Tiểu luận Xử lý tình huống nhân viên chiếm đoạt tiền quỹ tại Khoa Điều trị tổng hợp Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 12
download
Tiểu luận "Xử lý tình huống nhân viên chiếm đoạt tiền quỹ tại Khoa Điều trị tổng hợp Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh" gồm các nội dung sau: mô tả nội dung, xác định mục tiêu giải quyết tình huống, xây dựng các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn phương án tối ưu, kiến nghị và kết luận. Mời bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Xử lý tình huống nhân viên chiếm đoạt tiền quỹ tại Khoa Điều trị tổng hợp Bệnh viện răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU Trong xã hội, mỗi một ngành nghề đều có vai trò, vị trí và đóng góp nhất định, cùng những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp riêng. Trong đó, Y tế là ngành cao quý, có sứ mệnh cao cả, luôn được xã hội tôn vinh và đề cao, song cũng đòi hỏi đạo đức và tinh thần trách nhiệm hơn bất cứ nghề nào. Nghề y là một nghề lao động đặt biệt, nó đòi hỏi người nhân viên y tế phải có trình độ sâu, được đào tạo theo những qui chuẩn bắt buộc từ chuyên môn, đạo đức thầy thuốc, đến luật pháp nhà nước và những qui tắc sống. Điều này được hình thành là do công sức cũng như hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ bác sĩ, thầy thuốc vì lợi ích cộng đồng. Danh y Lê Hữu Trác đã từng nói: “Không có nghề nào đạo đức bằng nghề y…”. Có thể nói y đức là những phẩm chất tốt đẹp nhất của người làm nghề y. Nhận thấy tầm quan trọng của y đức trong công tác hành nghề của tất cả các cán bộ bác sĩ, y tá, nhân viên công tác xã hội. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Bộ Y Tế đã đưa ra văn bản, quy định về 12 điều y đức trong ngành y tế áp dụng với tất cả cán bộ nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực y dược, kể cả ở nước ngoài hay trong lãnh thổ Việt Nam. Ngày 14/10/2016, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch số 995/KH-BYT triển khai "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trong toàn ngành Y tế giai đoạn 2016-2021 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó từng đơn vị xây dựng chuẩn mực đạo đức theo từng lĩnh vực công tác trên cơ sở chuẩn mực đạo đức chung của ngành Y tế học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gồm các nội dung: 3 xây: Xây dựng tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân; Xây dựng tinh thần tự giác học tập; Xây dựng mối đoàn kết nội bộ và 3 chống: Chống quan liêu, hách dịch; Chống tham ô, lãng phí; Chống bè phái, cục bộ.
- 2 Tuy nhiên, do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực vẫn còn có những tiêu cực về thực hành y đức ở một bộ phận cán bộ y tế. Một bộ phận cán bộ y tế đã nguyên tắc hóa lợi ích vật chất trong hoạt động nghề nghiệp. Điều đó dẫn đến hệ quả là, nếu trước đây y đức được coi là gốc, là cơ sở cho các phẩm chất khác của người cán bộ y tế thì nay lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ của đơn vị lại được xem là ưu tiên trước hết. Nếu trước đây coi nhân cách là thiện chí, thiện tâm, trách nhiệm vì lợi ích người bệnh, lợi ích xã hội, thì nay coi nhân cách là ở quy mô thu nhập, thành đạt trong việc thực hiện lợi ích đã làm cho y đức suy thoái. Sự kính trọng vốn có của xã hội với những người thầy thuốc không hề thay đổi, nhưng quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc trong cơ chế thị trường cũng đã có những biến đổi nhất định. Đồng tiền không chính đáng đã chen vào mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, làm méo mó các mối quan hệ trong xã hội và một khi uy lực đồng tiền càng lớn bao nhiêu thì khả năng phá hoại của nó trong những mối quan hệ đạo đức giữa người và người càng mạnh bấy