intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận phần 2 - PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CTY CP XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BÌNH MINH

Chia sẻ: Vu Dinh Hiep | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

597
lượt xem
178
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả của doanh nghiệp. Kết cấu này phản ánh qua tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận phần 2 - PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CTY CP XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BÌNH MINH

  1. II_ PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T ẬP ĐOÀN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BÌNH MINH. 1. Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty. Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nợ phải trả của doanh nghiệp. Kết cấu này phản ánh qua tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp: Nguồn vốn CSH Tỷ suất tự tài trợ = ——————— Tổng nguồn vốn Tỷ suất này cũng được tính riêng cho tài sản lưu dộng và tài sản cố định. Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: Vốn có đủ không? Ở mức độ nào? Khả năng tự độc lập, tự chủ về tài chính ra sao? Chúng ta thấy có các mức độ như sau: • Nếu tỷ suất này từ 40% đến 50% thì được coi là bình thường chấp nhận. Đây là mức phổ biến ở Việt Nam. Trong thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức này. Tỷ suất này từ 50 đến 80% thì có thể kết luận doanh nghiệp đủ vốn. Mức • chủ động về tài chính càng cao khi tỷ suất tài trợ càng cao. Tỷ suất này từ 40% trở xuống thì doanh nghiệp thiếu vốn và khả năng tự • chủ về vốn càng thấp khi tỷ suất tự tài trợ càng thấp. Thực trạng này khá phổ biến ở Việt Nam. Từ biểu 04 ta tính được tỷ suất tự tài trợ của công ty trong 3 năm như sau: 799,103,432,671 Tỷ suất tự tài trợ = 968,635,304,639 = 0.82 896,083,405,340 Tỷ suất tự tài trợ = 1,156,078,716,186 = 0.78 1,097,695,217,952 Tỷ suất tự tài trợ = 1,771,939,500,807 = 0.62 1
  2. Qua việc tính toán ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty giảm dần qua các năm chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn giảm nhẹ hay tỷ lệ nợ ph ải trả tăng lên.Cụ thể: Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2008 là 22.489% tăng lên 4.987% so với năm 2007. Năm 2009 tỷ trọng nợ phải trả trên tổng vốn là 38.05% tăng lên 15.562% so với năm 2008. Nợ phải trả tăng lên ch ủ y ếu do tăng các khoản nợ ngắn hạn và trong các khoản nợ ngắn hạn thì các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng chủ yếu. Như vậy nợ ng ắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thực tế nếu một doanh nghiệp có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đạt tỷ lệ 50_50 được coi là kết cấu tối ưu nhất vì khi đó doanh nghiệp một m ặt đ ảm b ảo đ ược khả năng tự chủ về sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, mặt khác lại tranh thủ được vốn từ các nguồn khác, chiếm dụng vốn của các tổ chức khác với mức độ vừa phải. Ở trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của năm 2009 c ủa công ty là 0.62 tức là công ty vẫn đảm bảo đủ vốn, mức tự chủ về tài chính là khá tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hiện tại năm 2009 chủ yếu là nguồn vốn quỹ còn lại là nguồn vốn kinh phí quỹ khác. Nếu xét tỷ trọng vốn từ nguồn vốn quỹ của công ty thì nguồn vốn quỹ chiếm tỷ lệ lên tới 99.68% còn nguồn vốn kinh phí quỹ khác không đáng kể. Như vậy cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là rất ổn định, có thể sử dụng lâu dài ở doanh nghiệp. Để tính toán chi tiết cho tài sản cố định và tài sản lưu động ta dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty và lập bảng tính toán như sau: 2
  3. Biểu 05: Tỷ suất tự tài trợ vốn của công ty. Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Năm 2007 Năm 2008 % Năm 2009 % Tài sản lưu động 716,513,489,665 758,853,274,358 42,339,784,693 5.91 1,159,727,087,062 400,873,812,704 52.83 Nợ ngắn hạn 169,531,871,968 259,948,521,182 90,416,649,214 53.33 671,288,129,274 411,339,608,092 158.24 Vốn chủ sở hữu lưu động 546,981,617,697 498,904,753,176 -48,076,864,521 -8.79 488,438,957,788 -10,465,795,388 -2.10 Vốn chủ sở hữu 799,103,432,671 896,083,405,340 96,979,972,669 12.14 1,097,695,217,952 201,611,812,612 22.50 Vốn chủ sở hữu cố định 252,121,814,974 397,178,652,164 145,056,837,190 57.53 609,256,260,164 212,077,608,000 53.40 Tài sản cố định 252,121,814,974 397,225,441,828 145,103,626,854 57.55 612,212,413,745 214,986,971,917 54.12 Tỷ suất tự tài trợ TSLĐ(%) 76.34 65.74 -11 -13.88 42.12 -23.63 -35.94 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ(%) 100.00 99.99 -0.01 -0.01 99.52 -0.47 -0.47 3
  4. Nhận xét: Tỷ suất tự tài trợ chung của công ty khá cao đặc biệt là tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định. Tuy nhiên qua các năm tỷ suất tự tài trợ của tài sản cố định và tài sản lưu động đều giảm nhưng nói chung vẫn đảm bảo đủ vốn cho công ty. Tỷ suất tự tài trợ vốn lưu động giảm 13.88% trong năm 2008 là do vốn chủ sở hữu lưu động giảm 8.79%. Năm 2009 tỷ suất tự tài trợ đạt 42.12% giảm đi 23.63 % so với năm 2008 do vốn chủ sở hữu vốn lưu động giảm 2.1% trong khi tài sản lưu động tăng 52.83%. Như vậy ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty cho vốn lưu động là chưa đủ (< 40% ). Nếu với xu hướng như trên thì doanh nghiệp sẽ thiếu vốn cho tài sản lưu động. Trong tương lai doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp nhằm duy trì tỷ lệ tài sản lưu động hợp lý phù hợp với khả năng tăng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ của tài sản cố định là khá cao do giá trị tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với TSLĐ nên khả năng đảm bảo cho TSCĐ là rất lớn. 2. Phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản. Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta thấy nguồn vốn của doanh nghiệp được phân bổ cho tài sản của doanh nghiệp. Sự phân bổ này thể hiện qua các tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn và tài sản và được phản ánh qua các cân đối chính sau: Những tài sản thiết yếu của doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền, hàng • tồn kho và tổng tài sản cố định so với nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Những tài sản đang có của doanh nghiệp bao gồm: vốn bằng tiền, các • khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang so với nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Từ số liệu bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm ta lập bảng phân bổ nguồn vốn cho tài sản của công ty trong 3 năm như sau: 4
  5. Biểu 06: Bảng phân bổ nguồn vốn cho tài sản của công ty. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I_Khả năng trang trải tái sản thiết yếu 452,906,438,544 517,569,659,31 682,101,421,548 Tái sản thiết yếu 2 Nguồn vốn chủ sở 799,103,432,671 896,083,405,34 1,097,695,217,952 hữu 0 346,196,994,127 378,513,746,02 415,593,796,404 Chênh lệch 8 II_Khả năng trang trải tài sản hiện có 672,846,593,944 842,401,765,19 1,117,502,142,601 Tái sản hiện có 8 Nguồn vốn thường 799,103,432,671 896,130,195,00 1,100,651,371,533 xuyên 4 126,256,838,727 53,728,429,806 -16,850,771,068 Chênh lệch Nhận xét: Xét về khả năng trang trải nguồn vốn chủ sở hữu cho tài sản thiết y ếu ta thấy: Năm 2007 nhu cầu vốn trang trải là 452,906,438,544đ, vốn chủ sở hữu đáp • ứng được hoàn toàn và còn dư 346,196,994,427đ. Năm 2008 nhu cầu vốn trang trải là 517,569,659,312đ, vốn chủ sở hữu đáp • ứng dủ và còn dư 415,593,796,404đ. Năm 2009 nhu cầu vốn trang trải là 682,101,421,548, vốn ch ủ s ở h ữu đáp • ứng đủ và còn dư 415,593,796,404. Giá trị chênh lệch hiệu số giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tái sản thiết yếu đều lớn hơn 0. Như vậy có thể thấy nguồn vốn chủ sở h ữu th ừa kh ả năng trang tr ải cho tài sản thiết yếu của công ty và có thể trang trải cho các tài s ản khác c ủa công ty. 5
  6. Xét khả năng trang trải nguồn vốn thường xuyên cho tài sản hiện có ta thấy: Qua 3 năm khả năng này giảm dần. Chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và tài sản hiện có của công ty giảm dần. Đặc biệt trong năm 2009 nhu cầu nguồn vốn thường xuyên trang trải cho tài sản hiện có là 1,117,502,142,601đ trong khi nguồn vốn thường xuyên chỉ đáp ứng được 1,100,651,371,533đ. Tức là còn thiếu 16,850,771,068đ. Công ty phải sử dụng nguồn vốn không thường xuyên không ổn định là 16,850,771,068đ từ bên ngoài. Số lượng vốn này là khá lớn có thể gây rủi ro cho công ty. Công ty cần kịp th ời b ổ sung v ốn ch ủ s ở h ữu, nguồn vốn ổn định cho doanh nghiệp trong thời gian tới. 3. Phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty. Biểu 06 (trang bên) cho ta thấy tình hình biến động nguồn vốn của công ty qua các năm. Từ bảng ta có nhận xét như sau về sự biến động nguồn vốn c ủa công ty: Về tổng nguồn vốn: tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ph ản ánh kh ả năng đáp ứng như cầu nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2008 tổng nguồn v ốn là 1,156,078,716,186 đồng đạt tốc độ phát triển là 1.19 so với năm 2007. Năm 2009 tổng nguồn vốn là 1,771,939,500,807 đồng đạt tốc độ phát triển 1.53. Trong cả thời kì tốc độ phát triển bình quân đạt 1.35. Như vậy nguồn vốn c ủa công ty không ngừng tăng lên hay khả năng đáp ứng nhu cầu v ề v ốn tăng t ạo đi ều ki ện cho tài sản của công ty được mở rộng và công ty có thể mở rộng quy mô s ản xuất. Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên với tốc độ phát triển bình quân cả • thời kì là 1.17. Trong năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh hơn. Qua đó chứng tỏ sức mạnh tài chính của công ty ngày càng tăng lên. Nợ phải trả tăng lên nhanh hơn so với tốc độ tăng vốn chủ sở h ữu. • Cụ thể: năm 2008 nợ phải trả tăng 90,463,438,878đ so với năm 2007 tương 6
  7. đương tốc độ phát triển là 1.53. Năm 2009 nợ phải trả tăng 414,248,972,009 đ so với 2008 tương đương tốc độ phát triển 2.59. Như vậy tốc độ tăng nợ phải trả hơn hẳn so vói tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Mặt khác ta cũng th ấy n ợ ph ải tr ả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng nhanh. Từ đó có th ể thấy doanh nghi ệp mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ nguồn vốn từ bên ngoài. 7
  8. Biểu 07: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty trong 3 năm. Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Φbq Chênh Chênh Giá trị(đồng) Giá trị(đồng) ΦLH ΦLH lệch(đồng) lệch(đồng) A.Nợ phải trả 169,531,871,968 259,995,310,846 90,463,438,878 1.53 674,244,282,855 414,248,972,009 2.59 1.99 I. Nợ ngắn hạn 169,531,871,968 259,948,521,182 90,416,649,214 1.53 671,288,129,274 411,339,608,092 2.58 1.99 II. Nợ dài hạn 0 46,789,664 46,789,664 2,956,153,581 2,909,363,917 63.18 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 799,103,432,671 896,083,405,340 96,979,972,669 1.12 1,097,695,217,952 201,611,812,612 1.22 1.17 I. Nguồn vốn quỹ 788,337,577,734 881,402,285,399 93,064,707,665 1.12 1,094,231,008,456 212,828,723,057 1.24 1.18 II. Nguồn vốn KPQK 10,765,854,937 14,681,119,941 3,915,265,004 1.36 3,464,209,496 -11,216,910,445 0.24 0.57 Tổng nguồn vốn 968,635,304,639 1,156,078,716,186 187,443,411,547 1.19 1,771,939,500,807 615,860,784,621 1.53 1.35 Biểu 05: Tình hình nguồn vốn của công ty trong 3 năm gần đây. 8
  9. 4. Tình hình sử dụng vốn của công ty Thông qua những phân tich ở trên về nguồn vốn công ty trong th ời gian gần đây cho thấy công ty sử dụng, huy động vốn khá hiệu quả. Tổng ngu ồn v ốn liên tục tăng lên, kết cấu vốn và sự phân bổ nguồn vốn cho tài s ản có sự thay đ ổi qua các năm. Ta có thể đánh giá ngắn gọn về tình hình s ử d ụng v ốn c ủa công ty thông qua những ưu, nhược điểm như sau: Ưu điểm: • Công ty có tổng nguồn vốn không ngừng tăng lên với tỷ trọng vốn ch ủ sở hữu ngày càng tăng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty cũng liên tục tăng lên cho thấy công ty đã sử dụng các nguồn vốn vào kinh doanh có hiệu quả. Tỷ lệ nợ phải trả cũng tăng lên đáng kể do nợ ngắn h ạn tăng lên là chủ yếu cho thấy công ty có chiếm dụng vốn từ bên ngoài nhờ đó giảm bớt áp lực về nhu cầu vốn từ bên trong của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu ổn định là thế mạnh của công ty. Khả năng tự tài trợ của nguồn vốn của công ty cho tài s ản của công ty nói chung tương đối đảm bảo. Từ việc phân tích sự phân bổ nguồn vốn cho tài sản của công ty cho thấy nguồn vốn của công ty thừa trang trải cho số tài sản thiết yếu của công ty, do đó với số vốn dư này công ty có thể sử dụng vào mục đích khác nh ằm m ở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh cho công ty. Nhược điểm: • Tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả là rất nh ỏ như v ậy là ch ưa h ợp lý. Nếu công ty tận dụng được nguồn vốn này sẽ tăng được nguồn vốn cho công ty mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, tự chủ về vốn vì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là khá lớn và có xu h ướng tăng do k ết qu ả s ản xu ất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên. Nguồn vốn chủ s ở h ữu l ưu động c ủa công ty giảm trong năm 2008 và 2009, đồng thời tài sản lưu động tăng lên m ạnh đ ặc 9
  10. biệt trong năm 2009 nên nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho tài sản lưu động ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty. Khả năng trang trải của vốn cho tài sản hiện có là chưa đủ. Năm 2009 còn thi ếu 16,850,771,068đ chứng tỏ công ty vẫn có nguy cơ rủi ro tiềm ẩn về vốn. Nếu không có biện pháp thích hợp sẽ dẫn đến mất cân đối vốn và ảnh h ưởng đ ến khả năng tự chủ về vốn của công ty. 10
  11. III_ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY. Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và du lịch Bình Minh luôn đ ược s ự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt của chính quyền địa phương mà công ty hoạt động đặc biệt là vấn đề tìm và tạo vi ệc làm. Công ty c ần t ận d ụng ưu thế này để tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản với địa bàn hoạt động rộng, th ời gian thi công các công trình kéo dài nên khả năng quay vòng về vốn lưu động của công ty là khó khăn. Tài sản lưu động tăng lên nhanh chóng và ngu ồn v ốn c ủa công ty không đảm bảo được khả năng trang trải là điều tất y ếu. Công ty c ần cân đối lại tỷ lệ tài sản lưu động và nợ ngắn hạn theo h ướng duy trì m ột tỷ l ệ nợ ngắn hạn hợp lý để nguồn vốn chủ sở hữu lưu động đủ kh ả năng trang tr ải cho tài sản lưu động. Hơn nữa khả năng trang trải của vốn cho tài sản cố định còn cao nên có thể chuyển số vốn dư thừa đó sang để đảm bảo cho tài s ản l ưu động. Tỷ trọng nợ dài hạn của công ty là rất nhỏ so với n ợ ng ắn h ạn và v ốn ch ủ sở hữu. Trong thời gian tới công ty có thể thực hiện huy động thêm nguồn vốn này vừa đảm bảo khả năng trang trải cho tài sản, đảm bảo được khả năng về vốn khi khả năng quay vòng của vốn lưu động khó khăn do đặc thù của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu là thế mạnh của công ty nhưng việc duy trì với 1 t ỷ lệ khá cao như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn ch ủ s ở hữu. Công ty nên phân bổ nguồn vốn này cho kinh doanh và đầu t ư vào các ho ạt động tài chính khác như đầu tư chứng khoán đồng thời duy trì một tỷ lệ thích hợp với nguồn nợ phải trả. 11
  12. KẾT LUẬN Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp nào, thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều kiện tiên quy ết để cho doanh nghiệp có thể hoạt động được là phải có vốn kinh doanh. Với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì bằng mọi cách phải sử dụng đồng vốn một cách hi ệu qu ả hoặc hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội. Do vậy đòi h ỏi các nhà tài chính phải luôn tìm các phương sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Có nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn khác nhau nhưng cơ sở của mỗi biện pháp đều phải bắt nguồn từ việc xác định một cơ cấu vốn hợp lý nên việc phân tích ngu ồn vốn là h ết s ức quan trọng. Từ sự phân tích kết cấu vốn, sự biến động ngu ồn vốn, liên h ệ gi ữa nguồn vốn và tài sản cũng như kết quả sản xuất kinh doanh sẽ cho ta bi ết c ơ cấu nguồn vốn hiện tại của công ty đã hợp lý hay ch ưa? C ần ph ải thay đ ổi theo hương nào? Sau đó có biện pháp tác động cụ th ể để nâng cao hi ệu qu ả s ử d ụng vốn. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2