intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiện ích đô thị Bình Dương - góc nhìn từ những tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dương - thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tiện ích đô thị Bình Dương - góc nhìn từ những tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dương - thành phố Hồ Chí Minh phân tích vai trò và thực trạng của các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dương – TP.HCM trong công tác quản trị địa phương về sự tiện ích của xe buýt liên tỉnh phục vụ người dân. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiện ích đô thị Bình Dương - góc nhìn từ những tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dương - thành phố Hồ Chí Minh

  1. TIỆN ÍCH ĐÔ THỊ BÌNH DƢƠNG - GÓC NHÌN TỪ NHỮNG TUYẾN XE BUÝT LIÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Lê Thị Thanh Tuyền1 Nguyễn Ngọc Minh Thƣ2 Nguyễn Thị Diệu3 Tóm tắt Nội dung bài viết phân tích công tác quản trị địa phƣơng về các tiện ích đô thị phục vụ đời sống ngƣời dân qua góc nhìn những tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Bài tham luận đƣợc nhóm tác giả thực hiện bằng phƣơng pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu, quan sát và nghiên cứu thực địa trên 3 tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM (tuyến xe buýt số 04 kết nối giữa Bến xe Miền Đông – Bến xe Bình Dƣơng; tuyến xe buýt số 616 kết nối giữa Bến xe Bến Thành – Khu Du Lịch Đại Nam; tuyến xe buýt số 618 kết nối giữa Bến xe Miền Tây - Khu Du Lịch Đại Nam) để thấy đƣợc tính tiện ích của đô thị Bình Dƣơng thông qua sự liên kết vùng giữa đô thị Bình Dƣơng và Đô thị TP.HCM trong sự phát triển chung của vùng Đông Nam bộ. Bài viết sẽ phân tích vai trò và thực trạng của các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM trong công tác quản trị địa phƣơng về sự tiện ích của xe buýt liên tỉnh phục vụ ngƣời dân. Từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai. Từ khóa: Tiện ích đô thị, tuyến xe buýt liên tỉnh, liên kết vùng, quản trị địa phương. 1.Đặt vấn đề Theo Báo cáo“Mở rộng cơ hội cho người nghèo đô thị” do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức, cho thấy quá trình đô thị hóa tại nƣớc ta thời gian qua diễn ra với tốc độ 3,2%/năm, là mức rất nhanh so với khu vực và cao gấp đôi tốc độ tăng dân số cả nƣớc[4]. Trong khi đó, dân số Việt Nam đến ngày 22/3/2017 cùng với thời điểm thống kê dân số thế giới cho thấy Việt Nam có tổng dân số đứng thứ 14 thế giới (95.145.114 ngƣời)[5]. Những số liệu trên cho chúng ta nhận thấy đƣợc tốc độ đô thị hóa nhanh và dân cƣ đô thị chiếm đại đa số so với cả nƣớc (chiếm 34,7% tổng dân số (33, 121, 357 ngƣời)). Chính việc tập trung dân số cao ở đô thị (chủ yếu là do di dân cơ học) khiến cho các thành phố lớn ở Việt Nam đều trở nên quá tải về dân số dẫn đến quá tải các dịch vụ cung ứng đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân đô thị. Trƣớc những thách thức đó, tiện ích đô thị (đặc biệt là tiện ích về di chuyển - phƣơng tiện giao thông công cộng) là một trong những vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và ngƣời dân sinh sống tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay. Tiện ích đô thị đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu sống, mang lại sự thoải mái khi di chuyển trong không gian và thuận tiện trong tham gia mọi hoạt động của đô thị. 1 Giảng viên Khoa Khoa học Quản lý , Đại học Thủ Dầu Một, ĐT: 01265519008, Email: tuyenltt@tdmu.edu.vn 2 Sinh viên khóa 2013-2018, Bộ môn Quản lý Đô thị, Khoa Hành Chính Luật, Đại học Thủ Dầu Một 3 Sinh viên khóa 2013-2018, Bộ môn Quản lý Đô thị, Khoa Hành Chính Luật, Đại học Thủ Dầu Một 4 http://vienthongke.vn, 2017. 5 Theo thống kê của Liên hợp quốc, dân số thế giới đến ngày 22/3/2017, http://vienthongke.vn 706