nhiêu. Biểu hiện đó là sự thiếu trách nhiệm trong công việc; thái độ giao tiếp và phân biệt đối xử với từng người bệnh; kê đơn thuốc đắt tiền, không hợp lý để hưởng hoa hồng từ các nhà thuốc tư nhân; chỉ định chiếu, chụp, xét nghiệm khi không thật sự cần thiết; hiện tượng nhận “phong bì” cũng không phải là chuyện hiếm.v.v.. Tất cả những hình ảnh đó làm cho nhân dân có những ấn tượng không tốt, cái nhìn không thiện cảm về người cán bộ y tế, mặc dù đó chỉ là những thiểu số. Khi giai đoạn tình hình dịch Covid-19 diễn biến còn phức tạp song với sự phát triển kinh tế phải luôn đồng hành cùng nhau, ngày nay chất lượng cuộc sống của người dân cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã có sự giảm sút đáng kể về mặt chất và lượng cuộc sống vốn dĩ đang khó khăn lại càng thêm chồng chất. Trong tình hình căng thẳng hiện nay đã ít nhiều ảnh hưởng đến một bộ phận những người có hoàn cảnh túng quẫn đã đánh mất lòng tự trọng của bản thân mà đã làm những việc trái với đạo đức của người nhân viên y tế. Tất cả những việc làm trên của họ đều hướng đến mục đích cá nhân, mong thoát khỏi
- 3 hiện trạng khó khăn và được thỏa mãn nhu cầu cho bản thân. Điều này đã gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, niềm tin giữa đồng nghiệp với nhau và nói lên sự buông lỏng trong việc lãnh đạo quản lý. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Xử lý tình huống nhân viên chiếm đoạt tiền quỹ tại Khoa Điều Trị Tổng Hợp Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh” cho bài tiểu luận tốt nghiệp của mình. Với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cộng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết cho tình huống trên. Tuy nhiên do điều kiện thời gian ngắn và bị ảnh hưởng của công tác chuyên môn nên trong quá trình thực hiên tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô. Xin chân thành cảm ơn!
- 4 2. NỘI DUNG 2.1. Mô tả tình huống Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, kể từ tháng 05/2021, đại dịch Covid-19 do virus SARS-Covi2 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô… Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là BV. RHMTP) là một bệnh viện chuyên khoa hạng 1, chuyên điều trị các bệnh về răng miệng cho người dân thành phố Hồ Chí Minh và trong cả nước. Bệnh viện có 10 phòng chức năng, 12 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng. Số lượng nhân viên hiện nay khoảng 414 người. Trong giai đoạn dịch Covid diễn biến phức tạp, bệnh viện luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ kép là khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân đồng thỡi thực hiện công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, BGĐ bệnh viện tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cho nhân viên luôn phải trong tâm thế sẳn sàng về tinh thần phục vụ, thái độ giao tiếp ứng xử, tiếp tục công việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng phát triển trong tư thế trạng thái bình thường mới. Xem bệnh nhân như khách hàng và là người trả lương cho mình. Đó chính là kim chỉ nam định hướng cho hoạt động của bệnh viện, vậy để bệnh nhân hài lòng thì tất cả các nhân viên y tế từ bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, các nhân viên khác phải toàn tâm toàn ý nâng cao tinh thần phục vụ ở mức cao nhất. Khoa Điều Trị Tổng Hợp trực thuộc bệnh viện RHM gồm có 25 người trong đó bác sĩ là 12 người (3 bác sĩ CKII, 8 bác sĩ CKI và 1 bácsĩ RHM), điều dưỡng là 13 người và 01 nhân viên phụ trách hành chính. Tuổi trung bình nhân sự trong khoa là 40 tuổi và nhỏ nhất là 25. Trong đó nhân viên hành chính N. là
