vững loại hình tri thức truyền thống này. Từ khóa: Tri thức truyền thống, bài thuốc cổ truyền, thƣơng mại hóa bền vững, công đồng. ABSTRACT: The globe is becoming increasingly interested in the trend of reverting to the use of traditional medicines for health care. However, in Vietnam, many traditional medicines, which are ethnic groups' traditional knowledge, are still forgotten and underutilized. Furthermore, the unsustainable commercialization of traditional knowledge is causing a slew of legal issues and has yet to yield tangible advantages to the knowledge- holding group and society. Within the scope of this article, the author will clarify the practice and limitations in the commercialization of traditional remedies in Vietnam from the standpoint of intellectual property rights, thereby proposing solutions for management and long-term commercial exploitation of this type of traditional knowledge. Keywords: Traditional knowledge, traditional medicine, sustainable commercialization, community. 1 ThS., Trƣờng Kinh tế, Trƣờng Đại học Duy Tân; Email: nguyenvanphuc11@duytan.edu.vn. 326
  2. 1. Đặt vấn đề Kiến thức truyền thống về y học cổ truyền đang nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn từ các quốc gia trên thế giới trong việc ứng dụng và chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Theo ƣớc tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số ở các nƣớc đang phát triển vẫn dựa vào các bài thuốc thảo dƣợc để chăm sóc sức khỏe cộng đồng và 1/4 số thuốc thống kê trong các toa thuốc đều có chứa hoạt chất thảo dƣợc 2. Với lợi thế về nguồn tri thức truyền thống đa dạng mang bản sắc của nhiều dân tộc, kết hợp với nguồn dƣợc liệu tự nhiên phong phú, Việt Nam đang có thế mạnh rất lớn trong việc thƣơng mại hóa những bài thuốc cổ truyền dân tộc. Tuy nhiên, việc thƣơng mại hóa các tri thức truyền thống là bài thuốc cổ truyền dƣới góc độ quyền sở hữu trí tuệ đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy từ việc mất cân bằng về lợi ích giữa chủ thể trực tiếp thƣơng mại hóa bài thuốc cổ truyền với cộng đồng nắm giữ tri thức truyền thống; giữa khai thác thƣơng mại các bài thuốc cổ truyền với việc bảo tồn và lƣu giữ các bài thuốc quý. Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ tập trung phân tích và làm rõ thực tiễn hoạt động thƣơng mại hóa bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam trên khía cạnh khai thác “bền vững”, những vấn đề lý luận về “tri thức truyền thống” đối với bài thuốc cổ truyền tác giả đã đề cập đến trong một nghiên cứu khác3. 2. Thực tiễn hoạt động thƣơng mại hóa tri thức truyền thống đối với bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam Hoạt động thƣơng mại hóa quyền sở hữu trí tuệ đối với bài thuốc cổ truyền hiện nay đƣợc hiểu đó là “việc khai thác giá trị của quyền sở hữu và quyền sử dụng các bài thuốc cổ truyền được bảo hộ trên cơ sở các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo ra lợi nhuận”. Dƣới góc độ tiếp cận của Luật sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), các tri thức truyền thống là bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam hiện nay đƣợc bảo hộ và khai thác thƣơng mại hóa theo các đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ nhƣ: sáng chế dƣợc phẩm, nhãn hiệu các bài thuốc đông y, giống cây trồng dƣợc liệu hay thậm chí cả quyền tác giả, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh 2 WHO (2013) “WHO traditional medicine strategy: 2014-2023”.https://iris.wpro.who.int/handle/10665.1/11340 truy cập ngày 10/06/2021. 3 Nguyễn Văn Phúc, Đỗ Thị Diện (2020), Bàn về biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 45, Tr. 53. 327
  3. doanh... Trong mục này, để làm rõ thực tiễn bảo hộ và khai thác thƣơng mại các bài thuốc cổ truyền, tác giả tiếp cận thông qua ba đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ gồm: sáng chế, nhãn hiệu và giống cây trồng dƣợc liệu. 2.1. Thương mại hóa bài thuốc cổ truyền dưới dạng sáng chế Đối với những sáng chế bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam hiện nay, chủ yếu đƣợc cấp văn bằng bảo hộ theo phân loại sáng chế (IPC) thuộc phân lớp dƣợc phẩm (A61K) tồn tại theo các nhóm: A61K35/70; A61K35/72; A61K35/78; A61K35/80; A61K35/82; A61K35/84; A61K36 có nguồn gốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, trên thực tế số lƣợng bằng sáng chế (Patent) đƣợc cấp cho đối tƣợng có nguồn gốc từ bài thuốc cổ truyền trong những năm trở lại đây còn khá khiêm tốn, cụ thể: Bảng 2.1. Tổng số văn bằng bảo hộ bài thuốc cổ truyền đƣợc cấp theo nguồn gốc ngƣời nộp đơn từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2021 Số paten bài thuốc cổ truyền đƣợc cấp theo Năm nguồn gốc nộp đơn Việt Nam Nƣớc ngoài Năm 2018 2 1 Năm 2019 3 1 Năm 2020 3 0 Đến tháng 6 Năm 2021 2 0 (Nguồn: Tác giả thống kê từ danh mục bằng sáng chế của Cục SHTT công bố từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021) Dựa trên cơ sở số liệu thống kê từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2021, tại Việt Nam số lƣợng bằng sáng chế liên quan đến bài thuốc cổ truyền đƣợc cấp gồm 12 bằng sáng chế, trong đó hầu hết bằng sáng chế có nguồn gốc chủ đơn Việt Nam (10/12 patent). Ví dụ bằng sáng chế số 1-0023239 ngày 25/2/2020 đối với “Hỗn hợp thảo dược, thuốc đông y chứa hỗn hợp thảo dược này và quy trình bào chế thuốc đông y này” của Công ty TNHH Trƣờng Minh Hoàng dùng để chữa bệnh về răng miệng và viêm xoang; hay bằng sáng chế số 1- 0028503 cấp ngày 25/06/2021 đối với “Hợp chất vernoamyosit e và phương pháp chiết hợp chất này từ cây lá đắng vernonia amygdalina” của Viện Nghiên cứu khoa học Miền Trung 328
  4. (VN) đƣợc sử dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh đáo thái đƣờng từ cây lá đắng4. Tuy nhiên, số lƣợng bằng sáng chế so với tiềm năng thƣơng mại hóa các bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam vẫn còn chƣa cân xứng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhƣ: năng lực nghiên cứu và phát triển thuốc của chính cộng đồng năm giữ tri thức, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong nƣớc còn khiêm tốn; các tập đoàn dƣợc phẩm lớn trên thế giới lựa chọn đăng kí bảo hộ và khai thác thƣơng mại bài thuốc cổ truyền dƣới hình thức sáng chế dƣợc phẩm (nhóm A61K9/00; A61K 9/20; A61K 31/565; A61K 31/56) trên cơ sở phát triển bài thuốc cổ truyền đến một giai đoạn nhất định trong phòng thí nghiệm rồi quay trở lại xin đăng ký mới dƣợc phẩm tại Việt Nam5. Ngoài ra, lý do cản trở rất lớn cho việc đăng kí bảo hộ và thƣơng mại hóa những sáng chế bài thuốc cổ truyền đó là những bài thuốc cổ truyền từ tri thức truyền thống không đảm bảo điều kiện về tính mới hoặc trình độ sáng tạo theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019. Có thể lấy ví dụ đối với trƣờng hợp đơn đăng kí sáng chế số 1-2011-02872 cho các “Chế phẩm từ tinh nghệ” có tác dụng nâng cao khả năng ngăn ngừa, hạn chế ung thƣ của tác giả Phạm Đình Tỵ, tuy nhiên sáng chế đã bị từ chối vào ngày 23/3/2015 vì qua thẩm định nội dung sáng chế không đảm bảo điều kiện về tính mới, cũng nhƣ trình độ sáng tạo bởi từ lâu nghệ vẫn đƣợc sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để ngăn ngừa các bệnh ung thƣ đại tràng, hỗ trợ tiêu hóa; ngoài ra tinh chất nghệ curcumin đã đƣợc đề cập trong các sáng chế ngừa ung thƣ trong nƣớc và trên thế giới6. Để khắc phục những hạn chế về điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế, các chủ đơn thƣờng lựa chọn hình thức đăng ký cấp bằng giải pháp hữu ích cho các sáng chế có nguồn gốc từ các bài thuốc cổ truyền, hay dƣợc liệu truyền thống khi không đảm bảo điều kiện về trình độ sáng tạo theo quy định khoản 2 Điều 58 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019. Ví dụ nhƣ bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0001335-000 cấp ngày 29/12/2015 của Viện Dinh dƣỡng (VN) đối với sáng chế “Hỗn hợp được chiết từ lá vối, lá ổi và lá sen 4 Cục sở hữu trí tuệ “Danh mục bằng sáng chế cấp trong tháng 02/2020 và tháng 6/2021” https://www.ipvietnam.gov.vn/web/guest. 5 Các sáng chế dƣợc phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc cổ truyền đƣợc phát triển đến giai đoạn nhất định và yêu cầu bảo hộ tồn tại dƣới các dạng sáng chế về dƣợc điển hình sau: Các dấu hiệu thay thế nhau (bảo hộ dạng Markush); sáng chế lựa chọn; chất đa hình và chất đồng phân đối ảnh; muối, ete và este; chế phẩm, dƣợc phẩm; liều dùng; tổ hợp; tiền dƣợc chất; chất chuyển hóa; ứng dụng mới trong y tế ... 6 Cục sở hữu trí tuệ, Công báo sở hữu công nghiệp số 302 tập A (3/2015) và Thư viện số về sở hữu công nghiệp, http://iplib.noip.gov.vn, truy cập ngày 10/8/2021. 329
  5. dùng để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường” những thảo dƣợc đƣợc sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian7. Việc bảo hộ sáng chế dƣợc phẩm từ các bài thuốc cổ truyền có nguồn gốc từ tri thức truyền thống có ý nghĩa rất lớn không chỉ dƣới góc độ bảo tồn mà còn có giá trị kinh tế từ việc chuyển giao sáng chế và kinh doanh các sản phẩm y học cổ truyền. Tuy nhiên, vấn đề san sẻ quyền lợi sáng chế cho cộng đồng nắm giữ tri thức và khả năng nghiên cứu phát triển các sáng chế từ bài thuốc cổ truyền vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. 2.2. Thương mại hóa bài thuốc cổ truyền thông qua đối tượng nhãn hiệu Hiện nay, việc thƣơng mại hóa các bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam dƣới hình thức bảo hộ nhãn hiệu thông qua việc đăng ký cho các sản phẩm thuộc nhóm 05 các chế phẩm dƣợc, y tế và thú y nhƣ các chế phẩm trị liệu dùng để tắm; chế phẩm để tắm dùng cho mục đích y tế; thuốc sắc dùng cho dƣợc phẩm; nhóm 42 dịch vụ khám và chữa bệnh liên quan đến thuốc y học cổ truyền (Theo bản phân loại nhãn hiệu Ni-xơ). Một số nhãn hiệu thuốc cổ truyền rất nổi tiếng và thƣơng mại hóa thành công trên thị trƣờng hiện nay. Ví dụ nhƣ: nhãn hiệu số 4-0062270-000 cấp năm 2005 “Phuc Hung P/H PH Thuốc Ho , hình” cho sản phẩm nhóm 5 thuốc y học cổ truyền của công ty Công ty TNHH Đông dƣợc Phúc Hƣng; Nhãn hiệu số 4-0258631-000 cho sản phẩm thuốc đông y, rƣợu thuốc “Vua voi Ama Kông hình” do con trai ông Ama Kông là Khăm Phết Lào đăng kí bảo hộ8. Tuy nhiên, bởi sự nổi tiếng và công dụng của những bài thuốc cổ truyền này nên trong quá trình thƣơng mại hóa trên thị trƣờng xuất hiện một số nhãn hiệu sử dụng những dấu hiệu gây nhầm lẫn hoặc tƣơng tự về nguồn gốc xuất xứ nhằm thƣơng mại hóa trái phép. Tác giả xin đƣợc viện dẫn trƣờng hợp đối với nhãn hiệu “Dao`Spa” liên quan đến bài thuốc tắm của ngƣời Dao Đỏ tại Sa Pa, đây là bài thuốc tắm nổi tiếng của đồng bào ngƣời Dao tại Sa Pa, sản phẩm là sự phối kết hợp từ 10 đến 120 loại dƣợc liệu khác nhau có tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh và chữa các bệnh xƣơng khớp. Bài thuốc tắm cổ truyền này đã đƣợc Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa là doanh nghiệp cộng đồng của ngƣời Dao Đỏ tại xã Tả Phìn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vào ngày 16/05/2007 cho nhãn hiệu “Dao`Spa” thuộc nhóm 05 Chế phẩm dùng để tắm trị liệu y học và ngày 7 Cục sở hữu trí tuệ, Công báo sở hữu công nghiệp số 272 (11/2010) và số 311 (02/2014), http://iplib.noip.gov.vn, truy cập ngày 10/8/2021. 8 Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thƣ viện số về sở hữu công nghiệp http://iplib.noip.gov.vn, truy cập ngày 11/08/2021. 330
  6. 17/11/2008 Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ số 4-0114012-000. Nhƣng sau đó trên thị trƣờng Công Ty TNHH Nông Dƣợc Bản H Mông – SAPA đã nộp các đơn số 4-2010-03476 vào năm 2010 và 4-2011-27402 vào năm 2011 cho nhóm 05 các loại dƣợc phẩm liên quan đến thuốc tắm của ngƣời Dao Đỏ. Cụ thể: Bảng 2.2. Các đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục sở hữu trí tuệ liên quan đển bài thuốc tắm của ngƣời Dao Đỏ, Sa Pa Giấy chứng nhận nhãn Đơn đăng ký nhãn hiệu số 4- Đơn đăng ký nhãn hiệu số 4-0114012-000 2010-03476“SAPA GROUP hiệu số 4-2011-27402 “DAO' SPA” Tắm Thuốc Dao Đỏ SAPA, “DAO' SPA” nộp đơn Cấp ngày 17/11/2008 hình” nộp đơn 25/02/2010 của 21/12/2011 của Công ty cho Công ty cổ phần kinh Công ty TNHH nông dƣợc bản TNHH nông dƣợc bản doanh các sản phẩm bản H'mong – Sapa H'mong – Sapa địa Sapa. Nguồn: Thư viện số về sở hữu công nghiệp – Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam Cục sở hữu trí tuệ đã xem xét và ra các quyết định từ chối đối với 2 nhãn hiệu do Công ty TNHH nông dƣợc bản H'mong – Sapa đăng ký trên cơ sở viện dẫn các quy định tại Điều 74 khoản 2 điểm e Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Bởi 2 nhãn hiệu này có dấu hiệu bị trùng, tƣơng tự và có thể gây nhầm lẫn cho cùng sản phẩm về nguồn gốc với nhãn hiệu “Dao‟Spa” đã đƣợc đại diện cộng đồng nắm giữ tri thức là Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sapa đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng ngay cả việc đã đăng kí bảo hộ đối tƣợng “nhãn hiệu” cũng không thể chống lại việc thƣơng mại hóa bất hợp pháp đối với các bài thuốc cổ truyền trên thị trƣờng, bởi bản chất của việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ ngăn cấm các đối tƣợng khác sử dụng hình ảnh, từ ngữ hay biểu tƣởng lên các sản phẩm. Trên thực tế vẫn có rất nhiều sản phẩm thuốc cổ truyền của ngƣời Dao hay thuốc đông y AMAKONG bị lợi dụng danh tiếng, nhãn hiệu để trục lợi trên thị trƣờng dƣợc phẩm. 2.3.Thương mại hóa bài thuốc cổ truyền đối tượng giống cây trồng dược liệu 331
