AMBIENT

ADSENSE
Tỉ lệ hiện mắc Propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012
56
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download

Nội dung của bài viết xác định tỉ lệ hiện mắc của Propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân bị mụn trứng cá thông thường đến khám tại phòng khám Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tỉ lệ hiện mắc Propionibacterium acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2011-2012
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỈ LỆ HIỆN MẮC PROPIONIBACTERIUM ACNES<br />
VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG IN VITRO ĐỐI VỚI KHÁNG SINH<br />
Ở BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TP HỒ CHÍ MINH NĂM 2011-2012<br />
Nguyễn Thanh Hùng*, Nguyễn Tất Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Propionibacterium acnes (P. acnes) được xem là một trong các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.<br />
Liệu pháp kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá thông thường thường kéo dài nhiều tháng, và sự thất bại trong<br />
điều trị có liên quan đến sự phát triển của các chủng propionibacterium kháng thuốc. Đặc tính đề kháng kháng<br />
sinh của P. acnes rất khác biệt tại các quốc gia khác nhau. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về phân lập P. acnes<br />
và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này. Nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp thầy thuốc sử dụng kháng sinh<br />
trong thực hành lâm sàng.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes và sự đề kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh<br />
nhân bị mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám BV Da Liễu TP HCM.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca. Các bệnh nhân mụn trứng cá thông thường tại Phòng Khám<br />
Bệnh Viện Da Liễu được khám và lấy chất bã từ nhân mụn để nuôi cấy P. acnes. Ngưỡng đề kháng kháng sinh<br />
được xác định bằng nồng độ ức chế tối thiểu MIC theo tiêu chuẩn EUCAST. Khảo sát mối liên hệ giữa nồng độ<br />
ức chế tối thiểu (MIC) với các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh mụn trứng cá,<br />
tiền sử điều trị. Thời gian nghiên cứu 10/2011 đến 03/2012.<br />
Kết quả: Tổng cộng có 87 trường hợp tham gia nghiên cứu. Tỉ lệ phân lập được P. acnes là 48,3% (42<br />
chủng). Tỉ lệ đề kháng các kháng sinh của P. acnes như sau: Clindamycin: 88,1%; Azithromycin: 16,7%;<br />
Tetracycline: 0%; Doxycycline: 0%; Minocycline: 0%; Trimethoprim/sulfamethoxazole: 95,2%; Levofloxacine:<br />
0%; Cefuroxime: 0%. Các yếu tố: thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân nhân mắc bệnh, và tiền sử điều trị<br />
không liên quan đến nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các kháng sinh.<br />
Kết luận: Nên tránh dùng Clindamycin và Trimethoprim/sulfamethoxazole để điều trị mụn trứng cá đối với<br />
các bệnh nhân tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM. Kháng sinh Tetracycline, Doxycline, và Minocycline nên được<br />
lưu ý để sử dụng điều trị mụn trứng cá.<br />
Từ khóa: Tỉ lệ hiện mắc, mụn trứng cá, đề kháng kháng sinh<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE PREVALENCE OF PROPIONIBACTERIUM ACNES AND THEIR IN VITRO ANTIBIOTIC<br />
RESISTANCES IN PATIENTS WITH VULGARIS ACNE IN HOSPITAL OF DERMATOVENEREOLOGY IN HO CHI MINH CITY<br />
Nguyen Thanh Hung, Nguyen Tat Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 301 - 310<br />
Background: Propionibacterium acnes (P. acnes) has been considered as one of the factors causing acne.<br />
Antibiotics therapy in acne extends several months, and the failure in treatment relates to the development of<br />
resistant propionibacterium strains. Antibiotics resistant characteristics of P. acnes change in different countries.<br />
* Lớp CK2 da liễu niên khóa 2010-2012<br />
** Bộ môn Da liễu ĐHYD TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104<br />
Email: thangngtat@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
301<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
In Viet Nam, there has not been any study on isolation of P. acnes and their antibiotic-resistance. Studying this<br />
problem will support physicians in medical practice.<br />
Objective: To determine the prevalence of Propionibacterium acnes and their in vitro antibiotic resistances<br />
in patients with vulgaris acne in Outpatient Department of HDV HCMC.<br />
Methods: A case series study was designed. All patients with vulgaris acne satisfying recruited criteria were<br />
examined and extracted comedone for culturing P. acnes. Resistance to antibiotics was defined by minimal<br />
inhibitory concentration (MIC) according to EUCAST. The relations between MIC with factors: disease duration,<br />
family history, and previous history of therapy for acne were surveyed.<br />
Results: Among 87 cases studied, 42 strains of P. acnes were isolated (48.3%). In this group, 88.1%, 16.7%<br />
and 95.2 strains were resistant to Clindamycin, Azithromycin, Trimethoprim/sulfamethoxazole respectively. On<br />
the other hand, all strains isolated were not resistant to Tetracycline, Doxycycline, Minocycline, Levofloxacine,<br />
Cefuroxime. There was not any relation between MIC and the factors: disease duration, family history, and<br />
previous history of therapy for acne.<br />
Conclusions: Clindamycin and Trimethoprim/sulfamethoxazole for treating vulgaris acne are not<br />
recommended in HDV HCMC. Tetracycline, Doxycline, and Minocycline should be considered in treatment of<br />
acne.<br />
Keywords: Prevalence, acne, antibiotic resistance<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Propionibacterium acnes (P. acnes) được xem là<br />
một trong các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.<br />
Kháng sinh đã được chỉ định điều trị mụn trứng<br />
cá trên 40 năm và đã có hiệu quả đáng kể. Liệu<br />
pháp kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá<br />
thường kéo dài nhiều tháng, và sự thất bại trong<br />
điều trị có liên quan đến sự chọn lọc và phát<br />
triển của các propionibacterium kháng thuốc.<br />
Báo cáo đầu tiên về đề kháng kháng sinh của P.<br />
acnes đã được trình bày năm 1979 tại Mỹ, sau đó<br />
tiếp tục có thêm nhiều báo cáo khác tại nhiều<br />
quốc gia ở Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á… đã cho<br />
thấy tình hình kháng thuốc ngày càng đáng<br />
được quan tâm. Tỉ lệ P. acnes đề kháng kháng<br />
sinh đã được báo cáo lên đến 94% ở những vùng<br />
thường được kê đơn có kháng sinh.<br />
Tại Bệnh Viện Da Liễu TP HCM trong năm<br />
2011, số đơn thuốc điều trị mụn trứng cá có<br />
dùng kháng sinh chiếm tỉ lệ cao 75,8%. Mặc dù<br />
kháng sinh được dùng thường xuyên, nhưng lại<br />
chưa có đề tài nào khảo sát về sự đề kháng<br />
kháng sinh của Propionibacterium acnes tại Việt<br />
Nam. Thực hành kê đơn sử dụng kháng sinh<br />
điều trị mụn trứng cá của thầy thuốc chủ yếu<br />
<br />
302<br />
<br />
dựa vào tài liệu của nước ngoài trong khi đó<br />
những đặc tính nhạy và kháng kháng sinh thì lại<br />
rất khác biệt ở các vùng địa phương khác nhau.<br />
Do đó, xét thấy cần tiến hành đề tài nghiên cứu:<br />
“Tỉ lệ hiện mắc Propionibacterium acnes và sự đề<br />
kháng in-vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân mụn<br />
trứng cá thông thường Bệnh Viện Da liễu TP. Hồ Chí<br />
Minh” để có thể hỗ trợ thầy thuốc trong thực<br />
hành lâm sàng.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes và sự đề<br />
kháng in vitro đối với kháng sinh ở bệnh nhân bị<br />
mụn trứng cá thông thường đến khám tại Phòng<br />
Khám BV Da Liễu TP HCM.<br />
Mục tiêu chuyên biệt<br />
Xác định tỉ lệ hiện mắc của P. acnes ở bệnh<br />
nhân bị mụn trứng cá thông thường.<br />
Xác định tỉ lệ và kiểu đề kháng in vitro đối<br />
với kháng sinh của P. acnes ở bệnh nhân bị mụn<br />
trứng cá thông thường.<br />
Đánh giá mối liên hệ giữa kết quả nuôi cấy P.<br />
acnes với các yếu tố: tiền sử điều trị, da nhờn, độ<br />
nặng của mụn trứng cá theo phân độ của Hệ<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Thống Phân độ nặng mụn trứng cá toàn cầu<br />
GAGS (Global acne grading system).<br />
Đánh giá mối liên hệ giữa nồng độ ức chế tối<br />
thiểu (MIC) của các kháng sinh với các yếu tố:<br />
thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có thân<br />
nhân mắc bệnh, tiền sử điều trị.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
NC mô tả hàng loạt ca<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Bệnh nhân bị mụn trứng cá tại khu vực các<br />
tỉnh phía Nam.<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Bệnh nhân bị mụn trứng cá đến khám tại<br />
Bệnh Viện Da Liễu thỏa các điều kiện tham gia<br />
NC<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
- Bệnh nhân bị mụn trứng cá thông thường<br />
dựa vào các triệu chứng lâm sàng như(10):<br />
Vị trí tiết bã: mặt, mũi, trán, cằm, ngực lưng.<br />
Sang thương đa dạng gồm sẩn, mụn mủ, nốt,<br />
cồi<br />
Nhân trứng cá (comedon).<br />
- Không dùng bất kỳ kháng sinh đường<br />
uống hay thoa nào trong vòng 8 tuần vừa qua.<br />
- Không uống Isotretinoine trong vòng 1<br />
tháng trước đó.<br />
- Đồng ý tham gia NC. Nếu là vị thành niên<br />
thì cần có sự đồng ý của cha mẹ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Mụn trứng cá kết cụm.<br />
- Mụn trứng cá nốt cục.<br />
- Phát ban dạng mụn trứng cá.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Công thức tính cỡ mẫu<br />
n<br />
<br />
Z 2 (1 / 2 ) P (1 P )<br />
d2<br />
<br />
Theo Mục tiêu 1:<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
P: Tỷ lệ nhiễm P. acnes của quần thể NC; d =<br />
0,1: độ chính xác mong muốn; Z = 1,96 (hệ số tin<br />
cậy là 95%).<br />
Chúng tôi chọn tỉ lệ p=0,66 theo một NC của<br />
Tan H.H, được tiến hành tại Singapore(13):<br />
n<br />
<br />
1,96 <br />
<br />
2<br />
<br />
0,66 1 0,66 3,84 0,22<br />
<br />
84,5<br />
0,12<br />
0,01<br />
<br />
Chúng tôi chọn số mẫu là 85 bệnh nhân.<br />
Theo mục tiêu 2:<br />
P: Tỷ lệ P. acnes đề kháng kháng sinh<br />
Doxycline; d = 0,1: độ chính xác mong muốn; Z =<br />
1,96 (hệ số tin cậy là 95%).<br />
Cũng dựa theo nghiên cứu trên của Tan<br />
H.H, chúng tôi chọn tỉ lệ p=0,23(13):<br />
= 69<br />
Để thỏa 2 mục tiêu trên, cỡ mẫu cần có là 85.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Thu thập số liệu và lấy mẫu<br />
NC được tiến hành tại Phòng Khám Bệnh<br />
Viện Da Liễu TP HCM. Các bệnh nhân thỏa điều<br />
kiện lấy mẫu sẽ được lấy mẫu theo kiểu thuận<br />
tiện. Tất cả bệnh nhân đồng ý tham gia sẽ được<br />
khám, làm bệnh án, ghi nhận các biến số như:<br />
tuổi, giới, nghề nghiệp, thời gian mắc bệnh, các<br />
phương pháp đã và đang điều trị, da nhờn, độ<br />
nặng (dùng thang điểm GAGS The Global Acne<br />
Grading System). Sau đó, bệnh nhân được<br />
chuyển đến Khoa Xét Nghiệm Bệnh Viện Da<br />
Liễu để lấy mẫu. Hai kỹ thuật viên xét nghiệm<br />
đã được huấn luyện sẽ lấy chất bã từ trong nhân<br />
mụn. Bề mặt da có thương tổn được lau sạch<br />
bằng cồn 70%, sau đó được lau lại bằng nước<br />
muối sinh lý. Dùng dụng cụ nặn mụn (extractor)<br />
nặn lấy chất bã từ comedo. Dùng tăm bông thấm<br />
dung dịch đệm, quét lấy bệnh phẩm và đặt ngay<br />
vào ống nghiệm chứa môi trường chuyên chở.<br />
Ống nghiệm sẽ được chuyển đến phòng xét<br />
nghiệm Vi Khuẩn của Viện Pasteur TP HCM<br />
trong vòng 4 giờ sau khi lấy mẫu.<br />
Vi khuẩn được nuôi cấy và định danh bằng<br />
men sinh hóa.<br />
<br />
303<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Kháng sinh đồ: phương pháp MIC, theo tiêu<br />
chuẩn NCCLS M11-47 (The National Committee<br />
for Clinical Laboratory Standards).<br />
<br />
Kiểm định phương pháp lấy mẫu và nuôi cấy<br />
Trong tháng 5 và tháng 6 năm 2011, chúng<br />
tôi đã tiến hành lấy thử 14 mẫu với hai vị trí sau:<br />
- Ngoài da bệnh nhân: 2 trường hợp. Kết quả<br />
1 Âm tính, 1 Dương tính.<br />
- Nặn các comedones lấy chất bã 12 trường<br />
hợp. Kết quả: 4 âm tính, 8 dương tính.<br />
Vi khuẩn được nuôi cấy và định danh bằng<br />
men sinh hóa. Kiểm tra đồng thời bằng PCR.<br />
Sau khi thực hiện 14 mẫu thử đầu tiên, bệnh<br />
phẩm được lấy chính thức trong tháng 10.<br />
<br />
Phân tích số liệu<br />
- Thống kê mô tả.<br />
- So sánh giá trị 2 tỉ lệ, dùng phép kiểm<br />
Chi Square. So sánh 2 trung bình dùng phép<br />
kiểm định Mann Whitney U. Tất cả giá trị p là<br />
hai đuôi và p < 0,05 được xem như có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
- Sử dụng chương trình SPSS 18.0.<br />
<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
Thời gian thực hiện nghiên cứu: năm 20112012. Thời gian lấy mẫu pilot: tháng 05-06 năm<br />
2011. 14 mẫu pilot không được tính vào số mẫu<br />
chính thức. Lấy mẫu chính thức: từ 10/2011 đến<br />
03/2012.<br />
Nghiên cứu này được thực hiện tại Bệnh<br />
Viện Da Liễu TP HCM.<br />
Đơn vị thực hiện xét nghiệm là Phòng Vi<br />
Khuẩn, Viện Pasteur TP HCM.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viện Da<br />
Liễu với 87 trường hợp. Kết quả cụ thể như sau:<br />
<br />
Các đặc điểm của nhóm nghiên cứu<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
<br />
Nghề nghiệp lao động trí óc chiếm đa số<br />
73,6%.<br />
Trình độ học vấn: Đại học Cao đẳng sau đại<br />
học chiếm đa số: 60,9%.<br />
<br />
Tỉ lệ hiện mắc P. acnes<br />
Tỉ lệ hiện mắc P. acnes ở các bệnh nhân mắc bệnh<br />
mụn trứng cá tại Bệnh Viện Da Liễu<br />
Bảng 1: Kết quả nuôi cấy P. acnes<br />
Phân lập P. acnes<br />
Dương tính<br />
Âm tính<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần suất (n)<br />
42<br />
45<br />
87<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
48,3<br />
51,7<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: số bệnh nhân phân lập được P.<br />
acnes là 42 người chiếm tỉ lệ 48,3%<br />
Mối liên quan giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và tiền<br />
sử điều trị.<br />
Bảng 2: Liên hệ giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và<br />
điều trị trước đây.<br />
Tiền sử điều trị<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
P. acnes (+) P. acnes (-)<br />
2<br />
p<br />
<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
25 59,5)<br />
19 42,2)<br />
2,602 0,107<br />
17 (40,5)<br />
26 (57,8)<br />
<br />
Nhận xét: không có sự khác biệt về kết quả<br />
nuôi cấy giữa nhóm chưa điều trị và nhóm trước<br />
đây có điều trị (p=0,107).<br />
<br />
Kết quả nuôi cấy P. acnes và các mối liên<br />
quan với da nhờn, tiền sử gia đình và độ<br />
nặng của mụn trứng cá theo thang điểm<br />
GAGS<br />
Mối liên quan giữa kết quả nuôi cấy P. acnes<br />
và da nhờn<br />
Bảng 3: Liên hệ giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và da<br />
nhờn<br />
Da nhờn<br />
Có<br />
Không<br />
<br />
P. acnes (+)<br />
n (%)<br />
28 (66,7)<br />
14 (33,3)<br />
<br />
P. acnes (-)<br />
n (%)<br />
34 (75,6)<br />
11 (24,4)<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
p<br />
<br />
0,838<br />
<br />
0,36<br />
<br />
Nhận xét: không có mối liên hệ giữa kết quả<br />
nuôi cấy và yếu tố da nhờn của bệnh nhân<br />
(p=0,36).<br />
<br />
Phái nữ chiếm đa số 67,8% so với 32,2% của<br />
Nam.<br />
<br />
304<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mối liên quan giữa kết quả nuôi cấy P.<br />
acnes và độ nặng của mụn trứng cá<br />
<br />
Bảng 4: Liên hệ giữa kết quả nuôi cấy P. acnes và<br />
phân độ nặng GAGS<br />
<br />
Không có mối liên hệ giữa kết quả nuôi<br />
cấy và phân độ nặng theo GAGS (bảng 4)<br />
<br />
Độ nặng<br />
GAGS<br />
<br />
Phân lập<br />
P. acnes (+)<br />
n (%)<br />
Nhẹ<br />
21 (50)<br />
Trung bình<br />
21 (46,7)<br />
<br />
Phân lập<br />
P. acnes (-) 2<br />
p<br />
n (%)<br />
21 (50)<br />
0,097 0,756<br />
24 (53,3)<br />
<br />
Tỉ lệ đề kháng<br />
<br />
Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. acnes<br />
<br />
A<br />
<br />
th<br />
zi<br />
<br />
95.2<br />
<br />
88.1<br />
<br />
100<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
16.7<br />
0<br />
<br />
m<br />
ro<br />
<br />
in<br />
yc<br />
C<br />
<br />
li<br />
<br />
in<br />
yc<br />
m<br />
a<br />
nd<br />
<br />
in<br />
cl<br />
cy<br />
tra<br />
Te<br />
<br />
0<br />
<br />
e<br />
D<br />
<br />
in<br />
cl<br />
xy<br />
o<br />
<br />
0<br />
<br />
e<br />
in<br />
M<br />
<br />
im<br />
Tr<br />
<br />
in<br />
cl<br />
cy<br />
o<br />
<br />
ho<br />
et<br />
<br />
0<br />
<br />
e<br />
<br />
im<br />
pr<br />
<br />
u<br />
/s<br />
<br />
et<br />
m<br />
fa<br />
l<br />
<br />
..<br />
x.<br />
ho<br />
C<br />
<br />
i<br />
ox<br />
ur<br />
ef<br />
<br />
0<br />
<br />
e<br />
m<br />
l<br />
of<br />
ev<br />
L<br />
<br />
e<br />
in<br />
ac<br />
ox<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỉ lệ đề kháng của P. acnes đối với từng loại kháng sinh<br />
Tỉ lệ P. acnes đề kháng với Azithromycin<br />
(AZI),<br />
Clindamycin<br />
(CLI),<br />
Trimethoprim/sulfamethoxazole (SXT) lần lượt<br />
là: 16,7%; 88,1%; 95,2%<br />
<br />
Có 67% chủng P. acnes đề kháng với 2 loại<br />
kháng sinh (SXT và CLI).<br />
<br />
Tỉ lệ P. acnes đề kháng với Tetracycline<br />
(TET), Doxycline (DOX), Minocycline (MIN),<br />
Levofloxacine (LEV), Cefuroxime (CEF) là 0%<br />
<br />
Tất cả các chủng đề kháng với AZI (tỉ lệ<br />
16,7%) đều đề kháng với CLI.<br />
<br />
Có 16,7% chủng P. acnes đề kháng với 3 loại<br />
kháng sinh (AZI + CLI +SXT).<br />
<br />
Kiểu đề kháng kháng sinh của P. acnes<br />
Có 95,2% chủng P. acnes đề kháng với ít nhất<br />
một loại kháng sinh.<br />
Bảng 5: Giá trị trung bình MIC và các yếu tố thời gian mắc bệnh, tiền sử gia đình có mắc MTC, tiền sử điều trị<br />
<br />
Thời gian bệnh<br />
< 24 tháng (n=8)<br />
Thời gian bệnh<br />
≥ 24 tháng (n=34)<br />
P<br />
<br />
AZI<br />
CLI<br />
TET<br />
µg/ml<br />
µg/ml<br />
µg/ml<br />
1,234 0,687 ±0,578 0,343 ±0,129<br />
±2,735<br />
2,481<br />
0,841 ±<br />
0,420 ±<br />
±5,893<br />
0,820<br />
0,224<br />
0,449<br />
0,719<br />
0,177<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
DOX<br />
µg/ml<br />
0,147<br />
±0,089<br />
0,185 ±<br />
0,134<br />
0,123<br />
<br />
MIN<br />
LEV<br />
µg/ml<br />
µg/ml<br />
0,060 ±0,000 0,468 ±0,088<br />
0,067 ±<br />
0,036<br />
0,569<br />
<br />
0,360 ±<br />
0,146<br />
0,154<br />
<br />
SXT<br />
µg/ml<br />
83,125<br />
±92,373<br />
114,176<br />
±91,768<br />
<br />
CEF<br />
µg/ml<br />
0,035<br />
±0,021<br />
<br />
0,818<br />
<br />
0,171<br />
<br />
0,093<br />
±0,103<br />
<br />
305<br />
<br />

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

YOMEDIA
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
