YOMEDIA
ADSENSE
Tiềm năng sản xuất điện từ rác thải của thành phố Hà Nội
85
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài báo này trình bày những đánh giá lượng rác thải, quá trình thu gom và xử lý của thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. Bài viết trình bày các công nghệ sản xuất điện từ nguồn rác thải sinh hoạt đang được sử dụng phổ biến trên thế giới. Mời các bạn cùng tìm hiểu về bài viết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiềm năng sản xuất điện từ rác thải của thành phố Hà Nội
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
TIỀM NĂNG SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ RÁC THẢI<br />
CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
POTENTIAL PRODUCE ELECTRICITY FROM WASTE OF HANOI CITY<br />
Nguyễn Hùng Cường*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
ABSTRACT:<br />
<br />
Bài báo này trình bày những đánh giá lượng<br />
rác thải, quá trình thu gom và xử lý của thành<br />
phố Hà Nội trong những năm gần đây. Bài viết<br />
trình bày các công nghệ sản xuất điện từ nguồn<br />
rác thải sinh hoạt đang được sử dụng phổ biến<br />
trên thế giới. Dựa trên kết quả nghiên cứu nguồn<br />
rác thải và các công nghệ sản xuất điện từ rác<br />
thải hiện có, tác giả chỉ ra tiềm năng đầu tư các<br />
dự án sản xuất điện từ nguồn rác thải trong tương<br />
lai của thành phố Hà Nội. Đồng thời, tác giả đề<br />
xuất một số giải pháp phát triển sản xuất điện<br />
từ rác thải góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra<br />
nguồn năng lượng hữu ích cho xã hội.<br />
Từ khóa: Điện, rác thải, năng lượng tái tạo,<br />
môi trường.<br />
<br />
This paper presents the evaluation amount,<br />
the collection and processing of waste of<br />
Hanoi in recent years. The paper presents the<br />
technology producing electricity from waste is<br />
being widely used in the world. Based on the<br />
research results waste resources and technologies<br />
that produce electricity from waste out there, the<br />
author points out the potential investment in the<br />
projects producing electricity from waste in the<br />
Hanoi’s future. At the same time, the author also<br />
proposes a number of measures to promote the<br />
development of electricity from waste contribute<br />
to protecting the environment, creating a useful<br />
source of energy for society.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
càng cạn kiệt, nguồn năng lượng tái tạo từ gió,<br />
mặt trời, sinh khối từ bã mía, trấu vẫn chưa phát<br />
triển thì rác đang trở thành nguồn nhiên liệu<br />
tiềm năng có thể cung cấp cho hệ thống điện<br />
quốc gia một nguồn điện rất lớn. Tuy nhiên hiện<br />
nay, hầu hết rác thải sinh hoạt tại Việt Nam đang<br />
được xử lý bằng phương pháp chôn lấp thủ công<br />
dẫn tới chất lượng cuộc sống của người dân tại<br />
một địa điểm san lấp giảm sút nghiêm trọng,<br />
gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và<br />
chiếm nhiều diện tích đất.<br />
<br />
Keywords: Electricity, waste, renewable energy,<br />
the environment.<br />
<br />
Cuộc sống hiện đại của chúng ta sản sinh<br />
ra lượng rác thải tăng cao hơn bao giờ hết. Rác<br />
đang được nhận diện là một trong những nguy cơ<br />
đe dọa cao đối với môi trường và cuộc sống của<br />
con người tại mọi quốc gia trên thế giới. Theo<br />
báo cáo trong “Chiến lược quốc gia về quản lý<br />
chất thải rắn tổng hợp đến năm 2025, tầm nhìn<br />
2050”, đến năm 2015 lượng rác thải sinh hoạt<br />
cả nước là 22,2 triệu tấn, năm 2030 tăng lên<br />
đến 30 triệu tấn và hiện nay lượng rác thải sinh<br />
hoạt hàng ngày của thành phố Hà Nội thu gom<br />
vào khoảng 5000 tấn/ngày, trong đó, thành phần<br />
hữu cơ chiếm khoảng 50 – 55%. Trong khi các<br />
nguồn nhiên liệu hóa thạch ở nước ta đang ngày<br />
<br />
Trên thế giới, có nhiều phương pháp xử lý<br />
rác thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi<br />
trường và tận thu năng lượng sinh ra từ xử lý rác.<br />
Chôn lấp hợp vệ sinh là công nghệ ra đời đầu<br />
<br />
ThS. GV. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Email:ctm4hu@gmail.com; Điện thoại: 0915088660<br />
<br />
*<br />
<br />
14<br />
<br />
Tiềm năng sản xuất điện ...<br />
<br />
tiên để xử lý rác thải sinh hoạt. Tiếp theo đó là<br />
công nghệ đốt ra đời để khắc phục những nhược<br />
điểm của công nghệ chôn lấp là mất nhiều diện<br />
tích, thời gian xử lý lâu và khả năng thu năng<br />
lượng thấp. Khi khoa học phát triển và giá năng<br />
lượng ngày càng tăng thì công nghệ đốt, khí hóa<br />
và phân hủy kỵ khí xử lý rác được chú ý. Hiện<br />
nay, nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới như<br />
Mỹ, Canada, Úc, các nước Châu Âu và một số<br />
nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung<br />
Quốc, Thái Lan… đã sử dụng nhiều công nghệ<br />
khác nhau để xử lý rác thải sinh hoạt nhằm giải<br />
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời tận<br />
thu nguồn khí sinh và nhiệt sinh ra để phát điện<br />
phục vụ cho cuộc sống.<br />
<br />
khoảng 1.200 - 1.250 tấn rác thải (không kể rác<br />
thải xây dựng), trong đó có hơn 100 tấn rác thải<br />
công nghiệp và bệnh viện. Sở Tài nguyên &<br />
Môi trường Hà Nội cho biết, cách đây 5 năm,<br />
tổng lượng chất thải rắn phát sinh của Hà Nội<br />
mới chỉ khoảng 1.500 - 1.600 tấn/ngày-đêm và<br />
chất thải công nghiệp nguy hại khoảng 24.000<br />
- 25.000 tấn/năm. Hiện tổng lượng chất thải<br />
rắn sinh hoạt đã tăng gấp ba lần, lên đến 5.000<br />
tấn/ngày-đêm, trong đó 3.500 tấn là chất thải<br />
sinh hoạt đô thị. Tỷ lệ rác thải của Hà Nội tăng<br />
10 - 15%/ năm. Trong những ngày lễ, Tết...<br />
lượng rác thải của thành phố có thể lên tới<br />
5.000 tấn/ ngày.<br />
3.2. Thành phần rác thải<br />
<br />
Hơn nữa, Theo dự báo của Quy hoạch phát<br />
triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011–2020 có<br />
xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện 7), nhu cầu<br />
điện năng của Việt Nam sẽ tăng mạnh từ 87 tỷ<br />
kWh (năm 2009) lên 570 tỷ kWh (năm 2030),<br />
trong khi đó các nhà máy thuỷ điện gần như đã<br />
được khai thác ở mức tối đa và các nhà máy<br />
nhiệt điện được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn<br />
về việc cung cấp nhiên liệu. Chính vì vậy, việc<br />
phát triển sản xuất điện từ rác thải được xem<br />
như một nguồn năng lượng tái tạo đầy tiềm năng<br />
góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển năng<br />
lượng quốc gia và bảo vệ môi trường.<br />
<br />
Việc thu thập và tính toán thành phần rác<br />
thải có ý nghĩa rất lớn đối với việc đề xuất các<br />
biện pháp xử lý rác thải, giúp người quản lý lựa<br />
chọn được các công nghệ thu gom, vận chuyển,<br />
phân loại và xử lý có hiệu quả.<br />
Thành phần rác thải đô thị rất phức tạp, có<br />
thể chia thành 3 loại: rác thải nhà bếp, rác thải<br />
có thể cháy và rác thải có thể tái chế. Rác thải<br />
nhà bếp chiếm 53% đến 73% tổng lượng rác<br />
thải, xếp thứ nhất. Thứ hai là thành phần rác<br />
thải có thể cháy chiếm từ 10-20% và thứ ba là<br />
thành phần có thể tái chế chiếm 8-13%. Tuy<br />
nhiên, cơ cấu thành phần rác thải hoàn toàn có<br />
thể thay đổi. Nó phụ thuộc vào trình độ phát<br />
triển kinh tế, văn hoá và tập quán sinh hoạt của<br />
người dân đô thị. Nói một cách khác, nó sẽ thay<br />
đổi theo thời gian phụ thuộc vào tốc độ tăng<br />
trưởng kinh tế, trình độ công nghệ, khả năng tái<br />
chế, tái sử dụng chất thải, nhu cầu của dân cư,<br />
tập quán sinh hoạt… Thông thường khi mức<br />
sống của dân cư được nâng cao thì thành phần<br />
rác thải sẽ tăng tỉ lệ những rác thải có thể tái<br />
sinh, tái sử dụng.<br />
<br />
2. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU<br />
Mục tiêu của đề tài: nghiên cứu sẽ đánh giá<br />
tiềm năng sản xuất điện từ rác thải sinh hoạt ở<br />
khu vực Hà Nội. Nghiên cứu đưa ra các công<br />
nghệ sản xuất điện từ nguồn rác thải sinh hoạt<br />
đang được sử dụng trên thế giới. Dựa trên kết<br />
quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp<br />
thúc đẩy sự phát triển sản xuất điện từ nguồn rác<br />
thải sinh hoạt trong tương lai của Hà Nội.<br />
3. TÌNH HÌNH RÁC THẢI CỦA THÀNH PHỐ<br />
HÀ NỘI<br />
<br />
3.3. Thu gom, vận chuyển<br />
<br />
3.1. Lượng rác thải phát sinh của Hà Nội<br />
<br />
Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội<br />
Phạm Văn Khánh cho biết, hiện có khoảng<br />
<br />
Hiện nay, theo Urenco, mỗi ngày trên địa<br />
bàn Hà Nội, chỉ tính ở 7 quận nội thành có<br />
15<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
nguy hại đối với môi trường không khí, đất và<br />
nước.<br />
<br />
3.000 tấn chất thải được thu gom tại các quận<br />
và thị xã Sơn Tây; khoảng 2.200 tấn rác thải<br />
tập trung ở 18 huyện ngoại thành. Toàn thành<br />
phố đã có 23 đơn vị thu gom vận chuyển rác<br />
thải. Tỷ lệ thu gom rác ở Hà Nội đạt trung bình<br />
khoảng 83%, trong đó các quận nội thành có<br />
tỷ lệ thu gom trên 90%. Địa điểm tập trung rác<br />
thải chủ yếu tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn),<br />
bãi rác Xuân Sơn (Sơn Tây) và chủ yếu dùng<br />
công nghệ chôn lấp. Thế nhưng, không<br />
phải loại rác nào cũng có thể xử lý theo kiểu<br />
chôn lấp, bởi có những loại rác không thể tiêu<br />
hủy hoặc có những loại rác nếu tiêu hủy rất<br />
<br />
Bên cạnh đó, tồn tại hình thức thu gom vận<br />
chuyển rác thải từ những cá nhân thu mua phế<br />
liệu và nhặt rác. Tuy nhiên, lực lựng này chỉ thu<br />
gom các loại rác có thể tái chế như: đồ nhựa,<br />
giấy-bìa, túi ni lông, đồ thủy tinh, sắt thép vụn…<br />
Xét trên nhiều phương diện, đây là hoạt động<br />
mang lại lợi ích cho nhiều bên, trước hết là tạo<br />
việc làm và thu nhập cho lực lượng tư nhân này.<br />
Ngoài ra nó làm giảm lượng rác thải đến khu xử<br />
lý, làm tăng lượng rác thải được tái chế, tái sử<br />
dụng.<br />
<br />
Hình 1: Sơ đồ chung của quá trình thu gom rác thải<br />
Nguồn: Jica, 2011<br />
3.4. Tình hình xử lý rác thải<br />
3.4.1. Chôn lấp rác<br />
<br />
các phương pháp khác là dễ vận hành, chi phí<br />
vừa phải. Do đó, nó phù hợp với điều kiện nước<br />
ta còn nghèo, các công nghệ còn lạc hậu. Tuy<br />
nhiên với phương pháp này có các nhược điểm<br />
như: tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường<br />
như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước<br />
ngầm, ô nhiễm đất. Những ô nhiễm này sẽ xảy<br />
ra trong thời gian dài và rất khó khắc phục. Hiện<br />
<br />
Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ<br />
được vận chuyển đến khu chôn lấp. Phần lớn<br />
rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng<br />
phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương<br />
pháp chôn lấp này được dự báo vẫn sẽ là chủ<br />
đạo trong tương lai gần. Ưu điểm của nó so với<br />
16<br />
<br />
Tiềm năng sản xuất điện ...<br />
<br />
4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ RÁC<br />
THẢI HỮU CƠ TRÊN THẾ GIỚI<br />
<br />
nay bãi rác Nam Sơn là bãi rác chính của thành<br />
phố Hà Nội, được quy hoạch trở thành khu xử lý<br />
rác chính của thành phố Hà Nội.<br />
<br />
Hiện nay, có nhiều công nghệ khác nhau để<br />
chuyển hóa chất thải rắn thành năng lượng, bao<br />
gồm chôn lấp hợp vệ sinh, đốt, khí hóa, nhiệt<br />
phân và phân hủy kỵ khí. Đây là những công<br />
nghệ đã được thương mại hóa. Ngoài ra, còn<br />
một số quá trình khác cũng đang hoàn thiện như<br />
khí hóa plasma, phân hủy nhiệt nhanh. Mỗi quá<br />
trình đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng.<br />
Dưới đây nhóm tác giả trình bày các quá trình<br />
chính đã được sử dụng phổ biến trong xử lý rác<br />
trên thế giới.<br />
<br />
3.4.2. Chế biến phân vi sinh<br />
Hiện nay, chỉ có xí nghiệp chế biến phế thải<br />
Cầu Diễn thuộc công ty Môi trường Đô thị Hà<br />
Nội được thành lập từ 1996, có nhiệm vụ nghiên<br />
cứu ứng dụng công nghệ xử lý rác làm phân vi<br />
sinh hữu cơ. Theo thiết kế công nghệ thì nhà<br />
máy xử lý rác thải hữu cơ làm phân vi sinh theo<br />
phương pháp ủ đống tĩnh, thổi gió cưỡng bức<br />
với công suất thiết kế 30.000 m3/năm và xử lý<br />
khoảng 15.000 m3 chất thải/năm, đạt 1% tổng<br />
lượng chất thải đô thị phát sinh trong ngày, thu<br />
hồi được 7.500 tấn phân vi sinh phục vụ cho<br />
nông nghiệp.<br />
<br />
4.1. Công nghệ chôn lấp<br />
Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là giải pháp<br />
ra đời đầu tiên để xử lý rác tránh ô nhiễm môi<br />
trường đồng thời thu năng lượng cho sản xuất<br />
điện.Với công nghệ này, lựa chọn vị trí là yếu tố<br />
quan trọng đối với phương pháp chôn lấp. Các<br />
yếu tố quan trọng nhất khi chọn vị trí xây dựng<br />
là: khoảng cách đến khu dân cư, vùng đất khô,<br />
không có nguy cơ động đất, lũ lụt, cấu trúc đất<br />
ổn định.<br />
<br />
Rác thải dùng để ủ phân là rác hữu cơ được<br />
thu gom tại các chợ. Công nghệ đang được thực<br />
hiện qua các công đoạn ở trong nhà có mái che<br />
nên đảm bảo không gây mùi ra bên ngoài. Công<br />
nghệ hầu như không phát sinh nước thải mà tận<br />
dụng được nước rác ở trong các nhà chế biến<br />
đưa quay vòng bể ủ lên men để bổ sung lượng<br />
ẩm. Công nghệ này vừa giảm được diện tích<br />
chôn lấp vừa tiết kiệm được một khoản tiền do<br />
chi phí chôn lấp.<br />
<br />
Quá trình chuẩn bị mặt bằng cho chôn lấp<br />
phải theo đúng tiêu chuẩn công nghệ quy định<br />
như đầu tiên rải lớp vật liệu chống thấm, lớp<br />
vật liệu để bảo vệ màng chống thấm, thiết kế hệ<br />
thống thu hồi khí, thu hồi nước thải.<br />
<br />
Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn<br />
thu gom nên nhà máy gặp nhiều khó khăn trong<br />
khâu phân loại tự động và bằng công nhân. Rác<br />
thải chưa được phân loại từ nguồn nên làm giảm<br />
chất lượng hữu cơ trong rác làm tăng chi phí sản<br />
xuất lên khá cao, khoảng 150.000 đ/ tấn.<br />
<br />
Độ ẩm duy trì tối thiểu 40% để tạo môi<br />
trường phân hủy tối đa. Quá trình phân hủy và<br />
thu khí diễn ra trong khoảng 10 năm. Trong<br />
khi đó nếu chôn lấp bình thường thì thời gian<br />
khoảng 50 năm và hiệu suất thu khí thấp.<br />
<br />
3.4.3. Thiêu đốt rác<br />
<br />
Khí thu hồi có thành phần chính là khí<br />
mêtan, ngoài ra có CO2, hơi nước và một số khí<br />
khác có được do quá trình phân hủy rác sinh ra<br />
như SO2, NOx,…<br />
<br />
Thiêu đốt rác là phương pháp có chi phí cao<br />
nhất so với các phương án trên và hiện nay chưa<br />
được sử dụng để xử lý rác thải sinh hoạt. Công<br />
nghệ này mới chỉ được áp dụng đối với rác thải<br />
nguy hại bệnh viện nhưng hiện nay gây ra ô<br />
nhiễm không khí do khói từ quá trình đốt gây ra.<br />
<br />
Dưới đây là sơ đồ nhà máy sản xuất điện<br />
theo công nghệ chôn lấp.<br />
<br />
17<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Hình 2: Sơ đồ nhà máy phát điện từ rác<br />
Nguồn: Sudhir Kumar, 2000<br />
tái sinh, do vậy, công nghệ chôn lấp không còn<br />
là lựa chọn thích hợp.<br />
<br />
Rác trước khi đem chôn lấp sẽ được phân<br />
loại nhằm tách các thành phần có thể tái sử<br />
dụng như kim loại, các loại nhựa, nilông... Ban<br />
đầu rác được tách thủ công bởi các công nhân<br />
phân loại rác, sau đó rác cho đi qua thiết bị<br />
tách kim loại, sàng tuyển để loại các các cấu<br />
tử nặng. Thường công nghệ chôn lấp yêu cầu<br />
không cao trong việc phân loại rác. Ở nhiều<br />
nơi, rác thải đã được phân loại tại nguồn được<br />
chôn lấp luôn mà không cần qua giai đoạn phân<br />
loại. Rác sau khi được phân loại chủ yếu là<br />
thành phần hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học sẽ<br />
được đem chôn lấp.<br />
<br />
Ưu điểm: chi phí đầu tư ban đầu thấp, công<br />
nghệ đơn giản.<br />
Nhược điểm: tốn nhiều diện tích đất, nguy<br />
cơ gây ô nhiễm môi trường cao, hiệu suất thu<br />
hồi năng lượng thấp, thời gian xử lý lâu.<br />
4.2. Công nghệ đốt<br />
Công nghệ đốt được chia thành các loại:<br />
công nghệ đốt một giai đoạn, công nghệ đốt<br />
hai giai đoạn và công nghệ đốt tầng sôi. Hiện<br />
nay, ở Châu Âu có khoảng 450 nhà máy, ở Mỹ<br />
có 87 nhà máy và ở Châu Á có hơn 400 nhà máy<br />
đốt rác.<br />
<br />
Xu hướng hiện nay trên thế giới, cũng như<br />
ở Việt Nam là hạn chế tỷ lệ chôn lấp, tăng tỷ lệ<br />
<br />
18<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn