Tiểu luận quản trị rủi ro: Ứng dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro giá xăng dầu hiện nay tại Việt Nam
lượt xem 61
download
Tiểu luận quản trị rủi ro: Ứng dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro giá xăng dầu hiện nay tại Việt Nam nhằm đánh giá các vấn đề liên quan đến thị trường các công cụ phái sinh, đánh giá hoạt động thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam, xác định vai trò của việc nghiên cứu các công cụ phái sinh đối với nền kinh tế thế giới và ở Việt Nam và nêu ra một số biện pháp cụ thể cũng như việc thu thập thông tin để ứng dụng các công cụ phái sinh vào thị trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận quản trị rủi ro: Ứng dụng các công cụ phái sinh trong việc quản trị rủi ro giá xăng dầu hiện nay tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO Tiểu luận ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRO NG VIỆC Q UẢN TRỊ RỦI RO GIÁ XĂNG DẦU HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: TS.Mai Thu Hiền Nhóm thực hiện: Nhóm 5 72. Nguyễn Huy Thành 33.Nguyễn Thị Mai Hương 52. Đinh Văn Nghị 76. Nguyễn Thị Minh Thu 88. Đỗ Quang Tùng Lớp: TCNH 19A Hà Nội - Năm 2013
- PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải tăng cường các hoạt động nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân, đồng thời phải cạnh tranh với nhau giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Việc bình ổn giá trong xu thế thị trường hiện nay là một vấn đề rất quan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế, kìm chế lạm phát cao của nền kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất tiêu dùng ngày càng tăng, nhiều ngành nghề phải chịu sự tác động của sự biến động giá cả. M ặt hàng xăng dầu là một nhân tố mà mỗi quốc gia đều phải sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất, nó cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế, đất nước muốn phát triển thì phải có nguồn năng lượng. Hiện nay xăng dầu vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu. Giá cả của xăng dầu trong thời gian qua tăng rất cao liên tục phá vở những kỷ lục về giá cả gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. M ặc dù, chính phủ đã có những kế hoạch dài hạn để tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào lượng nhập khẩu bằng biện pháp tự sản xuất các sản phẩm hóa dầu thay cho việc hiện nay chỉ là sơ chế. Nhưng để thực hiện được điều này, lo rằng cần phải có một khoảng thời gian khá dài, trong khi đó xăng dầu luôn là mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế. Việc giá xăng dầu cao và ngày càng tăng làm giảm mức sống của dân cư xuống dưới mức lẽ ra đã có thể đạt được do tổng tiêu dùng cho sản phẩm xăng dầu tăng lên tương đối so với thu nhập. Do xăng dầu là yếu tố đầu vào của hầu như tất cả các ngành kinh tế khác, nên giá đầu vào tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, sẽ kéo theo giá đầu ra sản phẩm tăng lên dẫn đến chỉ số giá cả nói chung gia tăng, ảnh hưởng đến sức mua của xã hội và gây ra áp lực lạm phát. M ột thị trường tài chính phái sinh còn ít được biết tới ở Việt Nam. Doanh nghiệp dường như còn quá xa lạ với những công cụ để phòng tránh rủi ro cho hoạt động kinh doanh trước những biến động của thị trường. Các ngân hàng thương mại về việc áp dụng các công cụ phái sinh còn rất hạn chế, đặc biệt ở các ngân hàng thương mại quốc doanh, trong khi khối ngân hàng này có lợi thế hơn vì quy mô hoạt động và vốn. Trong khoảng thời gian 2005 đến tháng 9/2007 mới chỉ có hơn 40 hợp đồng hoán đổi lãi suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn khác được phép thực hiện. Hiện nay, các nước trên thế giới đã sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá của nhiều mặt hàng trong đó có xăng dầu. Nhưng các công cụ này rất ít các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng và với mặt hàng xăng dầu các công cụ phái sinh chưa được 1
- sử dụng. Đề tài này nghiên cứu về thị trường quyền chọn, giao sau và cách thức sử dụng quyền chọn và giao sau để phòng ngừa biến động giá nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam. Phân tích ảnh hưởng biến động giá xăng dầu của Việt Nam trong thời gian qua, phân tích tác dụng của việc sử dụng quyền chọn và giao sau trong phòng ngừa rủi ro biến động giá nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam, xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp ứng dụng thị trường quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam. 1. M ục tiêu đề tài. 2.1 M ục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, đánh giá hoạt động liên quan đến các công cụ phái sinh . Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường các công cụ phái sinh. Những vấn đề xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam. Sử dụng các công cụ phái sinh vào việc bình ổn giá xăng dầu. 2.2 M ục tiêu cụ thể: Đánh giá các vấn đề liên quan đến thị trường các công cụ phái sinh.. Đánh giá hoạt động thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam. Xác định vai trò của việc nghiên cứu các công cụ phái sinh đối với nền kinh tế thế giới và ở Việt Nam. Nêu ra một số biện pháp cụ thể cũng như việc thu thập thông tin để ứng dụng các công cụ phái sinh vào thị trường. 2. Kết quả mong đạt được. Giới thiệu cho nhiều người hiểu biết về thị trường các công cụ phái sinh. Giới thiệu cho các tổ chức cá nhân cũng như đơn vị có hướng nghiên cứu ứng dụng công cụ phái sinh về vai trò của thị trường các công cụ phái sinh vào các mặt hàng xăng dầu cũng như các sản phẩm khác giúp xác định được mục tiêu cũng như ổn định thị trường. Các hoạt động của thị trường các sản phẩm phái sinh đi vào nề nếp trở thành một thói quen của các doanh nghiệp và cá nhân. Nâng cao vị thế của doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu về thị trường sản phẩm phái sinh trên thế giới và tình hình phát triển ở Việt Nam. Tình hình biến động xăng dầu trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian qua. 4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tại văn phòng: Thông qua sách, báo chí, tài liệu, internet… 2
- Nghiên cứu thực tế: Xem xét việc sử dụng các công cụ phái sinh tại các Ngân hàng. Theo dõi những hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. 3
- MỤC LỤC Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1 Thuật ngữ và khái niệm................................................................................ 6 1.1.1 Phòng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh ............................. 6 1.1.2 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh............................ 6 1.1.3 Các khái niệm giao sau và quyền chọn.................................. 7 1.1.3.1 Hợp đồng giao sau ..................................................................... 7 1.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn ................................................................ 11 1.2 Đặc điểm ...................................................................................................... 12 1.2.1 Đặc điểm của hợp đồng giao sau ......................................... 13 1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn.................................... 14 1.2.2.1 Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn bán ................................... 15 1.2.2.2 Đặc điểm cuả hợp đồng quyền chọn mua................................. 15 1.3 Những kinh nghiệm của thế giới và trong khu vực trong việc sử dụng các công cụ phái sinh............................................................................................... 15 Chương 2: Thực trạng của tình hình xăng dầu trên thế giới và việc sử dụng các công cụ phái sinh để bình ổn giá xăng dầu. 2.1 Nhận định chung về tình hình xăng dầu ở các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới............................................................................................................... 17 2.2 Ảnh hưởng của tình hình xăng dầu trên thế giới đến Việt Nam ................ 29 2.3 Tại sao giá xăng tăng đột biến trong những năm gần đây ......................... 32 Chương 3: Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu hiện nay 3.1 Ứng dụng các công cụ phái sinh trong các hoạt động xăng dầu hiện nay trên thế giới.......................................................................................................... 35 3.1.1 Thị trường phi tập trung ...................................................... 35 3.1.1.1 Thị trường giao sau phi tập trung................................................. 35 3.1.1.2 Thị trường quyền chọn phi tập trung ........................................... 35 3.1.2 Thị trường tập trung............................................................. 37 3.1.2.1 Thị trường giao sau tập trung....................................................... 38 3.1.2.2 Thị trường quyền chọn tập trung.................................................. 38 3.1.3 Cơ chế yết giá giao sau và quyền chọn ................................ 39 4
- 3.1.3.1 Hợp đồng giao sau .............................................................. 39 3.1.3.2 Hợp đồng quyền chọn......................................................... 41 3.2 Ứng dụng cho thị trường Việt Nam............................................................. 44 3.2.1 Những bất cập trong việc ứng dụng các công cụ phái sinh ở thị trường Việt Nam ............................................................................................... 44 3.2.2 Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam cần phòng ngừa rủi ro cho mặt hàng này là cần thiết?........................................... 48 3.3 Các giải pháp giảm ảnh hưởng biến động giá xăng dầu đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam......................................................................................... 49 3.3.1 Nhà nước cần tăng lượng dự trữ xăng dầu............................................ 49 3.3.2 Khuy ến khích tiết kiệm năng lượng...................................................... 50 3.3.3 Các DN tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, giảm tối đa chi phí để tăng sức cạnh tranh ................................... 51 3.4 Giải pháp ứng dụng quyền chọn và giao sau xăng dầu ở Việt Nam ........... 51 3.4.1 Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về công cụ tài chính phái sinh. 51 3.4.2 Sử dụng chính sách giá và thuế để thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, cần chống độc quyền ngành ................................................ 52 3.4.3 Xây dựng thị trường hiệu quả ............................................................... 52 3.4.4 Nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro về giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam .............. 53 3.4.5 Tái phòng ngừa rủi ro và mua bảo hiểm giá trên thị trường quốc tế. . 53 3.4.6 Tăng cường hợp tác quốc tế .................................................................. 53 Kết luận 5
- Chương 1: Cơ sở lý luận. 1.4 Thuật ngữ và khái niệm. 1.4.1 Ph òng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh. Rủi ro (t heo quan điểm hiện đại) là sự bất ổn về tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán hay một danh mục, hơn nữa rủi ro phản ánh một sự không chắc chắn trong tương lai. Rủi ro (t heo quan điểm truyền thống) là những kết quả nhận ít hơn mong đợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Một vấn đề nữa cần quan tâm nhất trong xu thế hiện nay đó là thế giới ngày càng trở nên nhiều rủi ro hơn, những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hoá không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như nó ảnh hưởng đến khả năng phát triển của một quốc gia khi phải chịu tác động của những biến động. Một doanh nghiệp hiện nay muốn phát triển không chỉ có công nghệ sản xuất tiên tiến, nguồn cung cấp lao động rẻ hoặc phải có chiến lược tiếp thị tốt nhất, những biến động giá đột ngột có thể đẩy một doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn, những thay đổi trong tỷ giá có thể tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh mới, những biến động trong lãi suất tạo ra áp lực làm tăng chi phí của doanh nghiệp và có thể dẫn tới tình trạng kiệt quệ tài chính. Bất ổn của giá cả hàng hoá, giá cả trong thời gian qua chịu nhiều biến động của thị trường, cụ thể bất ổn trong giá của loại dầu thô: T rước những năm 1973 không có một sự biến động đáng kể nào trong giá dầu thế giới. T ính bất ổn của giá tăng trong giai đoạn giữa thập niên 1980 chịu tác động của việc cấm vận dầu mỏ, bất ổn của chiến tranh Iran – Iraq và việc bãi bỏ các quy định quản lý giá dầu ở Mỹ. Kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh Iraq lần thứ hai giá dầu thế giới đã liên tục phá vỡ các mức kỷ lục và đã vượt ngưỡng đến mức mà không còn ai có thể tưởng tượng được, làm cho cả thế giới chịu biến động lớn như giá cả hàng hóa tăng liên tục, lạm phát nhiều quốc gia tăng lên. T hị trường các công cụ phái sinh là các thị trường dành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên một công cụ hoặc một tài sản khác. Các công cụ phái sinh khác nhau bao gồm các hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn, giao sau, quyền chọn, quyền chọn trên hợp đồng giao sau, hoán đổi. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào phần hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và giao sau cho sản phẩm là xăng dầu. 1.4.2 Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh. T hứ nhất, quản trị rủi ro: T hị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là các nhà đầu tư. Vì thị trường này rất hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế 6
- mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. Công cụ phái sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures). T hứ hai, thông tin hiệu quả hình thành giá: Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. T hêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. T hứ ba, các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả: Chi phí giao dịch thấp hơn, điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. T ính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. T hêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. T ất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại. Kỹ thuật tài chính này đòi hỏi một trình độ hiểu hiết và phát triển nhất định của bất kỳ nền kinh tế nào. Việt Nam đã gia nhập WT O, hoà chung vào hơi thở chung của nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, mức độ và điều kiện áp dụng ở Việt Nam còn có những hạn chế nhất định. Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có một hệ thống giải pháp tích cực để triển khai thành công kỹ thuật này trên thị trường tài chính. 1.4.3 Các khái niệm giao sau và quyền chọn. 1.4.3.1 Hợp đồng giao sau. Quá trình hình thành và phát triển của thị trường giao sau: Vào những năm 1840, Chicago nhanh chóng trở thành trung tâm phân phối và vận chuyển của vùng T rung T ây nước Mỹ. Nông dân chở ngũ cốc từ các nông trại vành đai đến Chicago để bán và sau đó phân phối về hướng Tây dọc theo đường ray và hồ lớn. Giá cả giảm đáng kể vào thời kỳ thu hoạch khi cung tăng nhưng sau đó giá lại tăng đều đặn. Vào năm 1848, một nhóm thương gia đã thực hiện bước đầu làm nhẹ bớt vấn đề này 7
- bằng cách thành CBOT (hội đường thương mại Chicago), CBOT ban đầu được tổ chức vì mục đích chuẩn hoá số lượng và chất lượng ngũ cốc. Một vài năm sau đó, hợp đồng kỳ hạn đầu tiên được triển khai gọi là hợp đồng đến trước (t o – arrive contract), cho phép công nhân có thể đồng ý giao ngũ cốc vào một ngày trong tương lai với một giá xác định trước. T hoả thuận này làm cho nông dân không phải chờ ngũ cốc đến Chicago vào thời kỳ thu hoạch nữa nhưng lại có thể cố định được mức giá và ngày mà sau đó ngũ cốc sẽ được bán. Vào năm 1874, Chicago Product Exchange được thành lập và sau đó trở thành Chicago Butter and Egg Board. Vào năm 1898, tổ chức này được sắp xếp lại thành Sàn Giao Dịch Hàng Hoá Chicago (Chicago Mercantile Exchange – CME). Hiện nay đây là sàn giao dịch hợp đồng giao sau lớn thứ hai thế giới. Nhiều năm trôi qua, nhiều sàn giao dịch đã được thành lập bao gồm sàn giao dịch giao sau New York (1979). Vào năm 1976, thị trường tiền tệ quốc tế đã giới thiệu hợp đồng giao sau đầu tiên trên trái phiếu chính phủ và các công cụ tài chính ngắn hạn là trái phiếu kho bạc T -Bill Mỹ loại 90 ngày. Hợp đồng này đã được giao dịch rất năng động trong nhiều năm liền nhưng sau đó đã giảm dần do những thành công mang lại từ các hợp đồng giao sau Eurodollar, đây là dạng giao dịch đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm thập niên 1980. Vào năm 1977, CBOT bắt đầu cho giao dịch sau trái phiếu kho bạc T -Bond Mỹ, đây là loại hợp đồng giao sau thành công nhất trong các thời kỳ. Chỉ trong vòng một vài năm, công cụ này đã trở thành hợp đồng giao dịch năng động nhất và vượt qua cả hợp đồng giao sau ngũ cốc, vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ trước đây. Vào thập niên 1980, hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán đã đạt được những thành công cao độ. Công cụ này là chiếc cầu nối giữa các nhà giao dịch cổ phiếu tại New York và các nhà giao dịch giao sau tại Chicago. T uy nhiên, có một điều thú vị là hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán lại không phải xuất hiện ở New York hoặc Chicago mà là tại thành phố Kansas. Hội đồng thương mại thành phố Kansas đã hoàn thành quá trình đăng ký với bên đối tác New York và Chicago và vào ngày 16 tháng 2 năm 1982 đã cho khai trương các hợp đồng giao sau chỉ số Value Line. T hị trường quyền chọn và chỉ số, một bộ phận của CME, đã hình thành vào 21 tháng 4 với các hợp đồng giao sau S&P 500. Sàn giao dịch giao sau New York cũng đã tham gia vào cuộc chơi này vào ngày 6 tháng 5, với các hợp đồng giao sau chỉ số sàn giao dịch giao sau New York. Mặc dù vậy, hợp đồng giao sau chỉ số Value Line và NYSE hiện nay có khối lượng giao dịch không lớn lắm. Có một điều thú vị là tại Mỹ, chỉ sau một vài năm đã có hợp đồng giao sau chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, một chỉ số tên tuổi trên thị trường chứng khoán. Hầu hết các nước phát triển đều có sàn giao dịch giao sau riêng cho hợp đồng chỉ số chứng khoán hoạt động thành công, nước có hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán cực kỳ phổ biến gồm Anh, 8
- Pháp, Nhật, Đức, T ây Ban Nha và HồngKông . Mục đích, vai trò của hợp đồng giao sau: Hợp đồng giao sau đóng vai trò như một công cụ đầu tư: Đây là một vai trò hết sức quan trọng của thị trường giao sau. Các nhà đầu tư sử dụng hợp đồng giao sau như một công cụ đầu cơ để kiếm lời, nhờ đó thị trường giao sau mới hoạt động liên tục, nhộn nhịp và hiệu quả được. Sở dĩ người đầu cơ mạo hiểm chấp nhận rủi ro để tham gia thị trường giao sau là vì công cụ đòn bẩy tài chính của thị trường giao sau. Khi người đầu cơ tham gia vào thị trường giao sau, họ không phải bỏ ra đầy đủ số tiền như mình đã ký kết trong hợp đồng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thay vào đó là đóng tiền bảo chứng cho mỗi lần giao dịch. Các sở giao dịch trên thế giới đều buộc những người tham gia đóng tiền bảo chứng (margin) và quy định cụ thể mức duy trì tài khoản bảo chứng (maintenant margin) là mức tiền bảo chứng thấp nhất cho phép. T hông thường, mức tiền bảo chứng chỉ nằm trong khoảng từ 2% đến 20% giá trị hợp đồng giao sau tuỳ thuộc vào loại hàng hoá. Mức tiền bảo chứng càng thấp thì khả năng đòn bẩy tài chính càng cao. T iền bảo chứng chỉ là một tài khoản cam kết thi hành hợp đồng ở một mức giá cụ thể (không phải là chi phí cho việc lập hợp đồng giao sau) do đó sự thay đổi giá cả trên thị trường giao sau so với mức giá mà người đó đã thiết lập có thể ảnh hưởng đến tài khoản bảo chứng. Như vậy, đòn bẩy tài chính như là con dao hai lưỡi. Nó mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư, giúp cho mọi người có thể kiếm lời từ sự thay đổi giá cả của các loại hàng hoá. Ngược lại, nó cũng là nơi dành cho những người đầu cơ dám chấp nhận rủi ro và là công cụ nguy hiểm cho các loại tội phạm tài chính. Trường hợp của quỹ Quant um dùng đòn bẩy hợp đồng giao sau để kinh doanh đã làm khủng hoảng nền kinh tế Thái Lan, các nước khu vực Đông Nam Á vào năm 1997 là một ví dụ tiêu biểu cho sự thống nhất biện chứng giữa rủi ro và lợi ích của hợp đồng giao sau. Bên cạnh đó, hợp đồng giao sau còn có vai trò là một công cụ bảo hộ: Nhóm người bảo hộ là tất cả những người sử dụng hợp đồng giao sau để bảo hộ cho hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm: người sản xuất, người sở hữu hàng hoá, người xuất khẩu, người nhập khẩu, các công ty, các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng, các công ty đa quốc gia và kể cả chính phủ. Họ bảo hộ những rủi ro sau: Đối với sự biến đổi về giá cả hàng hoá đối với các nguyên vật liệu thô (về năng lượng, kim loại, nông sản…). Người mua không muốn giá quá cao nên đã mua trước bằng hợp đồng giao sau ở một giá định trước, còn người bán thì không muốn giá cả rớt quá thấp nên đã bán trước bằng hợp đồng giao sau. Đối với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái: Người nhập khẩu thì không muốn đồng ngoại tệ 9
- thanh toán lên giá nên đã mua trước bằng hợp đồng giao sau, trong khi người xuất khẩu thì không mong muốn đồng ngoại tệ rớt giá bằng cách bán trước đồng ngoại tệ thanh toán bằng hợp đồng giao sau. Đối với sự thay đổi về lãi suất: Lãi suất cao thì giá trái phiếu sẽ hạ, ngược lại, nếu lãi suất hạ thì giá trái phiếu cao. Dựa vào tính chất đó mà các công ty, các quỹ đầu tư hoặc kể cả chính phủ thi hành các chính sách tài chính của mình sao cho ít bị thiệt hại vì sự thay đổi về lãi suất. Để tiện cho việc so sánh, quan hệ giữa người mua, người bán hợp đồng giao sau và lợi ích của họ được mô tả như sau: Bảng 1.1 Lý do để mua, bán hợp đồng giao sau Lý do để mua Lý do để bán hợp đồng giao sau hợp đồng giao sau Người bảo vệ. Khóa giá mua. Đạt được mục Khóa giá bán. Đạt được mục đích đích bảo hộ khi giá tăng. bảo hộ khi giá giảm. Người đầu cơ. Kiếm lời từ việc tăng giá. Kiếm lời từ việc giảm giá. Ngoài ra, hợp đồng giao sau còn là công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường: Việc các bên mua bán hàng hoá với giá cả dự kiến trong tương lai giúp cho thị trường tự điều chỉnh giá. Nhờ biết trước được giá cả dự kiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ có thể điều tiết sản xuất, tự động cân bằng cung cầu. Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cả công khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán không đúng giá, ép giá. Giá cả được niêm yết công khai không chỉ lợi cho những người giao dịch trên thị trường giao sau mà nó còn là căn cứ để các nhà kinh doanh trong nước, khu vực hoặc thế giới thực hiện việc mua bán của mình. Sử dụng giao sau để đầu cơ: Đối với vai trò quản lý Nhà nước: Đối với các loại hàng hoá thông thường, sự xuất hiện thị trường giao sau sẽ giúp cho các thành phần tham gia thị trường cũng như Nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá cả. Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn tiến giá trên thị trường phản ánh được quan hệ cung cầu, đặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả dự kiến trong tương lai gần. Những người bảo vệ sẽ không lo bị ép giá và tự động điều tiết việc sản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Còn Nhà nước thì biết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng sản xuất, thực hiện việc quản lý kinh tế vĩ mô. ừ những lợi ích thiết thực trên, các nước khác trên thế giới đều đang nỗ lực xây T dựng và phát triển thị trường giao sau. Và để cho thị trường giao sau được hoạt động và phát 10
- triển trong sự quản lý và theo định hướng của Nhà nước, các nước có thị trường giao sau đều có luật qui định tổ chức và hoạt động của thị trường phái sinh và các văn bản luật cụ thể cho một số loại hợp đồng giao sau cụ thể. 1.4.3.2 Hợp đồng quyền chọn (Option). Quá trình hình thành và phát triển của thị trường quyền chọn: T trong những năm đầu của thập nhiên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn. Nếu một người nào đó muốn mua quyền chọn, một thành viên của hiệp hội này sẽ tìm một người bán sẵn sàng muốn ký hợp đồng bán quyền chọn. Nếu công ty thành viên không thể tìm được người bán, tự công ty sẽ bán quyền chọn. Mặc dù thị trường quyền chọn phi tập trung (OT C) này có thể tồn tại, nó có rất nhiều khiếm khuyết. Thứ nhất, thị trường này không cung cấp cho người nắm giữ quyền chọn có cơ hội bán quyền chọn cho một người khác trước khi quyền chọn đáo hạn. T hứ hai, việc thực hiện hợp đồng của người bán chỉ được đảm bảo bới các công ty môi giới kiêm kinh doanh. Nếu người bán hoặc công ty thành viên của Hiệp hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và quyền chọn bán bị phá sản, người nắm giữ quyền chọn tuyệt đối không may mắn. Thứ ba, chi phí giao dịch tương đối cao, một phần là do hai vấn đề trên. Năm 1973, đã có một thay đổi mang tính cách mạng trong thế giới quyền chọn. Sàn giao dịch Chicago Board Of T rade (CBOT), sàn giao dịch lâu đời nhất và lớn nhất về các hợp đồng giao sau hàng hoá, đã có tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Sàn giao dịch này được đặt tên là Chicago Board Options Exchange (CBOE) và mở cửa giao dịch quyền chọn mua vào ngày 25/04/1973. Các hợp đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong tháng 6/1977. T ừ thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch chứng khoán và gần như tất cả sàn giao dịch giao sau bắt đầu giao dịch quyền chọn. Được kích thích bởi nhu cầu của công chúng về quyền chọn, ngành kinh doanh này tăng trưởng mạnh mẽ cho đến khi thị trường chứng khoán sụp đổ nặng nề vào năm 1987. Bị tổn hại bởi cú sốc này, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã sử dụng quyền chọn trước đây đã tránh xa thị trường này, và khối lượng giao dịch chỉ mới phục hồi ở mức năm 1987 trong thời gian gần đây. Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán – trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. T heo luật thương mại (Điều 66- LT M). Hợp đồng quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thoả thuận, theo đó bên mua có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá xác định trước và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này. 11
- Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định. Quyền chọn kiểu Châu Âu là quyền chọn được thực hiện vào cuối kỳ hạn. Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền chọn có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn. Quyền chọn này có tính linh động hơn so với quyền chọn kiểu Châu Âu. Phí quyền chọn là người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền. Quyền chọn bán (put option) là một quyền chọn để bán tài sản, cho phép người mua Option có quyền quyết định thực hiện bán tài sản hay không bán tài sản theo giá đã ấn định trước trong hợp đồng. Hay có thể hiểu người sở hữu một quyền chọn bán có quyền bán một tài sản, tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định. Quyền chọn mua (call option) là một quyền chọn để mua tài sản, cho phép người mua Option có quyền quyết định thực hiện mua tài sản hay không mua tài sản theo giá đã ấn định trước trong hợp đồng. Hay có thể hiểu người sở hữu một quyền chọn mua có quyền mua một tài sản, tại một mức giá nhất định, vào một thời điểm nhất định. Giá thực hiện còn được gọi là giá điểm là mức giá tại đó tài sản trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán. T ài sản cơ sở là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua hoặc bán khi quyền chọn được thực hiện. Giá trị nội tại (intrinsic value) là giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền. Nếu quyền ở trạng thái bị mất tiền, giá trị nội tại bằng 0. Giá thị trường của một quyền thường ít nhất là bằng giá trị nội tại. Giá bán quyền được gọi là phần phụ trội, chênh lệch giữa giá bán quyền với giá trị nội tại (t rong trường hợp quyền đang được tiền) được gọi là phần phụ trội giá trị theo thời gian. Nói cách khác, khi đó: Giá trị theo thời gian của quyền chọn mua = Giá quyền - (giá thị trường - giá thực hiện). 1.5 Đặc điể m. 1.5.1 Đặc điể m của hợp đồng giao sau. Hợp đồng giao sau có nhiều đặc điểm riêng biệt, không có ở các hợp đồng khác. Dựa vào định nghĩa và thực tiễn, hợp đồng giao sau có thể được chia thành các đặc điểm chính sau: Các điều khoản trong hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hoá. Hợp đồng giao sau là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong tương lai. Hợp đồng giao sau được lập tại Sở giao dịch qua các cơ quan trung gian. 12
- Hợp đồng giao sau phải có tiền bảo chứng và đa số các hợp đồng giao sau đều được thanh lý trước thời hạn. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Về bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn. T uy vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao dịch giao sau. Người mua hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ mua hàng vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng giao sau trên thị trường giao sau. Điều này làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng. Và tương tự đối với người bán hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ bán hàng vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trên thị trường giao sau, và điều này cũng làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ bán hàng. Đặc trưng này giúp những người tham gia mua bán công cụ tài chính phái sinh tránh được những thiệt hại kinh tế đáng kể nếu trong thời hạn hợp đồng giá cả của tài sản cơ sở có sự biến động không có lợi cho mỗi bên. Nhưng khác biệt rõ nhất với thị trường kỳ hạn là thị trường giao sau sử dụng hai công cụ để loại bỏ rủi ro này. T hứ nhất, thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào một ngày thông qua mua bán đơn thuần vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị hợp đồng giao sau được thực hiện thanh toán vào cuối ngày giao dịch. Điều này có nghĩa hợp đồng giao sau có tính chất thanh toán tiền mặt hay điều chỉnh theo ngày, tức thời hạn giao sau được rút ngắn lại. Nhờ thế mà rủi ro trong thanh toán được giảm đi. T hứ hai, hợp đồng giao sau yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường, người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một khoản ký gửi gọi là ký quỹ. Nếu hợp đồng giao sau của bạn tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được công vào tài khoản ký quỹ của bạn vào cuối ngày. Ngược lại, nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, thua lỗ sẽ được trừ ra.Và nếu số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống mức tối thiểu đã thoả thuận trước đó, bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký gửi bổ sung, tài khoản ký quỹ của bạn phải được bổ sung như cũ hoặc là vị thế của bạn sẽ bị đóng. Hợp đồng giao sau rất giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn. T uy nhiên, hợp đồng giao sau và một danh mục các hợp đồng kỳ hạn chỉ giống nhau khi lãi suất là có thể xác định trước, tức là biết được một cách chắc chắn. Vào lúc đóng cửa mỗi ngày, các hợp đồng giao sau mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ được thanh toán cũng như một hợp đồng mới được ký kết. Tính chất thanh toán hàng ngày kết hợp với yêu cầu ký quỹ cho phép hợp đồng giao sau giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp đồng kỳ hạn. 1.5.2 Đặc điể m của hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn mang những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá: 13
- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Hình thức có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thể hiện được sự thoả thuận mua bán hàng hoá giữa các bên (có thể: bằng lời nói, văn bản, hoặc hành vi của các bên giao kết) (điều 24 LT M2005). Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá. Nội dung, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và trả tiền cho bên bán. Ngoài ra hợp đồng quyền chọn mang những đặc điểm: Hợp đồng này là hợp đồng song vụ, theo đó các bên cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Đối tượng là những hàng hoá chưa hiện hữu tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng mua bán. Được giao kết và thực hiện qua sở giao dịch hàng hoá. Không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt thuộc thực hiện nghĩa vụ của mình. Người mua có thể thực hiện quyền hoặc bán quyền cho người khác hay không thực hiện quyền. Để thực hiện quyền này, khi ký kết hợp đồng người mua phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng gọi là giá thực hiện và ngày định trong hợp đồng là ngày đáo hạn. T ương tự như vậy đối với người bán trong hợp đồng quyền chọn bán. T uỳ theo từng loại mà hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn hoặc đến ngày đáo hạn. Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên. Những người này tự tìm đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OT C, đây chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên. Hầu hết các quyền chọn chúng ta quan tâm là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu… Mặc dù vậy, chúng ta cũng thấy xuất hiện loại thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay, và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Mặc dù các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên. Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá trị của nó thay đổi. 14
- 1.5.2.1 Đặc điể m của hợp đồng quyền chọn bán. Hợp đồng quyền chọn bán (put option): là thoả thuận cho phép người bán bán tài sản cho người mua với giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng. Đối với quyền chọn bán, người thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bán thực hiện quyền cao hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở. 1.5.2.2 Đặc điể m cuả hợp đồng quyền chọn mua. Hợp đồng quyền chọn mua (call option): là thoả thuận cho phép người người mua có quyền mua tài sản từ người bán với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng. Đối với quyền chọn mua, nếu giá thực hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở, thì quyền đó được gọi là đang được tiền (in the money), tức là người có quyền có thể có lợi từ việc thực hiện quyền. Nếu giá thực hiện bằng với giá thị trường, quyền đang ở trạng thái hoà vốn (at the money), và nếu cao hơn, gọi là đang mất tiền (out of money). 1.6 Nhữn g kinh nghiệm của th ế gi ới và trong khu vực trong việ c sử dụng các công cụ phái sinh. Bằng chứng về những thoả thuận cho vay đã xuất hiện ở nhiều nền văn minh cổ đại, đặc biệt những nhà nghiên cứu đã ghi nhận về sự tồn tại của ít nhất là hai tổ chức hoạt động theo hình thức ngân hàng ở Babylonia và Assyria khoảng vài ngàn năm trước Công Nguyên. Những công cụ vốn và trái phiếu bắt đầu được phát triển vào những thế kỷ 16. Những chứng khoán chuyển đổi cũng có lịch sử phát triển từ khá lâu. Ở Châu Âu lục địa, vào thế kỷ 16 đã có những loại cổ phần được phát hành kèm với điều khoản chuyển đổi thành các khoản nợ trong trường hợp một số điều khoản đi kèm bị phá vỡ. T ương tự, các dạng cổ phiếu ưu đãi cũng đã được phát triển từ giai đoạn này. Hoạt động giao dịch chứng khoán, xét trên góc độ tài chính, có một lịch sử rất dài. Các dạng cổ phần đã bắt đầu được giao dịch ở Antwerp và Amsterdam từ đầu những năm 1600. Hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn bắt đầu được giao dịch khi sàn Amst erdam ra đời vào năm 1611. T hế kỷ 18 chứng kiến nhiều sàn giao dịch ở Châu Âu trải qua những giai đoạn "bong bóng thị trường" (stock market bubble). "Bong bóng South Sea" (1720) là một ví dụ điển hình. Sự kiện bong bóng thị trường này là nguyên nhân trực tiếp hình thành bộ luật Bubble Act (t ạm dịch là "luật về giá bong bóng"). Đạo luật này bắt buộc mỗi công ty khi đăng ký thành lập phải có điều lệ và cũng nghiêm cấm công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh không mô tả trong điều lệ. Những năm 1960 chứng kiến nhiều đổi bước tiến trong lĩnh vực tài chính bắt nguồn từ những hạn chế trong các quy định quản lý. T hị trường Eurobond hình thành tạo điều kiện cho 15
- các doanh nghiệp không thuộc Mỹ có thể thực hiện các khoản vay bằng đồng USD. Điều này rất có ý nghĩa bởi ở giai đoạn đó người nước ngoài không được phép vay vốn ở thị trường Mỹ. T ương tự như vậy, hợp đồng hoán đổi tiền tệ cũng được hình thành và phát triển trong giai đoạn này để tránh những quy định ràng buộc về hoạt động giao dịch tiền tệ ở Anh. Những năm 1970 chứng kiến sự hình thành của những công cụ tài chính có lãi suất biến đổi (floating- int erest instruments - loại trái phiếu có lãi coupon gắn với một loại lãi suất biến đổi, chẳng hạn như lãi suất LIBOR) và việc bắt đầu giao dịch những hợp đồng tương lai tài chính chẳng hạn như hợp đồng tương lai với tiền tệ, lãi suất và với chỉ số thị trường chứng khoán. Điều gì đã giúp cho các công cụ tài chính mới này trở nên phổ biến nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới chỉ trong vòng vài năm? Đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi một lượng đầu tư khổng lồ và những kiến thức, kinh nghiệm để cải tiến hệ thống tài chính lạc hậu. Ngoài ra, những cải tiến trong công nghệ thông tin, hệ thống truyền thông cũng đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển các công cụ tài chính này. Hơn bao giờ hết, sự xuất hiện của hàng loạt các công cụ tài chính mới đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính ở các ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp. Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng của các nước trên thế giới: 12 biện pháp tiết kiệm năng lượng của T hái Lan: - Cấm bán xăng dầu từ 21g đến 5g sáng hôm sau ở nội thành. - Xác định thứ hai là ngày gia đình và ngày tiết kiệm năng lượng nhằm hạn chế giao thông trên đường phố. - Khuyến khích dùng ôtô loại nhỏ và đánh thuế nặng các loại ôt ô có dung tích máy trên 1.800cc (nếu có thể cấm nhập khẩu các loại xe này). - Ra chiến dịch giảm tiêu thụ dầu diesel. - T ắt các bảng hiệu dùng đèn từ 21g, sớm hơn một giờ so với hiện nay. - Chỉ sử dụng máy điều hoà từ 9g-16g và thực hiện chế độ giờ làm việc so le từ 7g30- 15g30 và từ 9g30-17g30 tại các cơ quan chính phủ nhằm giảm tiêu thụ điện. - Yêu cầu các hình thức tiết kiệm điện đối với đồ điện gia dụng bán ra tại Thái Lan. - Kêu gọi các hãng sản xuất ôt ô ghi rõ mức tiêu thụ nhiên liệu của máy xe. - Phân hạng các loại taxi ở những trung tâm giải trí và mua sắm. 2 - Nâng phí đậu xe bằng cách tăng thuế các gara có diện tích lớn hơn 1.600 m . - Củng cố các qui định giao thông và kiểm soát chặt chẽ các xe thải nhiều khí. 16
- Chương 2: Thực trạng của tình hình xăng dầu trên thế giới và việc sử dụng các công cụ phái sinh để bình ổn giá xăng dầu. 2.1 Nhận định chung về tình hình xăng dầu trên thế giới. Hiện nay, ngành công nghiệp năng lượng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các nền kinh tế thế giới. Nhằm đảm bảo an toàn, bình ổn thị trường và đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng cho mỗi quốc gia, các nước xuất khẩu dầu lớn trên thế giới (Nga, Iran, Quatar, Venezeuela, Arập Xêut,..) đang cố nỗ lực phát triển, đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác để tăng sản lượng khai thác, chế xuất dầu và khí gas tại các mỏ dầu khí tiềm năng xa bờ cũng như tăng hiệu suất lọc dầu ở các mỏ dầu có trữ lượng lớn. Hiện nay, trước tình hình biến động rất lớn về giá dầu và sự thiếu hụt năng lượng ở các nền kinh tế lớn như: Mỹ, T rung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp…, Nga đang nổi lên với cương vị là một nhà sản xuất năng lượng siêu cường. Chính phủ nước này đang tập trung đầu tư mạnh vào ngành năng lượng, khai thác triệt để các mỏ dầu tiềm năng, trữ lượng lớn. Phía EU đang hối thúc Nga ký kết nhiều hợp đồng năng lượng dài hạn nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng đang gia tăng trong khối. Hiện nay, EU nhập khẩu khoảng 82% lượng dầu và 57% lượng khí gas từ các nước khác (t rong đó Nga xuất khẩu khoảng 50% lượng dầu và khí gas sang EU và con số này có thể tăng lên 70% trong thập niên tới. Nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu năng lượng trên toàn cầu, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới- Arập Xêut có kế hoạch sẽ tăng sản lượng dầu thô lên tới 40% (khoảng 12,5 triệu thùng dầu thô/ngày) vào năm 2009 và tăng năng suất lọc dầu lên gấp đôi (khoảng 6 triệu thùng/ngày, trong vòng 5 năm tới. Qat ar, một trong những quốc gia có trữ lượng khí gas tự nhiên hoá lỏng (LNG) lớn nhất thế giới cũng có kế hoạch sẽ tăng xuất khẩu LNG ra thị trường quốc tế. Ông Al Attiyal- Bộ T rưởng Công Nghiệp và Năng Lượng Qat ar cho biết, lượng LNG xuất khẩu của Qat ar ra nước ngoài sẽ tăng lên khoảng 35 triệu tấn/năm trong năm nay và tăng đến mức ổn định nhất khoảng 77 triệu tấn/năm vào năm 2010. Đặc biệt, các quốc gia châu Á như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... là những thị trường quan trọng nhất của Qat ar. Qat ar sẽ tăng xuất khẩu LNG sang Nhật Bản từ 6 triệu tấn/năm hiện nay lên 11 triệu tấn/năm vào năm 2010. T rong năm nay, xuất khẩu LNG sang Hàn Quốc tăng từ 2 triệu tấn/năm lên 7 triệu tấn/năm; sang Ấn Độ tăng từ 2,5 triệu tấn/năm lên 7,5 triệu tấn/năm. T rong những năm vừa qua, giá dầu thế giới có nhiều biến động lớn. Giá dầu hiện nay đang ở mức cao nhất mọi thời đại, kể từ khi đem ra giao dịch trên các sàn từ năm 1983 tới nay (giá dầu kỷ lục mọi thời đại là 125,80 USD/thùng vào ngày 17-5-2008). Từ đó đến nay giá dầu chưa khi nào xuống lại dưới mức 100 USD/thùng dù có rất nhiều biến động về chính trị và những nhân tố khác tác động vào. 17
- Biểu đồ thể hiện biến động giá dầu trong vòng 1 năm qua. Ảnh Nymex. Giá dầu thô tại NYMEX đã đạt mức cao kỷ lục là $111,80 vào ngày 17/03/2008. Giá xăng RBOB kỳ hạn tháng 5/2008 tại NYMEX đã tăng 4,40 cent hay 1,6% đạt 2,7944 $/thùng. T ại Luân Đôn, giá dầu thô brent đã tăng $2,12 hoặc 1,99% đạt 108,46 $/thùng, giá giao dịch từ 105,75 đến $108,77. Giá dầu tăng còn là do lo ngại nguồn cung nhiên liệu cho ô tô chiết xuất từ dầu thô, trước thời điểm nhu cầu đi lại ở Mỹ sẽ lên đến đỉnh điểm trong mùa Hè, bắt đầu từ tháng 5, khi nhiều người Mỹ sẽ đổ ra đường để đi nghỉ. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo lượng xăng tiêu thụ tại nước này trong mùa Hè này sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 1991. Ngoài ra, giá dầu cũng chịu sức ép từ việc đồng USD tăng giá. Đồng bạc xanh yếu có xu hướng sẽ làm tăng giá hàng hoá tính bằng đồng tiền này, bằng cách tăng cường sức mua của người nước ngoài và thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm một nơi trú ẩn trước lạm phát, do đó một đồng USD mạnh hơn sẽ đẩy giá hàng hoá giảm xuống. Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ thông báo dự trữ dầu thô đã giảm 3,2 triệu thùng còn 316 triệu thùng. T heo EIA, mức tiêu thụ dầu của thế giới tăng, đi đôi với sản lượng dư thấp đang gây sức ép ngày càng tăng lên giá dầu. Luồng vốn đầu tư đổ vào hàng hoá cũng góp phần khiến giá dầu bất ổn. EIA cũng điều chỉnh tăng dự báo về giá dầu năm 2009 từ mức 86 $/t hùng ban đầu lên 92,5 $/thùng. EIA nhận định, giá dầu cao làm giảm nhu cầu tại Mỹ, nhưng mức tiêu thụ dầu vẫn khá mạnh ở T rung Quốc, Ấn Độ, Nga và T rung Đông.IEA dự đoán sản lượng dầu của T ổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OP EC) ước đạt trung bình 32,3 triệu thùng/ngày trong năm 2008, tăng khoảng 100.000 thùng/ngày so với con số được đưa ra trước đó. IEA thừa nhận có sự thay đổi lớn trong những dự báo của cơ quan này về giá dầu, bởi lẽ những gián đoạn về nguồn cung không lường hết được (do xung đột tại các nước sản xuất dầu mỏ), điều kiện thời thiết bất thường hay một số cơ sở lọc dầu ngừng hoạt động, tất cả những nhân tố này đều có thể khiến dầu tăng giá mạnh. Giá dầu tăng dự kiến sẽ đánh mạnh vào người tiêu dùng Mỹ và làm giảm nhu cầu tiêu thụ xăng của nước này trong những tháng hè - mùa du lịch cao 18
- điểm tại đây. EIA dự kiến giá xăng bán lẻ sẽ tăng lên gần 3,6 $/gallon trong tháng 6/08. Giá xăng cao và kinh tế yếu kém sẽ khiến nhu cầu của Mỹ đối với nhiên liệu này giảm khoảng 0,4%. Nhiều chuyên gia phân tích dự báo giá xăng có thể tăng cao hơn và chạm ngưỡng 4$/gallon. Đặc biệt, mức tiêu thụ các chế phẩm dầu mỏ tại Mỹ dự kiến sẽ giảm 90.000 thùng/ngày trong năm nay. Trong khi trước đó, EIA dự báo sức tiêu thụ các sản phẩm này tăng 40.1 thùng/ngày. Lịch sử giá xăng dầu trong giai đoạn 2005 đến đấu năm 2008: Sự gia tăng trong năm 2005: Giá dầu thô đã tăng lên một ngưỡng mới vào tháng 3/2005. Giá chốt ở sàn NYMEX trên mức $50/thùng từ ngày 5/03/2005. Vào ngày 16/03/2005, giá đã vượt qua ngưỡng cao nhất là $55.17 của tháng 10/2004 và đóng ở mức $56.46. Vào tháng 4/2005 giá bắt đầu giảm, ở mức $53.32 vào ngày 9/4. Sau đó tiếp tục tăng ở mức giá $58.28 trong suốt 1 khoảng thời gian, nguyên nhân là do ảnh hưởng kéo dài của việc đồng dollar mất giá. Vào tháng 06/2005 giá dầu thô đã phá vỡ kỷ lục ngưỡng tâm lý ở mức $60/thùng. Vào ngày 17/01/2006 dầu thô giao ngay tháng 2 tăng lên mức từ $2.38(3.7%) đến $33.30 một thùng. Đây là mức tăng cao nhất từ tháng 10/2005. Nhiều chuyên gia cho rằng bạo lực ở Nigeria, và xung đột ở miền T ây Iran là nguyên nhân chủ yếu của dự gia tăng này. T iếp tục liên quan đến sự gia tăng xung đột ở Iran, giá tăng đến $68.38 vào ngày 31/01. T uy nhiên, tuỳ vào lượng dầu thô dự trữ và sự khác thường của thời tiết vào mùa đông, vì thế ngày 14/12, giá dầu thô ở mức thấp nhất là $59.60. Sự gia tăng trong năm 2006: T háng 7/2006, San Francisco, California: Vào tháng 7/2006, giá dầu thô khi thực hiện xong việc giao hàng ở mức $79/bbl trong một khoảng thời gian. Cuộc chạy đua giá vào đầu và giữa mùa hè năm 2006 có thể quy cho sự gia tăng của mức tiêu thụ gasoline, lên đến 1.9% mỗi năm ở Mỹ và tình hình chính trị căng thẳng như vụ việc Bắc T riều T iên thử tên lửa, việc giậm chân tại chỗ của chương trình hạt nhân Iran và chiến tranh giữa Israel và Lebanon. Đầu năm 2006 cuộc chạy đua giá được hình thành từ nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm cả việc nguồn cung bị gián đoạn từ thiên tai của mùa hè năm 2005 và những vấn đề liên quan đến Iran và Nigeria, và sự tiên đoán nhu cầu tăng lên vào mùa hè. T rạng thái thù địch của Nigeria là nguyên nhân nguồn cung 675,000 bbl/day gián đoạn. Vào ngày 7 tháng 8, BP cắt giảm sản lượng làm cho nguồn cung giảm 400,000 bbl/day hay 8% tổng sản lượng Mỹ,“ Chia lại từng phần cho giá cả” là một thực tế bởi vì sự đình trệ của nguồn cung dầu thô trên thế giới ngày càng gia tăng, bằng sự chứng tỏ bởi sự thiếu hụt dầu thô ở Châu Phi, Ấn Độ và T rung Quốc. Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ sẽ sớm xảy ra, và một cuộc khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra ở Mỹ-một nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới tính theo đầu 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam
53 p | 947 | 263
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro tài chính về biến động giá đối với mặt hàng nông sản tại Việt Nam
31 p | 692 | 149
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Quản trị rủi ro tỷ giá trong các công ty xuất nhập khẩu
12 p | 619 | 137
-
Tiểu luận Quản trị rủi ro: Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
31 p | 598 | 127
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tỷ giá và việc quản lý rủi ro tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam
18 p | 509 | 120
-
Tiểu luận: Quản trị rùi ro đầu tư
60 p | 487 | 104
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng các công cụ phái sinh trong công tác bảo vệ tỷ giá tại thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
37 p | 552 | 103
-
Tiểu luận: Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
15 p | 410 | 95
-
Bài tiểu luận: Quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại
31 p | 767 | 87
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá nguyên liệu café tại công ty café Trung Nguyên
29 p | 365 | 81
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Dùng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong xuất khẩu cafe của Việt Nam
26 p | 390 | 77
-
Tiểu luận: Quản trị rủi ro do việc thay đổi chế độ nghỉ thai sản tại Công ty Cổ phần may Hưng Yên
24 p | 302 | 70
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê tại công ty cà phê Trung Nguyên
21 p | 315 | 67
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng vệ rủi ro biến động giá nguyên liệu cà phê
23 p | 334 | 63
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty Fonexim Hồ Chí Minh
37 p | 250 | 51
-
Tiểu luận Quản trị rủi ro trong du lịch: Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
13 p | 589 | 25
-
Tiểu luận quản trị rủi ro: Chiến lược phòng vệ giá xuống bằng phương pháp kế hợp quyền chọn bán (betar put spread) của tổng công ty cổ phần lương thực miền Bắc
8 p | 164 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn