Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỈ LỆ TRẺ 8-11 TUỔI BỊ BẠO HÀNH TẠI GIA ĐÌNH<br />
TẠI MỘT PHƯỜNG THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, ĐỒNG NAI, NĂM 2008<br />
Hà Thị Ninh*, Phùng Đức Nhật* và cộng sự<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Bạo hành trẻ em đang là vấn đề xã hội được quan tâm, đặc biệt là bạo hành trẻ em tại gia đình.<br />
Đây là một trong những hình thức ít nhận thấy nhất, nhưng khá phổ biến trong xã hội, hậu quả của nó không chỉ<br />
trên thể xác mà còn có tác động lâu dài lên nhận thức và sự phát triển sau này của trẻ.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ trẻ 8-11 tuổi bị bạo hành tại gia đình tại một phường ở thành phố Biên<br />
Hòa năm 2008, và các yếu tố liên quan đến tỉ lệ bạo hành trẻ em tại gia đình.<br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi soạn sẵn tại một phường<br />
thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.<br />
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trẻ bị cha mẹ hoặc người thân trong gia đình la mắng bằng các từ ngữ nặng nề<br />
trước mặt nhiều người là 35,94%, bị hù dọa đánh, hoặc ném đồ vật vào người là 20,31%. Tỉ lệ trẻ chứng kiến cha<br />
mẹ đánh/cãi nhau là 34,11%, trong đó tỉ lệ trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ đánh/cãi nhau trong tháng vừa qua khá<br />
cao khoảng 38,17%. Đáng lưu ý là gần nửa số trẻ được hỏi (48,44%) trả lời từng bị cha mẹ/người thân trong gia<br />
đình đánh, trong đó tỉ lệ trẻ cảm thấy bị đánh đau nhiều đến đau rất nhiều là 38,05%, gần bằng với số trẻ bị cha<br />
mẹ đánh đến bầm tím/trầy xước 41,94%. Công cụ cha mẹ và người thân dùng đánh trẻ chủ yếu là dùng roi<br />
78,49%, đánh trực tiếp bằng tay/chân 50%. Đối tượng đánh trẻ là mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 74,73%, cha 44,09%.<br />
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 4 người) khá cao<br />
gần 36%, và gia đình đông con (> 2 con) là<br />
17,45%, môi trường sống đông người, nhiều va<br />
chạm cũng như áp lực về kinh tế có thể là yếu tố<br />
làm tăng nguy cơ làm trẻ bị đánh đập, la mắng.<br />
Song kết quả nghiên cứu lại cho thấy tỉ lệ trẻ bị<br />
la mắng ở những gia đình này là 40,6% thấp hơn<br />
nhóm trẻ có gia đình ít người là 47,6%, tuy nhiên<br />
sự khác biệt giữa các tỉ lệ này không có ý nghĩa<br />
thống kê (p>0,05).<br />
Nghề nghiệp của cha mẹ chủ yếu là làm<br />
công nhân (cha 45,83%, mẹ 54,95%), còn lại là<br />
làm tài xế, buôn bán, làm thuê.Trong nghiên cứu<br />
này chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa<br />
nghề nghiệp của cha với tỉ lệ trẻ bị la mắng đánh<br />
đập, song nghề nghiệp của mẹ lại có mối liên<br />
quan với tỉ lệ này (p0,05).<br />
Về tỉ lệ trẻ bị cha mẹ/các thành viên trong gia<br />
đình đánh đập có sự khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê theo từng tuổi và xếp loại học lực (p