  7. Với lợi thế về nguồn gen dƣợc liệu phong phú, tại Việt Nam đã xác định đƣợc 3.830 loài cây dƣợc liệu dùng làm thuốc, so với 35.000 loài cây làm thuốc trên toàn thế giới, số loài cây thuốc Việt Nam đƣợc biết đến chiếm khoảng 11% 9. Đây là những nguồn nguyên liệu quý và thành phần chính của các bài thuốc cổ truyền do ngƣời dân bản địa sáng tạo trên cơ sở kết hợp tri thức truyền thống bản địa để tạo nên. Tuy nhiên, việc khai thác và thƣơng mại hóa quá mức các nguồn dƣợc liệu quý và sự đe dọa do nạn phá rừng, suy thoái môi trƣờng đang làm số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các dƣợc liệu đang giảm sút nghiêm trọng, nhiều cây thuốc quý đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng ở tự nhiên nhƣ: cây kim tuyến, hoàng liên, sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, bảy lá một hoa… Điều này đòi hỏi một cơ chế và giải pháp để bảo tồn và phát triển bền vững giống dƣợc liệu quý. Hiện nay, việc bảo hộ các giống dƣợc liệu tại Việt Nam đƣợc bảo hộ trên cơ sở nguồn gen và cấp văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng theo quy định Luật SHTT. Để đánh giá đƣợc thực tiễn hoạt động bảo hộ giống cây trồng dƣợc liệu tại Việt Nam, tác giả đã tham khảo số liệu thống kê tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng Việt Nam từ năm 2015 đến 2019, thể hiện qua biểu đồ cụ thể sau: Biểu đồ 2.1. Tổng số bằng bảo hộ giống cây trồng dƣợc liệu đƣợc cấp tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 Nguồn: Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới - Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 9 Báo điện tử tài nguyên và môi trƣờng (2018), Bảo tồn phát triển nguồn gen dược liệu: Cần sự phối hợp liên Bộ, https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-phat-trien-nguon-gen-duoc-lieu-can-su-phoi-hop-lien-bo248661.html, truy cập ngày 10/8/2021. 332
  8. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tổng số văn bằng giống cây trồng dƣợc liệu đƣợc cấp chỉ 22 văn bằng, tính trung bình mỗi năm có 4,4 bằng bảo hộ đƣợc cấp đây là một con số rất thấp và chênh lệch khá lớn so với các loài cây trồng đƣợc bảo hộ khác (với danh mục 107 loài đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông ban hành). Một số giống cây trồng dƣợc liệu đƣợc đăng ký nhƣ: sâm tai trâu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus); thạch châu (Huperzia squarrosa); hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora); sâm Ngọc Linh (Panax vietnamense Ha & Grushv)… Từ hiện trạng thƣơng mại hóa các dƣợc liệu tự nhiên và số lƣợng giống cây trồng dƣợc liệu đƣợc bảo hộ có thể nhận thấy tốc độ “chảy máu” nguồn dƣợc liệu đang diễn ra nhanh hơn so với năng lực nghiên cứu và bảo tồn cây dƣợc liệu. Nhiều bài thuốc cổ truyền đang thất truyền vì không còn nguồn dƣợc liệu, bên cạnh đó việc chia sẻ lợi ích, đền bù vật chất cho những cộng đồng nắm giữ tri thức truyền thống bảo tồn, phát hiện nguồn gen hoặc cung cấp nguồn dƣợc liệu chƣa đƣợc chú trọng hiệu quả. 3. Một số rào cản trong thƣơng mại hóa bền vững tri thức truyền thống đối với bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam Trên thực tiễn hoạt động bảo hộ và thƣơng mại hóa bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam có thể nhận thấy rằng, để thƣơng mại hóa một cách “bền vững” vừa khai thác kinh tế, vừa bảo tồn và chia sẻ công bằng lợi ích cho chủ thể nắm giữ tri thức hiện nay đang vấp phải một số rào cản hạn chế sau đây: Thứ nhất, thiếu những cơ chế đặc thù trong việc bảo hộ các đối tƣợng tri thức truyền thống nói chung và bài thuốc cổ truyền nói riêng. Có thể lấy ví dụ nhƣ đối với trƣờng hợp đăng kí sáng chế, rõ ràng các quy định về điều kiện về tính mới, trình độ sáng tạo 10 của sáng chế hầu nhƣ rất khó để một bài thuốc cổ truyền có thể đảm bảo vì đã đƣợc bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng trong cộng đồng. Hiện nay, chƣa có một định nghĩa thống nhất về đối tƣợng và phạm vi bảo hộ của tri thức truyền thống trong Luật SHTT ngoài hƣớng dẫn tiếp cận ban đầu tại Điều 23 Thông tƣ số 01/2007/TT-BKHCN về việc bổ sung nội dung đối với đơn đăng ký sáng chế liên quan đến tri thức truyền thống. Thứ hai, thiếu cơ sở dữ liệu để lƣu trữ đồng bộ đối tƣợng tri thức truyền thống. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn để xác định việc sử dụng một công thức, quy trình sản xuất 10 Điều 60 và Điều 61 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019. 333
  9. dƣợc phẩm đƣợc thƣơng mại trên thị trƣờng có đƣợc xem là xuất phát từ nguồn gốc tri thức truyền thống hay không?. Bên cạnh đó, do thiếu dữ liệu lƣu trữ và quản lý nên không có cơ sở đề yêu cầu từ chối cấp bằng độc quyền các sáng chế và thƣơng mại hóa trái phép dƣợc phẩm tại các quốc gia phát triển trên thế giới (Hoa Kỳ, Châu Âu…) khi sử dụng các bài thuốc cổ truyền có nguồn gốc tại Việt Nam. Thứ ba, năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) tri thức truyền thống đối với bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam còn hạn chế. Điều này tác giả đã phân tích rõ qua các số liệu đăng kí bảo hộ đối với sáng chế và giống cây trồng dƣợc liệu tại Việt Nam, nguyên nhân chính xuất phát từ việc thiếu đầu tƣ về kinh phí và mối quan hệ giữa cộng đồng nắm giữ tri thức - nhà nghiên cứu – doanh nghiệp khi thƣơng mại hóa ra thị trƣờng. Thứ tư, thiếu công bằng trong việc chia sẻ lợi ích cộng đồng nắm giữ tri thức với chủ thể trực tiếp thƣơng mại hóa bài thuốc cổ truyền. Hiện nay, việc chia sẻ quyền lợi với cộng đồng nắm giữ tri thức đang dựa trên sự thỏa thuận giữa đại diện cộng đồng với chủ thể đứng ra thƣơng mại hóa bài thuốc. Tuy nhiên, cần xác định rõ cộng đồng nắm giữ tri thức truyền thống đóng vai trò gì trong quá trình thƣơng mại hóa sản phẩm ra thị trƣờng, tác giả của sáng chế, công trình nghiên cứu hay chủ sở hữu kết quả nghiên cứu. Thứ năm, cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ chƣa phát huy hiệu quả. Nhƣ đã trình bày ở mục 2, mặc dù đã đƣợc bảo hộ dƣới các đối tƣợng quyền sở hữu trí tuệ, nhƣng trên thực tế, rất nhiều bài thuốc tắm của ngƣời Dao Đỏ đƣợc bán không nhãn mác tại Sa Pa hay các bài thuốc cổ truyền chƣa kiểm chứng về chất lƣợng nhƣng vẫn đƣợc quảng cáo tràn lang trên mạng xã hội có nguồn gốc từ các bài thuốc cổ truyền của các dân tộc. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có những chế tài xử lý tăng sức răng đe và phải có biện pháp ở khâu thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn. 4. Một số giải pháp thúc đẩy thƣơng mại hóa bền vững tri thức truyền thống đối với bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam Trên cơ sở những rào cản, hạn chế đặt ra từ việc thƣơng mại hóa “bền vững” những giá trị tri thức truyền thống đối với bài thuốc cổ truyền, tác giả xin đƣa ra một số khuyến nghị sau: Thứ nhất, nghiên cứu và xây dựng một hệ thống bảo hộ riêng (sui generis) cho các đối tƣợng đặc thù của tri thức truyền thống. Hệ thống “sui generic” đƣợc áp dụng song song 334
  10. với các quy định Luật Sở hữu trí tuệ nhằm việc thiết lập một hệ thống bảo hộ riêng đối với tri thức truyền thống (bao gồm bài thuốc cổ truyền) trên cơ sở kết hợp của sở hữu trí tuệ, luật tục, sự chia sẻ lợi ích, điều khoản và thỏa thuận hợp đồng. Dƣới góc độ pháp lý quốc tế hệ thống “sui generic” đã đƣợc đề cập trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) tại Điều 27 cũng nhƣ Hiệp định CPTPP. Ngoài ra, Việt Nam có thể tham khảo mô hình đã đƣợc áp dụng thành công trong pháp luật một số quốc gia nhƣ Nam Phi, Peru, Panama, Ấn Độ11. Thứ hai, xây dựng cơ sở dữ liệu số về tri thức truyền thống, bao gồm cả bài thuốc cổ truyền. Xin đƣợc viện dẫn tham khảo mô hình của Ấn Độ, khi đã thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống Thƣ viện số tri thức truyền thống (Traditional Knowledge Digital Library - TKDL) từ năm 2001, đây là nơi lƣu trữ của hơn 34 triệu trang thông tin định dạng trên 2.260.000 công thức các bài thuốc cổ truyền bằng tiếng Phạn (Sanskrit), tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tƣ (Persian), tiếng Urdu và tiếng Tamil12. Ấn Độ đã ứng dụng TKDL để lƣu trữ và làm căn cứ để phản đối các sáng chế dƣợc phẩm đƣợc cấp trái phép tại các quốc gia trên thế giới có nguồn gốc từ các bài thuốc cổ truyền của mình13. Đây là một hình mẫu tham khảo cho Việt Nam trong việc áp dụng một nền tảng công nghệ có thể song hành với khuôn khổ pháp lý để bảo hộ và thƣơng mại hóa hiệu quả các tri thức truyền thống. Thứ ba, cần phân cấp quản lý tài sản tri thức truyền thống hiệu quả. Để quản lý có hiệu quả và đảm bảo việc cân bằng lợi ích giữa các chủ thể nắm giữ tri thức truyền thống, tác giả xin đề xuất cụ thể mô hình phân cấp quản lí tri thức truyền thống sau: (i) Cấp quốc gia, áp dụng với các tri thức giao thoa giữa các cộng đồng dân tộc trong cả nƣớc không có dấu hiệu đặc thù; (ii) Cấp cộng đồng, nhóm tri thức truyền thống này do các cộng đồng bản địa và các dân tộc phát triển (ví dụ: thuốc tắm ngƣời Dao đỏ…); (iii) Cấp cá nhân, gia đình, dòng họ, nhóm tri thức này đƣợc sáng tạo và lƣu truyền trong gia đình, dòng họ và đƣợc xem nhƣ một tài sản đƣợc xác lập và quản lý riêng (Ví dụ: bài thuốc AMAKONG). Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đảm bảo thƣơng mại hóa bài thuốc cổ truyền bền vững. Cần có sự hợp tác giữa cộng đồng, tổ chức nắm giữ tri thức cùng 11 J. Janewa OseiTutu (2011), Emerging Scholars Series: A Sui Generis Regime for Traditional Knowledge: The Cultural Divide in Intellectual Property Law, 15 MARQ. INTELLECTUAL PROPERTY L. REV. 147 . 12 WIPO (2011), About the Traditional Knowledge Digital Library, https://www.wipo.int/meetings/en /2011/wipo_tkdl_del_11/about_tkdl.html, truy cập ngày 20/7/2021. 13 Ramesh Menon, Traditional knowledge receives a boost, http://indiatogether.org, truy cập ngày 05/08/2021. 335
  11. doanh nghiệp, tổ chức kinh tế với các trƣờng đại học - viện nghiên cứu trong phát triển các tri thức truyền thống dƣới các hình thức: đồng nghiên cứu; hợp đồng ủy thác nghiên cứu; chuyển giao bằng sáng chế (li-xăng); kết hợp với các dự án, quỹ tài trợ… Ví dụ: Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP) với sự tài trợ của Chƣơng trình tài trợ các dự án nhỏ của quỹ môi trƣờng toàn cầu (GEF SGP) từ năm 2016 – 2018 đã thực hiện các dự án “Bảo tồn nguồn gen cây thuốc của người dao và cải thiện sinh kế cộng đồng thông qua dịch vụ tắm lá thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc” tại địa bàn huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) dự án rất thành công góp phần bảo tồn các dƣợc liệu, bài thuốc quý và phát triển kinh tế cộng đồng nắm giữ tri thức. Thứ năm, hoàn thiện các quy định pháp luật và tổ chức thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ đối tƣợng tri thức truyền thống bài thuốc cổ truyền. Cần bổ sung thêm quy định của Luật SHTT về định nghĩa “tri thức truyền thống” và quy định “cộng đồng nắm giữ tri thức” đồng tác giả kết quả “sáng chế” có liên quan bài thuốc cổ truyền. Bên cạnh đó cần rà soát và cấp các chỉ dẫn thƣơng mại liên quan đến tri thức truyền thống bài thuốc cổ truyền phù hợp với các sản phẩm gắn liền với cộng đồng bản địa, hạn chế trƣờng hợp thƣơng mại hóa trái phép. Tóm lại, để thƣơng mại hóa “bền vững” đối tƣợng tri thức truyền thống bài thuốc cổ truyền cần kết hợp tổng thể cả về phƣơng diện pháp lý, quản lý và công nghệ. Cần phải có thêm nhiều công trình, dự án nghiên cứu một cách bài bản với sự tham gia của cộng đồng nắm giữ tri thức – nhà khoa học – doanh nghiệp và cơ quan nhà nƣớc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục sở hữu trí tuệ “Danh sách Bằng độc quyền sáng chế công bố hằng tháng” https://www.ipvietnam.gov.vn. 2. Cục sở hữu trí tuệ - “Công báo sở hữu công nghiệp số 302 tập A (3/2015)” http://iplib.noip.gov.vn . 3. Cục sở hữu trí tuệ “Công báo sở hữu công nghiệp số 272 (11/2010) và số 311 (02/2014)” http://iplib.noip.gov.vn 336
  12. 4. Nguyễn Văn Phúc, Đỗ Thị Diện (2020), Bàn về biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tri thức truyền thống bài thuốc cổ truyền tại Việt Nam, Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 45, Tr. 53. 5. J. Janewa Osei Tutu (2011), Emerging Scholars Series: A Sui Generis Regime for Traditional Knowledge: The Cultural Divide in Intellectual Property Law, 15 MARQ. INTELLECTUAL PROPERTY L. REV. 147 . 6. Ramesh Menon, Traditional knowledge receives a boost, http://indiatogether.org 7. WIPO (2011), About the Traditional Knowledge Digital Library, https://www.wipo.int/meetings/en/2011/wipo_tkdl_del_11/about_tkdl.html. 8. WHO (2013), WHO traditional medicine strategy: 2014-2023, https://iris.wpro.who.int/handle/10665.1/11340. 337
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0