intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững ở Việt Nam

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững ở Việt Nam" đánh giá các bài báo và tài liệu về "tiếp cận có sự tham gia của các bên", "phương pháp liên ngành" với mục tiêu làm sáng tỏ về định nghĩa, khái niệm, các nguyên tắc chính và giới hạn của cách tiếp cận có sự tham gia của các bên, phương pháp liên ngành sử dụng trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững ở Việt Nam

  1. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TIẾP CẬN CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN VÀ PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Thái Huyền* Lê Việt Dũng** Trương Chí Quang*** Dương Thị Ngọc Oanh**** Tóm tắt: Bài viết đánh giá các bài báo và tài liệu về "tiếp cận có sự tham gia của các bên", "phương pháp liên ngành" với mục tiêu làm sáng tỏ về định nghĩa, khái niệm, các nguyên tắc chính và giới hạn của cách tiếp cận có sự tham gia của các bên, phương pháp liên ngành sử dụng trong quy hoạch đô thị và phát triển bền vững. Bài viết không chỉ dựa trên các lý thuyết và các trường hợp nghiên cứu quốc tế mà còn nghiên cứu khuôn khổ pháp lý và những thực tiễn quy hoạch xây dựng của Việt Nam để làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt về bối cảnh cần được lưu ý để hướng tới xây dựng đô thị bền vững. Bài viết có xem xét đến nhiều kinh nghiệm, tầm nhìn về hợp tác liên ngành và nhận diện khả năng ứng dụng trong quy hoạch phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ khóa: Bền vững; Liên ngành; Living labs; Tham gia; Tiếp cận. 1. Lý thuyết về tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch 1.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của các bên Sự phổ biến của các phương pháp tiếp cận từ trên xuống để thực hiện phát triển chủ yếu là kết quả của lý thuyết hiện đại hóa vốn thịnh hành trong những năm 1960 (Lane, 1995). Lý thuyết hiện đại hóa phỏng đoán rằng để các nước đang phát triển có thể phát triển, các nước đó cần tăng * Tiến sĩ, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Trưởng bộ môn chuyên ngành 2, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, email: huyen.nt@hau.edu.vn. ** Tiến sĩ, Phó giáo sư, nguyên Phó hiệu trưởng, Trường Đại học Cần Thơ, email: lvdung@ctu.edu.vn. *** Tiến sĩ, Giảng viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, email: tcquang@ctu.edu.vn. **** Thạc sĩ, Giảng viên, Khoa Quy hoạch Đô thị và nông thôn, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, email: oanhdtn@hau.edu.vn. 314
  2. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT trưởng kinh tế theo con đường mà các nước phương Tây đã đi (Hulme & Turner, 1990; Peet & Hartwick, 2009; So, 1990). Ngày nay, khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, để tạo ra và áp dụng các đổi mới và giải pháp bền vững trong khu vực đô thị, sự tham gia của cộng đồng đã được công nhận là một trong những nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững. Việc ra quyết định thường dựa trên một loạt dữ liệu định tính và định lượng liên quan đến các chỉ số vật lý và các xu hướng. Sự tham gia là một khái niệm rất rộng (Lane, 1995) có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau (Hussein và c.s., 1995) và (Kelly, 2001). Thuật ngữ này thường được sử dụng bởi những người có lập trường tư tưởng khác nhau, gắn cho nó những ý nghĩa rất khác nhau (Nelson & Wright, 1995). Pelling vào năm 1998 đã xác định rằng sự tham gia là một khái niệm tranh cãi về mặt tư tưởng, nó tạo ra một loạt các ý nghĩa cạnh tranh và các ứng dụng (Pelling, 1998). Kết quả là nhiều quan điểm khác nhau về cách xác định sự tham gia, đối tượng dự kiến sẽ tham gia, dự kiến đạt được những gì và nó sẽ mang lại hiệu quả như thế nào (Agarwal, 2001). Sự tham gia của cộng đồng cần được hiểu là một quá trình trong đó tất cả các bên liên quan bao gồm cả những người bị ảnh hưởng đều tham gia vào việc ra quyết định về các công trình phát triển và cung cấp hàng hóa và dịch vụ công. Sự tham gia của mọi người có thể được thực hiện theo nhiều cách và bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, chúng phải được thiết kế và làm cho phù hợp với các đặc điểm của nhiệm vụ cần hoàn thành, và của nền văn hóa đang được thực hành và trau dồi. 1.2. Phương pháp tiếp cận liên ngành Liên ngành đã trở thành một câu thần chú phổ biến cho nghiên cứu, đi kèm với số lượng các ấn phẩm ngày càng tăng. Tuy nhiên, đánh giá vẫn là một trong những khía cạnh ít được hiểu rõ nhất. Bài viết đánh giá tổng quan về nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành này phân loại các bài học từ các tài liệu quốc tế nổi bật về chủ đề được xem xét vào năm 2007. Nó xác định sự tương đồng giữa hiệu suất nghiên cứu và đánh giá, trình bày bảy nguyên tắc chung để đánh giá và phản ánh trong phần kết luận về việc thay đổi nội hàm của các khái niệm cơ bản về kỷ luật, ngang hàng và đo lường. Đánh giá và thực hiện nghiên cứu liên ngành và xuyên ngành đều là quá trình tổng hợp của việc thu hoạch, tận dụng vốn và tận dụng nhiều kiến thức chuyên môn. Các tiêu chuẩn riêng lẻ phải được hiệu chỉnh và sự căng thẳng giữa các phương pháp tiếp cận kỷ luật, chuyên nghiệp và liên ngành khác nhau được quản lý cẩn thận trong việc cân bằng các hành vi cần đòi hỏi thương lượng và thỏa hiệp. Mức độ sẵn sàng được củng cố bởi các điều kiện tiền lệ đủ linh hoạt để cho phép nhiều hướng tích hợp và cộng tác. Trong cả hai trường hợp, các cộng đồng nhận thức mới phải được xây dựng và tạo ra các nền văn hóa chứng cứ mới. Môi trường nghiên cứu đa ngành - liên ngành - xuyên ngành trải dài trên nhiều bối cảnh. Hợp tác hoặc nghiên cứu liên ngành liên quan đến sự kết hợp của hai hoặc nhiều lĩnh vực học thuật vào một hoạt động (ví dụ: một dự án nghiên cứu). Nó khai thác kiến thức từ một số lĩnh vực khác nhau như xã hội học, nhân chủng học, tâm lý học, kinh tế học, v.v. Hoạt động đó chính là việc tạo ra một cái gì đó bằng cách suy nghĩ xuyên ranh giới. Nó cũng là một trong những từ gây tiếng vang lớn trong giới học thuật, và có lẽ đã được một thế hệ (Moran, 2010). William (Newell, 315
  3. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG 2001) phát biểu rằng nghiên cứu liên ngành có thể được định nghĩa là một quá trình trả lời một câu hỏi giải quyết một vấn đề, đề cập đến một chủ đề quá rộng hoặc phức tạp để có thể giải quyết thỏa đáng bởi một chuyên ngành hoặc một nghề nghiệp. 1.3. Ứng dụng tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong kiến trúc, quy hoạch đô thị Sự tham gia của các bên và hợp tác liên ngành đã được áp dụng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và cả kiến trúc, được thể hiện qua các phương pháp thiết kế tích hợp, quy hoạch tích hợp và mô hình các phòng thí nghiệm thực tiễn (Living Labs). Thiết kế tích hợp trong kiến trúc Thiết kế tích hợp là cách tiếp cận tổng thể toàn diện để thiết kế trong đó tập hợp các chuyên ngành mà bình thường hay được xem xét riêng biệt. Nó cố gắng xem xét tất cả các yếu tố và các điều chỉnh cần thiết cho quá trình ra quyết định (Papanek & Papanek, 1985). Thiết kế tích hợp trong kiến trúc là thiết kế một tòa nhà bao gồm kiến trúc, kỹ thuật kết cấu, thiết kế tòa nhà năng lượng mặt trời thụ động và hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí. Cách tiếp cận này cũng có thể tích hợp quản lý vòng đời của tòa nhà và xem xét nhiều hơn những người sử dụng cuối cùng của tòa nhà. Mục đích của thiết kế tích hợp thường là tạo ra kiến trúc bền vững (Moe, 2008). Phương pháp thiết kế tích hợp kết hợp các phương pháp và công cụ hợp tác để khuyến khích và cho phép các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau làm việc cùng nhau để tạo ra một thiết kế tích hợp (Tichkiewitch & Brissaud, 2013). Một phương pháp tạo cơ hội cho tất cả các chuyên gia cộng tác và sắp xếp sớm trong quá trình thiết kế (Todd & Lindsey, 2016). Lập quy hoạch tích hợp Lập quy hoạch tích hợp là một cách tiếp cận bền vững để lập quy hoạch nhằm xây dựng các mối quan hệ giữa các bên liên quan, gắn kết tổ chức và nhấn mạnh sự sẵn sàng cho sự thay đổi (SCUP, 2018). Lập quy hoạch tích hợp hỗ trợ việc ra quyết định chiến lược có sự tham gia của các bên liên quan bằng cách cung cấp một cái nhìn toàn diện về các nguồn lực và các cam kết đảm bảo sự phù hợp của các nguồn tài chính và vốn với các ưu tiên. Quy hoạch tích hợp không phải là một quá trình thông thường và không có một cách thống nhất để lập quy hoạch tích hợp mà nó được xem như một khuôn khổ có thể được sử dụng để phát triển các quy trình lập quy hoạch hiệu quả hơn. Living Labs - LLs (Phòng thí nghiệm thực tiễn) Trong bối cảnh ngày nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, khái niệm Urban Living Labs (Phòng thí nghiệm thực tiễn đô thị) đã xuất hiện để tạo ra và áp dụng các đổi mới và các giải pháp bền vững trong các khu vực đô thị. Living Lab (LLs) thường được biết đến như một cách để quản lý các quá trình đổi mới theo cách tiếp cận mở, bao trùm, cách tiệp cận có sự tham gia và hợp tác, trong đó các đổi mới được phát triển bằng cách thu hút các bên liên quan khác nhau bao gồm cả cộng đồng. Khái niệm ban đầu về LLs đã được đề cập bởi Eriksson và cộng sự như sau: "một phương pháp nghiên cứu lấy người dùng làm trung 316
  4. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT tâm để cảm nhận, tạo mẫu, xác thực và tinh chỉnh các giải pháp phức tạp trong nhiều bối cảnh thực tế đa dạng và đang phát triển" (Eriksson và cs, 2005). Khái niệm này chủ yếu gắn liền với hoạt động và sự phát triển của các trung tâm công nghệ thông tin. Trong các tình huống có nhiều bên liên quan, lợi ích mâu thuẫn nhau, LLs được coi là một giải pháp bằng cách khai thác kiến thức ngầm để hợp nhất vào các sản phẩm và dịch vụ và được xác thực trong môi trường thực tế. Vấn đề đổi mới có thể chỉ được giải quyết thỏa đáng khi có sự tham gia của tất cả các tác nhân và thông qua sự tham gia tích cực của họ trong khuôn khổ LLs (Almirall và c.s., 2012). Đến năm 2019, Diana Chronéer đã giới thiệu một khái niệm cụ thể về Phòng thí nghiệm sống Đô thị bao gồm quan điểm đại diện thành phố và nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình đồng xây dựng “Một LLs đô thị - phòng thí nghiệm thực tiễn đô thị là một địa điểm địa phương cho các giải pháp sáng tạo nhằm giải quyết các thách thức đô thị và đóng góp để đạt được sự bền vững lâu dài bằng các giải pháp đồng xây dựng tích cực và cởi mở với người dân và các bên liên quan khác”. 2. Các nguyên tắc chính và một số rào cản khi áp dụng tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong quy hoạch Theo Liên hiệp quốc (United Nations, 2003), để tổ chức một quá trình có sự tham gia của các bên, cần phải xem xét thực hiện các bước sau đây:  Thành lập một nhóm phụ trách việc lập kế hoạch;  Xác định các vấn đề có thể xảy ra và liệt kê tất cả các nhóm lớn các bên liên quan;  Thực hiện phân tích người tham gia;  Xác định mục đích và mức độ tham gia của cộng đồng;  Xác định hạn chế và các trường hợp đặc biệt;  Lựa chọn một phương pháp (hoặc kết hợp các phương pháp) tham gia;  Quyết định xem có cần lấy mẫu hay không và nếu có, quyết định về quy trình lấy mẫu và quy mô của nó;  Xác định chức năng và nhiệm vụ của các bên liên quan;  Viết kế hoạch tổng thể và khung thời gian cho sự tham gia của cộng đồng. Trong khi đó, để triển khai mô hình Phòng thí nghiệm thực tiễn đô thị, cần thiết lập được các yếu tố sau đây (Chronéer và cs, 2019):  Thiết lập mô hình quản trị cho dự án bao gồm cơ cấu quản lý, cơ chế và các quy định.  Thiết lập mô hình tài chính vận hành cho dự án.  Mô phỏng được bối cảnh thực tế và bối cảnh đô thị.  Xây dựng ý tưởng thử nghiệm. 317
  5. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG  Thiết lập được mạng lưới các bên liên quan, bao gồm người dân, các tổ chức nhà nước và tư nhân, các tổ chức học thuật.  Có các phương pháp tiếp cận để thu hút các bên liên quan khác nhau và thu thập dữ liệu.  Sử dụng công nghệ truyền thông thông tin (ICT) và cơ sở hạ tầng như Internet vạn vật (IoT), các thiết bị, cảm biến và công cụ. Những thành phần quan trọng này có thể là cơ sở để các thành phố biết cách thiết lập, vận hành và quản lý Phòng thí nghiệm thực tiễn đô thị và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới và phát triển của họ. Mô hình Phòng thí nghiệm thực tiễn đô thị này cũng làm rõ ai nên tham gia và cách thức, phương pháp nào nên được áp dụng để thu hút công dân, ai là người bắt đầu quá trình, ai chịu trách nhiệm điều hành quá trình thử nghiệm và mô hình quản trị của Phòng thí nghiệm thực tiễn đô thị nên được cấu trúc như thế nào. Có thể thấy, trong mô hình này, các yếu tố quản trị, tài chính và công nghệ được đặt lên hàng đầu, còn lãnh thổ và các bên liên quan không được quan tâm. Mặc dù sự tập trung ngày càng cao vào công việc nhóm liên ngành trong hai thập kỷ qua, vẫn chưa có sự tổng hợp rõ ràng về “bản chất” của những gì tạo nên một nhóm liên ngành tốt và thiếu nghiên cứu thực nghiệm để xác định một nhóm như vậy trông như thế nào. Tương tự, có sự thiếu dữ liệu để xác định các quá trình làm việc nhóm liên ngành và liên kết các quá trình này với kết quả. Các nghiên cứu có xu hướng tập trung vào các quá trình hoặc kết quả, nhưng hiếm khi cả hai; hoặc khám phá các thành phần của yếu tố xác định nhóm liên ngành mà không cung cấp hướng dẫn rõ ràng về các thuộc tính của thực hành tốt nhóm liên ngành. Tính liên ngành trong quy hoạch phụ thuộc vào thiết kế dự án và lãnh đạo/ quản lý dự án, tuy nhiên, mười nguyên tắc làm việc nhóm liên ngành tốt đã được xác định (Nancarrow và cs, 2013): các thuộc tính lãnh đạo và quản lý tích cực; chiến lược và cấu trúc truyền thông; khen thưởng cá nhân, đào tạo và phát triển; các nguồn lực và thủ tục thích hợp; hỗn hợp kỹ năng phù hợp; môi trường đội hỗ trợ; các đặc điểm cá nhân hỗ trợ làm việc nhóm liên ngành; sự rõ ràng của tầm nhìn; chất lượng và kết quả chăm sóc; và tôn trọng và hiểu vai trò. Những đặc điểm này có thể được hình thành lại dưới dạng các tuyên bố về năng lực mà một nhóm liên ngành hoạt động hiệu quả ở cấp độ cao có thể được mong đợi để chứng minh. Để triển khai phương pháp liên ngành, khó khăn và thách thức đầu tiên đặt ra là Niềm tin (Badía và cs, 2014). Niềm tin quan tâm đến nhu cầu để có thể tin tưởng vào sự tiếp tục của một dự án mà bạn đầu tư, nhưng nó cũng quan tâm đến việc tin tưởng vào những người tham gia khác của dự án. Hơn nữa, sự tin tưởng phải liên quan đến sự công bằng trong việc phân phối các nguồn lực và lợi ích. Điều thứ hai là sự công nhận lẫn nhau. Cần có thời gian và nỗ lực để những người thuộc các lĩnh vực khác nhau hiểu được cách nhìn của nhau. Mọi người từ các ngành khác nhau đưa ra giả định về nội dung các ngành khác, nghĩ rằng họ hiểu ngôn ngữ của nhau. Một khả năng là chấp nhận sự thiếu hiểu biết và khiêm tốn về kiến thức trong các lĩnh vực khác. Sau đó, tính hợp pháp của tất cả những người tham gia và sự tham gia cân bằng. Các dự án liên ngành ngụ ý tìm ra các chiến lược để bao gồm một số lượng đa dạng người từ các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, điều này một mặt đòi hỏi các quy trình giao tiếp và đàm phán được tất cả các bên tham gia công nhận và coi là hợp pháp, sự tham gia cân bằng và cởi mở của các bên từ các lĩnh vực khác nhau và khả 318
  6. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT năng đàm phán lại ít nhất một số quy tắc, chuẩn mực và yêu cầu đã được thiết lập theo những người mới tham gia và nhu cầu thay đổi. Rõ ràng là các nhu cầu và yêu cầu giải quyết các nhu cầu, mục đích và mục tiêu cụ thể là khác nhau giữa các tác nhân. Bên cạnh đó, những khó khăn khác là Vấn đề giao tiếp xuyên ranh giới kỷ luật. Vấn đề về cam kết và tính liên tục, Vấn đề về kinh phí và hỗ trợ và Hỗ trợ về thể chế. 3. Các ứng dụng phương pháp sự tham gia của các bên, phương pháp liên ngành trong các nghiên cứu điển hình trên thế giới Phát triển đô thị bền vững là một quá trình liên tục với nhiều chiều. Do đó, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với thách thức đánh giá các tiêu chí khi đầu vào biến động. Để khắc phục điều này, các công cụ phân tích liên ngành và có sự tham gia của các bên cho phép các nhà hoạch định chính sách phân tích nhiều khía cạnh và lĩnh vực. Nhiều nghiên cứu đã áp dụng cách tiếp cận liên ngành, được mô hình hóa để hỗ trợ quản lý rủi ro môi trường và đô thị bền vững, quy hoạch đô thị và các thành phố, đánh giá sự phát triển bền vững. Trong việc kiểm tra việc áp dụng phương pháp tiếp cận đa bên và đa ngành, mô hình có sự tham gia là một quan điểm hữu ích để thực hiện các phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong quy hoạch đô thị bền vững. Pogačar và cộng sự đã áp dụng mô hình có sự tham gia nhằm trao quyền và các công dân tích cực dễ dàng trình bày các vấn đề và ý kiến của họ hơn, đồng thời góp phần xây dựng các giải pháp và thực hiện các quy hoạch cây xanh đô thị (Pogačar và cs, 2020). Phương pháp tiếp cận có sự tham gia đã được áp dụng quy hoạch đô thị bền vững, phát triển đô thị. Đặc biệt là mức độ lý thuyết về tính bền vững của đô thị được trình bày bởi Maiello và cộng sự vào năm 2013. Nó được hình thành như một quá trình đa chiều được xác định bởi các mối liên kết sinh thái xã hội làm thay đổi môi trường địa phương (Maiello và cs, 2013). Ở cấp độ vi mô, nghiên cứu cho thấy năng lực của các lĩnh vực có sự tham gia để tăng cường mối quan hệ giữa người dân và môi trường. Ở cấp độ vĩ mô, nó nhấn mạnh sự tồn tại của các cơ chế chính sách, đồng thời trong cùng một môi trường địa phương, điều này làm xói mòn kết quả tham gia của cộng đồng. Forman và năm 2008 chỉ ra rằng các khu vực đô thị đã chín muồi để thu hút sự chú ý của các nhà sinh thái học cảnh quan và các chuyên gia đồng minh (Forman, 2008) trong khi Wu vào năm 2010 tin rằng sự chú trọng ngày càng tăng của đô thị này sẽ nâng cao tính liên ngành và xuyên ngành của lĩnh vực này, đồng thời làm cho sinh thái cảnh quan phù hợp hơn với xã hội và những thay đổi nhanh chóng của thế giới (Wu, 2010). Thách thức của tính bền vững đòi hỏi phải có một cách tiếp cận tổng hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường có liên quan lẫn nhau, đặc biệt là ở các thành phố (Pettibone, 2017). Liên quan đến việc giải quyết các thách thức, Childers và cộng sự năm 2014 đã đề xuất một mạng lưới liên ngành mới được thành lập, được gọi là Mạng lưới điều phối nghiên cứu (RCN) cho phép quy hoạch tích hợp nghiên cứu các sản phẩm định hướng giải pháp (Childers và cs, 2014). Về các chỉ số cụ thể, Irvine và cộng sự vào năm 2009 đã đề cập đến hai chỉ số tiêu biểu góp phần vào chất lượng cuộc sống đô thị là mức độ tiếng ồn và chất lượng không gian xanh công 319
  7. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG cộng dựa trên các phương pháp nghiên cứu liên ngành từ tâm lý môi trường, sinh thái và âm học (Irvine và cs, 2009). Liên quan đến cách tiếp cận mới cho phép tích hợp nghiên cứu, mô hình hóa là một phương pháp thường được sử dụng để kết hợp đa ngành với nhiều bên liên quan. Trong việc kiểm tra mô hình động cho phát triển đô thị. Bach năm 2016 đã chỉ ra rằng việc sử dụng mô hình động lực học hệ thống cho thấy một loạt các ứng dụng trong tính bền vững của đô thị. Phân tích cho thấy sự chú trọng đáng kể đến các vấn đề môi trường, trong khi sự quan tâm đến việc mô hình hóa các vấn đề xã hội đã tăng lên trong vài năm qua. Trong nghiên cứu của Gebetsroither-Geringer năm 2014 đã minh họa những thuận lợi và khó khăn của việc kết hợp các phương pháp mô hình hóa khác nhau trong một mô hình phát triển đô thị. Cách tiếp cận đa phương pháp có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch đô thị trong việc thực hiện các biện pháp quy hoạch mạnh mẽ và được thừa nhận tốt hơn. Mô hình dựa trên tác nhân (ABM) được sử dụng để cho phép người dùng mô hình giải thích và phản ứng với thông tin từ các cấp khác nhau của hệ thống phân cấp không gian đô thị trong mô phỏng. Đóng góp cũng chỉ ra giá trị gia tăng bằng cách kết hợp ABM với mô hình động lực học hệ thống cùng với việc sử dụng dữ liệu hệ thống thông tin địa lý. Cuối cùng, nghiên cứu đã thảo luận về cách có thể đạt được một cách mới về tương tác thực sự của các bên liên quan trong mô phỏng để cải thiện mô hình. Một hệ thống điển hình được đề xuất bởi Spiekermann và cộng sự (2003) được gọi là PROPOLIS (Hình 1) bao gồm các mô hình sử dụng đất tích hợp, giao thông và môi trường cũng như các hệ thống chỉ thị, đánh giá và trình bày đã được phát triển trong hình (Spiekermann và cs, 2003). Hình 1. Hệ thống mô hình Propolis 320
  8. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT 4. Tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành để xây dựng các chỉ số đối với đô thị ở Việt Nam 4.1. Bối cảnh khung pháp lý của Việt Nam Chính sách, pháp luật Việt Nam bảo đảm công dân được tham gia quản lý nhà nước (QLNN) và xã hội. Sự tham gia của các bên liên quan là một trong những nội dung bắt buộc trong quy trình xây dựng chính sách được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) như: Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật Trưng cầu ý dân năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong quá trình lập đề nghị xây dựng và quá trình soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật, Quyết định số 34/2007/QD-TTg Về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành. Trong lĩnh vực Quy hoạch đô thị có Luật Xây dựng năm 2014, Luật Quy hoạch năm 2019, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP đã ban hành các quy định về quy trình lấy ý kiến cộng đồng cho từng loại quy hoạch. Về việc Phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị, từ năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam đã ban hành Quyết định số 132/HĐBT về nội dung này. Sau đó cứ khoảng 10 năm, Chính phủ Việt Nam lại ban hành các nghị định mới có những điều chỉnh về phân loại đô thị, với các tiêu chí, chỉ số cụ thể để xét phân loại. Luật Quy hoạch đô thị có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đã có điều chỉnh lại về tiêu chí xét phân loại đô thị. Trước những bất cập về phân loại đô thị trong quá trình thực hiện, vào năm 2016, Bộ Xây dựng đã xây dựng quy định những điều kiện, nguyên tắc và bộ chỉ số đánh giá phân loại đô thị một cách cụ thể nhất để trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về Phân loại đô thị. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc sắp xếp, phân loại đô thị ở Việt Nam. 4.2. Ứng dụng tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong xây dựng chỉ số phát triển đô thị bền vững ở Cần Thơ Hiện nay, việc ứng dụng tiếp cận có sự tham gia của các bên và phương pháp liên ngành trong xây dựng chỉ số phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa phổ biến. Nhiều báo cáo đã đánh giá các chỉ số phát triển đô thị ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận của từng lĩnh vực chuyên môn của các nhóm nghiên cứu. Trong trường hợp nghiên cứu ở Cần Thơ, Trần và các cộng sự năm 2015 đã xây dựng công cụ theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ số phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ. Kết quả đánh giá cho thấy, thành phố chưa đạt được các chỉ số phát triển đô thị bền vững. Tuy nhiên, việc đánh giá được xây dựng dựa trên dữ liệu thống kê và phương pháp lập bản đồ chuyên đề GIS (Tran và cs, 2015), cụ thể là đối chiếu các chỉ số thống kê với việc thực hiện các chỉ số phát triển bền vững căn cứ Quyết định 2157/QĐ-TTg (Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, 2013). Trong đó nhiều tiêu chí đánh giá dựa vào số liệu thống kê từ cơ quan quản lý đô thị, chưa thể hiện được sự đánh giá của nhiều bên tham gia và liên ngành. Trong một nghiên cứu liên quan về lượng hóa các chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu, Downes đã đề xuất một cách tiếp cận sử dụng các chỉ số không gian của cấu trúc đô thị để lập kế 321
  9. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG hoạch bền vững (Downes, 2019). Phương pháp tiếp cận liên ngành dựa trên GIS, viễn thám để lập bản đồ và quy hoạch đô thị để đánh giá các chỉ số đô thị mang lại cái nhìn trực quan và bao quát hơn. Để nhìn các thành phố theo một cách mới, nhận ra các quá trình đang diễn ra và hiểu được tác động của các biện pháp can thiệp, việc thực hành quy hoạch và phát triển đô thị cần có các phương pháp tiếp cận xuyên ngành để quan sát và hiểu các hệ thống đô thị phức tạp. Taillandier và cộng sự đã xây dựng mô hình tăng trưởng đô thị cho thành phố Cần Thơ dựa trên đánh giá đa tiêu chí của 3 tiêu chí chính: mật độ xây dựng, khoảng cách đến trung tâm hành chính và mạng lưới giao thông (Taillandier và c.s., 2016). Cách tiếp cận mới này cho phép các nhà quy hoạch kiểm tra các chỉ số liên quan đến đa kỷ luật phù hợp với các nhà hoạch định chính sách. Từ tổng hợp các nghiên cứu, sơ đồ trong Hình 2 trình bày tổng hợp về các cách tiếp cận khác nhau từ các nghiên cứu trước đây, bao gồm các cách tiếp cận tích hợp trong các lĩnh vực đô thị, quy hoạch không gian, sinh thái, địa lý đô thị, phân tích bất động sản, tổ chức điều khiển học, tối ưu hóa ngẫu nhiên và nghiên cứu văn học, cũng như các chuyên gia trong các phương pháp tiếp cận hệ thống khác nhau và trong các phương pháp luận phân tích đô thị xuyên ngành, từ đó tìm cách thúc đẩy cuộc thảo luận về các phương pháp tiếp cận đa ngành đối với mô hình đô thị. Hình 2. Tổng hợp phương pháp tiếp cận liên ngành để phát triển các chỉ số bền vững 322
  10. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT 4.3. Quy trình xây dựng chỉ số phân loại đô thị Năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 05/01/2009 về phân loại đô thị. Trong đó xác định đô thị gồm 6 loại: đặc biệt, loại I, II, III, IV, V với 6 tiêu chí để xét phân loại. Tuy nhiên, các Luật có liên quan như Luật Quy hoạch đô thị có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đã có điều chỉnh lại về tiêu chí xét phân loại đô thị, Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua tháng 6/2015 tại Điều 140 đã có sửa đổi, bổ sung quy định trong Luật Quy hoạch đô thị, đã quy định cụ thể về tiêu chí phân loại đơn vị hành chính. Trên cơ sở quy định của Luật này, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị. Như vậy, Nghị định 42/2009/NĐ-CP đã bộc lộ một số tồn tại không phù hợp với các văn bản pháp luật ban hành sau đó (nhất là so với Luật Tổ chức Chính quyền địa phương). Do vậy, cần phải có văn bản pháp luật thay thế, điều chỉnh. Trước những bất cập về phân loại đô thị, Bộ Xây dựng có nhiệm vụ là cơ quan chủ trì biên soạn, đã xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1210/20216/UBTVQH13 về phân loại đô thị, theo đó, dự thảo sẽ quy định những điều kiện, nguyên tắc đánh giá phân loại đô thị một cách cụ thể nhất, bao gồm: Nguyên tắc phân loại đô thị, quy mô dân số của 6 loại đô thị, phân loại đô thị áp dụng đặc thù, thẩm quyền quyết công nhận loại đô thị; hồ sơ đánh giá; trình tự thủ tục thẩm định phân loại đô thị; tổ chức thực hiện phân loại đô thị. Sau khi Bộ Xây dựng đã hoàn thành xong dự thảo sửa đổi sẽ lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Trong quá trình lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo, Bộ Xây dựng áp dụng nhiều hình thức, trong đó có cả hình thức họp trực tuyến, tiếp nhận toàn bộ ý kiến đóng góp bằng thư điện tử hoặc văn bản gửi về Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng,… Sau quá trình tiếp nhận ý kiến, Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện dự thảo, sau đó sẽ chuyển hồ sơ sang Bộ Tư pháp thẩm định, tiếp đó sẽ chính thức trình Chính phủ và sẽ được thông qua bởi Ủy bản Thường vụ Quốc hội. Quá trình thông qua tại Quốc hội, Dự thảo quy định về Phân loại đô thị cũng sẽ được xem xét bởi các bên liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học… theo như quy định bắt buộc trong quy trình xây dựng chính sách được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình xây dựng các chỉ số phân loại đô thị yêu cầu phải có sự tham gia của các bên liên quan bao gồm: Bộ Xây dựng (chủ trì), các bộ, ngành, địa phương có liên quan, Bộ Tư pháp, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được thực hiện theo quy trình được nhóm tác giả nghiên cứu và tổng hợp và thể hiện ở Hình 3. Hình 3. Quy trình các bước xây dựng và thông qua quy định về phân loại đô thị lấy ý kiến chuyển hồ Ủy ban từ các bộ, Bộ Xây Bộ Xây sơ sang chính thường ngành, địa dựng dựng soạn Bộ Tư thức trình vụ quốc phương hoàn thảo pháp Chính phủ hội thông có liên thiện thẩm định qua quan 323
  11. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Bộ chỉ số phân loại đô thị hiện này có khoảng 5 tiêu chí, cụ thể hóa bằng 59 chỉ số. 5 tiêu chí cơ bản là:  Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.  Quy mô dân số (toàn đô thị, khu vực nội thành).  Mật độ dân số (toàn đô thị, khu vực nội thành).  Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (toàn đô thị, khu vực nội thành).  Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị. Phân loại đô thị là động lực, mục tiêu phát triển của các đô thị ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy hệ thống đô thị quốc gia tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, các chỉ số phân loại vẫn chưa thật sự rõ ràng, thuyết phục và có phần chủ quan, áp đặt, thiếu linh hoạt, chưa tạo được sự đột phá để địa phương phát triển. Việc phân loại đô thị dựa trên các tiêu chí, chỉ số hiện tại có khả năng tạo ra những định hướng phát triển đô thị mất cân bằng, ví dụ như chỉ số về đô thị hóa, tỷ lệ dân cư phi nông nghiệp… Sự tham gia của cộng đồng và tính liên ngành trong việc đánh giá phân loại đô thị không phải lúc nào cũng được đảm bảo. 5. Kết luận Sự tham gia của các bên liên quan và phối hợp liên ngành là những phương pháp phổ biến hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong việc triển khai các hoạt động Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và đã được quy định bắt buộc trong các văn bản quy phạm pháp luật tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự tham gia của các bên liên quan và phối hợp liên ngành trong việc xây dựng các chỉ số được thể hiện chủ yếu qua các nghiên cứu điển hình. Bài viết này đối chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa các nghiên cứu điển hình trên thế giới với bối cảnh cụ thể của Việt Nam, với mong muốn làm rõ những điểm chung giữa các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu điển hình, đồng thời chỉ ra những điểm cần lưu ý khi áp dụng các mô hình và khái niệm trong những bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Agarwal, B. (2001). Participatory Exclusions, Community Forestry, and Gender: An Analysis for South Asia and a Conceptual Framework. World Development, 29(10), 1623-1648. https://doi.org/10.1016/S0305-750X(01)00066-3. 2. Almirall, E., Lee, M., & Wareham, J. (2012). Mapping Living Labs in the Landscape of Innovation Methodologies. Technology Innovation Management Review, 7. https://doi.org/10.22215/timreview/603. 3. Badía, T., Veciana, S., Sangüesa, R., Lapuente, I., Benítez, L., Perelló, J., Rocha, J., Hofman, V., Parés, R., Seebach, S., Moncunill-Piñas, M., Gracia, M., Moreno, A., Fickert, R., 324
  12. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Pau, A., Penny, S., & Bellestrini, M. (2014). Protocol for Interdisciplinary Research and Knowledge Transfer. Hangar (comp.). 4. Childers, D. L., Pickett, S. T. A., Grove, J. M., Ogden, L., & Whitmer, A. (2014). Advancing urban sustainability theory and action: Challenges and opportunities. Landscape and Urban Planning, 125, 320-328. https://doi.org/10.1016/j.landurbplan.2014.01.022. 5. Chronéer, D., Ståhlbröst, A., & Habibipour, A. (2019). Urban Living Labs: Towards an Integrated Understanding of their Key Components. Technology Innovation Management Review, 9(3), 50-62. https://doi.org/10.22215/timreview/1224. 6. Downes, N. (2019). Climate Adaptation Planning: An urban structure type approach for understanding the spatiotemporal dynamics of risks in Ho Chi Minh City, Vietnam. Brandenburg Technical University Cottbus-Senftenberg. 7. Eriksson, M., Niitamo, V.-P., & Kulkki, S. (2005). State-of-the-art in utilizing Living Labs approach to user- centric ICT innovation—A European approach. 13. 8. Forman, R. T. T. (2008). The urban region: Natural systems in our place, our nourishment, our home range, our future. Landscape Ecology, 23(3), 251-253. https://doi.org/10.1007/s10980- 008-9209-8. 9. Gebetsroither-Geringer, E. (2014). Multimethod Modeling and Simulation Supporting Urban Planning Decisions. In C. Walloth, J. M. Gurr, & J. A. Schmidt (Eds.), Understanding Complex Urban Systems: Multidisciplinary Approaches to Modeling (pp. 13-27). Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-319-02996-2_2. 10. Hulme, D., & Turner, M. M. (1990). Sociology and Development: Theories, Policies and Practices. Harvester Wheatsheaf. 11. Hussein, K., Nelson, N., & Wright, S. (1995). Participatory ideology and practical development: Agency control in a fisheries project in Kariba Lake. https://doi.org/10.3362/9781780445649.015 12. Irvine, K. N., Devine-Wright, P., Payne, S. R., Fuller, R. A., Painter, B., & Gaston, K. J. (2009). Green space, soundscape and urban sustainability: An interdisciplinary, empirical study. Local Environment, 14(2), 155-172. https://doi.org/10.1080/13549830802522061 13. Kelly, D. (2001). Community participation in rangeland management: A report for the Rural Industries Research and Development Corporation. RIRDC. 14. Lane, J. N. (1995). Non-governmental organizations and participatory development: The concept in theory versus the concept in practice. https://doi.org/10.3362/9781780445649.016 15. Maiello, A., Christovão, A. C., Britto, A. L. N. de P., & Frey, M. (2013). Public participation for urban sustainability: Investigating relations among citizens, the environment and 325
  13. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG institutions - an ethnographic study. Local Environment, 18(2), 167-183. https://doi.org/10.1080/13549839.2012.729566. 16. Moe, K. (2008). Integrated Design in Contemporary Architecture. Princeton Architectural Press. 17. Moran, J. (2010). Interdisciplinarity (2nd edition). Routledge. 18. Nancarrow, S. A., Booth, A., Ariss, S., Smith, T., Enderby, P., & Roots, A. (2013). Ten principles of good interdisciplinary team work. Human Resources for Health, 11(1), 19. https://doi.org/10.1186/1478-4491-11-19 19. Nelson, N., & Wright, S. (1995). Participation and power. 20. Newell, W. (2001). A Theory of Interdisciplinary Studies. Issues in Integrative Studies, 19, 1-26. 21. Papanek, V., & Papanek, V. J. (1985). Design for the Real World: Human Ecology and Social Change. Academy Chicago. 22. Peet, R., & Hartwick, E. (2009). Theories of Development, Second Edition: Contentions, Arguments, Alternatives. Guilford Press. 23. Pelling, M. (1998). Participation, social capital and vulnerability to urban flooding in Guyana. Journal of International Development, 10(4), 469-486. https://doi.org/10.1002/(SICI)1099-1328(199806)10:43.0.CO;2-4 24. Pettibone, L. (2017). Introduction: The need for integrative and interdisciplinary approaches for urban sustainability. Journal of Environmental Studies and Sciences, 7(1), 108- 111. https://doi.org/10.1007/s13412-014-0211-y 25. Pogačar, M., Fakin Bajec, J., Polajnar Horvat, K., Smrekar, A., & Tiran, J. (2020). Promises and Limits of Participatory Urban Greens Development: Experience from Maribor, Budapest, and Krakow. In J. Nared & D. Bole (Eds.), Participatory Research and Planning in Practice (pp. 75-89). Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-030- 28014-7_5. 26. SCUP. (2018). Integrated Planning. SCUP. https://www.scup.org/planning- type/integrated-planning/ 27. So, A. Y. (1990). Social Change and Development: Modernization, Dependency and World-System Theories. SAGE Publications. 28. Spiekermann, K., Wegener, M., & Urban, W. (2003). Modelling Urban Sustainability. International Journal of Urban Sciences, 7(1), 47-64. 29. Taillandier, P., Banos, A., Drogoul, A., Gaudou, B., Marilleau, N., & Truong, Q. C. (2016). Simulating Urban Growth with Raster and Vector Models: A Case Study for the City of 326
  14. RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Can Tho, Vietnam. In N. Osman & C. Sierra (Eds.), Autonomous Agents and Multiagent Systems (Vol. 10003, pp. 154-171). Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-319- 46840-2_10 30. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. (2013). Quyết định về việc ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020, Quyết định 2157 / QĐ-TTg, Chính phủ Việt Nam. 31. Tichkiewitch, S., & Brissaud, D. (2013), Methods and Tools for Co-operative and Integrated Design. Springer Science & Business Media. 32. Todd, J. A., & Lindsey, G. (2016). Planning and Conducting Integrated Design (ID) Charrettes | WBDG - Whole Building Design Guide. Retrieved August 2, 2021, from https://www.wbdg.org/resources/planning-and-conducting-integrated-design-id-charrettes 33. Tran, T. T. N., Truong, Q. C., & Nguyen, N. H. (2015). Xây dựng hệ thống quản lý vì sự phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ. Hội nghị GIS 2015, 92-96. 34. United Nations. (2003). A guide to the application of public participation in planning and policy formulation towards sustainable transport development. 55. 35. Wu, J. (2010). Urban sustainability: An inevitable goal of landscape research. Landscape Ecology, 25(1), 1-4. https://doi.org/10.1007/s10980-009-9444-7. 327
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2