  2. Đô thị Bình Dƣơng là một trong những đô thị hƣớng đến phát triển các tiện ích phục vụ đời sống ngƣời dân, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng với phƣơng tiện xe buýt nội tỉnh và liên tỉnh. Chiến lƣợc phát triển này nhằm mang đến sự tiện ích cho ngƣời dân và đáp ứng đƣợc mục tiêu liên kết vùng giữa các đô thị trong vùng Đông Nam bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo Quyết định số 893/QĐ-TTg, ngày 11/06/2014 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020, bổ sung đến năm 2025 có mục tiêu tổng quát: “Xây dựng ình Dương trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, c sức lan tỏa lớn, c tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh..."[6]. Với mục tiêu đó, Tỉnh Bình Dƣơng sẽ thực hiện giao thông công cộng kết nối vùng và các tỉnh, thành bằng xe buýt nhanh. Trong kế hoạch ngắn hạn, có thể xây dựng tuyến xe buýt nhanh kết nối giữa các đô thị chính của Bình Dƣơng và TP.HCM nhằm phục vụ nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, đồng thời giảm ô nhiễm, ùn tắc giao thông, chi phí, thời gian đi lại của ngƣời dân và doanh nghiệp. Trong thực tế Tỉnh Bình Dƣơng đã triển khai hệ thống xe buýt liên tỉnh kết nối giữa TP.HCM và Bình Dƣơng trong rất nhiều năm qua nhƣ các tuyến xe buýt số 04 kết nối giữa Bến xe Miền Đông – Bến xe Bình Dƣơng; tuyến xe buýt số 616 kết nối giữa Bến xe Bến Thành – Khu Du Lịch Đại Nam; tuyến xe buýt số 618 kết nối giữa Bến xe Miền Tây - Khu Du Lịch Đại Nam; và một số tuyến xe liên tỉnh khác. Những tuyến xe buýt liên tỉnh này đã đóng vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu tiện ích trong di chuyển của ngƣời dân ở hai thành phố nói riêng và đáp ứng chiến lƣợc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội mang tính liên kết vùng giữa đô thị TP.HCM và đô thị Bình Dƣơng nói chung. Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, hệ thống xe buýt của Bình Dƣơng nói chung và các tuyến xe buýt liên tỉnh của Bình Dƣơng – TP.HCM nói riêng đã có những vấn đề bất cập dẫn đến chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân về số lƣợng và chất lƣợng. Do đó, việc nghiên cứu về tiện ích đô thị Bình Dƣơng – góc nhìn từ những tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ giao thông công cộng, thu hút ngƣời dân sử dụng phƣơng tiện có nhiều lợi ích này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là bài học kinh nghiệm giúp Tỉnh Bình Dƣơng phát triển hệ thống xe buýt nhanh trong tƣơng lai, đáp ứng đƣợc mục tiêu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025, giúp Bình Dƣơng trở thành một đô thị có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh. 2.Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc nhóm tác giả thực hiện bằng phƣơng pháp định tính với công cụ phỏng vấn sâu, quan sát và nghiên cứu thực địa trên 3 tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM (tuyến xe buýt số 04 kết nối giữa Bến xe Miền Đông – Bến xe Bình Dƣơng; tuyến xe buýt số 616 kết nối giữa Bến xe Bến Thành – Khu Du Lịch Đại Nam; tuyến xe buýt số 618 kết nối giữa Bến xe Miền Tây - Khu Du Lịch Đại Nam). - Công cụ phỏng vấn sâu phi cấu trúc 6 http://www.binhduong.gov.vn, 2017. 707
  3. Nhóm tác giả sử dụng công cụ phỏng vấn sâu phi cấu trúc để trò chuyện, khơi gợi các đối tƣợng khách thể nghiên cứu là hành khách, nhân viên phục vụ trên xe buýt, cán bộ quản lý hệ thống giao thông công cộng tỉnh Bình Dƣơng, cán bộ quản lý các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM. Kết quả này sẽ làm rõ hơn những phân tích từ việc quan sát hay thu thập dữ liệu sẵn có, bổ sung những thông tin hữu ích giúp đánh giá đƣợc thực trạng hệ thống giao thông công cộng nói chung và các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM nói riêng. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng phục vụ của các tuyến xe buýt này nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của ngƣời sử dụng, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cho hệ thống này. Đề tài thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu, bao gồm: + Hành khách: 09 cuộc phỏng vấn. + Nhân viên phục vụ: 03 cuộc phỏng vấn. + Cán bộ quản lý hệ thống giao thông công cộng Bình Dƣơng: 01 cuộc phỏng vấn. + Cán bộ quản lý 3 tuyến xe buýt liên tỉnh trên: 02 cuộc phỏng vấn. - Công cụ quan sát Đề tài nghiên cứu sử dụng công cụ quan sát bán cơ cấu không tham dự để tiến hành thu thập thông tin. Thời gian quan sát diễn ra trong ngày và các ngày trong tuần để thấy diễn biến trong một ngày từ khi các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng - TP.HCM hoạt động đến khi kết thúc, và các ngày trong tuần để thấy đƣợc mật độ hành khách, sự khác nhau về đặc điểm hành khách giữa các ngày hành chính và các ngày cuối tuần. Qua đó, thấy đƣợc thực trạng hoạt động của các tuyến xe buýt liên tỉnh này ở Bình Dƣơng và TP.HCM. Đồng thời, qua công cụ quan sát, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu đƣợc những bất cập về chất lƣợng phục vụ của hệ thống các tuyến xe buýt liên tỉnh này để đề xuất giải pháp phù hợp với thực tiễn sử dụng. 3.Khái niệm nghiên cứu 3.1. Khái niệm tiện ích đô thị Tiện ích đô thị là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao giá trị đạo lý, nhân văn vì con ngƣời. Tiện ích đô thị trở thành một bộ phận cấu thành ngành kinh tế dịch vụ và hƣớng tới mục tiêu phục vụ cho sự phát triển xã hội. Mỗi thời kỳ phát triển của xã hội có yêu cầu đánh giá về tiện ích khác nhau. Theo tác giả Phạm Sỹ Liêm [7] trong đề tài cấp nhà nƣớc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: “Tổ chức và các giải pháp phát triển không gian dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị” tiện ích đô thị còn đƣợc hiểu nhƣ là các dịch vụ công cộng (dịch vụ công cộng = dịch vụ công ích + dịch vụ cá nhân). Tại các nƣớc phát triển hiện đại, dịch vụ công cộng thƣờng bao gồm: 1.Truyền thanh, truyền hình 9. Vận tải công cộng 2.Giáo dục 10. Nhà ở xã hội 3.Cấp điện 11. Viễn thông 4.Cứu hoả 12. Quy hoạch đô thị 5.Cấp khí đốt 13. Quản lý rác 7 Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng 708
  4. 6.Y tế 14. Cấp nƣớc 7.Quân sự 15. Thƣ viện, lƣu trữ 8.Cảnh sát 16. Dịch vụ xã hội Ở nƣớc ta, dịch vụ công cộng có lúc còn đƣợc gọi là dịch vụ công vì theo tác giả Phạm Quang Lê [8] định nghĩa là: “những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”, và cho rằng dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi công cộng ), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không đƣợc lẫn lộn với hoạt động công vụ (civil services) là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền. Thực tế, tiện ích đô thị hiện nay còn khá nhiều bất cập. Bất cập từ hệ thống bảng hiệu giao thông, tổ chức giao thông, bãi đỗ xe, trạm xe buýt đến những việc tƣởng chừng rất nhỏ nhƣ nhà vệ sinh công cộng ở đâu, hay làm thế nào tìm thấy trạm ATM gần nhất…, tất cả cần đƣợc cung cấp đầy đủ và nhanh chóng. Tiện ích đô thị suy cho cùng là một khái niệm mang tính thực tiễn đáp ứng những nhu cầu đơn giản trong việc đi lại, sinh hoạt hằng ngày của cuộc sống. Nâng cao hơn nữa tiện ích đô thị chính là một trong những giải pháp thiết yếu để khái niệm ―thành phố thông minh‖ ngày càng cụ thể hơn, song hành hơn với khái niệm ―thành phố đáng sống‖ mà mỗi ngƣời dân tại các đô thị luôn mong muốn điều đó. 3.2. Khái niệm vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và tuyến xe buýt liên tỉnh Giao thông công cộng là một bộ phận cấu thành trong hệ thống vận tải đô thị, nó là loại hình vận chuyển trong đô thị có thể đáp ứng khối lƣợng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cƣ một cách thƣờng xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hƣớng và theo tuyến cố định trong từng thời kỳ nhất định. Hành khách chấp nhận chi trả mức giá theo quy định[9]. Sơ đồ 1: Hệ thống giao thông vận tải đô thị 8 Chu Văn Thành (chủ biên), (2004), Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia. 9 QĐ Số: 13/2015/QĐ-TTg: Quyết định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. 709
