Đỗ Thị Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/1: 255 - 260<br />
<br />
TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH<br />
Đỗ Thị Nga*<br />
Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Luận bàn về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay tuy<br />
không còn là vấn đề mới mẻ. Song, cuộc đấu tranh để giành quyền và xác lập vị trí cho người phụ<br />
nữ cũng như xây dựng một xã hội “nam nữ bình quyền” theo đúng nghĩa vẫn chưa bao giờ dừng<br />
lại. Qua nghiên cứu những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của<br />
người phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, bài báo đã liên hệ chỉ ra những mặt tích cực<br />
và hạn chế trong việc phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Qua đó, bài báo rút ra<br />
một số luận điểm quan trọng để tiếp tục nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của người phụ nữ<br />
Việt Nam trong thời gian tới.<br />
Từ khóa: Phụ nữ, vai trò của người phụ nữ, phụ nữ Việt Nam hiện nay, Hồ Chí Minh.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Khi nói tới người phụ nữ truyền thống Việt<br />
Nam trong xã hội cũ, chúng ta thường nhìn<br />
nhận vị trí vai trò của họ từ những góc cạnh<br />
bó hẹp trong phạm vi khuôn khổ của gia đình.<br />
Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, vị trí,<br />
vai trò của người phụ nữ Việt Nam đã được<br />
nâng lên một tầm cao mới bởi họ giờ đây<br />
không đơn giản chỉ là những “người xây tổ<br />
ấm” mà họ đã trở thành những người đảm<br />
đương những công việc và trọng trách quan<br />
trọng trong xã hội. Việc nghiên cứu những<br />
quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vị trí,<br />
vai trò của người phụ nữ cũng như nghiên cứu<br />
thực trạng phát huy vai trò của người phụ nữ<br />
Việt Nam hiện nay là một việc làm cần thiết để<br />
đề ra phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục<br />
nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của người<br />
phụ nữ Việt Nam trong thời gian tới.<br />
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ<br />
CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ ĐỐI VỚI SỰ<br />
NGHIỆP CÁCH MẠNG VIỆT NAM<br />
Một trong những nội dung cơ bản của tư<br />
tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là mục<br />
tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam là giải<br />
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng<br />
con người, trong đó giải phóng phụ nữ là một<br />
phần vô cùng quan trọng của sự nghiệp cách<br />
*<br />
<br />
Mobile: 0975143277; Email: donga1104@gmail.com<br />
<br />
mạng. Theo Hồ Chí Minh, nói đến phụ nữ là<br />
nói đến phần nửa xã hội, “nếu không giải<br />
phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa<br />
loài người”, nếu không giải phóng phụ nữ thì<br />
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa…<br />
như thế là cách mạng không trọn vẹn. Nhiều<br />
lần Người từng nói “chúng ta làm cách mạng<br />
để giành lấy tự do, độc lập, dân chủ, bình<br />
đẳng, trai gái đều ngang quyền nhau”.<br />
Với Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng phụ<br />
nữ phải được thực hiện bằng những hành<br />
động cụ thể, những việc làm thiết thực chứ<br />
không phải chỉ dừng lại ở những quan điểm,<br />
tư tưởng. Trong “Tuyên ngôn độc lập”<br />
(1945), Bác trịnh trọng tuyên bố với thế giới<br />
và quốc dân đồng bào: “Tất cả mọi người đều<br />
sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ<br />
những quyền không ai có thể xâm phạm<br />
được; trong những quyền ấy, có quyền được<br />
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh<br />
phúc” [1]. Những quyền ấy được Bác trích<br />
trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước<br />
Mỹ. Nhưng trong xã hội Mỹ bấy giờ người<br />
phụ nữ chưa có quyền đi bầu cử vì thế họ<br />
chưa trở thành những người công dân thực sự.<br />
Hay nói đúng hơn, người phụ nữ chưa hề có<br />
tên trong quyền “bình đẳng” của người Mỹ.<br />
Phải đến năm 1920 (tức là sau 144 năm giành<br />
độc lập) – phụ nữ Mỹ mới giành được quyền<br />
đi bầu cử, họ mới chính thức trở thành những<br />
255<br />
<br />
Đỗ Thị Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
người công dân thực sự. Còn trong “Tuyên<br />
ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh thì khác, “tất<br />
cả mọi người” Việt Nam đều có quyền bình<br />
đẳng, quyền bình đẳng ấy trước hết được biểu<br />
hiện ở quyền bầu cử Quốc hội:“Tất cả công<br />
dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở<br />
lên, đều có quyền bầu cử và ứng cử”. Hiến<br />
pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà<br />
năm 1946“… tuyên bố với thế giới: phụ nữ<br />
Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn<br />
ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của<br />
một công dân”[2]. Như vậy có thể nói rằng,<br />
ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công,<br />
khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra<br />
đời, về mặt pháp lý và quyền chính trị, người<br />
phụ nữ Việt Nam đã được giải phóng. Điều<br />
này chứng tỏ, người phụ nữ có vị trí, vai trò vô<br />
cùng quan trọng trong xã hội.<br />
Trong quan điểm tư tưởng của Bác và trong<br />
đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt<br />
Nam, phụ nữ Việt Nam luôn là một lực lượng<br />
cách mạng, một lực lượng quan trọng không<br />
thể thiếu trong công cuộc kháng chiến của<br />
nước nhà. Người từng nói: “An Nam cách<br />
mạng cũng phải có nữ giới tham gia mới<br />
thành công, xem trong lịch sử cách mạng<br />
chẳng lần nào là không có đàn bà, con gái<br />
tham gia…[3]. “Việt Nam kách mệnh cũng<br />
phải có nữ giới tham gia mới thành công” [4].<br />
Thực tế nhất trong “Lời kêu gọi toàn quốc<br />
kháng chiến” chống lại sự quay trở lại xâm<br />
lược của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh cũng<br />
không quên nhắc tới vị trí của người phụ nữ:<br />
“Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất<br />
kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người<br />
trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân<br />
tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên<br />
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.” [5]<br />
Trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của dân<br />
tộc Việt Nam chống lại sự xâm lăng của các<br />
cường quốc đế quốc, người phụ nữ Việt Nam<br />
có công lao và những đóng góp không nhỏ.<br />
Họ là các mẹ anh hùng, họ là các chị thanh<br />
niên xung phong, họ là những nữ du kích, nữ<br />
chiến sĩ. Họ là những con người gan dạ không<br />
quản ngày đêm và bom đạn, vừa lao động sản<br />
256<br />
<br />
112(12)/1: 255 - 260<br />
<br />
xuất, vừa sẵn sàng cho cuộc chiến bảo vệ Tổ<br />
quốc. Phương châm của họ là "Ruộng rẫy như<br />
chiến trường, cuốc cày như vũ khí", gồm có<br />
hàng vạn nữ nông dân và công nhân luôn<br />
chắc "tay cày, tay súng", "tay búa, tay súng",<br />
thanh niên “ba sẵn sàng”, phụ nữ “ba đảm<br />
đang” trên ruộng đồng, công trường, nhà<br />
máy, xí nghiệp, hầm mỏ làm nên một hậu<br />
phương vững chắc. Người phụ nữ bước ra từ<br />
các cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc,<br />
được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam<br />
tôn vinh là những nữ anh hùng và những bà<br />
mẹ Việt Nam anh hùng. Ghi nhận những công<br />
lao, những thành tích đóng góp của phụ nữ<br />
trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại<br />
của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng phụ<br />
nữ Việt Nam 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất<br />
khuất, trung hậu, đảm đang". Đánh giá về vai<br />
trò, vị trí của người phụ nữ trong quá trình<br />
phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, Bác<br />
khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do<br />
phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà<br />
thêm tốt đẹp, rực rỡ” [6], “nhân dân ta anh<br />
hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh<br />
hùng”, dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn<br />
các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến<br />
những người ưu tú đã và đang chiến đấu anh<br />
dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do<br />
tổ tiên ta để lại. Đây là những lời nhận xét<br />
tuy ngắn gọn nhưng lại sâu sắc và thấm thía<br />
nhất của Hồ Chí Minh để khẳng định vai trò<br />
và tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam<br />
trong xã hội.<br />
MỘT SỐ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ<br />
CỦA VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA<br />
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI VIỆT<br />
NAM HIỆN NAY<br />
Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh, phụ nữ Việt Nam hôm nay đang ngày<br />
càng khẳng định vai trò và vị trí của mình<br />
trong mọi lĩnh vực, mọi công tác, trong gia<br />
đình và trong xã hội. Từ việc phải đảm đương<br />
vai trò "đối nội" trong khuôn khổ gia đình<br />
luôn tuân thủ những phép tắc, lễ nghi truyền<br />
thống và phát huy những giá trị đạo đức,<br />
phong tục của dân tộc từ ngàn đời xưa, phụ<br />
nữ Việt Nam ngày nay còn tài cán với các<br />
<br />
Đỗ Thị Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
trọng trách "đối ngoại" – những công việc<br />
không còn chỉ giành cho nam giới. Họ khẳng<br />
định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính<br />
vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự<br />
nghiệp không đơn giản chỉ như thoát khỏi<br />
vòng cương tỏa từ khuôn khổ gia đình mà họ<br />
luôn biết vươn lên trong mọi lĩnh vực, từ học<br />
vấn học vị đến các lĩnh vực kinh doanh, kỹ<br />
nghệ. Hơn thế nữa, họ khẳng định vị thế như<br />
<br />
112(12)/1: 255 - 260<br />
<br />
là những người đứng đầu tập đoàn, công ty<br />
doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo<br />
trong các tổ chức của chính phủ và phi chính<br />
phủ. Theo số liệu thống kê trong Báo cáo<br />
chính phủ số 63/BC-CP về bình đẳng giới<br />
2009 và Chương trình quốc gia về bình đẳng<br />
giới 2011cho thấy, trong số đại biểu quốc hội<br />
và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, phụ nữ<br />
Việt Nam chiếm một lực lượng không nhỏ.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, 1997- 2011. Đơn vị (%) [7]<br />
<br />
Biểu đồ 2. Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ba cấp, 1989-2011. Đơn vị (%) [8]<br />
<br />
Biểu đồ 3. Tỷ lệ lãnh đạo quản lý theo giới tính, 2007-2010. Đơn vị (%) [9]<br />
<br />
257<br />
<br />
Đỗ Thị Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Số liệu trong Biểu đồ 1 cho thấy, nhiệm kỳ<br />
Quốc hội khóa 2011 – 2016 nữ đại biểu<br />
chiếm tỷ lệ 122 nữ/tổng số 500 đại biểu, đạt<br />
24,4%. Tuy số lượng có sự thấp đi so với 3<br />
nhiệm kỳ trước đó, song chất lượng đội ngũ<br />
nữ đại biểu lại tăng lên ở trình độ đại biểu có<br />
bằng cấp đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Số đại<br />
biểu HĐND các cấp (Biểu đồ 2) có sự tăng<br />
lên trong các nhiệm kỳ liên tiếp. Không chỉ<br />
trong các cơ quan công quyền của chính phủ,<br />
số lượng nữ là lãnh đạo quản lý trong các cơ<br />
quan các cấp, các ngành cũng có sự tăng lên<br />
hàng năm. Tỷ lệ nữ là lãnh đạo các cấp các<br />
ngành năm 2010 là 23,3% tăng hơn so với các<br />
năm trước đó. Tuy nhiên xét trong tổng thể so<br />
với nam thì tỷ lệ này hiện thấp hơn nhiều, cụ<br />
thể cứ 4 nam mới có 1 nữ là lãnh đạo (Biểu<br />
đồ 3). Với tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo và<br />
công tác chính trị, xã hội đã được Liên Hiệp<br />
Quốc đánh giá “Phụ nữ Việt Nam tham gia<br />
hoạt động chính trị cao nhất thế giới”.<br />
Trình độ trí thức của phụ nữ Việt Nam hiện<br />
nay cũng có sự tăng lên đáng kể. Theo số liệu<br />
thống kê, Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại<br />
học là 36,24%, thạc sỹ 33,95%, tiến sỹ<br />
25,96% [10]. Trong các lĩnh vực y tế, giáo<br />
dục, công nghệ, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật<br />
có nhiều nữ cán bộ đạt thành tích cao, có<br />
nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc, đạt<br />
nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc<br />
tế. Đó là những con số đáng mừng, là tín hiệu<br />
vui cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam<br />
hiện đại. Những con số đã nói lên vai trò và vị<br />
thế không nhỏ của người phụ nữ Việt Nam<br />
trong gia đình và trong xã hội hiện đại.<br />
Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực ta cũng<br />
phải nhìn nhận thực tế trong xã hội Việt Nam<br />
hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều<br />
góc tối trong nhận thức về vai trò, vị trí của<br />
người phụ nữ. Nạn bạo hành gia đình, bạo<br />
hành phụ nữ vẫn còn tồn tại, tư tưởng trọng<br />
nam khinh nữ vẫn còn nặng nề trong nhiều<br />
gia đình người Việt, trong một số cơ quan ban<br />
ngành của Đảng, Nhà nước và các doanh<br />
nghiệp. Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp<br />
Quốc và Tổng cục thống kê, 58% phụ nữ Việt<br />
Nam là nạn nhân của bạo lực gia đình; 30%<br />
258<br />
<br />
112(12)/1: 255 - 260<br />
<br />
số phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng, cưỡng bức<br />
bằng nhiều hình thức do người chồng gây ra;<br />
mỗi năm có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em<br />
(nữ) là nạn nhân của nạn buôn bán người và<br />
lạm dụng tình dục [11]… Đây là những hạn<br />
chế trong tư duy, trong nhận thức của xã hội<br />
về người phụ nữ, những tồn tại cần được<br />
khắc phục.<br />
TIẾP TỤC PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA<br />
NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG XÃ<br />
HỘI HIỆN ĐẠI.<br />
Cả cuộc đời 79 mùa xuân, Bác đã giành trọn<br />
vẹn cho dân cho nước. Trước lúc đi xa, trong<br />
Di chúc thiêng liêng Bác căn dặn toàn Đảng,<br />
toàn dân: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu<br />
nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng<br />
đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng<br />
và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực<br />
để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày<br />
thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể<br />
cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì<br />
phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách<br />
mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho<br />
phụ nữ” [12]. Đây là tâm nguyện và cũng là<br />
những lời căn dặn vô cùng quý báu Bác dành<br />
tặng “một nửa thế giới” để tiếp tục khẳng<br />
định quyền và vị trí của người phụ nữ trong<br />
xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau. Thấm<br />
nhuần quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ<br />
Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách<br />
mạng, Đảng ta đã thực hiện nhất quán đường<br />
lối, quan điểm về giải phóng phụ nữ, thực<br />
hiện nam nữ bình quyền, đặt sự nghiệp giải<br />
phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải<br />
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải<br />
phóng con người. Trong Nghị quyết của Đảng<br />
khẳng định: “Giải phóng và phát triển toàn<br />
diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của<br />
cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp<br />
và lâu dài đến sự phát triển của đất<br />
nước”[13]. Bộ luật Lao động của nước Cộng<br />
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng khẳng<br />
định: Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của<br />
phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới;<br />
tạo mọi điều kiện để lao động nữ phát huy<br />
khả năng của mình… Điều này thể hiện sự<br />
quan tâm của Đảng và Chính Phủ ta đối với<br />
<br />
Đỗ Thị Nga<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
sự nghiệp giải phóng “một nửa thế giới”.<br />
Thực hiện những lời căn dặn của Bác Hồ, đáp<br />
ứng tâm nguyện của nhân dân và sự quan tâm<br />
của Đảng, Nhà nước, phụ nữ Việt Nam hôm<br />
nay cũng cần phải nỗ lực, cố gắng hết mình<br />
để vươn lên trong cuộc sống và trong công<br />
việc, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng,<br />
bất khuất, trung hậu đảm đang”. Để làm được<br />
điều này, phụ nữ Việt Nam phải thực hiện tốt<br />
những yêu cầu sau:<br />
- Một là, phải thẳng thắn loại bỏ những tư<br />
tưởng lạc hậu, những quan điểm tiêu cực còn<br />
đang tồn tại do chế độ xã hội cũ để lại như<br />
“nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “phu<br />
xướng, phụ tùy” “trọng trai, khinh gái”… Có<br />
thể nói rằng, những phẩm chất truyền thống<br />
của người phụ nữ Việt Nam “tề gia nội trợ”,<br />
chăm chồng nuôi con, “tại gia tòng phụ, xuất<br />
giá tòng phu, phu tử tòng tử”, “công, dung,<br />
ngôn, hạnh”… là tài sản vô giá, là những giá<br />
trị trường tồn làm nên vẻ đẹp của người phụ<br />
nữ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại cũng đòi<br />
hỏi mỗi chúng ta phải cởi mở trong tư duy để<br />
tạo điều kiện cho những người phụ nữ có thể<br />
phát huy trí tuệ và tài năng cống hiến cho đất<br />
nước. Tạo điều kiện để người phụ nữ phát<br />
triển toàn diện bản thân, tham gia vào các<br />
hoạt động của xã hội bình đẳng như nam giới.<br />
- Hai là, bản thân người phụ nữ phải tự giải<br />
phóng mình trước. Điều này có nghĩa là,<br />
người phụ nữ Việt Nam phải tự cố gắng phấn<br />
đấu vươn lên trong mọi hoàn cảnh của cuộc<br />
sống, phải nỗ lực hết mình trong mọi công<br />
việc, phải phát huy tối đa khả năng của bản<br />
thân, gạt bỏ những tư tưởng tự ti, cam chịu,<br />
“am phận thủ thường”, thiếu tin tưởng vào<br />
bản thân và tuyệt đối loại bỏ tư tưởng ỷ lại,<br />
trông chờ vào Đảng, Nhà nước và xã hội đem<br />
lại quyền lợi cho mình. Phụ nữ cần tăng<br />
cường đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục<br />
khó khăn, phát huy nội lực để hoàn thành<br />
nhiệm vụ, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ<br />
Chí Minh. Phụ nữ phải tự lực, tự cường và<br />
đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Có<br />
như vậy, phụ nữ mới bảo đảm được quyền<br />
bình đẳng thực sự.<br />
<br />
112(12)/1: 255 - 260<br />
<br />
- Ba là, hoàn thiện, thể chế hóa các quan<br />
điểm, chủ trương của Đảng chính sách của<br />
Nhà nước về công tác phụ nữ và công tác cán<br />
bộ nữ trong tình hình mới, lồng ghép vấn đề<br />
giới trong quá trình xây dựng và thực hiện các<br />
chương trình, kế hoạch chung. Xây dựng và<br />
hoàn thiện hệ thống pháp luật về phụ nữ và<br />
quyền của người phụ nữ, xử lý triệt để những<br />
vi phạm về bạo hành, ngược đãi, lạm dụng và<br />
buôn bán phụ nữ.<br />
- Bốn là, phát huy vai trò của Hội liên hiệp<br />
phụ nữ Việt Nam và chi hội phụ nữ các cấp<br />
về công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Tích<br />
cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị<br />
trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Đấu<br />
tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính<br />
đáng cho người phụ nữ. Hội Phụ nữ các cấp<br />
phải trở thành trường học rộng lớn trong sự<br />
nghiệp bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, tổ<br />
chức phụ nữ để giúp họ thực hiện sự nghiệp<br />
giải phóng phụ nữ. Giải phóng phụ nữ, thực<br />
hiện bình đẳng về giới là nguyện vọng thiết<br />
tha của phụ nữ, nhưng mỗi người phụ nữ<br />
không thể đứng ra tự giải phóng cho mình mà<br />
cần có một tổ chức đại diện. Vì vậy, Hội Phụ<br />
nữ các cấp cần chủ động phối hợp với các<br />
ngành tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban<br />
hành những chủ trương, chính sách tạo điều<br />
kiện cho công tác phụ vận được thực hiện tốt.<br />
KẾT LUẬN<br />
Chiến tranh đã đi xa, đất nước đã hoàn toàn<br />
thống nhất, toàn Đảng toàn dân ta đang chung<br />
tay, chung sức, chung lòng dựng xây đất nước<br />
ngày càng phát triển. Mặc dù cuộc đấu tranh<br />
đòi quyền bình đẳng và xây dựng xã hội “nam<br />
nữ bình quyền” không còn gay gắt nữa,<br />
nhưng những giá trị trong tư tưởng, quan<br />
điểm của Hồ Chí Minh về người phụ nữ và<br />
vai trò của người phụ nữ Việt Nam vẫn còn<br />
nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Những<br />
tư tưởng, quan điểm của Người vẫn luôn là<br />
ngọn đuốc sáng soi đường để phụ nữ Việt<br />
Nam hôm nay ngày càng nâng cao nhận thức,<br />
phát huy vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của<br />
mình để cống hiếm tâm sức, trí lực dựng xây<br />
một xã hội Việt Nam văn minh, bình đẳng.<br />
259<br />
<br />