intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận quản trị chất lượng: Tiêu chuẩn SQF

Chia sẻ: Lê Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

401
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SQF là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng cần thiết để xác định các rủi ro về chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như để đánh giá và theo dõi các biện pháp kiểm soát. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận quản trị chất lượng: Tiêu chuẩn SQF

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Đề tài: TIÊU CHUẨN SQF LỚP : 01DHQT1 SVTH: Nhóm 1 GVHD: Ngô Đình Tâm
  2. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013 DANH SÁCH SINH VIÊN STT Họ và Tên MSSV 1 Nguyên Thị Kim Hiêu ̃ ́ 2013100052 2 Nguyễn Thị Hồng 2013100199 3 Nguyễn Thị Linh Huệ 2013100039 4 Lê Thị Hoài Mi 2013100040 5 Phạm Thị Thu Ngọc 2013100103 6 Nguyễn Thị Thu Phú 2013100265 7 Hoàng Thị Thanh Tâm 2013100399 8 Nguyễn Thị Tâm 2013100281 9 Nguyễn Thị Bích Thảo 2013100068 10 Phạm Thị Kim Thoa 2013100059 11 Trần Thị Cẩm Tiên 2013100145 12 Bùi Võ Tú Trinh 2013100084 13 Nguyễn Thị Thanh Tuyền 2013100323 14 Nguyễn Thị Thạch Yên 2013100057 GVHD: Ngô Đình Tâm 2
  3. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 MỤC LỤC DANH SÁCH SINH VIÊN...............................................................................................2 MỤC LỤC........................................................................................................................ 3 LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ SQF....................................................................................5 1.1. SQF là gì?................................................................................................................... 5 1.2. Điều kiện để được chứng nhận SQF....................................................................5 1.3. Những cơ hội và thách thức khi áp dụng SQF......................................................6 PHẦN 2. NỘI DUNG VỀ SQF 2000...............................................................................7 2.1. Các nội dung của SQF 2000.....................................................................................7 2.2. Các cấp của SQF 2000..............................................................................................7 2.3. Vai trò của SQF 2000................................................................................................8 2.4. SQF 2000 được áp dụng như thế nào.....................................................................8 2.5. Ví dụ áp dụng SQF 2000 trong thực tế..................................................................8 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 13 GVHD: Ngô Đình Tâm 3
  4. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 LỜI MỞ ĐẦU Với sự phát triển của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trên thị tr ường r ất nhanh hiện nay, những đòi hỏi, yêu cầu về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ ngày càng cao. Các doanh nghiệp, tổ chức phải xây dựng cho mình một hệ thống chất lượng tốt để giúp cho doanh nghiệp, tổ chức của mình có được những định hướng chất l ượng phù hợp để phát triển và có được lợi thế trên thị trường, giúp cho doanh nghiệp, tổ chức thành công. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống chất lượng tốt thì việc quản lý hệ thống chất lượng đó như thế nào để hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn cũng là một việc rất cần thiết và quan trọng. Hệ thống chất lượng được quản lý dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn do một hay nhi ều tổ chức tiêu chuẩn hóa xây dựng và ban hành, “tiêu chuẩn SQF” là một trong những tiêu chuẩn đó . Vậy SQF là gì? Có tác dụng và lợi ích như thế nào? Được áp dụng tại đâu?... Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em sẽ trình bày đề tài “ Tiêu chuẩn SQF” ở bài tiểu luận của nhóm. Hy vọng qua bài tiểu luận, nhóm chúng em có thể giúp các bạn trang bị cho bản thân mình một số kiến thức hữu ích chuẩn bị cho hành trình trong tương lai. Dù nhóm đã cố găng nhưng bai lam vẫn con nhiêu sai sot, mong thầy và cac ban đong ́ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ́ gop ý kiên để bai lam cua nhom cang hoan thiên hơn. ́ ́ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ̣ Chung em xin chân thanh cam ơn! ́ ̀ ̉ GVHD: Ngô Đình Tâm 4
  5. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ SQF. 1.1. SQF là gì? • SQF là từ viết tắt của Safe Quality Food (an toàn chất lượng thực phẩm). • SQF là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra các yêu cầu về Hệ thống quản lý chất lượng cần thiết để xác định các rủi ro về chất l ượng và an toàn thực phẩm cũng như để đánh giá và theo dõi các biện pháp kiểm soát. Tiêu chuẩn SQF được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của HACCP. • SQF bao gồm SQF 1000 và SQF 2000: o SQF 1000 được thiết kế cho các nhà sản xuất nguyên liệu (ví dụ nuôi trồng, chế biến thức ăn gia súc…). o SQF 2000 đưa ra các yêu cầu đối với nhà chế biến và phân phối thực phẩm (ví dụ chế biến sữa, thịt…). 1.2. Điều kiện để được chứng nhận SQF. • Lãnh đạo cao nhất đưa ra các cam kết của doanh nghiệp về an toàn thực phẩm, chất lượng và liên tục cải tiến, đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết để đ ạt được các mục tiêu. • Đào tạo cho những người thực hiện các công việc quan trọng liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. • Đưa ra những quy định bằng văn bản đối với nhà cung cấp về những nguyên liệu và dịch vụ mua vào có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm. Kiểm tra trước khi sử dụng các nguyên liệu và dịch vụ có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn thực phẩm. • Yêu cầu đối với thành phẩm cần được lập thành tài liệu, đ ược phê duy ệt b ởi khách hàng nếu có yêu cầu. • Xác định và lập thành tài liệu các biện pháp có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm trong Kế hoạch an toàn thực phẩm. • Xây dựng thủ tục miêu tả cách thức tiến hành khắc phục và phòng ngừa sự không phù hợp. Thiết lập thủ tục miêu tả việc xử lý sản phẩm hoặc nguyên liệu không phù hợp tìm thấy trong quá trình tiếp nhận, lữu giữ, chế biến, đóng gói hoặc phân phối. • Tất cả thiết bị đo kiểm được sử dụng để giám sát các hoạt động trong Kế hoạch SQF hoặc để minh chứng sự tuân thủ với các yêu cầu của khách hàng cần được định kỳ hiệu chỉnh nhằm đảm bảo độ chính xác. • Tiến hành đánh giá nội bộ nhằm đảm bảo tính hiệu quả của Hệ thống SQF 2000 và kế hoạch SQF 2000. Xem xét lại hệ thống nhằm đảm bảo Hệ thống SQF 2000, chính sách quản lý và các mục tiêu được xem xét định kỳ. GVHD: Ngô Đình Tâm 5
  6. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 • Có thủ tục để xử lý các phàn nàn của khách hàng, quy định người có trách nhiệm điều tra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục phàn nàn của khách hàng. • Có thủ tục quy định trách nhiệm, phương pháp lấy mẫu và phân tích thành phẩm và quá trình sản xuất nhằm đảm bảo tuân thủ với yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của các bên liên quan. • Tài liệu và hồ sơ liên quan cần được kiểm soát, lưu giữ. • Có quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm, cách xác định nguyên liệu thô và các loại đầu vào khác có thể ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn của thành phẩm.  Tóm lại: Một số tổ chức chất lượng quốc tế đưa ra tiêu chuẩn SQF để cấp chứng nhận nhằm thông báo cho khách hàng ĐÂY LÀ THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG AN TOÀN về phương diện vệ sinh khi sử dụng và an toàn về phương diện môi trường. 1.3. Những cơ hội và thách thức khi áp dụng SQF. • Chứng nhận SQF mang lại rất nhiều lợi ích và giá trị cho các nhà cung cấp. Bằng việc tuân thủ một tiêu chuẩn tự nguyện được quốc tế công nhận, SQF đã làm giảm được nhu cầu thanh tra nhiều lần cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau, cho phép nhà cung cấp chuyển các nguồn lực từ việc tuân thủ thanh tra nhiều lần đối với một loạt hệ thống chứng nhận. • SQF là một hệ thống giữa các nhà kinh doanh, chủ yếu được xây dựng cho các nhà sản xuất ban đầu bán cho các nhà chế biến thực phẩm, do đó không có nhãn sản phẩm. GVHD: Ngô Đình Tâm 6
  7. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 PHẦN 2. NỘI DUNG VỀ SQF 2000. 2.1. Các nội dung của SQF 2000. • Sự cam kết. o Chính sách chất lượng. o Tổ chức. o Huấn luyện. • Các nhà cung cấp. o Mua hàng. o Kiểm tra NVL thô. • Kiểm soát sản xuất. o Kiểm soát quá trình. o Hành động khắc phục. o Vận chuyển, đóng gói, lưu trữ và giao hàng. o An toàn thực phẩm. • Kiểm tra và thử nghiệm. o Kiểm tra, đo lường và thử nghiệm thiết bị. o Tình trạng kiểm tra và thử nghiệm. o Đánh giá nội bộ. • Kiểm soát nội bộ và hồ sơ chất lượng. o Kiểm soát tài liệu. o Hồ sơ chất lượng. • Nhận dạng và truy tìm sản phẩm. 2.2. Các cấp của SQF 2000.  SQF 2000 được chia làm 3 cấp, mỗi cấp chỉ ra một mức độ yêu cầu khác nhau về hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp: GVHD: Ngô Đình Tâm 7
  8. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 • Cấp 1: An toàn thực phẩm cơ bản – Chương trình tiên quyết và biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cơ bản phải được thực hiện để tạo nền tảng cho việc nâng cao hiệu lực Hệ thống quản lý của doanh nghiệp. • Cấp 2: Kế hoạch an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP – Là sự kết hợp các yêu cầu của cấp 1 và tiến hành phân tích mối nguy về ATTP của các quá trình để xác định các mối nguy và đưa ra hành động loại bỏ, phòng ngừa hoặc giảm thiểu mối nguy. • Cấp 3: Hệ thống Quản lý Chất lượng và An toàn thực phẩm toàn diện – Kết hợp các yêu cầu của cấp 1, 2 và yêu cầu tiến hành phân tích mối nguy về chất lượng thực phẩm, thực hiện các hành động để phòng ngừa rủi ro do chất lượng kém.  Lưu ý: Để chứng nhận SQF 2000 cấp 3, doanh nghiệp phải được chứng nhận cấp 1 và 2. 2.3. Vai trò của SQF 2000. 2.3.1. Tại sao SQF 2000 có ý nghĩa. Bởi vì SQF 2000 là một hệ thống bảo vệ, cung cấp niềm tin chắc chắn rằng an toàn thực phẩm được quản trị một cách có hiệu quả. Nó làm cho các nhà cung cấp chú trọng vào an toàn và chất lượng thực phẩm và tập trung vào việc bảo quản như một phương pháp để kiểm soát. 2.3.2. Sự hỗ trợ của SQF 2000. SQF sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thủy sản kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất thông qua việc kiểm soát các điểm có nguy cơ tiềm ẩn các mối nguy hại cao đối với sức khỏe con người. 2.3.3. Lợi ích mà SQF 2000 đem lại. • SQF 2000 đem lại lợi ích trước hết cho người tiêu dùng, những người mua các sản phẩm thủy sản với mong muốn các sản phẩm đó luôn đ ảm bảo an toàn tuyệt đối với sức khỏe của họ. • Trên cơ sở đem lại lợi ích đó, SQF 2000 sẽ đem lại sự phát triển vững chắc cho chính bản thân Doanh nghiệp áp dụng nó. • Ngoài ra, SQF 2000 còn giúp các nhân viên tổ chức áp dụng có những nhận thức đúng đắn về các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản, từ đó có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm cuối cùng 2.4. SQF 2000 được áp dụng như thế nào?  SQF 2000 được áp dụng tại: • Các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy sản mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. • Các phân xưởng trực tiếp chế biến thủy sản. GVHD: Ngô Đình Tâm 8
  9. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 2.5. Ví dụ áp dụng SQF 2000 trong thực tế. 2.5.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng- trang thiết bị.  Ngay từ những năm đầu thành lập, nhà xưởng được đầu tư với nhiều thiết bị hiện đại, các thiết bị đều được nhập từ các nước Châu Âu, và được hiệu chuẩn hàng năm theo qui định của Quatest 3 nhằm đảm bảo tính chính xác cao. • Hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế: Nhận thấy một số doanh nghiệp khác, không chú trọng đầu tư vào chiều sâu, vào chất lượng.., mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt.., công ty đã mạnh dạn chấp nhận việc tăng trưởng chậm, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận…. mà chịu đầu tư nhiều tốn kém để có được nhà xưởng với nhiều trang thiết bị hiện đại như ngày nay. Áp dụng các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001:2008 và tiêu chuẩn quốc tế “Thực phẩm chất lượng an toàn” bao gồm SQF 2000/ HACCP/GMP/SSOP, hàng năm được giám sát, đánh giá và chứng nhận bởi tổ chức quốc tế SGS – Thuỵ sĩ và được kiểm soát bởi viện SQFI tại Mỹ. Đây là tiêu chuẩn Cty tự nguyện áp dụng nhằm hướng đến đỉnh cao của chất lượng với tiêu chí: " SAPUWA tận cùng của sự tinh khiết". • Phòng thí nghiệm: được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay gồm: máy phân tích quang phổ, kính hiển vi, tủ sấy, nồi hấp tiệt trùng, cân phân tích, máy pH… có thể kiểm nghiệm các tiêu chuẩn vi sinh hoá lý theo tiêu chuẩn quy định nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất. QCVN số 6.1:2010/BYT. • Công nghệ thông tin: vi tính hóa toàn bộ hệ thống được áp dụng nối mạng vi tính cho tất cả các phòng ban, cửa hàng trực thuộc công ty để xử lý nhanh các dữ liệu tại hầu hết các vị trí công việc. Việc áp dụng thành công các chương trình quản lý, áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại đã giúp đơn vị nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm... Ngoài ra, công ty còn liên tục cập nhập mớinhững thông tin về các hoạt động của sản xuất, kinh doanh và các thông tin khác rất bổ ích có liên quan đến ngành sản xuất nước uống cũng như các trong thông tin hội nhập trong thời kỳ đổi mới trên website này, để cho toàn thể nhân viên có điều kiện trau dồi và cập nhật kiến thức. Cũng như mong ước được góp phần cung cấp thêm thông tin cần thiết trong giai đoạn hội nhập, cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu…. đáp ứng yêu cầu của khách hàng, ngày càng phát triển và giữ vững uy tín thương hiệu SAPUWA. • Đầu tư hệ thống quản lý từ xa: Sử dụng các công nghệ tiên tiến như hệ thống camera điều khiển từ xa, kết nối với toàn bộ các đơn vị trực thuộc Sapuwa, thông qua internet và các thiết bị di động. Nhằm tổ chức trao đ ổi thông tin trực tiếp như: hội thảo, hội họp từ xa, và giúp cho Ban giám đốc và các cấp lãnh đạo của công ty tổ chức quản lý các hoạt động của công ty được thông suốt và có hiệu quả cao. GVHD: Ngô Đình Tâm 9
  10. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 2.5.2. Quy trình sản xuất. • Quy trình sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai của SAPUWA là một quy trình sản xuất hoàn toàn tự động khép kín, được kiểm soát trong suốt quá trình từ đầu đến cuối công đoạn theo tiêu chuẩn Quốc tế:GMP/SSOP/HACCP/ISO 9001/SQF 2000CM. Nhà Máy được đầu tư nhiều thiết bị hiện đại nhất, ứng dụng các quy trình công nghệ tin tiến trên thế giới. • Các quy trình khép kín tự động, từ khai thác nước cho đến các quy trình l ọc, đều được xử lý qua các hệ thống như: hệ siêu lọc, các hệ tiệt trùng ... Được kiểm soát theo tiêu chuẩn Quốc tế: HACCP/SQF 2000CM./ISO 9001. Nhà Máy đầu tiên tại Việt Nam đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới.Tiệt trùng bằng Ozone(O¬¬3 ) trong xử lý nước.  Đôi nét về phòng thí nghiệm: GVHD: Ngô Đình Tâm 10
  11. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 Được trang bị các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay gồm: Máy phân tích quang phổ, kính hiển vi, tủ ấm, tủ sấy, nồi hấp tiệt trùng, cân phân tích, máy pH...…Các thiết bị nhập từ các nước Châu Âu,… được hiệu chuẩn hằng năm theo quy định bởi Quatest 3. Nhằm đảm bảo tính chính xác.Cán bộ quản lý được chuyên gia nước ngoài đào tạo cấp bằng Quốc tế cùng đội ngũ Kỹ sư có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.  Quy trình sản xuất nước chai: • Giai đoạn 1: Chuẩn bị nắp. Nắp được rửa sạch từ khu vực rửa nắp sau đó được đưa vào ngăn chứa đ ể sản xuất. • Giai đoạn 2: Chuẩn bị vỏ chai. Vỏ chai mới, được đưa vào băng tải, máy tự động chuyển chai vào, súc rửa bằng hóa chất tiêt trùng. • Giai đoạn 3: Chiết nước đóng nắp. GVHD: Ngô Đình Tâm 11
  12. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 o Máy tự động chuyển chai vào súc rửa bằng hóa chất tiệt trùng, tráng lại bằng nước thành phẩm . Chai tiệt trùng được đưa qua chiết nước, đóng nắp tự động. o KCS kiểm tra chất lượng chai đã đóng nắp đi ra băng tải. o Chuyền qua máy in hạn sử dụng lên nắp chai. o Chai được lồng nhãn thân và cổ chuyển tự động qua máy sấy màng co. o Đóng thùng thành phẩm chuyển qua kho trung chuyển, thực hiện thủ tục lưu kho… 2.5.3. Tiêu chuẩn SQF 2000CM /HACCP/ISO 9001 “Thực phẩm – Chất lượng – An toàn”.  Tại sao SAPUWA phải áp dụng SQF 2000CM? • Xuất phát từ triết lý kinh doanh của SAPUWA “Chất lượng là yếu tố quan trọng”, vì thế trong suốt quá trình hoạt động, SAPUWA luôn luôn học hỏi và áp dụng những kỹ thuật tiên tiến, các tiêu chuẩn về chất lượng khắc khe GVHD: Ngô Đình Tâm 12
  13. Quản Trị Chất Lượng SVTH: NHÓM 1 nhất để tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng, phù hợp với quy đ ịnh bảo vệ môi trường của Việt Nam và quốc tế. • Điều này đòi hỏi đối với nhà sản xuất chân chính có lương tâm nghề nghiệp mới dám thực hiện và áp dụng tiêu chuẩn này, bởi cần phải có sự đầu tư rất lớn không những về cơ sở vật chất còn còn phải đầu tư vào yếu tố đào tạo nhân sự có trình độ chuyên môn, tay nghề, … trong việc thực hiện tiêu chuẩn này. KẾT LUẬN SQF là một trong những hệ thống quản lý chất lượng, nó giúp quản lý và phòng ngừa những rủi ro bao gồm các kết quả của việc thực hiện và vận hành kế hoạch SQF nhằm bảo đảm cho an toàn và chất lượng trong doanh nghiệp thực phẩm. Do đó quản lý chất lượng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Nó giúp cho doanh nghiệp có khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ chi phí phát sinh không cần thiết, tăng sức cạnh tranh, tăng vị thế của doanh nghiệp trên thương trường nhờ đó doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững. Nhờ có quản trị chất lượng, lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội ngày càng thống nhất. Chất lượng thực chất có tác động mạnh mẽ tới những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đang trở thành vấn đề bức xúc trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là chất lượng an toàn thực phẩm (SQF) quyết định đến sự phát triển của cả nền kinh tế. Và có thể khẳng định một điều rằng các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển được, không còn cách nào khác là nhanh chóng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hy vọng rằng qua bài tiểu luận trên của nhóm, mọi người đã có thể hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn SQF và tầm quan trọng của nó! GVHD: Ngô Đình Tâm 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0