  5. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe buýt có các điểm dừng đón, trả khách và phƣơng tiện chạy theo biểu đồ vận hành. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bao gồm: đƣờng dành riêng cho xe buýt; điểm đầu; điểm cuối; điểm dừng; biển báo; nhà chờ; điểm trung chuyển; bãi đỗ xe buýt; trạm điều hành; trạm bảo dƣỡng sửa chữa; trạm cung cấp năng lƣợng cho xe buýt[10]. Phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt: bao gồm xe buýt sử dụng năng lƣợng sạch và xe buýt thông thƣờng.  Xe buýt thông thường: xe buýt chỉ sử dụng nhiên liệu xăng, dầu.  Xe buýt sử dụng năng lượng sạch: xe buýt sử dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện thay thế xăng, dầu. Căn cứ vào vị trí của các tuyến xe buýt (điểm đầu cuối của tuyến) mà chia ra các loại sau: 10 QĐ Số: 13/2015/QĐ-TTg: Quyết định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. 710
  6. Sơ đồ 2: Hệ thống phân loại vận tải hành khách bằng xe buýt Tuyến xe buýt nội thành: là những tuyến có điểm đầu và điểm cuối nằm trong phạm vi thành phố, các tuyến này có chiều dài tƣơng quan với diện tích đô thị (còn gọi là ―tuyến nội đô‖ nếu tuyến nằm trong các thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là ―tuyến nội tỉnh‖ nếu tuyến nằm trong các tỉnh thành phố khác)  Tuyến buýt kế cận (hay còn gọi là tuyến xe buýt liên tỉnh): gồm những tuyến chỉ có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong nội thành, điểm còn lại nằm ngoài phạm vi tỉnh thành phố, các tuyến này có chiều dài tƣơng đối lớn (từ 20 đến 50km). Ví dụ: tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM, tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – Đồng Nai và một số tuyến liên tỉnh khác.  Tuyến quốc tế: những tuyến có điểm đầu và điểm cuối nằm tại 2 quốc gia khác nhau. 4. Nội dung nghiên cứu 4.1.Vai trò của các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dương – TP.HCM Vận tải hành khách công cộng có ý nghĩa to lớn trong thành phố nói chung và trong giao thông vận tải đô thị nói riêng. Đặc biệt, đô thị Bình Dƣơng hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển vùng kinh tế và liên kết vùng đô thị giữa Bình Dƣơng và TP.HCM. Trong đó: - Đáp ứng tính tiện ích đô thị về di chuyển cho người dân VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng đáp ứng tốt nhất nhu cầu di chuyển của nhân dân trong thành phố. Đặc biệt các tuyến xe buýt liên tỉnh của Bình Dƣơng – TP.HCM là hai đô thị có nhu cầu di chuyển rất lớn, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi làm của nhóm dân cƣ dao động con lắc giữa chỗ ở và chỗ làm. Nếu sử dụng phƣơng tiện xe cá nhân sẽ không đáp ứng đƣợc do khoảng cách giữa Bình Dƣơng và TP.HCM lớn. Do đó, phƣơng tiện xe buýt có ƣu thế hơn nhờ giá thành rẻ, linh hoạt, mạng lƣới phục vụ rộng khắp các khu vực quan trọng của Bình Dƣơng và TP.HCM. Theo số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, năm 2012, tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách liên tỉnh bằng đƣờng bộ ƣớc đạt 28,3 triệu lƣợt hành khách, 711
  7. chiếm khoảng 80% khối lƣợng vận chuyển hành khách của thành phố[11]. Qua số liệu này, chúng ta có thể thấy nhu cầu di chuyển giữa 2 đô thị này là rất lớn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa nhanh và lan rộng càng làm cho khoảng cách di chuyển ngày một lớn hơn và nhu cầu di chuyển càng tăng hơn. Vì vậy, các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM đã có một vai trò quan trọng đáp ứng tiện ích về di chuyển cho ngƣời dân tại đô thị Bình Dƣơng và đô thị TP.HCM, tạo sự thuận lợi và thoải mái hơn trong di chuyển của ngƣời dân. - Tăng cường liên kết vùng đô thị Bình Dương - TP.HCM Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020, bổ sung đến năm 2025 có mục tiêu tổng quát hƣớng đến xây dựng Bình Dƣơng trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh. Trong thực tế, một số tuyến xe buýt liên tỉnh đã triển khai nhƣ tuyến xe buýt số 04 kết nối giữa Bến xe Miền Đông – Bến xe Bình Dƣơng; tuyến xe buýt số 616 kết nối giữa Bến xe Bến Thành – Khu Du Lịch Đại Nam; tuyến xe buýt số 618 kết nối giữa Bến xe Miền Tây - Khu Du Lịch Đại Nam. Các tuyến xe buýt này có vị trí điểm đầu – điểm cuối kết nối những khu vực quan trọng, cửa ngõ kinh tế giữa đô thị Bình Dƣơng và đô thị TP.HCM, đảm bảo cho sự phát triển chung của đô thị Bình Dƣơng nói riêng và vùng đô thị Đông Nam bộ nói chung. - Giải pháp tối ưu góp phần tiết kiệm chi phí xã hội và bảo vệ môi trường Các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM là giải pháp tối ƣu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải giữa 2 khu vực đô thị. Bởi vì, trong giao thông vận tải, ngoài hệ thống cầu, đƣờng còn có bến bãi, garage để cho phƣơng tiện dừng đỗ (hệ thống giao thông tĩnh). Diện tích chiếm dụng giao thông tĩnh của phƣơng tiện cá nhân cũng cao hơn phƣơng tiện VTHKCC bằng xe buýt. Do đó, các tuyến xe buýt liên tỉnh giúp giảm chi phí xây dựng hệ thống giao thông tĩnh giữa 2 đô thị này. Đồng thời, VTHKCC bằng xe buýt nói chung và các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM nói riêng đã góp phần tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội. Chi phí để mua sắm phƣơng tiện cá nhân, tiết kiệm quỹ đất của thành phố, tiết kiệm chi phí xây dựng mở rộng, cải tạo mạng lƣới đƣờng sá trong thành phố và tiết kiệm đƣợc số lƣợng xăng dầu tiêu thụ cho đi lại trong khi nguồn năng lƣợng này là có hạn và hƣớng đến đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, giảm chi phí, thời gian đi lại của ngƣời dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, VTHKCC bằng xe buýt nói chung và các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM đƣợc các nhà quản lý xem là giải pháp nhằm giảm tai nạn và giảm ô nhiễm môi trƣờng. Việc sử dụng rộng rãi các tuyến xe buýt liên tỉnh không những làm giảm mật độ giao thông trên đƣờng, giảm tình trạng ùn tắc giao thông, mà còn làm giảm chủng loại phƣơng tiện trên đƣờng, nhất là giảm đƣợc các loại phƣơng tiện thô sơ, do đó hạn chế đƣợc số vụ tai nạn giao thông. Mặt khác khi số lƣợng phƣơng tiện 11 Báo cáo tổng kết khối vận tải đƣờng bộ năm 2012 và đề xuất phƣơng hƣớng nhiệm vụ thực hiện năm 2013 của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. 712
  8. trên đƣờng giảm thì sự ô nhiễm môi trƣờng do khí thải phƣơng tiện giao thông sẽ đƣợc hạn chế. 4.2.Thực trạng các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dương – TP.HCM Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát thực địa trên 3 tuyến xe buýt số 04 kết nối giữa Bến xe Miền Đông – Bến xe Bình Dƣơng; tuyến xe buýt số 616 kết nối giữa Bến xe Bến Thành – Khu Du Lịch Đại Nam; tuyến xe buýt số 618 kết nối giữa Bến xe Miền Tây - Khu Du Lịch Đại Nam, đây là những tuyến xe buýt có tính kết nối quan trọng giữa hai đô thị Bình Dƣơng và TP.HCM, cụ thể: Bảng 1: Thống kê thông tin của 3 tuyến xe buýt liên tỉnh nghiên cứu Stt Nội dung Tuyến xe buýt số Tuyến xe buýt số Tuyến xe buýt 04 616 số 618 1 Mã tuyến 04 61-6 61-8 2 Chủ đầu tƣ Công ty Cổ phần Công ty Cổ Phần Xe Hợp tác xã vận Phƣơng Trinh khách Sài Gòn tải – du lịch số (Saigonbus) 22 3 Giờ hoạt động 5h30 – 19h40 Thứ 2 – thứ 7: 4h – 17h30 4h – 17h30 Chủ nhật: 6h – 17h30 4 Số chuyến hoạt 10 3 11 động /ngày 5 Giãn cách 15 phút 45 - 150 phút 30 phút chuyến 6 Thời gian chuyến 60 phút 60 - 120 phút 60 - 120 phút 7 Số trạm 10 trạm 5 trạm 22 trạm 8 Cự ly di chuyển 22Km 38Km 55.6Km 9 Bến khởi hành – Bến xe Bình Bến xe Bến Thành – Bến xe Miền bến kết thúc Dƣơng – Bến xe Khu du lịch Đại Nam Tây– Khu du lịch Miền Đông Đại Nam 713
  9. 10 Lộ trình lƣợt đi Thủ Dầu Một (BX Bến Thành – Hàm Bến xe Miền Tây Khách Tỉnh Bình Nghi – Tôn Đức - Kinh Dƣơng Dƣơng) – Đƣờng Thắng – Đinh Tiên Vƣơng - Tên CMT8 – Đƣờng Hoàng - Nguyễn Thị Lửa- Đƣờng số 7 ĐT745 - Chợ Minh Khai – Xô Viết - Đƣờng số 40 - Búng –Lái Thiêu – Nghệ Tĩnh – Quốc lộ Tỉnh lộ 10 - Mã Đƣờng Nguyễn 13 – Ngã 4 Bình Lò - Ao Đôi - Trãi – QL13 – Ngã Phƣớc - Đại Lộ Bình Quốc lộ 1A - Tƣ Bình Phƣớc – Dƣơng – ĐT 743 - Lê Ngã 4 Gò Mây - Bình Triệu – BX. Thị Trung - ĐH Mở Lê Trọng Tân - Miền Đông. TP.HCM (cơ sở 3) - Tây Thạnh - Lê Thị Trung - Trƣờng Chinh - Huỳnh Văn Lũy - Đại Nguyễn Văn Quá lộ Bình Dƣơng - Khu - Tô Ký - Quốc Du lịch Đại Nam. lộ 1A - Quốc lộ 13 - Đại lộ Bình Dƣơng - Khu Du lịch Đại Nam. 11 Lộ trình lƣợt về BX. Miền Đông - Khu du lịch Đại Nam Khu Du lịch Đại Bình Triệu - Ngã – Đại lộ Bình Dƣơng Nam - Đại lộ Tƣ Bình Phƣớc - - Huỳnh Văn Lũy - Bình Dƣơng - QL13- Đƣờng Lê Thị Trung - ĐH Quốc lộ 13 - Nguyễn Trãi - Lái Mở TP. HCM (Cơ sở Quốc lộ 1A - Thiêu - Chợ Búng 3) - Lê Thị Trung - đƣờng vòng lên - Đƣờng ĐT745 - ĐT 743 - Đại lộ Bình cầu vƣợt Quang Đƣờng CMT8 - Dƣơng – Ngã 4 Bình Trung - Tô Ký - Thủ Dầu Một (BX Phƣớc - Quốc Lộ 13 Nguyễn Văn Quá Khách Tỉnh Bình – Đinh Bộ Lĩnh – - Trƣờng Chinh - Dƣơng Bạch Đằng – Xô Viết (quay đầu) - Nghệ Tĩnh – Nguyễn Trƣờng Chinh - Thị Minh Khai – Tây Thạnh - Lê Đinh Tiên Hoàng – Trong Tấn - Ngã Tôn Đức Thắng – 4 Gò Mây - Quốc Hàm Nghi – Bến lộ 1A - Hƣơng Thành Lộ 2 - Mã Lò - Tỉnh lộ 10 - Đƣờng số 40 - Đƣờng số 7 - Tên Lửa - Kinh Dƣơng Vƣơng - 714
  10. (quay đầu) - Kinh Dƣơng Vƣơng - Bến xe Miền Tây. 12 Giá vé 12.000đ/HK đi trên 20.000đ/HK đi trên 20.000đ/HK đi ½ cự ly tuyến đến 2/3 tuyến đến hết trên 2/3 tuyến hết tuyến. tuyến. đến hết tuyến. 7.000đ/HK đi dƣới 15.000đ/HK đi từ 1/3 15.000đ/HK đi từ ½ cự ly tuyến. cự ly tuyến đến 2/3 1/3 cự ly tuyến cự ly tuyến. đến 2/3 cự ly tuyến. 8.000đ/HK đi dƣới 1/3 cự ly tuyến 8.000đ/HK đi dƣới 1/3 cự ly tuyến 13 Đặc điểm hành Chủ yếu là sinh Chủ yếu là viên chức, Chủ yếu là ngƣời khách viên, ngƣời lao sinh viên, ngƣời lao lao động, khách động. động, khách du lịch du lịch Qua quá trình thực địa, quan sát và tiến hành phỏng vấn sâu các khách thể của các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng - TP.HCM, nhóm nghiên cứu nhận thấy thực trạng của các tuyến xe buýt liên tỉnh hiện nay tồn tại một số thực trạng, cụ thể: - Chất lượng xe buýt liên tỉnh Bình Dương - TP.HCM chưa đạt tiêu chuẩn Trong 3 tuyến xe buýt liên tỉnh đƣợc nghiên cứu trên đều sử dụng loại xem Daewon Transico 1-5 buýt-B80. Xe này có các thông số kỹ thuật (nhƣ bảng thông số kỹ thuật đính kèm). Tuy nhiên, qua khảo sát tài xế và nhân viên hợp tác xã, ban quản lý điều hành xe buýt đều cho biết: “Loại xe này được sử dụng từ 17 năm đến 20 năm thì mới hết hạn sử dụng, nên chất lượng xe giờ cũng chưa đảm bảo như hệ thống máy lạnh cũng không còn hoạt động được, chủ yếu mở cửa để hành khách dễ thở hơn. Xe vẫn đăng kiểm hàng năm bình thường nhưng phải hết hạn sử dụng mới thay xe mới được”[12]. Qua nhận định trên, chúng ta có thể thấy một số xe buýt liên tỉnh hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc chất lƣợng xe vì thời gian sử dụng quá lâu dẫn đến chất lƣợng và thẩm mỹ của xe buýt đã không còn đảm bảo. 12 Trích biên bản gỡ băng phỏng vấn sâu tài xế xe số 04: Bến xe Bình Dƣơng – Bến xe Miền Đông, 10/2017. 715
  11. Bảng 2: Thông số kỹ thuật của xe buýt Daewon Transico 1-5 buýt-B80 được sử dụng trong 3 tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dương – TP.HCM DAEWO TRANSICO 1 – 5 BUÝT – B80 Hình ảnh NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH THÔNG SỐ KỸ THUẬT Chiều dài toàn xe mm 10720 Chiều rộng toàn xe mm 2500 Tổng chiều cao mm 3300 Khoảng cách cơ sở mm 5200 Khoảng cách nhô phía mm 2175 trƣớc Khoảng cách nhô phía mm 3345 sau Vệt Trƣớc mm 2050 bánh Sau mm 1853 Khả năng vƣợt dốc % 30 716
  12. Số hành khách Ngƣời 42/80 Số chổ ngồi Ghế 42/33 Tay vịn trần, quang Cái 0/47 treo Bán kính quay vòng mm 10.2 nhỏ nhất Tốc độ lớn nhất Km/h 86 Bên cạnh đó, chất lƣợng xe buýt liên tỉnh chƣa đảm bảo về thông tin bảng tuyến, tên trạm trên xe buýt, chƣa có hệ thống camera quan sát, hệ thống định vị và thông báo trạm dừng – đón khách, chƣa có hệ thống giải trí (tivi và radio) trên xe buýt gây buồn chán cho hành khách sử dụng. Những tuyến xe buýt liên tỉnh có khoảng cách di chuyển dài (thƣờng trên 20km) do đó rất cần có chất lƣợng dịch vụ, tiện ích, giải trí trên xe buýt để thu hút hành khách và khuyến khích đƣợc ngƣời sử dụng thoải mái khi đi xe buýt. Một số hình ảnh trên các tuyến xe buýt liên tỉnh nhóm quan sát. 717
  13. Hình 1: Thực trạng chất lượng xe buýt liên tỉnh Bình Dương - TP.HCM - Số lượng xe buýt liên tỉnh Bình Dương – TP.HCM chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Qua kết quả khảo sát, nhóm nhận thấy nhu cầu của ngƣời dân sử dụng xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng - TP.HCM là rất cao. Do đây là những tuyến liên tỉnh có vị trí điểm đầu và điểm cuối kết nối các điểm trung tâm của đô thị Bình Dƣơng và TP.HCM do đó, ngƣời dân thƣờng sử dụng để thuận tiện trong di chuyển đi làm, về quê (Bến xe miền Đông (tuyến số 04); Bến xe Miền Tây (tuyến số 618) và khu vực trung tâm kinh tế của TP.HCM là khu vực Bến Thành (tuyến số 616) hay kết nối với khu vực tham quan du lịch Đại Nam của Bình Dƣơng (tuyến số 616). Tuy nhiên, số lƣợng xe buýt liên tỉnh và số giờ hoạt động chƣa đảm bảo, thời gian giãn tuyến quá lâu gây bất tiện trong sử dụng của ngƣời dân, một hành khách cho biết: “Cuối tuần gia đình tôi hay đi chơi ở khu du lịch Đại Nam, nhưng thật sự đi chơi cũng hơi lo do sợ giờ về hết chuyến phải mất công bắt taxi về tốn kém lắm, buổi sáng bắt xe buýt tuyến số 616 là lên tới chỗ chơi nhưng chiều về thì lo sợ hết xe”[13]. Lo lắng trên của hành khách là có căn cứ, bởi số lƣợng thống kê xe buýt hoạt động của tuyến xe buýt liên tỉnh 616 chỉ có 3 chuyến hoạt động trong 1 ngày, thời gian giãn chuyến đến 150 phút thì sẽ khó khăn 13 Trích biên bản gỡ băng phỏng vấn sâu hành khách xe số 616: Bến xe Bến Thành - Bến xe Đại Nam, 10/2017. 718
  14. cho hành khách phải chịu chi phí chờ đợi ở trạm, gây bất tiện trong sử dụng và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tiện ích, thuận lợi, thoải mái cho ngƣời dân di chuyển. - Thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt liên tỉnh Bình Dương - TP.HCM Các tuyến xe buýt liên tỉnh hiện nay thuộc đơn vị chủ quản là tƣ nhân (tuyến số 04 thuộc Bus Phƣơng Trinh; tuyến số 616 thuộc Công ty Cổ Phần Xe khách Sài Gòn (Saigonbus); tuyến số 618 thuộc Hợp tác xã vận tải – du lịch số 22) do đó thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt còn một số bất cập. Hành khách trên tuyến xe số 618 chia sẻ: “Ở dưới quê mới lên ình Dương làm nên chưa quen đi xe buýt, miền Tây cũng ít khi tui đi xe buýt lắm, lên xe hỏi mà người ta la nên tui cũng sợ mà mình cũng chưa biết sẽ xuống chỗ nào nên phải chịu nghe chửi để còn biết trạm mà xuống”[ 14]. Bên cạnh thái độ phục vụ trên xe buýt liên tỉnh hay quát nạt hành khách, nhân viên phục vụ còn khó chịu và chƣa làm đúng quy trình quy định, cụ thể nhƣ trƣờng hợp nhóm nghiên cứu khi tham gia quan sát thực địa với vai trò là hành khách khi mua vé xe buýt nhƣng nhân viên chỉ lấy tiền chứ không đƣa vé. Khi đƣợc thắc mắc vì sao đi xe buýt mà không đƣa vé thì nhân viên phục vụ trên xe buýt trả lời là do nhiều hành khách khi đƣa vé thƣờng vứt xuống sàn xe gây mất vệ sinh nên không đƣa vé cho khách hàng. Qua tình huống thực tế nhóm nghiên cứu gặp phải cho thấy thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt liên tỉnh còn một số bất cập cần phải quan tâm và cần thực hiện đúng quy trình, hoặc cần thiết phải tập huấn lại văn hóa phục vụ hoặc nghiệp vụ phục vụ hệ thống giao thông công cộng để ngày càng tốt hơn, giúp tạo thiện cảm với hành khách và khuyến khích đƣợc ngƣời dân sử dụng xe buýt nhiều hơn. Ngoài những thực trạng trên, thì các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM hiện nay còn chƣa có sự điều hành, kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên của các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp đối với hoạt động xe buýt, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát, chƣa có chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động xe buýt để nâng cao chất lƣợng dịch vụ và mang lại sự tiện ích cho ngƣời dân trong di chuyển. 5. Kết luận – kiến nghị Nhìn chung, những tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM đã có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những tiện ích đô thị phục vụ đời sống ngƣời dân đô thị Bình Dƣơng nói riêng và vùng đô thị Đông Nam bộ nói chung. Để hƣớng đến công tác quản trị địa phƣơng bền vững hơn trong tƣơng lai, nhóm nghiên cứu xin kiến nghị một số đề xuất nhằm cải thiện chất lƣợng tiện ích đô thị Bình Dƣơng dƣới góc nhìn từ các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM cụ thể: Một là, trong các phƣơng án quy họach hệ thống giao thông công cộng đô thị, cần đầu tƣ hệ thống các tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng của ngƣời dân. Đặc biệt, cần có sự giám sát, kiểm tra và cơ chế xử lý vi phạm trong hoạt động xe buýt để nâng cao chất lƣợng dịch vụ và mang lại sự tiện ích cho ngƣời dân trong di chuyển. Hai là, đối với các xe buýt còn thời hạn sử dụng cần nâng cấp không gian và tiện ích giải trí trên xe buýt để nâng cao chất lƣợng sử dụng và tạo đƣợc sự thoải mái cho ngƣời sử dụng. 14 Trích biên bản gỡ băng phỏng vấn sâu hành khách xe số 618: Bến xe Miền Tây - Bến xe Đại Nam, 10/2017. 719
  15. Ba là, cần có quy định cụ thể, tiêu chuẩn vị trí, nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên phục vụ xe buýt để đảm bảo có thái độ đúng mực đối với hành khách sử dụng xe buýt liên tỉnh. ốn là, đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức ngƣời dân khi tham gia tham gia giao thông công cộng nói chung và xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng – TP.HCM nói riêng đảm bảo nhận thức đúng đắn với các hành vi khi tham gia giao thông chung, tránh hiện tƣợng gây mất vệ sinh, trật tự, an toàn trên xe buýt, tạo nên môi trƣờng văn minh – lịch sự - thân thiện trên xe buýt. Trên cơ sở phân tích tiện ích đô thị Bình Dƣơng – Góc nhìn từ những tuyến xe buýt liên tỉnh Bình Dƣơng - TP.HCM chúng ta có thể nhận thấy đƣợc hiện trạng các tuyến xe buýt liên tỉnh hiện nay của đô thị Bình Dƣơng còn một số hạn chế về chất lƣợng chƣa đạt tiêu chuẩn, số lƣợng xe buýt chƣa đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng, thái độ của nhân viên phục trên các tuyến xe buýt liên tỉnh và một số bất cập về trạm dừng, kiểm soát, xử lý vi phạm. Để đạt đƣợc mục tiêu đến năm 2020 xây dựng Bình Dƣơng trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh thì chính quyền địa phƣơng của đô thị Bình Dƣơng cần nhanh chóng thực hiện các kiến nghị trên một cách nghiêm túc – đồng bộ - liên tục. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo tổng kết khối vận tải đƣờng bộ năm 2012 và đề xuất phƣơng hƣớng nhiệm vụ thực hiện năm 2013 của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. [2]. Chu Văn Thành (chủ biên), (2004), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia. [3]. Francis,M., (2003) Urban open space: designing for user needs, Washington. DC, Island Press. [4]. Phạm Sỹ Liêm, (2010),Tổ chức và các giải pháp phát triển không gian dịch vụ công cộng tại các đô thị Việt Nam trong tương quan vùng đô thị, Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng. [5]. QCVN 45: 2012/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách [6]. QĐ Số: 13/2015/QĐ-TTg: Quyết định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. [7]. Trần Hữu Quang, (2016), Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, NXB Tổng hợp TP.HCM. [8]. http://vienthongke.vn; http://www.binhduong.gov.vn 720
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0