- 5 người nhiệt tình, nhờ gì cũng làm hết mình, thái độ trong giao tiếp chuẩn mực và có mối quan hệ rất tốt với tập thể khoa. Vì vậy nhân viên N. đã được Khoa Điều Trị Tổng Hợp tin tưởng giao cho công việc đại diện khoa đi lãnh tiền năng suất, sau đó phân chia theo tỷ lệ dựa trên số lượng thực tế bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa. Tình huống xảy ra cụ thể như sau: Ngày 15/04/2020 điều dưỡng H. theo thường lệ nhận được tiền do nhân viên N. bàn giao với tổng số tiền là 23.000.000 vnđ. Tuy nhiên điều dưỡng H. yêu cầu không muốn nhận số tiền trên với lý do tháng 3 số lượng bệnh nhân điều trị ít hơn tháng 4 là 20 cas nhưng số tiền vẫn không thay đổi nhiều, thậm chí còn ít hơn. Vì vậy điều dưỡng H. yêu cầu cô N. tính lại cụ thể cũng như lấy số liệu của hai tháng 03/2020 và 04/2020 so sánh với nhau để tìm ra nguyên nhân tại sao lại có sự chênh lệch quá lớn như vậy thì nhân viên N. trả lời do không lưu lại bảng kê đã phát tiền năng suất của tháng 03/2020 nên không thể lấy ra so sánh được. Nghi ngờ có chuyện không ổn, ngày 18/04/2020 điều dưỡng H. đã lên thẳng phòng Tài Chính Kế Toán trực tiếp yêu cầu sao kê bảng chia tiền năng suất của khoa thì phát hiện có sự thất thoát số tiền rất lớn, không dừng lại ở đó, điều dưỡng H. tiếp tục xin sao kê toàn bộ bảng chia tiền từ tháng 5/2016 thì ngỡ ngàng và sốc nặng sau khi tính toán lại thì phát hiện tổng số tiền bị thất thoát dựa trên các chứng từ của phòng Tài Chính Kế Toán cung cấp phối hợp với hệ thống phần mềm Quản lý bệnh viện để có số liệu điều trị bệnh nhân đã phát hiện tổng số tiền đã bị biển thủ lên đến gần 500 triệu đồng. Điều dưỡng H lập tức phản ánh với lãnh đạo bệnh viện. Sau khi tiếp nhận thông tin, Ban Giám đốc BVRHM chỉ đạo phòng Quản lí chất lượng (QLCL) và Ban Thanh Tra Nhân Dân làm việc trực tiếp với nhân viên N. tại khoa Điều Trị Tổng Hợp yêu cầu giải trình bằng văn bản. Sau đó sự việc đã được tiến hành và báo cáo lại cho BGĐ.
- 6 2.2. Xác định mục tiêu giải quyết tình huống Mục tiêu Từ văn bản giải trình của nhân viên N. và các bằng chứng từ bảng sao kê do Phòng Tài Chính Kế Toán cung cấp gửi tại khoa Điều Trị Tổng Hợp những khiếu nại thắc mắc và phản ánh của tập thể nhân viên y tế tại khoa Điều Trị Tổng Hợp đối với nhân viên N, tập thể khoa Điều Trị Tổng Hợp đã phân tích tình huống nhằm nhận ra những vấn đề còn đang ẩn khuất bên trong. Từ đó tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của tình huống để có cơ sở đưa ra những giải pháp xử lý thích hợp nhất đảm bảo hợp tình, hợp lý, hạn chế tối đa những xung đột sau khi giải quyết sự vụ. Cơ sở lý luận và pháp lý Theo quy định tại điều 52 Luật viên chức 2010, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ (như Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức; Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập….) tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức hoặc Buộc thôi việc. Như vậy, tùy thuộc vào hành vi vi phạm mà viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng. Đối với vụ việc trên tại khoa Điều Trị Tổng Hợp, số tiền biển thủ gần 1 tỷ đồng nếu có thể thu hồi, không có thiệt hại nghiêm trọng xảy ra, do đó nếu có hành vi không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ thì có thể thủ quỹ cũng chỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách”. Tuy nhiên, theo nguyên tắc xử lý kỷ luật quy định tại Điều 3 Nghị định 27/2012/NĐ-CP, thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. Trường hợp nếu điều dưỡng H đã phát hiện và báo cáo kịp thời tới lãnh đạo bệnh viện, ngăn chặn thiệt hại, không gây thất
- 7 thoát tài sản thì có thể được xem là yếu tố giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật. Còn đối với hành vi có dấu hiệu biển thủ công quỹ thì cần xem xét đến các yêu tố cấu thành của tội danh này để xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa, hành vi chiếm đoạt thể hiện ở các chứng cứ nào thì mới có thể xem xét việc khởi tố hay không khởi tố trong trường hợp này. 2.3. Phân tích tình huống Sau khi điều dưỡng H. phát hiện các dấu hiệu không trung thực của nhân viên N., điều dưỡng H. phản ánh đến lãnh đạo bệnh viện. Sự việc này diễn ra một thời gian tương đối dài. Trong thời gian từ tháng 05/2016 đến thời điểm hiện tại, theo lời khai trong bản tường trình của nhân viên N., gia đình N. đã mắc phải số tiền nợ rất lớn, tình hình gia đình ngày càng gặp khó khăn khi mức thu nhập cũng giảm một phần do hậu quả tình hình dịch covid-19 xảy ra khiến cho N ngày càng áp lực và mong muốn được giải quyết nhanh nhất. Mặt khác do chủ nợ hối thúc gia đình trả nợ nên N. đã thực hiện hành vi mà không nghĩ đến hậu quả. Lợi dụng sự tin tưởng của mọi người cũng nhưu việc quản lý lỏng lẻo về tài chính lãnh đạo khoa, nên N. đã từng đợt chiếm dụng một khoản tiền và thay đổi nội dung các chứng từ để che dấu việc làm sai trái của mình. Số tiền đó một phần N. trả nợ cho gia đình, một phần N. sử dụng tiêu xài cá nhân. a. Phân tích nguyên nhân Nguyên nhân khách quan: - Cuộc sống kinh tế quá khó khăn cũng mà mầm mống của hành vi vi phạm, lúc đầu có thể là "làm liều" cho qua lúc khó khăn... sau đó, có thể dẫn tới các hành vi vi phạm mang tính chất lớn hơn, gây nguy hiểm cho xã hội cao hơn. - Con người với sự nhận thức chưa đúng hoặc không nhận thức được hành vi nào là vi phạm pháp luật thì cũng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật (tất nhiên trừ những trường hợp biết là vi phạm pháp luật nhưng vẫn
- 8 cố tình làm)... Nguyên nhân chủ quan: - Trước tiên, chúng ta phải nói đến việc lãnh đạo Khoa chưa thể hiện hết sự quan tâm, chia sẻ đến với nhân viên để hiểu thêm tâm tư nguyện vọng của CBCNV trong đơn vị mình quản lý. - Không giám sát, kiểm tra lại công việc đã phân công cho nhân viên. - Giao nhiệm vụ không đúng với chức năng nhiệm vụ của nhân viên. b. Phân tích hậu quả - Là Bệnh viện chuyên khoa hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi như vị trí địa lý, tạo điều kiện từ Ủy Ban Nhân dân Thành Phố, Sở y tế, đội ngũ cán bộ nhân viên y tế nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc thì bệnh viện cũng gặp một số khó khăn do quỹ diện tích đất còn hạn chế, hạ tầng cơ sở công trình quy mô còn nhỏ, hẹp so với số lượng nhân viên ngày càng tăng cao. - Khi tình hình kinh tế cả nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 đã làm cho thực trạng bệnh viện ngày thêm khó khăn. Ban lãnh đạo bệnh viện đã chủ động họp bàn, tìm giải pháp khắc phục với ưu tiên là quan tâm chăm lo đời sống, bảo đảm an toàn cho cán bộ, công nhân viên - lao động (CBCNV-LĐ). Ngoài yêu cầu thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách lương, bảo hiểm y tế, thưởng, làm thêm giờ, công ty còn trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định cho 100% CBCNV-LĐ, như: Quần áo, mũ, các công cụ dụng cụ phòng hộ khác phục vụ cho từng bộ phận, công việc cụ thể. - Trên thực tế cuộc sống khó khăn của nhân viên y tế cụ thể là nhân viên N. trong tình huống này đã nói lên những băn khoăn về thực trạng và liệu còn có động cơ tiêu cực khác thực sự trong công việc vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc tại khoa Điều Trị Tổng Hợp. Những thiệt về tài sản có thể xác định như đã nêu ở trên, còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định, để đánh giá hậu quả do hành vi trộm
- 9 chiếm đoạt biển thủ tiền quỹ gây ra, như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện quy trình làm việc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của khoa, gây hoang mang cho nhiều người trong nội bộ khoa Điều Trị Tổng Hợp. - Ảnh hưởng trước tiên là tập thể nhân viên trong khoa Điều Trị Tổng Hợp nghi ngờ lẫn nhau, mất niềm tin giữa nội bộ. - Tâm lý sợ có đồng phạm, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhau trong nội bộ khoa Điều Trị Tổng hợp. 2.4. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn phương án tối ưu 2.4.1. Đề xuất các phương án xử lý tình huống Phương án 1: Lãnh đạo khoa Điều Trị Tổng Hợp sau khi nhận thông tin về phản ánh của điều dưỡng H. với BGĐ, phòng QLCL và Ban Thanh Tra Nhân Dân đã đề nghị họp khoa. Thành phần tham dự gồm BGĐ, phòng QLCL, đại diện Ban Thanh Tra Nhân Dân, nhân viên N. và toàn thể cán bộ công nhân viên Khoa Điều Trị Tổng Hợp. Trong cuộc họp Ban Thanh Tra Nhân Dân nêu rõ quy trình giải quyết khiếu nại của điều dưỡng H, sau đó bác sỹ trưởng khoa đề nghị ê-kíp gồm bác sĩ L. (tổ trưởng Công đoàn), và Điều dưỡng trưởng B., điều dưỡng H. và nhân viên N. báo cáo lại sự việc cũng như quy trình quản lý, chức năng nhiệm vụ và cụ thể số số cas, số tiền năng suất của tập thể khoa trong thời gian nhân viên N thực hiện tính từ thời điểm tháng 05/2016. Sau khi trình bày xong, mỗi nhân sự trong khoa đều có ý kiến và chỉ ra ưu khuyết điểm của ê-kíp đó. Sau cuộc họp bác sĩ trưởng khoa kết luận: - Nhân viên N. đã nhận lỗi là do hoàn cảnh khó khăn, mong muốn được trả nợ nên đã liều lĩnh thực hiện hành vi biển thủ số tiền, trong thời gian đầu thấy không ai phát hiện nên vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. - Điều dưỡng trưởng B cũng đã nhận lỗi đã thiếu giám sát, kiểm tra công việc của nhân viên hành chính trong phạm vi quản lý.
- 10 - Lãnh đạo khoa có nhiệm vụ phân tích và cũng xin lỗi trước Ban Giám Đốc, tập thể khoa song với lời hứa: + Sẽ thường xuyên họp nhắc nhở các nhân viên trong khoa cần có thái độ, tinh thần làm việc dựa trên những kinh nghiệm đã xảy ra đáng tiếc tại khoa. + Sẽ áp dụng thường xuyên hơn nữa những bài học theo chủ đề “Học tập và làm việc theo tấm gương, đạo đức của Bác Hồ” và về cách ứng xử giao tiếp hằng ngày giữa nội bộ khoa Điều Trị Tổng Hợp. - Nhân viên N. làm tường trình báo cáo nguyên nhân sự việc cho Bác sĩ giám đốc và cam kết hoàn toàn là sự thật, bàn giao nhân sự N. cho phòng Tổ Chức Cán Bộ xử lý nghỉ việc. - Thư ký trong khoa ghi đầy đủ nội dung cuộc họp và lập một biên bản gửi về Ban Thanh Tra Nhân Dân, phòng QLCL và BGĐ. Phương án 2: Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp đề nghị nhân viên N viết bản tường trình về sự việc xảy ra. Sau khi nhận được bản tường trình, Bác sĩ trưởng khoa cho họp khoa khẩn để giải quyết sự việc này. Sau khi nghe bản tường trình, Bác sĩ trưởng khoa đề nghị các nhân viên trong khoa cho ý kiến về bản tường trình. Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp đọc nội dung tường trình của nhân viên N so sánh với nội dung phản ánh trực tiếp từ điều dưỡng H có đúng như tình huống mà nhân viên N đã đọc hay không. Sau đó Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp sẽ phân tích những ưu điểm, khuyết điểm của nhân viên N trong quá trình công tác tại khoa Điều Trị Tổng Hợp. Đề xuất không sử dụng nhân sự N tại khoa Điều Trị Tổng Hợp và bàn giao
- 11 lại nhân sự N. cho phòng Tổ Chức Cán Bộ. Kiến nghị bằng văn bản gửi Ban Thanh Tra Nhân Dân, BGĐ và phòng QLCL. Phương án 3: Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp gặp riêng nhân viên N trong khoa hỏi rõ sự tình, cũng như đưa ra phân tích những vi phạm dựa trên nội quy quy chế của bệnh viện. Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp nhắc nhở Điều dưỡng H. phải có thái độ bình tĩnh và giải thích rõ ràng về sự việc. Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp góp ý cho Bác sĩ L. và Điều dưỡng trưởng B. phải chủ động giám sát, quan tâm hơn nữa trong vấn đề giao tiếp với BN, nếu cảm thấy mệt hoặc không đủ sức khỏe tiếp tục điều trị thì nên gặp lãnh đạo hoặc các nhân viên khác để mọi người có thể hiểu và cùng nhau giúp đỡ hỗ trợ. Sau đó, Bác sĩ trưởng khoa T. triệu tập họp các thành viên trong khoa lại để nêu vấn đề về sự việc xảy ra. Đề nghị các thành viên trong khoa đóng góp, xây dựng đưa hướng khắc phục có lý và có tình nhất cho đồng nghiệp của mình để họ có cơ hội thay đổi. Trên tinh thần tương thân tương ái, Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp kêu gọi các thành viên trong khoa biết tha thứ, thông cảm cho hành vi của nhân viên N để có cơ hội khắc phục hậu quả. Làm báo cáo gửi Ban Thanh Tra Nhân Dân, Ban Giám Đốc và phòng Quản Lý Chất Lượng. 2.4.2. Lựa chọn giải pháp xử lý và tổ chức thực hiện phương án đã chọn Qua xem xét 3 phương án đề xuất nêu trên, kết hợp với các kiến thức đã được học trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, tôi quyết định lựa chọn phương án 3 để giải quyết tình huống trên, vì những lý do sau:
- 12 Theo phương án 1: Phương án thể hiện được tính thẳng thắn, quyết đoán của trưởng khoa trong xử lý công việc theo quy chế, quy định của pháp luật. Người có vi phạm thì phải bị phê bình, kiểm điểm, đuổi việc. Tuy nhiên, trong quản lý, nếu cứ thiên về “lý” như thế thì hiệu quả đạt được sẽ không cao, thậm chí nhiều khi còn phản tác dụng mong đợi vì bị đánh giá thiếu tình người và có thể sẽ gây mâu thuẫn giữa cấp trên với cấp dưới vì vậy phương án này hơi cứng nhắc nên không thể lựa chọn được. Theo phương án 2: Phương án này Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp đã đứng trên lập trường của sự công bằng, dân chủ để giải quyết sự việc. Điều này thể hiện qua việc cho triệu tập thành viên liên quan trong khoa, đề nghị tường trình lại sự việc xảy ra, lấy ý kiến tất mọi người, cuối cùng Bác sĩ trưởng khoa Điều Trị Tổng Hợp mới đưa ra quyết định. Tuy nhiên, phương án này vẫn vướng vào một số hạn chế nhất định vì phụ thuộc vào tính trung thực của người viết tường trình nên sẽ gây tranh cãi, tạo mâu thuẫn nhiều hơn. Theo phương án 3: Trước khi đưa ra quyết định giải quyết sự việc, Bác sĩ trưởng khoa T đã khéo léo tác động tình cảm từng nhân viên để tìm hiểu tâm tư cũng như hoàn cảnh của nhân viên, giảm bớt sự căng thẳng. Khi được thông cảm và chia sẻ nói chuyện với nhau một cách chân tình như anh em, có thể mọi người sẽ hiểu thấu hơn được động cơ dẫn đến hành vi của nhân viên N. Tập thể nhân viên cũng cảm thấy vừa có “lý” vừa có “tình” sẽ làm giảm căng thẳng từ các bên. Lúc này, do đã được làm công tác tư tưởng trước đó nên các nhân viên sẽ tường trình toàn bộ sự thật, đồng thời nhận khuyết điểm về phía mình và cố gắng khắc phục hậu quả, đưa mọi người đoàn kết, quan tâm đến với nhau hơn nữa. 2.4.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn - Thực hiện việc tuyên truyền nhiều đợt và thường xuyên hơn về các chính sách pháp luật, quy định, quy chế bệnh viện đến với công chức, viên chức, người lao động làm việc tại bệnh viện như: Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật viên chức năm 2010; Bộ Luật lao động năm 2019; Luật phòng, chống tham
- 13 nhũng năm 2018; Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Luật tố cáo năm 2018…. - Công khai quy trình kiểm tra, giám sát công việc tại các khoa. - Ban chấp hành Công Đoàn bệnh viện cần quan tâm, đồng hành chăm lo tâm tư, hoàn cảnh, nguyện vọng của từng cá nhân nhiều hơn nữa - Tổ chức các hội thi chủ đề về các chính sách pháp luật với nhiều hình thức đa dạng, thu hút sự tham gia của nhân viên y tế, làm việc nhóm phối hợp và các bài học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời có cơ chế khen thưởng nhân viên làm việc tốt cũng như có biện pháp kỷ luật đối với nhân viên vi phạm.
- 14 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận: Đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề có tầm quan trọng đối với sự thành bại, tồn tại và phát triển của nền hành chính nhà nước. Đây là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho mọi hoạt động của Nhà nước có hiệu quả. Đặc biệt là trong ngành y, thì điều này lại càng có ý nghĩa to lớn hơn. Đạo đức trong ngành y tế gắn liền với những giá trị chuẩn mực đạo đức chung của xã hội; đồng thời là đạo đức nghề nghiệp đặc biệt - thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức y tế. Do đó, nó gắn chặt với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, những điều cán bộ, công chức được làm và không được làm; cách ứng xử của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ do pháp luật quy định. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân. Đạo đức ngành y không tự nhiên mà có, mà phải trải qua quá trình giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện của các chủ thể quản lý cán bộ, công chức, viên chức và quá trình tự giáo dục, tự bồi dưỡng và tự rèn luyện của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ. Nâng cao đạo đức cho cán bộ và nhân viên y tế là công việc thường xuyên nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn được trau dồi, bồi dưỡng, rèn luyện để không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng trong quá trình thực thi công vụ. Đó là công việc không chỉ của bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà còn là trách nhiệm của các chủ thể quản lý cán bộ, công chức. 3.2. Kiến nghị Mỗi công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị cần rèn luyện mỗi ngày thực hiện nhiệm vụ, nghiêm túc trên nền tảng 12 điều y đức của người nhân
- 15 viên y tế, luôn phải chuẩn mực trong công việc cũng như giao tiếp với đồng nghiệp, với bệnh nhân, nâng cao rèn luyện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Chú trọng việc học tập, nêu cao các tấm gương người tốt việc tốt, trung thực, trong công việc và cả cách ứng xử của mỗi cá nhân đến với đồng nghiệp, phải nhận thức được rằng tất cả những hành vi vi phạm sẽ đều phải trả giá rất đắt trong cuộc sống của bản thân, gây ảnh hưởng rất lớn về lâu dài sự nghiệp, nguồi thu nhập ổn định của bản thân, gia đình, tạo môi trường đồng cảm, chia sẻ, đoàn kết cùng nhau đưa hình ảnh tốt đẹp của ngành Y tế. Cần tham gia xây dựng thể chế, thực hiện phản biện xã hội đối với các chính sách liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, người lao động. Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng như tổ chức các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, khích lệ, động viên người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự phát triển của bệnh viên và của đất nước. Kịp thời nắm bắt tình hình, tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động, không để ngừng việc cá nhân hay tập thể trái pháp luật xảy ra liên quan hoặc không liên quan đến quan hệ lao động. Tổng hợp, phản ánh khó khăn, mong muốn, kiến nghị của người lao động, trong đó, nên tổ chức trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, thông tin, phản ánh, kiến nghị của từng cán bộ để từ đó đưa ra giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động của tổ chức công đoàn, kêu gọi trách nhiệm xã hội và sự tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động, giúp đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động, toàn xã hội hiểu, phối hợp và đồng hành cùng tổ chức công đoàn chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của công chức, viên chức; Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của
- 16 người thầy thuốc theo quan điểm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện đúng quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, nội quy, quy chế làm việc của ngành, của đơn vị; Học tập thường xuyên nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao; chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc; Đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của đơn vị nhằm bảo đảm thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao đạt hiệu quả; Giữ uy tín, danh dự cho đơn vị, cho lãnh đạo và đồng nghiệp. Đề xuất đối với Ban giám đốc, để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác, xây dựng y đức trong sáng cho nhân viên y tế cần thiết phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ này. “Thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế. Xác định bậc lương khởi điểm phù hợp với thời gian đào tạo. Nghề y là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh, do vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, mỗi cán bộ y tế y tế không chỉ nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, mà cần phải nghiên cứu vận dụng đạo đức y học vào từng vị trí công tác của mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, đó chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, với nhân dân thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “lương y như từ mẫu”. Với những kiến thức đã tiếp thu được trong thời gian học tập tại lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cộng với những kinh nghiệm thực tế trong công tác, tôi nghiên cứu và đưa ra phương án giải quyết cho tình huống trên. Tuy nhiên do điều kiện thời gian ngắn và bị ảnh hưởng của công tác chuyên môn nên trong quá trình thực hiên tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô.
- 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; 2. Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; 3. Luật phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018; 4. Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009; 5. Nghị đ ị n h số76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo có hiệu lực ngày 20/11/2012; 6. Quy chế Bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, số 1895/1997/BYT-QĐ, ngày 19/9/1997) 7. Quyết định số12/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 03 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành quy trình giải quyết tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực ngày 23/3/2014. 8. Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 09 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết tố cáo có hiệu lực ngày 15/11/2013; 9. Thông tư 07/2014/TT-byt Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế 10. Tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2018 11. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/- /2018/816002/nang-cao-dao-duc-cong-vu-cua-doi-ngu-can-bo%2C- cong-chuc%2C-vien-chuc-hien-nay.aspx 12. http://vkscantho.vn/vkscantho/index.php/news/VKSND-TP-Can-Tho/Y- duc-nguoi-thay-thuoc-voi-dai-dich-Covid-19-hien-nay-3916/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Tranh chấp bất động sản thừa kế là quyền sử dụng đất đối với trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
22 p | 2625 | 619
-
Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên: Xử lý tình huống sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp tại trường Mầm non xã Y, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
16 p | 1855 | 354
-
Tiểu luận: Xử lý vi phạm đối với hành vi nuôi nhốt động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIb
7 p | 1040 | 199
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Xử lý vi phạm pháp luật về vi phạm hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương
24 p | 814 | 169
-
Tiểu luận quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão huyện A tham mưu chi quỹ phòng, chống lụt, bão của địa phương sai mục đích theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành
15 p | 619 | 142
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Xử lý tình huống về cân đối thu,chi ngân sách nhà nước thành phố Hà Nội
42 p | 612 | 120
-
Tiểu luận tốt nghiệp: Xử lý tình huống về mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước thị trấn Yên Thế
22 p | 559 | 109
-
Tiêu luận Quản lý Nhà nước Chuyên viên 6
19 p | 295 | 85
-
Tiểu luận: Xử lý tình huống phát sinh có nhiều người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La
15 p | 442 | 70
-
Tiểu luận tình huống Lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: Xử lý tình huống giáo viên không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chuyên môn trước khi lên lớp tại trường trung cấp nghề Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
21 p | 242 | 58
-
Tiểu luận Quản lý nhà nước: Xử lý tình huống bạo lực gia đình của một người dân trong xã Yên Đồng – huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
25 p | 316 | 30
-
Tiểu luận cuối khóa: Xử lý tình huống vi phạm về An toàn vệ sinh lao động và trợ cấp chế độ tai nạn lao động trong công ty TNHH Việt Nhật tại thị xã Hương Trà
29 p | 138 | 21
-
Tiểu luận Xử lý tình huống Quản lý nhà nước: Đằng sau một vụ tai nạn hàng hải trên luồng Hải Phòng
20 p | 101 | 20
-
Tiểu luận Xử lý tình huống nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở ấp 7 Xáng II, xã Đông Hòa, huyện An Minh
15 p | 96 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xử lý tình huống trong dạy học thực hành thí nghiệm Sinh học Trung học phổ thông
166 p | 21 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu năng lực của sỹ quan hàng hải Việt Nam trong xử lý tình huống có nguy cơ đâm va tàu trên biển trong ca trực độc lập
222 p | 31 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xử lý tình huống trong dạy học thực hành thí nghiệm sinh học trung học phổ thông
27 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn