YOMEDIA
ADSENSE
Tìm hiểu đền thờ Thần Đạo Nhật Bản
23
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Tìm hiểu đền thờ Thần Đạo Nhật Bản mong muốn tìm hiểu rõ các giá trị thần đạo, cụ thể là những nơi thờ thần - thần xã và những thứ đẹp đẽ mà thần đạo đã tạo ra cũng như những thứ hình thành nên nét đẹp văn hoá bản địa thần đạo, giá trị tâm linh trong thần xã qua thời gian hình thành phát triển để vẫn được mọi người trân trọng lưu truyền.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu đền thờ Thần Đạo Nhật Bản
- TÌM HIỂU ĐỀN THỜ THẦN ĐẠO NHẬT BẢN Lương Triệu Vỹ, Trần Đỗ Ngọc Minh Châu* Viện công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường Vy TÓM TẮT Đất nước Nhật Bản từ bấy lâu luôn được mọi người ngưỡng mộ, thán phục về tinh thần làm việc, về tính tỉ nỉ, về sự nghiêm túc, về các thành tựu công nghệ hiện đại. Tuy là một đất nước công nghệ tiên tiến nhưng họ vẫn giữ được những nét truyền thống xa xưa của mình. Bên cạnh những khu phố hoa lệ, những toà nhà chọc trời thì cũng có những con phố yên bình, những ngôi đền thần cổ kính qua hàng ngàn năm hình thành. Nhóm tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu đền thờ thần đạo Nhật Bản” mong muốn tìm hiểu rõ các giá trị thần đạo, cụ thể là những nơi thờ thần - thần xã và những thứ đẹp đẽ mà thần đạo đã tạo ra cũng như những thứ hình thành nên nét đẹp văn hoá bản địa thần đạo, giá trị tâm linh trong thần xã qua thời gian hình thành phát triển để vẫn được mọi người trân trọng lưu truyền. Từ khoá: Thần xã, Thần đạo, đền thờ Thần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhật Bản với đa dạng các tín ngưỡng tôn giáo hình thành khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Đời sống văn hoá ngày càng hiện đại kéo theo cuộc sống tinh thần người dân ngày càng được nâng lên. Thứ họ được tiếp cận là những gì đó đang rất hợp thời đại và thứ họ muốn lưu giữ là những nét truyền thống cổ xưa, những thứ họ tin tưởng, thờ phụng từ hàng ngàn năm có được. Với một đất nước có sự du nhập của người dân nước ngoài khá nhiều, họ mang theo trong mình các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đến với Nhật Bản, người ta sẽ khó mà phân định được 1 người dân bất kì nào đó chỉ theo duy nhất 1 đạo hay nhiều đạo và có đang theo đạo hay không theo và cũng rất khó phân biệt một nơi thờ Thần và một nơi thờ Phật tại Nhật. Bởi theo tư tưởng của người dân Nhật, họ cho rằng vạn vật xung quanh mình dù là vô tri vô giác như : cây, hoa, lá, cỏ.... thì cũng đều có linh hồn, có thần linh ngự trị. Vì niềm tin mãnh liệt đó mà đối với họ chỉ có một lòng sùng bái, họ đến lễ ở các đền thờ thần đạo, thăm chùa chiềng đạo Phật vào mùa xuân, tổ chức tiệc tùng, tặng quà vào dịp lễ theo cách thức của đạo Thiên Chúa, đám cưới theo nghi lễ Thần đạo, Thiên chúa 1301
- và ma chay thì theo đạo Phật. Tuy nhiên mỗi tôn giáo sẽ mang lại một nét đặc sắc riêng và với Thần đạo thì đền thờ Thần đạo là nét đặc sắc riêng biệt đó. 2. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THẦN XÃ Vì Thần xuất hiện từ những gì xung quanh nên ở Nhật có đến tận 8 triệu vị thần. Thần thánh là thế lực vô hình mang sự ấm no và che chở khỏi thiên tai, dịch bệnh khiến họ càng có lòng tin hơn thay vì sợ sệt. Những ngày đầu, khi đền thờ Thần đạo ( đền thờ thần đạo ), vẫn chưa xuất hiện. Người dân nào tôn thờ Thần hay đến những nơi trong tự nhiên mà họ cho là có thần tồn tại như dưới dân thác, đỉnh núi,... rồi để đánh dấu sự tồn tại thì bện những sợi dây thừng bằng rơm quấn hay đặt ở nơi đó. Những nơi trú ngụ của thần thường là gương, trang sức, thanh kiếm. Khi các đền thờ được xây dựng ngày càng nhiều, nó được xem là nơi ở riêng của các thần không phải là nơi người dân tụ tập cầu nguyện và những nghi lễ đông người sẽ được tổ chức bên ngoài đền. Thần đạo mang đến những giá trị, chuẩn mực và cách nghĩ dần dần thấm sâu vào cuộc sống người dân. Người ta tôn thờ thần bằng cách sử dụng các bài vị hay những mãnh giấy ghi tên những vị thần. 3. NHỮNG CẤU TRÚC ĐẶC TRƯNG CỦA THẦN XÃ Ngôi đền thường được xây dựng bằng các vật liệu tự nhiên: gỗ, rơm và đá. Đền không cần quá to, chỉ cần đủ không gian để làm lễ bên trong, có bệ thờ chính và thần điện. 3.1 Cổng Torii Cổng Torii là một biểu tượng nổi bật của các ngôi đền thờ Thần là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới thàm tục con người, được làm bằng gỗ, sơn màu đỏ hoặc đỏ cam. Nhưng hiện nay đã sử dụng các vật liệu khác thay thế. Cấu trúc cơ bản gồm 2 cột thẳng đứng, 2 thanh ngang đóng sát nhau trên đỉnh. Cánh cổng được cho là nơi các vị thần đi qua nên khi đi qua cổng này thường nép bên tri hay bên phải tránh đi vào giữa và cổng Torii nếu được đặt càng gần chính điện thì sẽ càng linh thiêng. Sự ra đời của cổng Torii được lưu truyền về truyền thuyết nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami. Cành cây cho những con gà đứng gọi nữ thần Amaterasu ra ngoài, đó chính là cánh cổng Torii đầu tiên. Cũng vì vậy mà cổng Torii được sơn màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Cổng Torii được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng và sung túc, nên có mặt ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản. 3.2 Chozuya - Máng nước rửa tay 1302
- Thường được đặt ở cổng đền, bằng đá hoặc tre. Nước sẽ được đổ đầy, dùng để rửa tay, súc miệng cho kỹ trước khi vào bên trong cúng. Thần đề cao sự sạch sẽ và thanh tẩy nên đền thường được xây dựng ở những nơi có dòng nước chảy qua như sông, suối và trước đền có máng nước Chozuya. 3.3 Mái đền Mái đền được chia thành 6 loại điển hình. Nhìn chung đều được xây dựng theo độ dốc nhất định để tránh mưa và tuyết tích tụ. Mái đền có một phần nhô lên, cắt nhau ở mái đền được gọi là Chigi. Đầu Chigi cắt theo chiều ngang là nữ thần, cắt theo chiều dọc là thần đàn ông nhưng vẫn có ngoại lệ với nhưunxg ngôi đền phức tạp hơn. Vật liệu làm mái điển hình nhất là Hiwadabuki. Là phương pháp làm mái bằng vỏ cây bách của Nhật, là phương pháp lưu truyền từ xa xưa, độc nhất vô nhị có một không hai trên thế giới. Nhưng được ưa chuộng nhất hiện nay là mái tranh bằng tấm đồng nhẹ hơn và tồn tại lâu hơn, lá đồng lợp càng nhỏ thì công trình càng tốt. Còn có mái ngói bằng thép không gỉ vì nhẹ bền và có khả năng chống chọi thời tiết tốt. Ngoài ra còn có mái ngói, vì ngói khá nặng nên rất đáng lo ngại về thiệt hại khi có động đất hoặc bão. 4. CÁC THẦN XÃ NỔI TIẾNG Ở NHẬT BẢN 4.1 Đền Itsukushima, Hiroshima Đền Itsukushima được đăng ký là Di sản Văn hoá Thế giới vào năm 1996 (Heisei 8). Là công trình kiến trúc độc đáo nhất của Nhật với cảnh quan nằm trên biển có diện mạo thay đổi theo thời gian lên xuống của thuỷ triều, toàn bộ ngôi đền sẽ nổi trên mặt biển Seto với hình ảnh chiếc cổng Tori cao 16,6m, nặng 60. Có chứa Heike Nokyo nổi tiếng (Kinh Phật kinh điển của gia tộc Taira). Đền nhằm mục đích thờ phụng các nữ thần Kiyomori, đã nợ ơn, cảm ơn nhờ những thành công đem lại trong cuộc sống. Đền nổi Itsukushima là một trong những dạng kiến trúc tôn giáo đặc biệt trên thế giới. Gồm một đền chính, nhiều đền thờ nhỏ bao quanh, một sân khấu kịch Noh, một phòng tấu nhạc và nhiều hành lang nối liền nhau. Bên trong có một cây cầu nổi tiếng dẫn đến đền thờ là cầu Soribashi mà chỉ vào dịp quan trọng thì các bậc thang mới được lắp vào chỉ dành riêng cho những đại thần quý tộc đại diện cho Thiên hoàng đến viếng, ngoài ra thì không bao giờ được sử dụng. 4.2 Đền thờ Thiên Hoàng Minh Trị Meiji Jingu, Tokyo Đền thờ Meiji Jingu là nơi thờ dành riêng cho Thiên hoàng Minh Trị Meiji Tenno và hoàng thái hậu Shoken Kotaigo được cho là nổi tiếng nhất, vĩ đại nhất vùng Tokyo. Ngôi đền với cánh cổng Torii độc đáo được làm từ 2 gỗ bách nguyên khối cao 12m, có tuổi đời 1.700 năm và bao quanh với hàng trăm ngàn cây xanh. 1303
- Nếu muốn vào đền, người ta phải đi bộ mất 10 phút dưới những tán cây này. Khi đi vào hay đi ra đền đều phải cuối đầu 1 lần. Đền Meiji thường tổ chức các lễ hội lớn hoặc đám cưới của người dân. Trong đền còn có nơi trưng bày những thùng rượu Sake, là nơi check-in quen thuộc của du khách. Đây là ngôi đền có lượng khách viếng thăm lớn nhất Nhật Bản mỗi dịp năm mới. 4.3 Đền Izumo Taisha, Shimane Đây là nơi thờ phụng thần Okuninushi- vị thần bảo trợ cho những mối lương duyên tốt lành trong cuộc sống. Nếu muốn vào đền phải đi bộ 300m, qua 3 chiếc cổng Torii với hai bên đường trải đá là bốn hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Điểm mang tính biểu tượng nhất là cuộn rơm Shimenawa xoắn khổng lồ, nặng đến 4,5 tấn, mang ý nghĩa cho sự may mắn và hạnh phúc. Bên trong chỉ dành để hành lễ, người dân đến chỉ được đứng ngoài. Nghi thức lễ đặc biệt chỉ có ở nơi đây là “ 2 lần cúi, 4 lần vỗ tay, 1 lần cúi”, có 2 lần vỗ tay cho bản thân, 2 lần vỗ tay cho người thương. Sau đó dùng đồng 5 yên để ném lên bó rơm khổng lồ hoặc những chiếc thùng gỗ trước điện, nếu đồng 5 yên gắn vào bó rơm thì điều ước sẽ thành hiện thực. Ngôi đền thu hút đông đảo người dân đến viếng thăm, chủ yếu là những bạn trẻ chưa tìm được một nửa của mình. 4.4 Đền Fushimi Inari Taisha, Kyoto Ngôi đền nổi bật với 10.000 chiếc cổng Torii và nổi tiếng với sự linh ứng về những lời cầu nguyện về mùa màng bội thu, kinh doanh thịnh vượng. Con đường trải dài với những chiếc cổng Torii đỏ rực là một biểu tượng đặc trưng của nơi đây. Kèm theo đó là hàng trăm bức tượng cáo làm từ đá, cáo là sứ giả của Inari. Mỗi con cáo sẽ ngậm một vật khác nhau, mang một ý nghĩa khác nhau. Bên trong đền người ta còn sử dụng những tấm thẻ Ema để viết nên những lời cầu nguyện và treo lên. Đền Fushimi Inari-Taisha được công nhận là tài sản văn hoá quan trọng của Nhật Bản. 4.5 Đền Kamishikimi Kumanoimasu, tỉnh Kumamoto Đền là địa điểm linh thiêng nổi tiếng. Nơi từng xuất hiện trong bộ phim “ Lạc vào khu rừng đom đóm”. Nét đặc biệt nơi đây là có 100 chiếc đèn lồng bằng đá bị rêu bao phủ kín xếp dọc con đường dẫn đến đền, do đền nằm sâu trong núi nên hầu như không có ánh nắng chiếu vào tạo nên không gian vô cùng huyền bí. 4.6 Đền Udo Chạy dọc theo bờ biển Nichinan về phía nam thành phố Miyazaki. Ngôi đền thờ Thiên hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong thần thoại Nhật Bản. Ngôi đền dành cho những người xây dựng gia đình, vì theo theo truyền 1304
- thuyết, uống nước nhỏ giọt từ những tảng đá ở đây sẽ giúp nhanh chóng có thai. 4.7 Đền Zeniarai Benten Tại thành phố Kamakura, du khách và người dân thường đến đây để rửa tiền, theo truyền thuyết nó có khả năng làm cho mọi người giàu có hơn. Nếu bạn đến đây rửa tiền vào mùa xuân thì só tiền bạn nhận được sẽ tăng lên gấp đôi. 5. PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC ĐỀN THỜ THẦN ĐẠO Khi bước qua cổng để vào đền, cần đi qua 2 bên cánh cổng, tránh đi vào trung tâm cổng. Khi đi qua cánh cổng Torii có bảng chỉ dẫn thì hãy dừng lại và cúi đầu thể hiện sự kính trọng. Vì các ngôi đền đề cao sự thanh tẩy, nên trước khi vào bên trong đền cần rửa tay sạch sẽ và súc miệng tại các máng nước “Choyuza”. Có điều cần chú ý là sau khi dùng gáo nước rửa sạch hai tay và súc miệng thì hãy đảm bảo rằng chiếc gáo múc nước cũng đã được làm sạch bằng cách để thẳng chiếc gáo cho nước chảy xuống phần tay cầm sau đó để nó lại lên giá để. Khi đến trước các hòm quyên tiền, hãy thả một vài đồng xu vào. Số tiền là tuỳ tâm, sự linh ứng của lời cầu nguyện không ảnh hưởng đến việc số tiền bỏ vào là nhiều hay ít. Nếu thấy chiếc chuông thả theo sợi dây thừng lớn thì hãy rung chuông để thông báo về sự ghé thăm của mình với các vị thần. Và khi cầu nguyện, hãy cúi đầu thành kính hai lần sau đó vỗ hai tay. Giữ nguyên hai tay chắp trước mặt và cầu nguyện. Khi kết thúc hãy cúi đầu hành lễ lần nữa. Ngoài ra, khi rút quẻ Omikuji, nếu chẳng may rút phải quẻ không tốt, hãy buộc nó lại tại đó để xua đuổi vận xui, nếu may mắn thì có thể mang về. 6. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THẦN ĐẠO VÀ PHẬT GIÁO Thần đạo Phật giáo Tôn giáo Họ tin tưởng vào những thứ xung Đức Phật được thờ cúng tại quanh mình : rừng, núi, đá,... đều đền/chùa có nhà sư, bức tượng có linh hồn mà thờ tự. quan trọng nhất được đặt trong sảnh chính của đền. Kiến trúc Cổng đền Thần đạo có cổng Cổng chùa là cổng với những cấu chính là Torii, sơn màu đỏ. Hoặc trúc phức tạp hơn, phần lớn còn có các con vật gia hộ cho đền có nghĩa trang cạnh đền. Phía phía trước đền. trước sẽ có các tượng hộ pháp của Phật phía trước. 1305
- Cách thờ cúng - Rung chuông, ném tiền vào Cúi đầu trước cổng đền, đi bộ hộp, cúi hai lần, vỗ tay nhẹ hai dọc theo đường chính, rửa tay và lần và chắp tay cầu nguyện, cúi miệng bằng gáo nước, hướng người thật sâu một lần cuối. khói nhang về phía mình, xếp hàng cầu nguyện. KẾT LUẬN Thần đạo đã góp phần định hình nền văn hoá Nhật Bản cũng như đã được nền văn hoá nơi đây định hình và nuôi dưỡng. Gắn liền với sự hình thành và phát triễn, Thần đạo cũng như đền thờ Thần đạo có ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống tinh thần của người dân xứ phù tang. Họ tin vào Thần vì Thần là nhân tố quan trọng với họ, theo họ từ khi sinh ra, đến khi trưởng thành và mất đi. Thần đạo tuy không có giáo điều ràng buộc nhưng vẫn được đông đảo người dân Nhật Bản tin tưởng và tôn thờ, họ sinh ra lớn lên cũng nó cũng như tự nhận biết theo thần đạo thì nên làm thế nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 6 kiểu mái đẹp, cô đọng công nghệ kiến trúc truyền thống Nhật Bản, 3/2022, http://e- yanet.jp/column09161558/?fbclid=IwAR1qPGQ6uN6jcWvwQvMlUeVlNJB_dyAFXmATJNo7khIWi 40dznEfiFHacPw [2] 10 Điều quan trọng cần lưu ý tại các đền thờ Thần đạo, 3/2022, https://www.tsunagujapan.com/vi/10- important-points-to-note-about-praying-at-a-shrine/ [3] Những ngôi đền Thần đạo nổi tiếng ở Nhật Bản, 3/2022, https://vnexpress.net/nhung-ngoi-den-than- dao-noi-tieng-o-nhat-ban-3982962.html?fbclid=IwAR1xfzFqysdkMPg- L1b3clDyhOBBHYWCsRcL38gUtC12R0nLQltqpGuJt9Y 1306
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn