Tiểu luận "Vai trò của hai bán cầu đại não"
lượt xem 65
download
Với sự phát triển của kinh tế tri thức và lượng tri thức khổng lồ như hiện nay, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp học để làm sao có thể thu nạp được tối đa tri thức của thời đại. Một phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là phối hợp cả hai bán cầu não.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận "Vai trò của hai bán cầu đại não"
- Tiểu luận "Vai trò của hai bán cầu đại não" 1
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 1. Vai trò của bán cầu não trái và bán cầu não phải 2 2. Mối liên hệ giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải 6 3. Kết hợp sử dụng hai bán cầu trong hoạt động học tập 8 KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 2
- MỞ ĐẦU Với sự phát triển của kinh tế tri thức và lượng tri thức khổng lồ như hiện nay, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp học để làm sao có thể thu nạp được tối đa tri thức của thời đại. Một phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là phối hợp cả hai bán cầu não. Vậy vì sao muốn đạt được hiệu quả làm việc cao nhất lại phải sử dụng cả hai bán cầu não và làm thế nào để có thể kết hợp một cách hiệu quả tốt nhất? Trong bài tiểu luận ngắn này, nhóm chúng em xin được phân tích vai trò của hai bán cầu não của con người đồng thời đưa ra một số cách kết hợp sử dụng cả hai bán cầu não để đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập. 1. Vai trò của bán cầu não trái và bán cầu não phải Bộ não người là một khối chất nguyên sinh phức tạp nhất và tinh xảo nhất trong thế giới vạn vật. Nó được biết đến như một cơ quan phát triển cao cho phép con người sống và tư duy được. Bộ não của chúng ta bao gồm hai bán cầu đại não là bán cầu đại não trái và bán cầu đại não phải. Theo các kết quả nghiên cứu, bán cầu não trái điều khiển nửa thân người bên phải, bán cầu não phải thì ngược lại. Mỗi bán cầu não có mô thức ghi nhớ khác nhau và đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ nhận biết, phân biệt cảm giác, tri giác, với tính chất chuyên biệt, tính ưu việt ở một số lĩnh vực nào đó so với bán cầu não bên kia. Các bán cầu não tựa như có khu vực trí năng độc lập, và bán cầu não này trong khi hoạt động hoàn toàn không có ý thức xem bán cầu não kia đang xảy ra điều gì về mặt hành vi, chúng tựa như hai não bộ hoàn chỉnh và độc lập với nhau. Bằng hàng loạt các thực nghiệm, Sperry đã nhận thấy bán cầu não trái có sở trường về ngôn ngữ và tính toán; bán cầu não phải tuy không thông giỏi về nói, viết nhưng có sự lý giải, hiểu biết nhất định, đặc biệt về mặt phân biệt không gian, cảm 3
- nhận âm nhạc, nghệ thuật, tình cảm lại có ưu thế hơn bán cầu não trái. Bán cầu não trái có thói quen phân tích từng bước, còn bán cầu não phải lại có khuynh hướng phân tích trực quan, chỉnh thể vấn đề. Nhiều chức năng ưu thế, ở mức độ cao cấp đều tập trung ở bán cầu não phải chứ không phải bán cầu não trái, luận điểm này của ông đã bác bỏ quan niệm truyền thống đã ngự trị trong suốt hơn 100 năm, cho rằng, “bán cầu não phải là yếu, kém; ưu thế thuộc về bán cầu não trái”. … Như vậy, mỗi bán cầu não đảm trách những nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt và khi được phát triển, sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau. Sau đây là một số tổng hợp về “tài sản” trong não phải và não trái Não phải Não trái - Thiên về hình ảnh - Thiên về chữ, ký hiệu, số học - Có khuynh hướng phân tích, - Thuộc về trực giác, dẫn dắt bởi cảm xúc tìm tòi, với khả năng lý luận chặt chẽ “làm đầu tàu" - Các ý tưởng được xử lý từng - Xử lý các ý tưởng cùng lúc bước một theo trình tự - Thiết lập cơ chế “chụp ảnh sự vật” khi phải nhớ - Từ ngữ là phương tiện dùng một vật nào đó. Cần phải viết, vẽ hoặc dùng hình để ghi nhớ sự vật, dễ nhớ tên minh họa để ghi nhớ. hơn là khuôn mặt, hình dáng - Hình thành những gắn kết một chiều từ thông tin - Suy luận, tìm kiếm các mấu có được chốt logic từ thông tin có được - Từng bước, từng bước một tập - Chú ý đến tổng thể trước rồi mới đến chi tiết hợp các chi tiết, sau đó tổ chức lại khi cần định hình tổng thể - Thích lập kế hoạch và bảng - Tự do, bốc đồng liệt kê những gì cần làm - Thích tìm hiểu lý do vì sao phải làm cái này mà - Thường làm theo quy định mà đừng làm cái kia, và tại sao lại cần có những quy không thắc mắc gì cả tắc (lý do) - Giỏi trong việc phân bố, làm - Không có cảm nhận về thời gian chủ thời gian 4
- - Có thể gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ và - Dễ dàng ghi nhớ các âm tiết cách nói khi cần bày tỏ về bản thân và công thức toán học - Thích được đụng chạm khi quan sát vật thể - Chỉ thích ngắm mà thôi - Gặp khó khăn trong việc phân bố tính chất ưu - Luôn lập kế hoạch giải quyết tiên khi giải quyết vấn đề, nên thường trễ hạn và ngay từ khi nhận nhiệm vụ làm việc bốc đồng - Thích trải nghiệm hơn là phải đọc tài liệu hướng - Luôn đọc hướng dẫn sử dụng dẫn sử dụng trước khi bắt đầu “táy máy” - Thích tìm cách lắng nghe xem sự vật được diễn đạt như thế nào - Thích lắng nghe điều gì sẽ được nói đến - Hiếm khi dùng điệu bộ khi nói chuyện - Có khả năng sáng tạo thiên phú nhưng cần ép mình vào khuôn khổ để phát triển hơn - Nhưng đôi khi rụt rè không tin tưởng nhiều vào khả năng sáng tạo của bản thân, cần sẵn sàng đón nhận thử thách để phát huy khả năng tiềm tàng ấy (trích dịch từ About.com) Theo_TuoiTre Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy hoạt động hằng ngày của chúng ta bị chi phối và điều khiển của cả hai bán cầu não. Điều này cũng lí giải vì sao những người có bán cầu đại não trái phát triển lại giỏi hơn trong việc tính toán, phân tích, lập luận, logic, họ rất tự tin trước đám đông và là những người có kỉ luật, nghiêm chỉnh, ngăn nắp và sạch sẽ. Họ giải quyết mọi việc một cách khoa học. Trong khi đó, những người phát triển thiên về não phải lại là những người hay mơ mộng, họ luôn luôn có hàng vạn câu hỏi về thế giới xung quanh. Có thể họ là những người diễn đạt kém nhưng họ lại là những người lắng nghe rất giỏi. Chính vì vậy, nếu biết kết hợp cả hai yếu tố này vào hoạt động học tập thì chắc chắn chúng ta sẽ thu được những kết quả vô cùng khả quan. Xuất phát từ những nghiên cứu về thế giới tiến bộ,trong cuốn sách “Một tư duy hoàn toàn mới” Daniel H.Pink đã chỉ ra sáu khả năng cơ bản của não phải được sự thừa nhận rộng rãi của xã hội- “sáu giác quan: không thể thiếu để thành công 5
- trong Thời đại Tri thức hiện nay: thiết kế, kể chuyện, hòa hợp, đồng cảm, giải trí, tìm kiếm ý nghĩa. 1. Thiết kế: Thiết kế có mặt ở mọi nơi. Không chỉ các lĩnh vực nghệ thuật mà cả các doanh nghiệp sản xuất đồ tiêu dùng đang ngày càng cần đến các nhà thiết kế. Thiết kể trở thành một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận. Không phải cái hữu dụng là đẹp, mà cái đẹp là hữu dụng. Điều này trở thành động cơ cho các lĩnh vực cả văn hóa và kinh tế. 2. Kể chuyện: Ngày nay, việc kể chuyện đang qua đi cái thời của tư duy trừu tượng, khô khan, máy móc. Những câu chuyện với khả năng tác động mạnh mẽ vào tình cảm, vào năng lực ghi nhớ của con người, sẽ trở thành sức mạnh, và trở nên gần gũi hơn bao giờ hết 3. Hòa hợp: Đó là khả năng năng ghép nối những mảnh riêng lẻ với nhau, là khả năng tổng hợp hơn là phân tích. Nhạc trưởng của một dàn nhạc là hình ảnh ví dụ cụ thể của khả năng này. Nguyên nhân là do tự động hóa sẽ đảm nhiệm nhiều công việc liên quan tới khả năng phân tích. Năng lực vượt qua các mẫu hình, các ranh giới, khám phá sự kết nối bên trong để tạo ra những bước tưởng tượng nhảy vọt trở thành thiết yếu. 4. Khả năng đồng cảm: Đó là khả năng hình dung bản thân ở vị trí của người khác và cảm nhận được những gì người khác cảm nhận. Đồng cảm tạo nên sự tự nhận thức, mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái, giúp mọi người làm việc cùng nhau cung cấp nền tảng đạo đức cho con người. Trong tác phẩm nổi tiếng “Trí tuệ xúc cảm”, Daniel Goeman cũng chỉ rõ khả năng xúc cảm thậm chí còn quan trọng hơn khả năng tư duy thông thường. William Butller Yeats cũng nói: “Những người chỉ dựa vào giải thích mang tính logic, triết lý và lý trí cuối cùng cũng sẽ nhận thấy mình thiều đi phần quan trọng nhất của tâm hồn”. Thời đại Nhận thức đòi 6
- hỏi luật sư, bác sĩ, y tá, hội đồng xét xử, những nhà tư vấn… xem năng lực đồng cảm như một trong những năng lực nghề nghiệp hàng đầu. 5. Giải trí: Đạt được niềm vui khi làm việc, biết cười, biết chơi và hài hước sẽ là một trong những năng lực giúp con người có cuộc sống hài hòa và cân bằng. Do đó, những lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu này của con người sẽ phát triển mạnh mẽ. 6. Tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống: Không phải bây giờ con người mới đi tìm ý nghĩa cuộc sống, nhưng trong thời đại ngày nay, đây không phải địa hạt đặc quyền của triết học. Thế giới có hàng trăm triệu người thường xuyên tham gia các hoạt động, các cuộc thảo luận về ý nghĩa cuộc sống. Điều này cho thấy sự cân bằng đang được tìm lại khi mà cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ. Sự phát triển dư thừa về vật chất khiến con người ngày quan tâm và suy nghĩ nhiều hơn tới ý nghĩa của cuộc sống. Đi tìm ý nghĩa cuộc sống, hay phát triển tâm linh, sẽ trở thành tâm điểm, một sự phát triển văn hóa cơ bản của thời đại nhận thức. 2. Mối liên hệ giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải Các bác sỹ phẫu thuật thần kinh đã phát minh ra một điều vô dùng thu vị. Thực chất phát minh đó thật đơn giản và kỳ lạ: ở mỗi người chúng ta thực ra có hai não chứ không phải một. Khoa học phát hiện ra cả hai bán cầu não đều chia sẻ với nhau những nghĩa vụ quản lý cơ thể trong nhiều hoạt động. Mỗi một bán cầu não sẽ đảm trách các kỹ năng cụ thể và khi được phát triển, nó sẽ đem lại những bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên bán cầu não trái thường phát triển hơn bán cầu não phải, điều này giải thích lý do đa số nhân loại thuận tay phải. Số liệu thống kê cho thấy 85% người thuận tay phải và chỉ có 15% người thuận thay trái. Trong não bộ hoàn chỉnh hoạt động bình thường, hai bán cầu não hoạt động kết hợp chặt chẽ với nhau như một chỉnh thể, chứ không hề có một bên bán cầu não làm việc, còn bán cầu não kia không làm việc. ( TS Roger W. Sperry). 7
- Với những trường hợp học sinh ngồi mơ màng trong lớp học hoặc vẽ nguệch ngoạc lên giấy khi thầy cô giảng thì có phải họ thấy nhàm chán với bài giảng hay họ thích vẽ, viết lung tung như vậy? Rất nhiều người giải thích họ phải nghe nhạc trong khi học mới tập trung. Vì sao vậy? Đó là vì não phải của bạn đang cần sự quan tâm.Đa số môn học đều thiên về não trái, não phải hầu như không có gì để làm, nó “cảm thấy nhàm chán” nên nó phải “kiếm việc để làm”. Kết quả là não phải khiến bạn mơ màng, viết nguệch ngoạc lên giấy, giảm bớt sự tập trung của bạn vào môn học. Có vẻ như não phải là nguyên nhân chính gây ra việ bạn bị sao nhãng, mất tập trung. Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là bạn phải sử sụng cả hai bán cầu não trái và não phải trong lúc học. Việc này không những tạo công ăn việc làm cho não trái mà còn nó còn giúp tăng gấp nhiều lầm (chứ không phải gấp đôi) sức mạnh của não bộ. Bạn có thể tưởng tượng giống như khi bạn chạy bằng hai chân sẽ nhanh hơn người khác chạy bằng một chân rất nhiều Các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa thiên tài và người bình thường là các thiên tài biết cách tận dụng cả hai bán cầu não trong cùng một thời điểm,, trong bất cứ việc gì. Do đó họ tận dụng được gấp nhiều lần tiềm năng trong não bộ so với người bình thường. Leonardo da Vinci được tôn vinh là ột trong những họa sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, đông thời là nhà khoa học, nhà toán học và là một kĩ sư thành công. Albert Einstein nói: "Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức nhiều". Một nhà báo hỏi Albert Einstein về việc làm thế nào mà ông có thể phát triển được các học thuyết phức tạp như vậy. Einstein chỉ tay vào đầu và nói rằng ông sử dụng một chiếc bút chì và một mẩu giấy để phát triển ý tưởng của mình. Điều này rõ ràng thể hiện sự liên kết hoàn hảo giữa phân tích và tính sáng tạo trong viêc giải quyết vấn đề. Kết quả là Einstein đã đưa ra được nhiều học thuyết khoa học nổi tiếng, bao gồm cả thuyết tương đối. Sự kết hợp giữa não phải và não trái: lý trí và tư duy logic kết đôi với trí tưởng tượng và tính sáng tạo đã đem lại những kết quả tuyệt vời nhất. 8
- Sự kết hợp giữa não phải và não trái: lý trí và tư duy logic kết đôi với trí tưởng tượng và tính sáng tạo đã đem lại những kết quả tuyệt vời nhất.(học thuyết của Albert Einstein) Trên thực tế, những người sử dụng cả hai bán cầu não cân bằng nhau thì có xu hướng giải quyết cân bằng mọi vấn đề trong cuộc sống và sẽ học dễ dàng hơn, bởi họ biết lựa chọn chế độ cần thiết nhất để đảm nhận việc học tập. 3. Kết hợp sử dụng hai bán cầu trong hoạt động học tập Như chúng ta đã biết não gồm hai bán cầu não trái và bán cầu não phải não trái chứa các thông tin về số học,ngôn ngữ,tính toán,tư duy trong khi đó não phải lại chứa các thông tin về hình ảnh, màu sắc, tình cảm, tưởng tượng, liên tưởng… Sau đây là một thí nghiệm minh họa cho sự ảnh hưởng của màu sắc đến các quá trình nhận thức STT Các quá trình nhận thức Tỉ lệ (%) Thứ bậc 1 Các quá trình cảm giác và tri giác 94,43 1 2 Quá trình ghi nhớ 58,90 2 3 Quá trình tư duy 33,33 3 Màu sắc là yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động nhận thức của học sinh từ quá trình nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Song, ảnh hưởng của nó đối với các mức độ nhận thức khác nhau là khác nhau. Trong đó, ảnh hưởng cả màu sắc đối với khả năng quan sát là rõ rệt nhất (94,43% học sinh chịu sự ảnh hưởng của màu sắc), sau đó đến khả năng ghi nhớ. Quá trình tư duy cũng chịu sự ảnh hưởng của màu sắc. Chính vì vậy, nguyên tắc để kết hợp hai bán cầu chính là kết hợp việc phân tích, suy luận, tư duy logic với âm nhạc, màu sắc, hình ảnh và thậm chí là trí tưởng 9
- tượng trong tất cả các hành động và thao tác của hoạt động học tập. Bắt đầu từ việc đọc sách, tiếp nhận thông tin, ghi bài, ghi nhớ… và cuối cùng là ôn tập. Trước khi học, bạn hãy dành 5 phút để tượng tượng ra những hình ảnh tươi sáng đầy màu sắc. Đó là bước khởi động để có tâm trạng tốt trước khi học bài. Muốn học tập tốt thì trước tiên phải có phương pháp đọc sách. Với việc học tín chỉ như hiện nay thì sinh viên phải tự học là chủ yếu. Theo một tính toán đơn giản, để chuẩn bị cho 2 tiết học trên lớp thì học sinh phải dành ra 4 tiếng đọc ở nhà và 1 tiếng như vậy phải đọc được 25 trang sách! Hơn nữa, không chỉ đọc một cách thoáng qua mà bạn phải nắm được nội dung của bài. Nếu không biết cách đọc sách thì không bao giờ có thể thực hiện được nhiệm vụ đó. Kết hợp hai bán cầu não giúp bạn có thể hoàn thành được điều này. Trước khi bắt tay vào đọc từng trang sách, bạn phải đọc qua mục lục để hình dung về cái dàn ý, từ đó hình dung ra vấn đề chung của bài. Hãy để não phải làm việc khi hình dung ra một sơ đồ mà các vấn đề nhỏ hơn nối với vấn đề chính bằng các đường nối thật nổi bật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nghe nhạc Baroque (1700-1800) sẽ góp phần kích thích não bộ bởi nó là loại nhạc không lời có nhịp độ nhanh. Nó không làm bạn phân tâm bởi lời bài hát. Khi nghe loại nhạc này, chúng ta có khuynh hướng đọc nhanh để bắt kịp tốc độ đang nghe. Sau vài lần tập luyện, bạn sẽ phát hiện rằng bạn đọc nhanh hơn mà không cần bật nhạc. Chính vì vậy, bạn có thể nghe thể loại nhạc này khi đọc sách. Đọc 100 trang sách xong liệu bạn có nhớ được tất cả những gì mà mình vừa đọc không? Hãy dành thời gian để lập sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là gì? Nó là một kiểu ghi chú thật sự giúp bạn tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải và được phát minh bởi Tony Buzan. Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian khi chỉ phải trình bày có 20% dung lượng bài cộng với các hình vẽ, biểu tượng và ghi nhớ được những kiến thức một cách hiệu quả. Hãy thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo để tạo cho mình một sơ đồ tư duy đậm dấu ấn của bản thân qua việc thể hiện những hình vẽ và biểu tượng. Tuy nhiên không nên mất quá nhiều thời gian cho nó vì bạn 10
- không chỉ đọc một quyển sách và chỉ học một môn. Sơ đồ tư duy đó bao gồm những từ khóa ngắn gọn mà bạn gồm những ý chính để từ đó có thể triển khai thành những ý nhỏ hơn giúp trí nhớ của chúng ta ghi nhớ nó một cách dễ dàng hơn mà không cồng kềnh khiến chúng ta thấy nhàm chán, mệt mỏi khi phải ghi nhớ chúng. Chúng ta nên kết hợp sử dụng các hình ảnh màu sắc gắn liền với đối tuợng mà chúng ta cần ghi nhớ để não phải của chúng ta phát huy hiệu quả của nó Sơ đồ tư duy Thực tế cho thấy phương pháp ghi nhớ kết hợp tri thức với màu sắc kí hiệu hình ảnh đem lại hiệu quả rất cao, chúng ta sẽ thấy hứng thú hơn rất nhiều với việc học tập và cảm thấy việc học tập không còn nhàm chán và nặng nề như trước nữa. Khi lên lớp, bạn không chỉ ngồi nghe giáo viên giảng một cách đơn thuần. Bạn có thể tượng tượng ra những gì giáo viên giảng và gắn những thông tin mà bạn cho là quan trọng với một sự kiện cụ thể. Não trái sẽ đảm nhận việc sử lí thông tin trong khi não phải bạn tìm những cái đặc biệt để gắn chúng vào và sắp xếp cũng vào một 11
- ngăn cụ thể. Buổi tối, trước khi giở lại sách vở, bạn có thể nghĩ về các hình ảnh buổi sáng nay để nhớ lại những gì giáo viên giảng. Đừng lo số lượng hình ảnh hay các dấu hiệu phụ quá nhiều so với kiến thức mà bạn phải nhớ vì khả năng ghi nhớ của não bộ cực kì tuyệt vời. Chúng ta không nhớ những dãy số hay sự kiện không phải do chúng ta không đủ bộ nhớ mà chúng không có gì đặc biệt để giúp bạn nhớ lâu. Chúng ta thường nhớ rất đơn giản những yếu tố bất ngờ hoặc là những thứ vô cùng nghịch lí. Trí nhớ của chúng ta làm việc theo hình ảnh. Điều đó giải thích vì sao mà chúng ta dễ nhớ hình ảnh hơn là những chuỗi sự kiện hay các chuỗi số. Sự kết hợp hai bộ não sẽ giúp chúng ta có thể vận dụng điều đó vào trong việc ghi nhớ và học tập. Đó là việc kết hợp kiến thức với hình ảnh, màu sắc … Hãy hình dung sự việc gắn với một hình ảnh nào đó hoặc cố gắng làm nổi bật nó lên với một vài sự kiện hài hước. Ngoài ra, việc liên kết và tạo ra các dây xích nối những sự kiện đó với nhau là một điều cần thiết. Trí nhớ cần phải có những sự liên kết, móc nối với nhau để thực hiện quá trình giữ gìn thông tin trong não bộ. Cùng với đó là việc kết hợp âm điệu, màu sắc, trí tưởng tượng vào việc ghi nhớ sẽ giúp cho trí nhớ được nâng cao. Với sinh viên, việc ghi nhớ chủ yếu là phải dựa trên ý nghĩa chứ không thể ghi nhớ một cách máy móc. Những lượng thông tin bạn nắm có thể được đưa vào vô thức và dẫn đến tình trạng quên tạm thời. Nhưng khi có phương pháp liên kết “khả năng gọi lại” chúng không quá khó khăn Khi ôn tập, với các sơ đồ tư duy mà bạn đã tạo ra trong quá trình học, hãy so sánh xem lượng kiến thức bạn phải đọc lại như thế nào với người không làm nó hoặc ghi chú theo kiểu truyền thống với nhiều sự kiện, dãy số, liên tiếp nhau. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả học tập, chúng ta cần biết kết hợp với việc nghỉ ngơi một cách hợp lý. Dù cơ thể đang nghỉ ngơi thì não của chúng ta vẫn đang hoạt động một cách rất tích cực. Cả ngày chỉ biết đọc sách không đảm bảo rằng bạn sẽ học tốt hơn những người biết kết hợp giữa việc học và việc đi chơi. Hoạt động học tập diễn ra trong mọi hành động, bao gồm giao tiếp, lắng nghe, quan 12
- sát…Những lúc ấy, não phải của bạn đang hoạt động một cách tích cực. Trong khi bạn quan sát, não phải sẽ thu nhận những hình ảnh đó, đồng thời não trái sẽ sàng lọc thông tin. Muốn kết hợp được hai bán cầu não thì chúng ta cần phải rèn luyện. Với những người thiên về não trái, hãy thử sử dụng các yếu tố như màu sắc, âm thanh, hình ảnh vào hoạt động của mình. Chắc chắn rằng, không chỉ hiệu quả học tập của bạn sẽ tăng lên mà tâm hồn bạn cũng sẽ giàu có hơn, phong phú hơn và lãng mạn hơn. Những người đang sống thiên về não phải thì hãy biết kết hợp những gì bạn học được với khả năng tưởng tượng của mình; hãy tận dụng khả năng lắng nghe và quan sát vốn có ấy vào việc bồi dưỡng kiến thức cho mình KẾT LUẬN Mỗi bán cầu não có một vai trò và chức năng hoàn toàn khác nhau nhưng chúng không phủ định nhau, không tách xa nhau mà là một thể thống nhất. Việc kết hợp não phải và não trái trong hoạt động học tập giúp giảm tải căng thẳng cho não trái và khai thác tối đa hiệu quả của não phải đem lại hiệu quả cao nhất trong học tập nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Qua đó có thể thấy, sống thiên về một bên não nào quá, sẽ không tốt cho công việc hoặc cuộc sống của mình. Thiên về não trái quá thì trở nên lúc nào cũng nói logic, khô khan, kém uyển chuyển. Còn nếu thiên về não phải quá thì lại lúc nào cũng mơ mộng, giàu cảm xúc quá thì lại xa rời thực tế, làm việc chỉ nói cảm xúc, thiếu lý trí để phán đoán. Hãy chăm lo cho cả 2 bán cầu não của mình nhé mọi người, hãy thử tập luyện thì sẽ thấy tác dụng thôi! 13
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội; Nxb Công an nhân dân, 2006 2. Giáo trình tâm lí học đại cương, nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên); Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 2005 3. Tóm tắt những nội dung chính trong tài liệu 4. Một số trang web http://html.khkt.net/t34599-Kham-pha-vi-dai-Bi-mat-cua-nao-cau.html http://tim.vietbao.vn/b%C3%A1n_c%E1%BA%A7u_n%C3%A3o/ http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Kiem-ke-tai-san-cua-nao-phai-va-nao- trai/40154966/188/ http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Hai-tang-cua-y-thuc-phan-cuoi/10929850/201/ http://www.dongtienkhon.com/index.php?option=com_content&task=view&id=48 9&Itemid=32 http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=2016 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Vai trò của con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nứơc"
30 p | 3558 | 656
-
Tiểu luận triết học - VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
11 p | 703 | 199
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Vai trò của các nhân tố giá trị cảm nhận đối với xu hướng tiêu dùng của giới trẻ tại Việt Nam
95 p | 258 | 79
-
Tiểu luận thực hành tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế
38 p | 368 | 61
-
Tiểu luận: Vai trò của vi khuẩn trong chăn nuôi hiện nay
18 p | 437 | 41
-
BÀI TIỂU LUẬN Trình bày các năng lực sư phạm và vai trò của chúng đối với người giáo viên kỹ thuật.
18 p | 292 | 39
-
Tiểu luận: Vai trò luật sư trong việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
12 p | 283 | 39
-
TIỂU LUẬN:Nguồn gốc – bản chất – vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.Lời nói đầuViệt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh gian khổ để dành độc lập chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân.Vì vậy đã fải chịu những thiệt hại nặng nề
16 p | 197 | 28
-
Tiểu luận: Vai trò và mối quan hệ giữa hai nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, lấy thực tiễn Việt Nam để chứng minh
22 p | 92 | 26
-
Tiểu luận: Vai trò của việt Nam đối với ASEAN trên lĩnh vực anh ninh-chính trị-ngoại giao
17 p | 140 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của tỷ giá hối đoái trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ Việt Nam
243 p | 93 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của nữ mại dâm và vai trò của công tác xã hội
32 p | 121 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hyundai Kefico Việt Nam, khu công nghiệp Đại An, tỉnh Hải Dương
137 p | 21 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Các mô hình toán kinh tế đánh giá suất sinh lời của giáo dục và vai trò phát tín hiệu của giáo dục sau phổ thông Việt Nam
171 p | 20 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cấu trúc thuế và tăng trưởng kinh tế dưới vai trò của tự do hóa thương mại tại các nước đang phát triển
30 p | 24 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò công tác xã hội trong hoạt động huy động các nguồn lực để đền ơn đáp nghĩa của thanh niên phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng
36 p | 57 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quan hệ Quốc tế: Vai trò của Cộng hòa Liên bang Đức trong quá trình phát triển của Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI
27 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn