Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
TỈ LỆ ĐỘT BIẾN ALEN STR QUA GIÁM ĐỊNH HUYẾT THỐNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Bửu Mật*, Đặng Thị Tố Linh*, Phạm Thị Mỹ Hạnh*, Bùi Thị Phụng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đột biến alen STR nhằm tránh nhầm lẫn trong biện luận kết quả liên hệ huyết thống.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các trường hợp người Việt Nam đến xét nghiệm DNA huyết<br />
thống tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM từ tháng 4/2010 đến tháng 8/2011. Tất cả các trường<br />
hợp xuất hiện với sự khác biệt 1 alen STR giữa cha/con hoặc mẹ/con được ghi nhận và khảo sát về hiện tượng đột<br />
biến.<br />
Kết quả: Qua khảo sát 9586 alen STR cha và mẹ truyền cho con, chúng tôi ghi nhận có 20 trường hợp đột<br />
biến. Số trường hợp đột biến cha/con cao hơn mẹ/con. Sự đột biến xảy ra ở 12/15 (80%) loci khảo sát. Ở 4 loci<br />
THO1, D21S11, Penta D và TPOX, chúng tôi không ghi nhận đột biến. 95% đột biến xảy ra với cách biệt một<br />
step. Một trường hợp đột biến có thể có sự hiện diện của alen ẩn. Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận có 1 trường<br />
hợp đột biến với 3 step và 1 trường hợp xảy ra 2 đột biến ở 2 loci khác nhau CSF1PO và D13S1358.<br />
Kết luận: Xác suất liên hệ huyết thống ở tất cả các trường hợp có đột biến đều đạt từ 99,9% đến >99,99%.<br />
Điều này cho thấy khi có 1 đột biến (hoặc rất hiếm 2 đột biến), chúng ta không thể loại bỏ được có sự liên hệ huyết<br />
thống.<br />
Từ khóa: Alen STR, đột biến, tỉ lệ đột biến.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MUTATION RATE OF STR ALLELES THROUGH FORENSIC STUDY AT THE BLOOD<br />
TRANSFUSION HEMATOLOGY HOSPITAL HCMC<br />
Buu Mat, Dang Thi To Linh, Pham Thi My Hanh, Bui Thi Phung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 470 - 473<br />
Objective: Mutation of STR alleles has been studied aiming to avoid errors in DNA parentage assessment.<br />
Subjects and Methods: The study covers all DNA parentage testings occurred from may 4/2010 to march<br />
8/2011; all cases happening with one inconsistency within STR allele between parents and child were studied for<br />
presence of mutation.<br />
Results: A study of 9586 paternal and maternal allele STR transferring to children, has showed 20 cases of<br />
mutation. The overall paternal mutation percentage is higher than that of maternal mutation. Mutations were<br />
observed at 12 among 15 loci studied while there are no mutation at 4 loci THO1, D21S11, Penta D and TPOX.<br />
95% of mutation occurred with one step. One mutation assumed to be an null allele. On the other hand, we have<br />
recorded one case of mutation with 3 steps, and one case with 2 mutations at 2 different loci CSF1PO and<br />
D13S1358.<br />
Conclusion: The probability of paternity in all cases of mutations has been ranged from 99,9% to more than<br />
99,99%; thus allowing us to conclude that we cannot exclude the presence of paternity.<br />
Keywords: STRs, mutation, mutation rate.<br />
<br />
* Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS. Bửu Mật<br />
<br />
470<br />
<br />
ĐT: 0918348228<br />
<br />
Email: mtbuu245@yahoo.com.au<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Truy tìm huyết thống đã được thực hiện bắt<br />
đầu từ những năm 1920, với hệ thống kháng<br />
nguyên hồng cầu, tiếp sau đó là hệ thống kháng<br />
nguyên bạch cầu. Ngày nay, với sự hiểu biết về<br />
di truyền gen cùng với những kỹ thuật sinh học<br />
phân tử khảo sát hệ thống STR; chất lượng truy<br />
tìm huyết thống từ đó đã được nâng lên rất<br />
nhiều. Ngày nay, tỉ lệ liên hệ huyết thống cha/<br />
con hay mẹ/con đạt được 99,9999%.<br />
Tuy nhiên, các nhà khoa học trên thế giới đã<br />
chứng minh trong những trường hợp chỉ có 1<br />
alen khác biệt giữa cha/con hoặc mẹ/con và nếu<br />
tỉ lệ liên hệ huyết thống >99% bao gồm cả alen<br />
liên hệ, thì những trường hợp này vẫn được xác<br />
nhận có liên hệ huyết thống; các nhà khoa học<br />
đã chứng minh hiện tượng trên là do có sự đột<br />
biến xảy ra trong giai đoạn phân bào giảm<br />
nhiễm (meiosis) trong quá trình hình thành phôi<br />
thai(2,3). Do đó, nghiên cứu hiện tượng đột biến<br />
là một việc làm rất quan trọng nhằm khẳng định<br />
sự liên hệ huyết thống để tránh những nhầm lẫn<br />
loại bỏ liên hệ cha/con hay mẹ/con.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Tất cả các trường hợp người Việt Nam đến<br />
xét nghiệm DNA huyết thống tại bệnh viện<br />
Truyền Máu Huyết Học TP. HCM từ tháng<br />
4/2010 đến tháng 8/2011.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Genomic DNA kit (Sigma -Mỹ). Xác định<br />
lượng DNA tinh sạch với máy quang phổ<br />
Ultrospec 5300 pro (Thụy Điển). DNA tinh<br />
sạch được khuếch đại với bộ kit PowerPlex<br />
16HS system(Error! Reference source not found.) (Promega<br />
– Mỹ) và bộ kit AmpFl STRRIdentifilerTM<br />
(Applied Biosystems - Mỹ). Tiếp theo, tiến<br />
hành điện di sản phẩm DNA sau PCR bằng<br />
máy giải trình tự gen tự động AB3130<br />
(Applied Biosystems - Mỹ). Kết quả được<br />
phân tích bằng phần mềm GeneMapper ID<br />
v.3.1. (Applied Biosystems -Mỹ).<br />
Chúng tôi chọn những trường hợp có sự<br />
khác biệt 1 alen STR giữa cha/con hoặc mẹ/con,<br />
để khảo sát đột biến.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tiến hành khảo sát các alen STR D3S1358,<br />
TH01, D21S11, D18S51, Penta E, D5S818,<br />
D13S317, D7S820, D16S539, CSF1PO, Penta D,<br />
vWA, D8S1179, TPOX, FGA, trên tổng số 9586<br />
alen được truyền từ cha sang con và từ mẹ<br />
sang con, chúng tôi nhận thấy có 20 trường<br />
hợp có đột biến xảy ra, trong đó có 18 trường<br />
hợp đột biến cha/con, 2 trường hợp đột biến<br />
mẹ/con. Trong đó, số trường hợp có nhiều đột<br />
biến xảy ra ở 2 loci D18S51 và FGA (3 trường<br />
hợp), các loci khác thấp hơn, và có 4 loci<br />
TH01, D21S11, Penta D, TPOX không có<br />
trường hợp nào (Bảng 1).<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Máu tĩnh mạch được lấy trong ống<br />
nghiệm EDTA, sau đó trích DNA với bộ kit<br />
DNA QIAGEN (Đức) hoặc GenElute Blood<br />
Bảng 1: Tỉ lệ đột biến của từng alen đột biến ở 15 loci STR<br />
Loci<br />
D3S1358<br />
TH01<br />
D21S11<br />
D18S51<br />
Penta E<br />
D5S818<br />
D13S317<br />
D7S820<br />
<br />
Số alen cha Số ca đột biến Tỉ lệ đột biến<br />
Số alen mẹ<br />
truyền cho con<br />
cha - con<br />
cha – con (%) truyền cho con<br />
483<br />
1<br />
0,207<br />
159<br />
483<br />
0<br />