JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 110-117<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0107<br />
<br />
TÍCH HỢP RÈN KĨ NĂNG VIẾT TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN<br />
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC<br />
1<br />
1 Khoa<br />
<br />
Trịnh Thị Hương và 2 Trịnh Thị Lan<br />
<br />
Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, 2 Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đọc và viết là hai kĩ năng quan trọng có<br />
quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. Đọc cung cấp hiểu biết cả về nội dung lẫn hình<br />
thức cấu trúcvăn bản, giúp người đọc tích lũy mở rộng kiến thức. Xuất phát từ quan điểm<br />
này, các nhà nghiên cứu giáo dục đã cho rằng cần phải tích hợp dạy viết trong quá trình<br />
dạy đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên, việc tích hợp dạy đọc và viết trong nhà trường tiểu học ở<br />
Việt Nam hiện nay dường như mới chỉ được thể hiện về mặt lí thuyết còn trong thực tế thì<br />
giáo viên vẫn tách rời hai kĩ năng này trong quá trình giảng dạy. Bài viết này chỉ ra sự cần<br />
thiết của việc tích hợp dạy đọc viết và đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng viết cho<br />
học sinh tiểu học trong dạy đọc hiểu.<br />
Từ khóa: Tích hợp, dạy đọc viết, phát triển kĩ năng viết.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Đọc và viết có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong quá trình tạo ra văn bản, người<br />
viết đã thực hiện việc tổ chức, sắp xếp các ý để tạo thành văn bản hoàn chỉnh nhằm chuyển tải<br />
thông tin và quan điểm của mình về vấn đề nào đó đến với người đọc. Trong quá trình hoàn thiện<br />
này, người viết cũng thực hiện việc chọn lựa từ ngữ, hình thức cấu trúc của văn bản và điều chỉnh<br />
lại khi cần thiết trước khi chuyển nó đến với bạn đọc. Ngược lại, người đọc, trong quá trình đọc<br />
văn bản, cũng phải truy tìm ý nghĩa của văn bản thông qua các từ ngữ, cấu trúc câu, cấu trúc văn<br />
bản đã được người viết kí mã trong văn bản. Đó là người đọc tiến hành giải mã những kí hiệu trong<br />
văn bản, phân tích các nhân tố chi phối việc tạo ra văn bản để truy tìm nghĩa cho văn bản và thực<br />
hiện giao tiếp, đối thoại với người viết thông qua việc trình bày quan điểm của mình về những vấn<br />
đề đã được đề cập tới trong văn bản. Ở cả hai quá trình này, người đọc và người viết thường vận<br />
dụng một vốn kiến thức và kĩ năng khá tương đồng để tạo lập và lĩnh hội văn bản. Fitzgerald và<br />
Shanahan (2000) đã xác định bốn loại kiến thức mà người đọc và người viết cùng sử dụng trong<br />
quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản là: siêu kiến thức/metaknowlegde (bao gồm những hiểu biết về<br />
các chức năng của văn bản và mục đích của việc đọc, viết), phạm vi kiến thức/domain knowlegde<br />
(bao gồm thế giới kiến thức phổ thông và kiến thức nền về bản chất và nội dung văn bản của người<br />
đọc/viết) kiến thức tổng quát (biết nhận diện các từ và ngữ pháp hay các quy tắc tổ chức câu) và<br />
kiến thức, kĩ năng tiến trình thực hiện đọc viết (bao gồm các hoạt động như dự đoán, đặt câu hỏi,<br />
gợi nhớ/ hồi tưởng và tìm ra những điểm khác biệt, tương đồng với nhau) [1]. Quan niệm này cho<br />
thấy đọc và viết có mối gắn kết rất chặt chẽ với nhau và việc tích hợp dạy đọc viết là rất cần thiết.<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016<br />
Liên hệ: Trịnh Thị Lan, e-mail: lankhoavan@yahoo.com.vn<br />
<br />
110<br />
<br />
Rèn luyện năng lực tự học học phần thanh nhạc cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc...<br />
<br />
Các nhà nghiên cứu Carson, Church và Spack đã cho rằng đọc và viết có mối quan hệ phụ<br />
thuộc và tương tác lẫn nhau [7]. Nhóm tác giả Barnett, Church, Reid, Spack, và Zamel quan niệm<br />
đọc - viết là một tiến trình xây dựng và tích cực, nghĩa là tạo ra một sự tương tác giữa người đọc,<br />
người viết và văn bản. Những yếu tố như kiến thức nền, kinh nghiệm, cảm xúc và ngữ cảnh đọc<br />
của người đọc có liên quan đến các nội dung trong văn bản sẽ quyết định/xác định nội dung mà<br />
văn bản giao tiếp với người đọc [7]. Kết quả của mối tương tác giữa người đọc và văn bản là người<br />
đọc xây dựng nghĩa cho bản thân và nghĩa đó mang nét đặc trưng cá nhân riêng [7]. Chính vì điều<br />
này, tích hợp đọc và viết được tiến hành dạy cùng nhau sẽ hỗ trợ nhau cùng phát triển, làm gia tăng<br />
khả năng đọc và viết cho người học. Conbine cho rằng sự tích hợp này dẫn đến nhiều cách tiếp cận<br />
nhiệm vụ học tập và cả phong cách học tập [7]. Học sinh trở thành người đọc, người viết và tư duy<br />
tốt hơn khi họ được học đọc và viết song song [7].<br />
Mối quan hệ đọc và viết còn được thể hiện qua sự tương tác hai chiều giữa đọc và viết. Reid<br />
đã chỉ ra rằng các hoạt động viết thúc đẩy học sinh đọc và đọc lại những nội dung mà văn bản<br />
cung cấp mục đích cho việc đọc và khuyến khích học sinh trở thành người đọc tích cực tương tác<br />
tích cực với văn bản. Viết góp phần mở rộng khả năng đọc và cải thiện trí nhớ/duy trì những cái<br />
mà học sinh đã đọc. Hoạt động viết còn giúp ta hiểu được bài đọc một cách rõ ràng và cung cấp<br />
cơ hội để gv đánh giá khả năng học sinh và phát hiện những quan niệm sai lầm cũng như khoanh<br />
vùng được những điểm sai lầm/ nhầm lẫn mơ hồ của học sinh [7].<br />
Ngược lại, không có hoạt động đọc thì học sinh không thể trở thành người viết tốt hiệu quả<br />
được. Trong quá trình đọc, học sinh được tiếp xúc với từ vựng, cấu trúc câu và các biện pháp tu<br />
từ mà tác giả sử dụng và hoạt động viết cho phép học sinh trải nghiệm thực hành sử dụng chúng<br />
trong bài viết của chính mình. Học sinh có thể sử dụng bài đọc như một bài viết mẫu hoặc là có<br />
thể viết về bài đọc [7]. Thông qua bài viết, học sinh có thể rèn luyện những kĩ năng có liên quan<br />
đến đọc như diễn giải và tóm tắt.<br />
Một lợi ích nữa của tích hợp đọc và viết mà nhóm tác giả Badger và Thomas, và Grabe,<br />
Reid, Spack, Zamel, chỉ ra là nó còn giúp học sinh đối phó (cope) với những khóa học ở bậc đại<br />
học. Trong môi trường học thuật, những sinh viên thành công sẽ phụ thuộc vào khả năng tương<br />
tác của các em với văn bản. Những hoạt động như tóm tắt có thể chuẩn bị cho sinh viên những<br />
nhiệm vụ học thuật mà chúng sẽ được hỏi để rút ra những ý tưởng và làm việc với những ý tưởng<br />
và thông tin từ việc đọc [7].<br />
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trên cho thấy việc tích hợp dạy đọc viết trong quá<br />
trình rèn luyện và phát triển năng lực đọc viết đã được xem xét một cách khoa học và chứng minh<br />
được hiệu quả dạy viết song song với dạy đọc. Điều này cho thấy, việc tích hợp dạy đọc và viết là<br />
rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nhìn nhận vấn đề dạy đọc viết tích hợp trong chương<br />
trình tiếng Việt ở tiểu học hiện nay.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Vấn đề tích hợp dạy đọc và viết trong chương trình Tiểu học hiện nay<br />
<br />
Ở Việt Nam, vấn đề dạy học tích hợp trong dạy học tiếng Việt đã được bàn đến từ những<br />
năm 1999 và 2000. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2002) cho rằng mục tiêu của chương trình tiếng<br />
Việt tiểu học là hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho trẻ, tạo cơ hội cho các em có công<br />
cụ để học tập và giao tiếp hiệu quả nên chương trình phải mang tính tích hợp rất cao: tích hợp giữa<br />
dạy tri thức và dạy kĩ năng, tích hợp giữa dạy văn hóa với dạy tiếng Việt [2].<br />
Tác giả Trần Hiền Lương (2002) cho rằng ở tiểu học, những kĩ năng như đọc và viết là mới<br />
lạ với trẻ nên cần chú trọng dạy những kĩ năng này cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế thì trẻ chỉ hiểu<br />
111<br />
<br />
Trịnh Thị Hương, Trịnh Thị Lan<br />
<br />
những điều các em đọc hay viết có liên quan đến ngôn ngữ sử dụng hàng ngày nên muốn dạy đọc<br />
viết có hiệu quả thì cần dựa vào ngôn ngữ dạng nói.Tuy nhiên, ngôn ngữ chuẩn mực thì thường<br />
nằm trong ngôn ngữ viết (văn bản) nên học sinh cần được học nói, viết thông qua những văn bản<br />
mẫu đó [3].<br />
Tác giả Nguyễn Trí (2003) cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết phải xây dựng chương trình<br />
theo hướng tích hợp và trên thực tế, quan điểm dạy học tích hợp đã được tiếp nhận về mặt lí luận<br />
và đang được áp dụng ở dạng lồng ghép giữa các môn học [4].<br />
Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học hiện hành ra đời dựa trên cơ sở kế thừa những<br />
thành tựu và khắc phục những hạn chế của chương trình cũ. Việc xác định cách tiếp cận tích hợp<br />
trong quá trình xây dựng chương trình cũng đã được bàn đến. Tác giả Nguyễn Trí (2003) đã miêu<br />
tả bốn phương án tích hợp trong chương trình Tiếng Việt, gồm [4]: (1) tích hợp tri thức tự nhiên và<br />
xã hội vào nội dung ngữ liệu tiếng mẹ đẻ và thực hiện dạy tiếng mẹ đẻ qua các môn học khác; (2)<br />
tích hợp dạy tiếng Việt với dạy văn; (3) tích hợp phát triển 4 kĩ năng ngôn ngữ với kĩ năng tư duy<br />
và mở rộng hiểu biết về tự nhiên và xã hội, về Việt Nam và thế giới và (4) tích hợp giữa kiến thức –<br />
kĩ năng của năm học này với kiến thức – kĩ năng của những năm học trước. Từ quan điểm này của<br />
Nguyễn Trí, chúng ta có thể nhận ra hai mô thức/kiểu mẫu tích hợp trong chương trình Tiếng Việt<br />
ở tiểu học là tích hợp đa môn và được triển khai liên môn và tích hợp những lĩnh vực liên quan<br />
nhau trong nội bộ một phân môn học (còn gọi là tích hợp hàng ngang, tích hợp hàng dọc).<br />
Sự thể hiện của quan điểm tích hợp trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt như sau:<br />
- Tích hợp theo chủ điểm: Theo mô hình này, các kĩ năng ngôn ngữ gắn với tên gọi cũng<br />
là các phân môn như tập đọc, tập làm văn, chính tả, tập viết, kể chuyện gắn kết với chủ điểm theo<br />
từng tuần học. Sự gắn kết này thể hiện ở việc các ngữ liệu của các phân môn được chọn đều có nội<br />
dung liên quan đến chủ điểm. Tuy nhiên, sự gắn kết giữa các kĩ năng giữa các phân môn (kĩ năng<br />
xuyên môn) lại chưa được chú ý đến.<br />
- Tích hợp kiến thức – kĩ năng giữa các cấp lớp: Các bài học được thiết kế theo hướng xoáy<br />
ốc đồng tâm, nghĩa là các kiến thức và kĩ năng được triển khai lặp lại và phát triển mở rộng nhằm<br />
củng cố và nâng cao dần giữa các cấp lớp. Theo hướng này, tích hợp các phương diện kiến thức, kĩ<br />
năng liên quan trong nội bộ môn học được nhấn mạnh<br />
- Tích hợp các kĩ năng – kiến thức giữa các phân môn trong sách giáo khoa: Mỗi đơn vị học<br />
trong sách giáo khoa được thiết kế theo chủ điểm kéo dài trong khoảng 2 đến 3 tuần. Nội dung các<br />
ngữ liệu khá gần gũi với kinh nghiệm và tâm lí học sinh nên có thể tích hợp để mở rộng hiểu biết<br />
về ngôn ngữ và thế giới cho người học. Tuy nhiên, trong thực tế điều này lại không được khai thác<br />
một cách triệt để mà trong thực tế giáo viên hầu như chỉ chú trọng đến những câu hỏi gợi ý trong<br />
sách giáo khoa trong khi sách giáo khoa không thiết kế những hoạt động mở rộng (các câu hỏi chỉ<br />
nhằm tìm được nội dung ý của bài đọc, giải quyết xong nhiệm vụ truy tìm nội dung kiến thức của<br />
bài học). Mặt khác, các kĩ năng được triển khai lại không được khai thác từ một nguồn dữ liệu (trừ<br />
ngữ liệu đọc được sử dụng để viết chính tả) mà lại có nguồn dữ liệu riêng nên cả giáo viên và học<br />
sinh gặp khó khăn trong việc triển khai các hoạt động ngôn ngữ cũng như hoạt động nhận thức<br />
một cách liên hoàn [5].<br />
Từ những điều này cho thấy mặc dù sách giáo khoa Tiếng Việt ở tiểu học đã vận dụng quan<br />
điểm tích hợp trong thiết kế chương trình nhưng trên thực tế, các chỉ dẫn hoạt động giảng dạy<br />
và học tập tích hợp kiến thức và kĩ năng lại chưa được tường minh, cụ thể. Trong phần tiếp theo,<br />
chúng tôi sẽ kiến nghị một số giải pháp tích hợp rèn kĩ năng viết trong quá trình dạy đọc cho học<br />
sinh tiểu học.<br />
<br />
112<br />
<br />
Rèn luyện năng lực tự học học phần thanh nhạc cho sinh viên ngành sư phạm âm nhạc...<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Đề xuất giải pháp cho việc tích hợp rèn kĩ năng viết qua dạy đọc ở Tiểu học<br />
<br />
Đọc và viết là hai quá trình nhận thức phức tạp/phức hợp, bao gồm một số những kĩ năng<br />
và chiến lược. Taffy E. Raphael và Carol Sue Englert đã chỉ ra quá trình phức hợp đọc và viết này<br />
trong ba giai đoạn: lên kế hoạch/planing (trước khi đọc/viết), phác họa, đưa ra ý kiến/drafting (viết<br />
hay đọc có hướng dẫn) và xem lại (điều chỉnh và mở rộng hay những hoạt động sau khi đọc) [6].<br />
Nhóm tác giả nhấn mạnh điều đầu tiên tích hợp dạy viết và đọc là tạo ra môi trường đọc<br />
viết tích cực. Để tạo ra sự kiên kết thật sự giữa đọc và viết thì việc tạo ra môi trường đọc viết là<br />
vô cùng quan trọng, tính liên kết này nhấn mạnh vào: sự đa dạng của các tài liệu đọc, chia sẻ suy<br />
nghĩ và cảm xúc về việc lựa chọn văn bản đọc, viết về những vấn đề quan trọng và chia sẻ với<br />
người khác... tiến trình này cung cấp cho học sinh mục đích tiến hành (planning) viết của bài viết,<br />
mục đích bản phác thảo/viết nháp (drafting) và đọc lại (revising), ví dụ như khi bài viết được xuất<br />
bản, họ có trải nghiệm về những yêu cầu định hình tác phẩm để thể hiện tốt nhất mục tiêu viết của<br />
chính họ). Có thể sử dụng những tài liệu truyền thống như bài giấy và bút chì hoặc những phương<br />
tiện công nghệ hiện đại như máy tính xách tay (microcomputer). Để tạo ra môi trường đọc viết,<br />
nhóm tác giả đưa ra những cách sau:<br />
(1) Một cách để tạo môi trường đọc viết là QILL. Cách này được đề cập đến bởi nhóm tác<br />
giả Rubin & Bruce. QILL chú trọng vào quá trình thực hiện (planning), trình bày văn bản (text<br />
production) và đi đến xuất bản (going public) một bài viết. Ví dụ: gửi cho học sinh những yêu cầu<br />
trong suốt quá trình thực hiện, khuyến khích học sinh suy nghĩ về nhân vật, sự kiện chính, thông<br />
tin quan trọng cần thiết cho bài báo cáo... QILL cung cấp địa chỉ mail chung và gởi cho cá nhân<br />
học sinh, hoặc nhóm.. (giống như thư viện lớp học) và khuyến khích học sinh viết bản tin về nội<br />
dung câu chuyện để đưa lên đó [6].<br />
(2) Một cách khác để tạo ra môi trường đọc viết hiệu quả được Grave & Hansen đề cập đến<br />
là “ghế ngồi tác giả/xoay quanh tác giả/trong vai trò tác giả (author’s chair)”. Ghế được đặt giữa<br />
lớp và học sinh đóng vai trò tác giả ngồi lên đó.Học sinh hiện diện/thể hiện, thảo luận và trả lời<br />
câu hỏi liên quan đến mẩu tin/bài viết như chính khi họ là tác giả viết nghĩa là đặt học sinh vào<br />
vị trí của tác giả để nói về quá trình viết tác phẩm. Hoạt động này giúp học sinh nhìn thấy được<br />
quá trình viết xảy ra như thế nào vì mỗi tác giả có mục đích và độc giả riêng mà họ hướng tới.<br />
Học sinh học viết thông qua cuộc thảo luận về viết là một tiến trình điều chỉnh để các em xem xét<br />
những yêu cầu và sự mong đợi của người đọc và điều chỉnh những ý như thế nào cho tốt. Thông<br />
qua viết và nói về quá trình viết như thế, học sinh học được quan điểm xuất bản bài viết thông qua<br />
“con mắt tác giả” từ quan điểm nhận thức của người đọc [6].<br />
(3) Cách thứ 3 là dùng nhật kí đối thoại (dialogue Journal) để tạo môi trường đọc viết được<br />
đề cập bởi Atwell, Fulwiler, và Gambrell. Cách này khuyến khích học sinh đối thoại với giáo viên,<br />
với các chủ đề đặc biệt (ví dụ như chọn một chủ đề nào học sinh vừa mới đọc) hay những nhận<br />
xét chung (học sinh chọn chủ đề, câu hỏi nâng cao...)... nhật kí đối thoại cho học sinh một cơ hội<br />
quan trọng để diễn tả ý tưởng của chúng và phản hồi những ý tưởng của người viết trong bài viết<br />
của mình. Gambrell sử dụng một biểu tượng tương tự chữ để viết (ví dụ như hình ảnh) và khuyến<br />
khích học sinh viết thông qua hỏi những câu hỏi hay cho học sinh viết về một vài điều mơ ước để<br />
chia sẻ với giáo viên. Fulwier mô tả nhật kí đối thoại có thể sử dụng trong phạm vi môn học, cho<br />
học sinh phản hồi về những vấn đề đặc biệt hay câu hỏi đặc biệt. Atwell mô tả nhật kí đối thoại<br />
được sử dụng để khám phá phản ứng của học sinh với câu chuyện như thế nào khi họ đang đọc...<br />
nhật kí đối thoại cung cấp cho học sinh một “cửa sổ” thể hiện hoạt động nhận thức của học sinh<br />
trong khi đọc, viết, cho học sinh những cơ hội để viết về những điều đang đọc và cho giáo viên<br />
những cơ hội để chú ý đến những ý tưởng phổ biến chuẩn bị cho học sinh viết, dự đoán và kiểm<br />
soát việc đọc viết của chính học sinh [6].<br />
113<br />
<br />
Trịnh Thị Hương, Trịnh Thị Lan<br />
<br />
Leslie Giesen đã đề nghị một số cách tích hợp viết và đọc trong suốt tiến trình đọc: trước<br />
khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc. Mục đích của các hoạt động trước khi đọc là kích hoạt kiến<br />
thức nền thông qua việc giúp học sinh liên hệ những cái các em đã biết với việc đọc văn bản hoặc<br />
xây dựng kiến thức nền tảng cho bản thân. Học sinh sẽ dựa trên kiến thức nền và sự trải nghiệm<br />
của bản thân để hiểu văn bản. Ở giai đoạn này, học sinh có thể được giới thiệu từ vựng và các ý<br />
tưởng được tìm thấy trong văn bản. Học sinh có thể đặt các câu hỏi và làm các dự đoán về những<br />
điều họ sẽ đọc hoặc sẽ xem lại văn bản bằng một vài cách nào đó. Những hoạt dộng trước khi đọc<br />
khuyến khích học sinh tiên đoán về bài đọc và khơi dậy hứng thú, động lực để đọc [7].<br />
Jacobs cho rằng những hoạt động trong khi đọc giúp học sinh tích hợp những hiểu biết của<br />
chính họ với những thông tin mới mà chúng thu thập được từ văn bản. Khi đọc, chúng sẽ thu thập,<br />
tổ chức, phân tích và đánh giá. Chúng có thể mong chờ trả lời những câu hỏi mà chúng đã đặt ra<br />
và xem lại các dự đoán của mình. Sau đó, chúng có thể được khuyến khích đặt câu hỏi và dự đoán<br />
một cách chính xác. Những hoạt động trong khi đọc cuốn hút học sinh vào văn bản và giúp chúng<br />
kiểm soát việc hiểu văn ban của chính mình [7].<br />
Còn Barnett và Jacobs lại kết luận những hoạt động sau khi đọc cung cấp cho học sinh<br />
những cơ hội để trình bày sự hiểu biết của chúng về những điều mà chúng đọc. Ngoài ra, nó còn<br />
giúp học sinh hiểu sâu hơn, mở rộng hơn và làm rõ việc hiểu của họ. Khi học sinh khám phá được<br />
những ý tưởng từ văn bản, chúng có thể được hỏi để rút ra những thông tin và cách tổ chức thông<br />
tin của văn bản. Trong khi viết và thảo luận, chúng sẽ thực hành việc sử dụng từ vựng và các mẫu<br />
câu tìm được trong bài đọc để viết [7].<br />
Trong phần sau đây, chúng tôi giới thiệu một số cách tích hợp viết trong quá trình dạy đọc<br />
dựa theo tiến trình đọc đã được tác giả Leslie Giesen phân chia thành 3 giai đoạn: trước khi đọc,<br />
trong khi đọc và sau khi đọc [7]. Tuy nhiên, trong chương trình giảng dạy ở các nước thì giáo viên<br />
được lựa chọn ngữ liệu dạy đọc và viết cho học sinh nên việc vận dụng những cách thức này trong<br />
thực tiễn giảng dạy trong nhà trường tiểu học ở Việt Nam chỉ thể hiện ở khâu tổ chức hoạt động<br />
dựa trên những ngữ liệu đã được chọn sẵn trong sách giáo khoa Tiếng Việt.<br />
Giai đoạn trước khi đọc: Giáo viên có thể tiến hành một số cách như sau<br />
(1) Cho phản hồi về một câu trích dẫn/ đoạn trích dẫn (responding to a Quote): Mục đích<br />
của hoạt động này là cho học sinh hình thành những liên tưởng đến chủ đề của đoạn văn mà chúng<br />
sắp sửa đọc bằng cách viết/trả lời cho đoạn trích dẫn đó. Để tiến hành, giáo viên cần chuẩn bị:<br />
đoạn văn phù hợp được rút ra từ văn bản (hoặc có thể là đoạn văn từ các bài đọc khác phù hợp với<br />
chủ đề), đoạn văn này phải kích thích được suy nghĩ của học sinh; phiếu bài tập, trong phiếu bài<br />
tập giáo viên viết đoạn trích dẫn có liên quan đến chủ đề học và các yêu cầu/câu hỏi mở để khơi<br />
gợi sự liên tưởng của học sinh. Sau khi chuẩn bị xong, lên lớp giáo viên giải thích cho học sinh về<br />
yêu cầu bài tập, cùng với học sinh đọc lớn yêu cầu của phiếu bài tập (giải thích những câu hỏi/yêu<br />
cầu khi cần thiết) và cho học sinh tiến hành viết. Giáo viên khuyến khích học sinh viết nhanh bằng<br />
bất cứ từ, cụm từ nào (không cần để ý đến nhiều về lỗi chính tả, ngữ pháp trong giai đoạn này).<br />
Sau đó, cho học sinh chia sẻ bài viết của mình theo cặp và với toàn lớp (giáo viên có thể chọn bài<br />
của những học sinh nộp chậm nhất để chia sẻ với lớp).<br />
Ví dụ: Khi dạy bài đọc “Hạt gạo làng ta” (Tiếng Việt 5, tập 1), giáo viên cho các em đọc<br />
khổ thơ “Hạt gạo làng ta/ gửi ra tiền tuyến/gửi về phương xa/ em vui em hát/ hạt vàng làng ta” và<br />
yêu cầu học sinh viết suy nghĩ của mình xem tại sao tác giả lại nói là hạt gạo là hạt vàng.<br />
(2) Định nghĩa/ xác định ngữ cảnh/ poster (definition posters): mục đích của hoạt động này<br />
là cho học sinh làm rõ khái niệm mà đóng vai trò quan trọng trong văn bản chúng đọc. Để tiến<br />
hành, giáo viên cần chuẩn bị đoạn văn đọc phù hợp, xác định các từ khóa và cho học sinh nêu cách<br />
hiểu của mình về từ đó. Khi tiến hành, giáo viên đọc lướt bài đọc, hỏi học sinh một vài điều về bài<br />
114<br />
<br />