intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Cán cân thanh toán

Chia sẻ: Dsfcf Dsfcf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

224
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Cán cân thanh toán nhằm trình bày tổng quan cán cân thanh toán quốc tế, định nghĩa về cán cân thanh toán quốc tế, thực trạng cán cân thanh toán tại Việt Nam hiện nay, kiến nghị các giải pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Cán cân thanh toán

  1. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Tiểu luận Cán cân thanh toán Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 1
  2. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Định nghĩa về Cán cân thanh toán quốc tế Xét dưới một góc độ nhất định, các định nghĩa về cán cân thanh toán trong nhữ ng sách kinh tế vĩ mô, t ài chính quốc t ế về cơ bản là giống nhau. Tuy vậy, quan điểm của quỹ tiền tệ (IMF) được trình bày trong "Sổ tay cán cân thanh toán" (1993) được coi là chính t hức mà các thành viên khi lập cán cân thanh toán phải tuân theo. Theo đó, cán cân thanh toán Quốc tế đư ợc định nghĩa như sau: "Cán cân thanh toán là một bản thống k ê đư ợc thành lập một cách có hệ thống các giao dịch kinh tế của một nư ớc v ới phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thư ờng là một năm. Nhữ ng giao dịch này có thể đư ợc tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các luồng trao đổi về hàng hoá, dịch v ụ và thu nhập; các giao dịch v ề tài sản và các khoản nợ tài chính của một nước với phần còn lại của thế giới. Bản thân một giao dịch đư ợc nhìn nhận như một luồng kinh tế phản ánh sự phát sinh, sự biến đổi, sự trao đổi, sự chuyển giao, hay sự thanh toán các giá tr ị kinh tế và dẫn đến sự thay đổi về quyền sở hữu hàng hoá và hay các tài sản tài chính, cung cấp các dịch vụ, hay cung cấp lao động và vốn. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía ngư ời cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía ngư ời cư trú ở ngoài nư ớc cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.” Phân loại Có 2 loại cán cân thanh toán quốc tế: Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 2
  3. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG  Cán cân th anh toán quốc tế thời kỳ: Là cán cân thanh toán phản ánh tất cả các khoản ngoại tệ đã thu và đã chi của một nước với nước khác.  Cán cân th anh toán quốc tế thời điểm: Là cán cân thanh toán phản ánh những khoản ngoại tệ sẽ thu và sẽ chi vào một thời điểm nào đó. 1.2. Vai trò Cán cân thanh toán quốc t ế phản ánh kết quả của hoạt động trao đổi đối ngoại của nước đó với các nước khác. Cho biết một cách trực quan t ình trạng công nợ của một quốc gia t ại một thời điểm nhất định. Cán cân bội thu hay bội chi cho biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài. Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh địa vị kinh t ế của một quốc gia trên trường quốc t ế. Địa vị này là kết quả tổng hợp của các hoạt động thư ơng mại, dịch vụ và các chính sách rút vốn ra khỏi nước khác. Như vậy cán cân thanh toán quốc tế là một tài liệu quan tr ọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ m ô. Một hệ thống số liệu tốt hay xấu trên cán cân có thể ảnh hưởng đến tỷ giá từ đó sẽ t ạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực trạng của cán cân làm cho nhà hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh tế. Chẳng hạn, thâm hụt cán cân thanh toán có thể làm chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bớt chi tiêu công cộng để giảm chi về nhập khẩu. Do đó chính phủ dự a vào cán cân để thiết kế chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và có những đối sách thích hợp cho từng thời kỳ. 1.3. Các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 5 hạng mục sau: Cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể và tài trợ chính thức. 1.3.1. Cán cân vãng lai Ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. Khoản mục cán cân vãng lai đư ợc chia thành 4 nhóm nhỏ: thư ơng mại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần. Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 3
  4. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG a. Cán cân thương mại: (Cán cân hữu hình)  Hạch toán tất cả các khoản thu từ xuất khẩu hàng hoá và các khoản chi để nhập khẩu hàng hoá. Bảng cân đối thu chi của phần này đư ợc gọi là cán cân thương mại. T hông thường đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài khoản vãng lai . T ất cả các số liệu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá được ghi chép trong cán cân thanh toán được tính theo giá FOB hoặc FAS.  Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu. Ngược lại, cán cân bội chi phản ánh nước đó nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu.  Khi xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu được p hản ánh vào bên Có.  Khi nhập khẩu, trị giá h àng nhập khẩu được phản ánh vào bên Nợ. Vì xuất khẩu làm phát sinh cung ngoại tệ và cầu nội t ệ trên t hị trường ngoại hối. Nhập khẩu làm phát sinh cầu ngoại tệ. b. Cán cân dịch vụ (Cán cân vô hình) Hạch toán các khoản thu từ xuất khẩu và chi để nhập khẩu các loại hình dịch vụ. Bảng cân đối thu và chi của p hần này được gọi là cán cân dịch vụ. Th eo tiêu chuẩn của IMF, hạng mục này có thể phân chia thành:  Dịch vụ vận chuyển: cước phí, hành khách, các khoản khác.  Dịch vụ du lịch: bao gồm các chi phí khách sạn và nhà trọ, các chi phí du lịch khác (nhà hàng, các chuyến thăm quan...).  Các dịch vụ khác. Bao gồm:  Dịch vụ chính phủ: Các giao dịch của các Đại sứ quán, các nhà tư vấn, các cơ quan quân sự quốc phòng; Các giao dịch với các cơ quan khác như: Phái đoàn viện trợ, các phái đoàn du lịch Chính phủ, thông tin và các văn phòng thúc đẩy thương mại.  Dịch vụ tư nhân: Các dịch vụ thông tin và t in học; Các dịch vụ xây dựng; Các dịch vụ bảo hiểm ; Các chi phí bản quyền và giấy phép; Các dịch vụ tài chính; Các dịch vụ kinh doanh khác; Các dịch vụ phục vụ cá nhân. Ghi chép: Xuất khẩu dịch vụ (phản ánh bên Có). Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 4
  5. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nhập khẩu dịch vụ (phản ánh bên Nợ). c. Cán cân thu nhập (Yếu tố thu nhập) Hạch toán t ất cả các khoản thu nhập từ hai yếu t ố sản xuất: Lao động và vốn. Thu nhập từ lao động gọi là thu nhập của người lao động. Thu nhập từ vốn gọi là thu nhập đầu tư.  Thu nhập của người lao động bao gồm lương, thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền hoặc bằng hàng do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.  Thu nhập đầu tư bao gồm:  Thu nhập đầu tư trực tiếp (các khoản thu nhập đầu tư và tái đầu tư)  Thu nhập đầu tư vào giấy tờ có giá (t hu nhập do nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu,các giấy tờ có giá và các công cụ tài chính khác).  Thu nhập đầu tư khác: các khoản thu về tài sản của người cư trú Phản ánh: Thu nhập chảy vào phản ánh bên Có (làm tăng cung ngoại tệ). Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ). d. Chuyển tiền đơn phương: Ghi chép các khoản chuyển giao dưới dạng không hoàn lại như quà tặng, viện trợ và các khoản chuyển giao khác bằng tiền mặt hoặc hiện vật giữa người cư trú và người không cư trú cho mục đích tiêu dùng này bao gồm:  Chuyển giao khu vự c chính phủ: Các khoản viện tr ợ không hoàn lại (các khoản chuyển giao bằng t iền hoặc bằng hàng hóa; quà tặng về t hực phẩm, quần áo, thuốc m en và hàng tiêu dùng khác với mục đích cứu trợ); Các khoản chuyển giao khác.  Chuyển giao khu vực phi chính phủ: Chuyển tiền của người lao động bao gồm n hững khoản chuyển t iền của công nhân lao động ở nước ngoài hơn m ột năm chuyển về nước. Tiền lương của lao động ở nước ngoài dưới một năm cần hạch toán trong m ục t hu nhập của n gư ời lao động. Các khoản viện trợ của tổ chức Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 5
  6. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG phi chính phủ (như tổ chức chữ thập đỏ quốc tế...) bằng tiền hoặc bằng hàng hoặc trợ giúp dưới hình thức kỹ thuật.  Ghi chép:  Các khoản thu đơn phương đư ợc xem như tăng thu nhập nội địa do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ (Phản ánh vào bên Có).  Các khoản phải trả đơn phư ơng do phải thanh toán cho người nước ngoài phát sinh cầu ngoại tệ (Phản ánh vào bên Nợ). 1.3.2. Cán cân vốn và tài chính Phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia). Các luồng vốn gồm hai loại: luồng vốn ngắn hạn và luồng vốn dài hạn. a. Luồng vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào (Có) và chảy ra (Nợ).  Tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng.  Các khoản tiền gửi ngắn hạn. b. Cán cân vốn dài hạn: phản ánh các khoản vốn dài hạn bao gồm:  FDI:  Khi FDI chảy vào phản ánh Có.  Khi FDI chảy ra phản ánh Nợ.  Các khoản tín dụng quốc tế dài hạn:  Tín dụng thương mại dài hạn: khoản vay hoặc cho vay của các tổ chứ c tín dụng nước ngoài theo điều kiện thực tế. Khi đi vay phản ánh bên Có. Khi cho vay hoặc trả nợ thì phản ánh bên Nợ.  Tín dụng ưu đãi dài hạn: Các khoản vay ODA. o Khi đi vay phản ánh bên Có. o Khi cho vay phản ánh bên Nợ.  Các khoản đầu tư gián tiếp khác bao gồm các khoản mua, bán cổ phiếu, trái phiếu quốc tế nhưng chưa đạt đến số lượng kiểm soát công ty. Nếu bán Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 6
  7. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG cổ phiếu,trái phiếu tức là vốn vào t hì phản ánh bên Có. Còn nếu mua thì vốn ra tức là phản ánh bên Nợ.  Các khoản vốn chuyển giao một chiều (không hoàn lại)  Khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư.  Các khoản nợ đư ợc xoá, tài sản của n gư ời di cư : Vào =>Có, Ra=> Nợ. Cán cân vốn thặng dư khi Số phát sinh Có > Số phát sinh Nợ có nghĩa là: Tổng tiền vốn đầu tư vào > Tổng số vốn đầu tư ra và trả nợ. 1.3.3. Lỗi và sai sót Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về t hống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu. Nguyên nhân: Những ghi chép của nhữ ng khoản thanh toán hoặc h oá đơn quốc tế được thực hiện vào nhữ ng t hời gian khác nhau, địa đ iểm khác nhau và có thể bằng nhữ ng phư ơng pháp khác nhau. Do vậy, nhữ ng ghi chép này – cơ sở để xây dự ng những thống kê của cán cân t hanh toán quốc t ế - chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê. 1.3.4. Cán cân tổng thể Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tức lỗi và sai sót bằng không thì cán cân tổng thể là tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn. Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn + Lỗi và sai sót. Kết quả của khoản mục này thể hiện thình trạng kinh tế đối ngoại của m ột quốc gia trong một thời kỳ hoặc tại một thời điểm. Nếu:  Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu “+” : thu ngoại tệ của quốc gia đã (sẽ) tăng thêm.  Kết quả của cán cân t hanh toán mang dấu “-“ : thu ngoại tệ của quốc gia giảm hoặc sẽ giảm thấp. 1.3.5. Tài trợ chính thức (Cán cân bù đắp chính thức) Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các khoản mục sau:  Dự trữ ngoại hối quốc gia.  Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác. Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 7
  8. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG  Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác b ằng đồng tiền của quốc gia có lập cán cân thanh toán... Trong đó dự trữ ngoại hối quốc gia đóng vai trò quyết định do đó để đơn giản trong phân tích, ta coi khoản mục dự trữ ngoại hối chính là cán cân bù đắp chính thức. 1.4. Các trạng thái của cán cân thanh toán. Phân tích cán cân thanh toán là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách thích hợp cho từng th ời kỳ. Cán cân thanh toán Quốc tế cần phải được phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong m ối quan hệ với các tài khoản kinh tế vĩ m ô khác và trong các mối qu an hệ giữa các hạng mục của cán cân thanh toán. 1.4.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán Theo hệ thống kế toán hạch toán kép, tổng các khoản ghi nợ bằng tổng các khoản ghi có cán cân thanh t oán luôn cân bằng. Về nguyên tắc, các giao dịch được ghi trong cán cân thanh toán được chia làm hai loại chính: giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnh. Giao dịch tự định là những giao dịch được thự c hiện vì lợi ích của bản thân chúng. Điểm đặc trưng của giao dịch tự định là chúng được thực hiện độc lập không phụ thuộc vào trạng thái của cán cân thanh toán của nư ớc lập báo cáo. T ất cả các giao dịch khác được gọi là giao dịch điều chỉnh. Các giao dịch điều chỉnh không đư ợc thự c hiện vì lợi ích của chính nó. Đúng hơn, khi các giao dịch tự định để lại một lỗ hổng cần phải được bù đắp thì giao dịch điều chỉnh phải được thực hiện để bù đắp lỗ hổng đó (vì thế mà giao dịch tự điều chỉnh còn được gọi là giao dịch bù đắp). Hãy tưởng tượng m ột đường nằm n gang được vẽ xuyên qua một bảng cán cân thanh toán. Phía trên đường tưởng tượng đó, đặt t ất cả các giao dịch tự định; phía dưới, đặt các giao dịch điều chỉnh. Khi số dư các giao dịch tự định bằng không (có nghĩa là các khoản thu tự định bằng các khoản chi tự định), cán cân thanh toán là cân bằng. Khi tổng các khoản thu tự định (nhữ ng khoản có) lớn hơn tổng các khoản chi tự định (những khoản nợ), thì có m ột thặng dư; và khi tổng số các khoản thu tự định nhỏ hơn tổng số các khoản chi tự định, thì có m ột Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 8
  9. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG thâm hụt. Trong mỗi trường hợp, sự đo lượng m ất cân bằng kế toán (thặng dư hay thiếu hụt) được xác định bằng chênh lệch giữ a tổng số nhữ ng khoản thu tự định và tổng số nhữ ng khoản chi tự định. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnh trong thực tế là không rõ ràng do đó không có cách đo lường kế toán duy nhất về sự m ất cân bằng cán cân thanh toán. Nói chung, để phản ánh trạng thái của cán cân th anh toán quốc tế của một nước người ta thư ờng dùng cán cân tổng th ể (tổng hợp cán cân vãng lai và cán cân vốn và t ài chính). T uy nhiên, cán cân tổng thể đôi khi không đư ợc đánh giá chính xác bằng cán cân vãng lai bởi vì nó không p hản ánh đúng năng lự c sản xuất hay khả năng cạnh tranh kinh tế của một nư ớc. Chẳng hạn, khi một nước thặng dư cán cân thanh toán, điều này nghe có vẻ lành mạnh nhưng nếu đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu lại thấy cán cân vãng lai bị thiếu hụt lớn và được t ài trợ hoàn toàn bằng vay nợ, đầu tư nư ớc ngoài. Do đó, sự phân tích thoả đán g về cơ cấu tài trợ liên quan đến sự ổn định các cân vãng lai trong tương lai là rất cần thiết. 1.4.2. Phân tích tài khoản vãng lai Như ta đã b iết, trong cán cân thanh to án, cán cân vãng lai giữ vai trò quan đặc biệt quan trọng. Vì vậy, khi phân tích cán cân thanh toán cần phải chú trọng phân tích cán cân vãng lai và số dư t ài khoản vãng lai. Các nhà kinh t ế học cho rằng những định nghĩa khác nhau thể hiện những mặt khác nhau của cán cân vãng lai. Trên thực t ế, có bốn định nghĩa về cán cân vãng lai và sự lựa chọn định nghĩa nào phụ thuộc vào mục đích phân tích. Thứ nhất: cán cân vãng lai đo lường các giao dịch kinh tế của một nư ớc v ới phần còn lại của t hế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều (định nghĩa trong Rivera-Batiz, 1989, trang 119). Hay nói cách khác, cán cân vãng lai là tổng của chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (X-M) cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nước n goài (NF) và chuy ển khoản ròng từ nước ngoài (NTR). Theo định nghĩa này, tài khoản vãng lai (CA) sẽ bằng: CA= X-M+NF+NTR Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 9
  10. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Theo định nghĩa này, khi thâm hụt ngân sách vư ợt quá 5% đến 6% GDP có thể có vấn đề và cần chú ý yếu tố nào đã gây r a thâm hụt. Liệu có phải do người dân đã n hập quá nhiều hàng hoá và dịch vụ? Phần thâm h ụt do t iêu dùng bùng nổ có thể được t ài trợ bởi phần rót ra từ các tài khoản dự trữ hoặc tăng các khoản nợ. Trong cả hai trường hợp đều có thể gây ra nhiều vấn đề song tăng các khoản nợ, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn có thể cho thấy dấu hiệu của một nền kinh tế suy yếu và các chính sách gia cần có những hành động khẩn trư ơng. N gư ời đảm nhiệm công tác phân tích cán cân thanh toán cần đư ợc cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết để cố vấn cho các nhà hoạch định chính sách giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Thứ hai: cán cân vãng lai được định nghĩa như chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế . Vì vậy: CA= Y- A A= C + I + G Y: thu nhập A: chi tiêu C: tiêu dùng tư nhân I : Đầu tư tư nhân G: Chi tiêu và đầu tư của chính phủ Định nghĩa này được Alexander đư a ra vào năm 1950. Từ định nghĩa trên ta thấy, cán cân vãng lai của một nước chỉ có thể được cải thiện bằng sự tăng tương đối của t hu nhập quốc dân so với chi tiêu hay sự giảm tư ơng đối chi tiêu so với thu nhập quốc dân. Thứ ba: cán cân vãng lai là chênh lệch giữ a tiết kiệm v à đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. CA = S - I S: Tiết kiệm trong nước I: Đầu tư trong nước CA: Là cán cân vãng lai Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 10
  11. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Nếu chia tổng tiết kiệm (S) và đầu tư (I) của toàn bộ nền kinh tế thành các phần về khu vực chính phủ và tư nhân. Ta có: CA = (Sp + Sg) - (IP + Ig) Hay CA = (Sp – Ip ) + (Sg - Ig) hay CA = (Sp - Ip) + (Sg - Ig) Công thức trên cho t hấy cán cân vãng lai bằng chênh lệch của khu vực tư nhân cộng khu vực chính phủ. Vì vậy, khi đề ra các biện pháp, chính sách nhằm cải thiện cán cân vãng lai phải nghiên cứu tác động của chúng tới hành vi tiết kiệm và đầu tư. Nếu thâm hụt tài khoản vãng lai xuất hiện do các hoạt động đầu tư mạnh thì phần th âm hụt này cần được t ài trợ bởi đầu tư trực tiếp tại nư ớc báo cáo hoặc phần tăng trong các khoản vay bên ngoài hay bởi đầu tư chứng khoán. Tỷ lệ thâm hụt tài khoản vãng lai tương đối lớn (6% hoặc 7%) có thể là bền vững nếu nó liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp mạnh ở nước báo cáo. Thứ tư: Khi công dân một nước cho vay hay mượn m ột lượng tiền của nước ngoài, họ đã tạo ra m ét quan hệ tài sản với phần còn lại của t hế giới. Vì vậy, khi phân tích tiết kiệm v à đầu tư, phải tính đến nguồn t ài chính nư ớc ngoài. Từ đó, có thể định nghĩa tài khoản vãng lai như những thay đổi trong tài sản nư ớc ngoài ròng của quốc gia lập báo cáo với phần còn lại của thế giới. CA = B* t - B t - 1 * B* t : Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn hiện tại d t-1 *: Tài sản nước ngoài ròng giai đoạn trước. Định nghĩa này được Sarch và Larrain mở rộng từ định nghĩa trên. Theo đó, các thay đổi tài sản nước ngoài ròng có thể bù đắp được tình trạng thâm hụt của tài khoản vãng lai. Th ặng dư tài khoản vãng lai có nghĩa là nư ớc này đang tích luỹ t ài sản quốc t ế ròng. N gược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai nghĩa là nước này đang giảm dần tài sản quốc tế ròng hoặc tăng thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài. Như vậy: có t hể định nghĩa tài khoản vãng lai là sự thay đổi vị thế đầu tư quốc t ế ròng của một nư ớc. Như vậy, để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt tài khoản vãng lai cũng như đư a ra nhữ ng biện pháp điều chỉnh có hiệu quả để cải Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 11
  12. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG thiện tình trạng, cần phải có sự phân tích cụ thể từng khoản mục trong cán cân vãng lai, đặc biệt là cán cân thương mại. Thâm hụt cán cân vãng lai không phải bao giờ cũng xấu, điều đó còn phụ thuộc vào khả năn g thanh to án của một nước. Khả năng thanh toán được đánh giá thông qua các chỉ số vĩ mô như : tỷ lệ xuất khẩu/GDP, tỷ giá hối đoái thực t ế, tiết kiệm với đầu tư nội địa. Nếu m ột quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu/GDP lớn, tỷ giá hối đoái ổn định và sát với thự c tế, mứ c tiết kiệm và đầu tư cao thì t hâm hụt cán cân thương mại nếu có cũng ít khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế. Một tiêu chí quan trọng khác để đánh giá tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của một nước là khả năng chịu đựng của cán cân thanh toán vì nó chú ý đến những yếu tố nói trên. Đối với một nước có nợ nư ớc ngoài ròng dư ơng và thâm hụt cán cân vãng lai, m ột "điểm uốn" giữ a thâm hụt và thặng dư là cần thiết để đảm b ảo khả năng thanh toán và khả năng chịu đự ng. Một tiêu chuẩn cần đư ợc xét đến khi đánh giá khả năng chịu đự ng là liệu "điểm uốn" có thể đạt được một cách suôn sẻ và không gây nhữ ng bất ổn cho nền kinh tế khi cán cân thư ơng m aị đảo chiều đột ngột từ thâm hụt sang thặng dư , không tạo ra sù thay đổi lớn trong chính sách (ví dụ: chính sách thắt chặt đột ngột) và không gây ra tình trạng rệu rã của nền kinh tế. Ngoài ra, tài khoản vãng lai bao gồm tài khoản thương mại hàng hoá và dịch vụ, tài khoản t hu nhập và tài khoản chuy ển giao vãng lai. Do đó cần phải phân tích cụ thể từng tài khoản này để tìm r a nguyên nhân của thâm hụt tài khoản vãng lai và đư a ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp. Trong đó cần đặc biệt phân tích cán cân thư ơng mại vì đây thường là nguy ên nhân chủ yếu dẫn đến t hiếu hụt cán cân vãng lai và cũng là đối tượng chính khi cán cân thanh toán m ất cân bằng cơ bản. 1.4.3. Phân tích tài khoản vốn và tài chính Tài khoản vốn và tài chính bao gồm các luồng vốn dài hạn và ngắn hạn, chạy vào hoặc chạy ra k hỏi một nước. H ay nói cách khác, nó là tổng đầu tư của nước ngoài và số vay nợ ròng. Như vậy, tình trạng của cán cân thanh toán có liên quan trực tiếp đến tình trạng tài sản ngoại tệ ròng của một nền kinh t ế. Vì vậy, một Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 12
  13. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG gợi ý nhằm giảm bớt thâm hụt cán cân th anh toán là sự điều chỉnh chính sách của chính phủ nhằm thu hót đầu tư tư nhân hoặc tìm kiếm các khoản vay nước ngoài. Đối với bất cứ nước nào, con đường phát triển cũng đầy rẫy trở ngại. Một trong nhữ ng trở ngại là tiết kiệm không đáp ứng nhu cầu đầu tư. Tuy nhiên, vì lư ợng tư bản vay hôm nay sẽ phải trả trong tương lai nên việc sử dụng chúng một cách có hiệu quả là một điều vô cùng quan trọng. Có nhiều nguồn tài trợ cho sự thâm hụt cán cân vãng lai như ng xét về mặt hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài được đánh giá cao hơn cả vì nó không ảnh hưởng nhiều tới cán cân thanh toán, tới tổng nợ nước ngoài cũng như tăng trưởng kinh tế và không tạo ra dư nợ. Ngoài ra, nó còn là nhịp cầu để chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quản lý hiện đại giúp đất nư ớc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, cần chú ý rằng các nguồn vốn đầu tư này sẽ làm tăng nguồn chuyển giao ra nước n goài, một khi lợi nhuận và cổ tứ c được các nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước. Nhìn chung, các luồng đầu tư nước ngoài khác nhau, dù có tạo ra dư nợ hay không đều t iềm ẩn nhữ ng mất mát nhất định đối với nư ớc tiếp nhận. Beceer và Hargin gợi ý rằng: "Khi thu hút đầu tư nước ngoài, trước hết các công ty trong nư ớc cần xác định nhữ ng khó khăn m à họ phải chấp nhận đối với từ ng hình thức đầu tư và sau đó cân nhắc xem liệu tại nhữ ng thời điểm nhất định nó có đem lại lợi Ých để duy trì hay không?". Nhiều nước đang phát triển sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong tài khoản t ài chính để hỗ trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai và tốc độ phát triển kinh tế còng như trong tài sản dự trữ. Tuy nhiên, bên cạnh nhữ ng lợi ích thiết thực, nhữ ng thay đổi của nguồn vốn này cũng gây lo lắng cho nhữ ng nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Vì vậy, khi xác định rủi ro và khó khăn của mỗi dạng đầu tư nước ngoài, chúng ta cần quan tâm ba vấn đề sau:  Vấn đề thời hạn vay nợ: những khoản nợ ngắn hạn thường rủi ro hơn vì chủ nợ thường yêu cầu trả nợ gốc hơn là nhận lãi trong giai đoạn ngắn.  Liệu nguồn tư bản nư ớc ngoài có t ạo ra gánh nặng nợ nần hay không? Ví dụ: Nếu đi vay thì tình hình kinh doanh tốt hay xấu, việc trả nợ vẫn phải tiến hành. Tr ong khi đó, cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi công ty bán cổ phiếu cho họ làm ăn phát đạt. Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 13
  14. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG  Nguồn vốn trên từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hay là những khoản vay mang tính chất thương mại. Theo ngân hàng thế giới, m ột nước đước coi là nợ nần nghiêm trọng nếu như tỷ lệ giữa giá trị hiện t ại ròng của tổng các khoản trả nợ (PV) và GD P vư ợt quá 80% hoặc tỷ lệ giữa giá trị hiện tại ròng của tổng các khoản trả nợ và tổng xuất khẩu lớn hơn 220%. Ngư ợc lại một quốc gia được coi là có khả năng chịu đựng nợ nếu như chính phủ có thể thự c hiện đư ợc toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ quá hạn trong một thời gian dài, nếu như các khoản nợ đến hạn chiếm tối đa từ 20-25% xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh việc xem xét các khoản nợ theo chủng loại và thời hạn của các công cụ nhận nợ, thì cũng nên phân tích xu hướng thay đổi theo khu vự c các tổ chứ c. Cụ thể là khu vự c chính phủ và tư nhân bởi vì những khu vực này chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau. Các luồng thay đổi của khu vực chính phủ chủ yếu được quy định bởi nhu cầu của ngân sách nhà nước. N gư ợc lại, các luồng thay đổi trong khu vự c tư nhân lại tuỳ thuộc vào mức sinh lời của tài sản trong và ngoài nư ớc. Nhiều nư ớc đang phát triển sử dụng các luồng vốn vào trong tài khoản t ài chính để hỗ trợ bù đắp cho mứ c thâm hụt cán cân vãng lai do nhập khẩu và tốc độ phát triển kinh tế tăng lên, hoặc tăng t ài sản dự trữ. M ặc dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng những thay đổi đột ngột của số vốn rất lớn này cũng gây ra nhiều lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Luồng vốn có 4 vấn đề cần quan tâm chủ yếu sau đây:  Các luồng vốn chảy vào có thể chỉ mang tính tạm thời, và do vậy có thể được rót ra rất nhanh.  Các luồng chảy vào này có thể kích thích tăng cung tiền và làm tăng mức lạm phát trong nước nếu như ngân hàng trung ư ơng can thiệp vào thụ trường ngoại hối để mua ngoại tệ cung ứng dư thừa. Những hậu quả gây lạm phát như vậy có thể tránh được nếu như hoạt động can thiệp này m ang tính chất có khả năng triệt tiêu hiệu ứng tăng cung tiền.  Nếu ngân hàng tr ung ương không can thiệp thì luồng vốn chảy vào có thể làm cho giá của đồng bản tệ tăng lên. Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 14
  15. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG  Các luồng chảy vào có thể đảm bảo cho hiện tư ợng t iêu dùng tăng tạm thời và điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu để trả số nợ tích luỹ. Từ đó, đưa ra n hững nghiên cứu sử dụng chúng một cách hiệu quả. Ví dụ: nguồn vốn OD A nên đầu tư vào xây dựng cơ s ở hạ tầng để tạo tiền đề cho luồng FDI chảy vào trong nước. 1.4.4. Phân tích tài khoản dự trữ và tài trợ Trước đây, tổng tài s ản dự trữ được coi là n guồn bù đắp chủ yếu cho thiếu hụt cán cân th anh toán và hỗ trợ cho chính sách tỷ giá cố định. Ngày nay, trong điều kiện chế độ tỷ giá thả nổi và xu hướng toàn cầu hoá trở nên phổ biến, nhiều hình thức bù đắp khác đã đư ợc áp dụng (ví dụ: vay nước ngoài). Vì t hế, sự thay đổi trong tài sản dự trữ không phải lúc nào cũng phản ánh độ lớn trạng thái mất cân bằng của cán cân thanh toán. Công thức tính tài sản dự trữ ròng: Tài s ản dự trữ ròng = Tổng tài sản dự trữ - Các khoản nợ ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Về nguyên tắc, mức dự trữ cần th iết được đ ánh giá trên cơ sở tổng trị giá hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu dự kiến hoặc khả năn g dễ bị t ổn thư ơng về t ài chính. Nhưng dù sử dụng chỉ số nào thì mức dự trữ cần t hiết cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ tỷ giá hối đoái. T hông t hường, một quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định cần nhiều dự trữ hơn so với m ột quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi vì với chế độ tỷ giá thả nổi, mứ c dự trữ cần thiết chỉ để cải thiện những biến động xấu do tỷ giá gây ra. Ngoài ra, về cơ bản thì mứ c độ tin cậy của các chính sách kinh t ế và lòng tin của thị trường vào các chính sách này là y ếu tố quan trọng để đánh giá mức độ dự trữ cần th iết. Theo thông lệ quốc tế, dự trữ ngoại t ệ thường được tính theo tháng nhập khẩu. Chỉ số này đo lường tổng t ài s ản dự trữ ngoại tệ của m ột nước so với giá trị nhập khẩu hàng th áng. Theo nguyên tắc chung, tổng dự trữ ít nhất bằng ba thán g nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày nay yêu cầu này có thể thay đổi cho phù hợp với từng hoàn cảnh của từng quốc gia. Theo đánh giá mứ c độ phù hợp của dự trữ ngoại hối của một nước, các nhà phân tích cần chú ý các yếu tố sau:  Mức độ mở cửa của tài khoản vốn và tài chính. Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 15
  16. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG  Sẽ dư của tài khoản nợ có tính thanh khoản cao.  Khả năng đi vay vốn của ngân hàng.  Tính thời vụ của hoạt động xuất nhập khẩu. Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 16
  17. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Cán cân vãng lai 2.1.1. Cán cân thương mại Từ năm 2003 đến năm 2011, cán cân thương mại Việt Nam rơi vào tình trạng th âm hụt. N guyên nhân không phải do sự giảm sút trong xuất khẩu mà do nhập khẩu tăng quá nhanh. Kim ngạch nhập khẩu t ăng từ 22,72 tỷ USD năm 2003 lên đến mức kỷ lục 97,4 tỷ USD vào năm 2011. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng nhưng nhìn chung cho cả giai đoạn, kim ngạch nhập khẩu luôn vượt trội so với kim ngạch xuất khẩu dẫn đến cán cân thư ơng m ại vẫn thường xuyên trong trạng thái thâm hụt. (Bảng 1) Tuy nhiên trong năm 2012 và quý I của 2013, Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD và là năm 2012 là năm đầu tiên nước ta xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993. Trong năm chỉ có ba tháng nhập siêu ở mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối năm. Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 17
  18. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN THAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Bảng 1. Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2003 – Quý I/2013 Q úy Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 I/2013 Giá trị Kim (Tỷ 20,15 26,49 32,45 39,83 48,56 62,69 57,1 72,2 96,9 114,6 29,7 ngạch USD) xuất T ăng khẩu trưởng 20,6 31,4 22,5 22,7 21,9 29,1 -8,9 26,4 34,2 18,3 19,7 (%) Giá trị Kim (Tỷ 22,73 28,77 34,89 42,6 58,92 75,47 65,4 77,3 97,4 114,3 29,2 ngạch USD) nhập T ăng khẩu trưởng 28,0 26,6 21,2 22,1 38,3 28,1 -13,3 18,3 25,9 7,1 17,0 (%) C án cân thương mại -2,58 -2,28 -2,44 -2,77 -10,36 -12,78 -8,3 -5,1 -0,4 0,3 0,5 (Tỷ USD) Nguồn: Tổng cục Thống k ê và IMF Country Report Vietnam No 03/382, 06/423, 07/386, 09/110, 10/281, 12/165. Hình 1: Cán cân thương mại Việt Nam từ năm 2003 đến 2012 Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 18
  19. ĐỀ TÀI: CÁN C ÂN T HAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Thống kê cho thấy tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114.6 tỷ USD, t ăng 18.3% so với năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 114.3 tỷ U SD, tăng 7.1%. T heo đó, cán cân thư ơng mại cả năm 2 012 thặng dư khoảng 0.3 tỷ USD. Biểu đồ bên trên cho thấy, thâm hụt thương mại sau khi đạt đỉnh với 18.03 tỷ USD trong năm 2008, đã có dấu hiệu thu hẹp dần; và đến năm 2012, cán cân thương mại đã có thặng dư. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 vẫn giữ được đà tăng ấn tượng 18.3%, bất chấp những khó khăn chung của kinh t ế thế giới. So với Trung Quốc, Ấn Độ và một số nư ớc trong khu vực A SEAN như Philippines, M alaysia, Thái Lan, thì động lực tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay vẫn mạnh mẽ và có phần vư ợt bậc. Tuy nhiên, góp phần không nhỏ vào đà tăng này chủ yếu nhờ vào các doanh nghiệp FDI với mứ c tăng 31.2%. Điều này được giải thích là do họ vẫn duy trì đư ợc lợi thế cạnh tranh và thị trường, trong khi hàng loạt doanh nghiệp trong nước vẫn đang suy yếu. Về mặt hàng xuất khẩu trong năm 2012, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; điện tử máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD, tăng 26,9%.T rong cấu phần kim ngạch xuất khẩu đáng chú ý là 2 nhóm hàng Điện thoại các loại và linh kiện – Điện tử, máy tính và linh kiện có mức tăng trưởng lần lư ợt là 9 7.7% và 69.1% so với năm 2011. Ngoài ra, nhóm hàng nông nghiệp như Th ủy sản, Gạo cũng góp m ặt trong 10 nhóm hàng xuất khẩu mạnh nhất trong năm 2012 (bảng bên dưới). Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong năm 2012 Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 19
  20. ĐỀ TÀI: CÁN CÂN THAN H TOÁN GVHD: TRẦN THỊ BÍCH DUNG Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2012 tăng cao chủ yếu ở khu vự c có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép... Các m ặt hàng tr ên đều thuộc nhóm hàng có tỷ trọng gia công cao, điều này phản ánh hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực thu thấp. Về thị trư ờng hàng hóa xuất khẩu năm 2012, EU vươn lên là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Ở chiều ngư ợc lại, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2012 đạt 114.35 tỷ USD và tăng 7.1% so với năm 2011. Khối doanh nghiệp FDI có mứ c tăng trưởng nhập khẩu ấn tượng với 23.5%, có thể đ ể h ỗ trợ cho nhu cầu xuất khẩu.Về mặt hàng nhập khẩu, kim ngạch một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp tăng là: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 66,8%; v ải đạt 7 tỷ USD, tăng 4,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,2 tỷ USD, tăng 7,9%. Với nền công nghiệp chủ yếu phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu, thì mứ c độ t ăng trư ởng yếu ớt của kim ngạch nhập khẩu đã làm lộ thêm về tình trạng trì trệ của nền kinh tế. Dưới đây là kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong năm 2012. Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất trong năm 2012 Nhóm 9 Lớp Đêm 3 K22 Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2