Thuyết minh Báo cáo tài chính: Cẩn trọng bẫy
lượt xem 30
download
Tham khảo tài liệu 'thuyết minh báo cáo tài chính: cẩn trọng bẫy', tài chính - ngân hàng, đầu tư chứng khoán phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thuyết minh Báo cáo tài chính: Cẩn trọng bẫy
- Thuyết minh Báo cáo tài chính: Cẩn trọng bẫy Tất cả các báo cáo tài chính của các Cty đều gồm 4 loại cơ bản. Vậy đâu là sự khác biệt? Nếu Báo cáo thu nhập, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đưa ra các thông tin quan trọng về tình hình tài chính, thì thuyết minh Báo cáo tài chính phải là bản in mạch lạc giải thích cho các thông tin trọng yếu của Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vô tình chưa coi trọng phần này.
- Thông tin trong thuyết minh Báo cáo tài chính thường được chia ra làm 2 mảng. Thứ nhất, đưa ra thông tin về phương pháp kế toán mà Cty áp dụng. Thứ hai, là giải thích cụ thể về các kết quả tài chính và hoạt động quan trọng của Cty. Phương pháp và chế độ kế toán Phần này thường được đưa lên trước trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Những nguyên tắc thường được chia ra thành các mảng cụ thể, như phương pháp ghi nhận doanh thu doanh thu, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao... Đơn cử, như doanh thu. Trong thuyết minh Báo cáo tài chính, người đọc thường thấy có chú ý về phương pháp ghi nhận doanh thu khi phát sinh doanh thu mới. Do bản chất các hoạt động kinh
- doanh là phức tạp, thời điểm ghi nhận có doanh thu (trong các Báo cáo tài chính) không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thuyết minh này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu kĩ hơn thời điểm ghi nhận doanh thu. Thử đặt ví dụ trong Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp sản xuất xe máy có ghi: Cty ghi nhận doanh thu khi chuyển quyền sở hữu 1 chiếc xe cho người mua. Vậy nhà đầu tư tìm kiếm điều gì? Có 2 việc cần tập trung khi phân tích phương pháp kế toán của Cty nêu ra trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Việc đầu tiên là quan sát phương pháp kế toán của Cty và so sánh với chuẩn mực kế toán chung và chuẩn mực của ngành công nghiệp. Nếu Cty đang áp dụng phương pháp khác so với các Cty trong cùng ngành hoặc hơi khác thường, đó có thể là dấu hiệu Cty này đang
- cố gắng che đậy những thông tin bất lợi hoặc tạo cảm giác hoạt động tốt hơn thực tế. Ví dụ về phương pháp ghi nhận doanh thu của Cty sản xuất xe máy này, giả sử rằng thay vì ghi có doanh thu lúc chuyển giao quyền sở hữu, Cty ghi có doanh thu khi một chiếc xe máy được sản xuất ra. Phương pháp này quá "tham lam" bởi không thể đảm bảo rằng chiếc xe máy đó sẽ được bán. Việc quan trọng thứ 2 cần làm là kiểm tra xem có sự thay đổi nào trong một tài khoản từ kì này sang kì khác và ảnh hưởng của thay đổi đó tới kết quả tài chính ra sao. Trong ví dụ về Cty trên, giả sử Cty chuyển từ phương pháp ghi có sau khi xe được sản xuất ra thì các Báo cáo tài chính của Cty trở nên kém tin cậy. Vì nhà đầu tư không hiểu rõ bao nhiêu doanh thu thực tế và bao nhiêu sản phẩm được sản xuất ra nhưng chưa được bán.
- Công bố thông tin chi tiết Báo cáo tài chính đi kèm trong báo cáo thường niên được coi là gọn gàng và dễ theo dõi nhất. Để duy trì điều này, nhiều phép tính bị bỏ lại và chuyển đến phần thuyết minh Báo cáo tài chính. Khu vực công bố thông tin về nợ dài hạn, có thể bao gồm: ngày đáo hạn, khoản vay được đảm bảo bằng gì, và lãi suất... Những thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về chi phí nợ vay. Tuy vậy, khu vực này cũng có thể nêu thêm thông tin về quyền sở hữu cổ phần của nhân viên, quyền chọn cổ phiếu...Đối với nhiều nhà đầu tư, đây là những thông tin không thể bỏ qua. Một điều cũng rất quan trọng, đó là những thông tin không được
- ghi trong Báo cáo tài chính. Đó là trường hợp Cty không ghi một khoản nợ lớn trong Báo cáo tài chính mà chỉ nêu ra trong Thuyết minh. Nếu nhà đầu tư bỏ qua thì có thể sẽ bỏ qua luôn cả các khoản nợ hoặc rủi ro mà Cty có thể gặp phải. Ví dụ về trường hợp đã xảy ra ở Mỹ năm 2002. Dell và Tyco thành lập một doanh nghiệp liên doanh mới, trong đó Dell sở hữu 70% cổ phần nhưng không sở hữu doanh nghiệp mới. Mặc dù Tyco cho khách hàng nợ 2,5 tỉ USD, nhưng Dell không phản ánh khoản này trong bảng cân đối kế toán của mình. Việc khoản nợ được xóa sổ khỏi bảng cân đối kế toán của Dell khiến nhà đầu tư có cảm giác tính thanh khoản và cấu trúc vốn của Dell có vẻ tốt hơn lên, mặc dù thực tế hầu như không thay đổi.
- Các rắc rối thường gặp Mặc dù thuyết minh là phần bắt buộc của bất cứ Báo cáo tài chính nào, nhưng không có tiêu chuẩn chung nào quy định về độ chính xác và rõ ràng. Cty sẽ công bố thông tin ít nhất bằng yêu cầu tối thiểu của luật pháp để tránh bị kiện tụng. Nhưng sự tối thiểu này nằm ở đâu thì lại tuỳ thuộc vào phán xét chủ quan của đội ngũ quản lí. Hơn thế nữa, thuyết minh Báo cáo tài chính phải càng minh bạch càng tốt nhưng vẫn phải đảm bảo các bí mật thương mại và bí quyết duy trì khả năng cạnh tranh của Cty. Một vấn đề khác với thuyết minh Báo cáo tài chính là thỉnh thoảng Cty cố gắng gây khó cho nhà đầu tư bằng cách sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành luật hoặc chuyên ngành kĩ thuật.
- Hãy thận trọng nếu Thuyết minh Báo cáo tài chính sử dụng từ khó hiểu - trong trường hợp này có thể hiểu rằng Cty đang cố gắng che đậy điều gì đó. Nếu nhà đầu tư gặp phải tình huống Cty sử dụng những từ vòng vo tối nghĩa, tốt hơn hết là tiết kiệm thời gian bằng cách dừng lại. Những nhà đầu tư hiểu biết sẽ theo dõi cả những thông tin mà người khác thường không để ý hoặc bỏ qua. Với tầm quan trọng của Thuyết minh Báo cáo tài chính, nhà đầu tư sẽ có lúc cảm thấy những thông tin khô khan chả mấy ai quan tâm giá trị đến chừng nào. Khi đọc bất cứ Báo cáo tài chính nào nhà đầu tư cũng tìm thấy dẫn chiếu thông tin tới thuyết minh Báo cáo tài chính. Các thuyết
- minh này cho biết phương pháp kế toán Cty áp dụng và bổ sung các thông tin không được nêu trong Báo cáo tài chính. Cụ thể, thuyết minh Báo cáo tài chính đưa ra thông tin chi tiết và mở rộng các thông tin tóm tắt trong Báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thực tế của Cty.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết minh báo cáo tài chính
16 p | 1233 | 511
-
"Thuyết minh báo cáo tài chính" của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam năm 2008
18 p | 892 | 228
-
MẪU THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1 p | 626 | 194
-
Học Thuyết minh báo cáo tài chính
8 p | 246 | 140
-
Thuyết minh Báo cáo tài chính: Nhà đầu tư không thể bỏ qua!
5 p | 422 | 118
-
Những qui định mới về cách lập báo cáo tài chính
9 p | 266 | 28
-
Công ty cổ phần Bibica - Thuyết minh báo cáo tài chính quý 4 năm 2009
8 p | 167 | 16
-
CÔNG TY CỔ PHẦN NTACO - BÁO CÁO TÀI CHÍNH Q4 - 2009 CHƯA CÓ THUYẾT MINH
8 p | 108 | 11
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 9 - Nguyễn Thị Kim Cúc
17 p | 81 | 9
-
Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Bản thuyết minh báo cáo tài chính
8 p | 114 | 7
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 9 - ĐH Kinh tế TP.HCM (Dành cho lớp không chuyên 3 tín chỉ - 2016)
19 p | 63 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 6 - ThS. Hoàng Huy Cường
17 p | 46 | 5
-
Bài giảng môn học Kế toán tài chính: Chương 9 - Nguyễn Thị Ngọc Bích
10 p | 73 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 6 - ThS. Trần Tuyết Thanh
9 p | 88 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 6 - Ngô Hoàng Điệp
16 p | 73 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 9 - ĐH Kinh tế TP.HCM (Lớp không chuyên 2 tín chỉ - 2016)
18 p | 54 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 3: Chương 6 - ThS. Ngô Hoàng Điệp
17 p | 82 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 6 - Ngô Hoàng Điệp (2017)
3 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn