Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA<br />
(PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) CỦA CHỦNG VI KHUẨN<br />
EDWARDSIELLA ICTALURI BỊ ĐỘT BIẾN GEN purA<br />
ASSESSMENT ON THE PATHOGENICITY OF AN EDWARDSIELLA ICTALURI purA<br />
MUTANT ON CATFISH (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)<br />
Trần Thị Bích Thủy1, Võ Thị Ngọc Trâm2, Nguyễn Thị Chi3,<br />
Võ Hoàng Ánh4,Võ Văn Nha5<br />
Ngày nhận bài: 29/9/2011; Ngày phản biện thông qua: 13/4/2012; Ngày duyệt đăng: 12/9/2012<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thí nghiệm gây cảm nhiễm nhân tạo chủng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri hoang dại gây bệnh gan thận mủ cá<br />
tra (WT) và chủng E. ictaluri bị đột biến gen purA từ chủng WT (PAM) được tiến hành trên cá tra (Pangasianodon<br />
hypophthalmus) có khối lượng 10 - 12g/con để xác định khả năng gây bệnh gan thận mủ cá tra của chủng PAM. Kết quả<br />
cho thấy, 100% cá tra được tiêm chủng WT đều bị chết với biểu hiện của bệnh gan thận mủ tương tự như những mô tả ngoài<br />
ao nuôi ở nồng độ tiêm 105CFU/cá, còn tất cả cá tra được tiêm chủng PAM ở nồng độ tiêm 105CFU/cá đều bình thường<br />
sau 15 ngày thí nghiệm, không có cá thể nào biểu hiện bệnh gan thận mủ. Liều gây chết 50% (LD50) của chủng PAM cao<br />
(>109CFU/con). Kết quả nghiên cứu chứng tỏ khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra của chủng E. ictaluri bị đột biến<br />
gen purA (PAM) yếu hơn nhiều so với chủng E. ictaluri hoang dại (WT) khi chưa bị đột biến gen purA. Chủng vi khuẩn này<br />
tiếp tục được nuôi cấy lưu giữ, sử dụng xác định khả năng sinh miễn dịch để làm nguyên liệu sản xuất vắc xin nhược độc<br />
phòng bệnh gan thận mủ cho cá tra sau này.<br />
Từ khóa: cá tra, Edwardsiella ictaluri, đột biến gen purA<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) weighing about 10-12 grams were experimentally infected with<br />
the wild-type Edwardsiella ictaluri and purA mutant strain of E. ictaluri to determine their virulence. The result showed<br />
that all fish challenged with wild-type E. ictaluri were killed and displayed a symptom of white spots in the internal<br />
organ as those in naturally infected fish at an injected concentration of 105 CFU per fish, but all fish challenged with PAM<br />
were healthy without any clinical signs of disease at the same concentration after 15 days of exposure. By the injection, a<br />
50% lethal dose (LD50) for PAM was higher than 109 CFU per fish. The results demonstrated that PAM strain was highly<br />
attenuated very much compared to wild-type E. ictaluri. Further, this strain continues to determine the immunization as<br />
primary material for production of live attenuated vaccine to prevent the disease symptom of white spots in the internal<br />
organ of striped catfish.<br />
Keywords: Pangasianodon hypophthalmus, Edwardsiella ictaluri, purA mutant<br />
<br />
Trần Thị Bích Thủy: Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
CN. Võ Thị Ngọc Trâm, 3KS. Nguyễn Thị Chi, 4CN. Võ Hoàng Ánh, 5TS. Võ Văn Nha: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng<br />
Thủy sản III<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 163<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá tra Pangasianodon hypophthalmus là loài cá<br />
da trơn nước ngọt được nuôi rộng rãi, đặc biệt ở các<br />
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích nuôi<br />
và sản lượng ngày càng gia tăng. Để đạt được sản<br />
lượng cao, ngoài việc mở rộng diện tích, người nuôi<br />
cá tra đã không ngừng phát triển nhiều loài hình nuôi<br />
như nuôi ao, hầm, lồng bè với mật độ thâm canh rất<br />
cao. Chính vì vậy, môi trường bị ô nhiễm, làm xuất<br />
hiện nhiều loại bệnh, trong đó bệnh gan thận mủ đã<br />
gây thiệt hại lớn cho người nuôi, tỷ lệ cá mắc bệnh<br />
chết từ 10 - 90%, thậm chí lên đến 100% tùy thuộc<br />
vào mức độ nhiễm bệnh và kích thước cá nuôi. Vi<br />
khuẩn E. ictaluri trên cá tra đã kháng với một số loại<br />
thuốc kháng sinh như Oxytetracylin, Oxolinic acid,<br />
Sulphonamid (Từ Thanh Dung và cộng sự, 2004);<br />
Bactrime, Colistin, Florphenicol, Amoxicilin, Tetracyclin,<br />
Doxycyclin (Trương Ngọc Loan, 2007). Hơn nữa,<br />
các sản phẩm thủy sản sau đó thường không được<br />
ưa chuộng do sự tích lũy thuốc, hoá chất trong thịt<br />
cá. Do vậy, việc phòng bệnh gan thận mủ cá tra<br />
bằng vắc xin là vấn đề được đặt ra cho công nghiệp<br />
nuôi cá tra hiện nay. Nghiên cứu này nhằm xác định<br />
độc lực của chủng vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen<br />
purA làm cơ sở cho việc sản xuất vắc xin nhược độc<br />
phòng bệnh gan thận mủ cá tra.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu<br />
- Chủng Edwardsiella ictaluri hoang dại gây<br />
bệnh gan thận mủ cá tra (WT) và chủng E. ictaluri bị<br />
đột biến gen purA từ chủng WT (PAM) được cung<br />
cấp từ đề tài cấp Nhà nước do Viện Nghiên cứu<br />
Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III) chủ trì.<br />
- Cá tra Pangasianodon hypophthalmus có khối<br />
lượng trung bình 10 g/con được nuôi tại khu thực<br />
nghiệm Viện III từ nguồn cá của Trung tâm Quốc gia<br />
giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ.<br />
2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu về hình<br />
thái, sinh lý và sinh hóa vi khuẩn<br />
Hình dạng, kích thước vi khuẩn E. ictaluri được<br />
xác định bằng phương pháp nhuộm Gram, soi trên<br />
kính hiển vi (Olympus CX 31, Nhật) ở độ phóng<br />
đại 1000 lần; kiểm tra các đặc điểm sinh lý, sinh<br />
hóa bằng kít API 20E (Pháp) kết hợp một số phản<br />
ứng sinh hóa truyền thống (KIA, Mannitol di động,<br />
oxidase, catalase, khả năng chịu mặn ở 0; 5; 10; 15;<br />
20; 25; 30‰). Định danh vi khuẩn dựa vào hệ thống<br />
phân loại của Bergey’s (1994).<br />
<br />
164 ❖ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
3. Phương pháp gây cảm nhiễm để xác định khả<br />
năng gây bệnh gan thận mủ cá tra của vi khuẩn<br />
E. ictaluri<br />
Thí nghiệm tiến hành trên hệ thống bể 100L,<br />
sục khí 24/24 giờ. Hệ thống thí nghiệm được tẩy<br />
trùng bằng chlorin 30ppm trước khi tiến hành và<br />
khi kết thúc; nước trong bể sau thí nghiệm có vi<br />
khuẩn gây bệnh được xử lý với thuốc tím 50ppm 1<br />
ngày trước khi thải ra nguồn nước thải chung. Cá<br />
tra giống có khối lượng từ 10 - 12g/con khỏe mạnh<br />
được nuôi lớn và ổn định tại Viện III trước khi đưa<br />
vào thí nghiệm. Cá được bố trí ngẫu nhiên 30 cá/bể.<br />
Trước khi gây cảm nhiễm, chọn ngẫu nhiên 3 cá để<br />
kiểm tra ký sinh trùng và sự hiện diện của vi khuẩn.<br />
Chủng vi khuẩn gây cảm nhiễm được phục<br />
hồi trên môi trường thạch BHIA (Brain Heart<br />
Infution Agar) và giữ trong tủ ấm 48 giờ ở 280C,<br />
sau đó chọn một khuẩn lạc đơn tăng sinh trong môi<br />
trường BHI lỏng (Brain Heart Infusion Broth) 24<br />
giờ, xác định mật độ vi khuẩn bằng máy so màu<br />
quang phổ (Spectro 2000, Labomed, Inc.) ở bước<br />
sóng 600nm kết hợp với phương pháp đếm số<br />
khuẩn lạc phát triển trên môi trường thạch BHIA của<br />
Koch. Dùng phương pháp tiêm vi khuẩn vào khoang<br />
bụng của cá thí nghiệm với liều tiêm 0,1 mL/cá ở<br />
các nồng độ 105(PAM.5), 106(PAM.6), 107(PAM.7),<br />
108(PAM.8), 109(PAM.9) CFU/cá (chủng PAM)<br />
và 103(WT.3), 104(WT.4), 105(WT.5), 106(WT.6),<br />
107(WT.7), 108(WT.8) CFU/cá (chủng WT). Lô đối<br />
chứng (ĐC) tiêm 0,1ml/cá nước muối sinh lí (0,85%<br />
NaCl). Thí nghiệm lặp lại 3 lần theo không gian,<br />
được theo dõi trong 2 tuần.<br />
Theo dõi và ghi nhận biểu hiện của cá trong<br />
suốt quá trình thí nghiệm: xác định thời gian cá bắt<br />
đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh do vi khuẩn gây ra; thời<br />
gian cá chết; mổ khám nghiệm để đánh giá mức<br />
độ bệnh lý của cá; thu mẫu cắt lát mô gan, thận và<br />
lách cá theo Coolidge và Howard (1979) để đánh<br />
giá mức độ của bệnh trên tế bào mô, từ đó so sánh<br />
với lô đối chứng để đánh giá độc lực của chủng vi<br />
khuẩn đột biến (PAM), đồng thời tái phân lập và định<br />
danh lại vi khuẩn từ gan, thận và lách cá yếu để<br />
khẳng định sự hiện diện của vi khuẩn E. ictaluri.<br />
4. Phương pháp xác định liều gây chết 50%<br />
(LD50): Theo phương pháp Reed-Muench (1938)<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Một vài đặc điểm của vi khuẩn E. ictaluri bị đột<br />
biến gen purA<br />
1.1. Đặc điểm hình thái<br />
Trên môi trường nuôi cấy BHIA, vi khuẩn E.ictaluri<br />
bị đột biến gen purA (PAM) cũng như E. ictaluri<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
(gram âm), kích thước 1 x 2-4µm (hình 1C) tương tự<br />
hình dạng chủng vi khuẩn E. ictaluri hoang dại (WT)<br />
(hình 1D). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự<br />
như những mô tả về hình thái chủng E. ictaluri thu<br />
được từ cá tra bị bệnh gan thận mủ (chủng hoang<br />
dại) của Từ Thanh Dung và cộng sự (2004). Điều này<br />
chứng tỏ vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen purA có<br />
kiểu hình ổn định, không thay đổi sau khi bị đột biến<br />
và có khả năng nuôi cấy và lưu giữ.<br />
<br />
hoang dại (WT) đều phát triển chậm. Cụ thể, ở nhiệt<br />
độ 280C, sau 48 giờ nuôi cấy khuẩn lạc vi khuẩn hình<br />
thành trên mặt đĩa thạch có kích thước đường kính<br />
khoảng 1mm, màu trắng hơi đục, dạng tròn trơn, hơi<br />
lồi, rìa có dạng không đồng nhất (hình 1A, B). Khi<br />
nhuộm Gram và soi dưới kính hiển vi ở độ phóng<br />
đại 1000 lần, vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen purA<br />
có dạng hình que ngắn, không có nhân, đơn hoặc<br />
chuỗi ngắn, bắt màu hồng với thuốc nhuộm Gram<br />
<br />
A<br />
<br />
1mm<br />
<br />
B<br />
<br />
C<br />
<br />
D<br />
<br />
Hình 1. Khuẩn lạc vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (A, B) trên môi trường BHIA<br />
C-vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA. D-vi khuẩn E. ictaluri hoang dại (chưa đột biến)<br />
<br />
động yếu, cho phản ứng oxydase âm tính, catalase<br />
dương, lysin dương, âm tính với các loại đường<br />
ngoại trừ Glucose,… đều tương đồng với chủng vi<br />
khuẩn E. ictaluri hoang dại (WT) và của khóa phân<br />
loại Bergey’s (1994). Điều này khẳng định chủng vi<br />
khuẩn E. ictaluri bị đột biến gen purA (PAM) cũng<br />
cho các đặc điểm sinh lý, sinh hóa không khác gì so<br />
với chủng E. ictaluri hoang dại (WT).<br />
<br />
1.2. Đặc điểm sinh lý và sinh hóa<br />
Các đặc tính sinh lý, sinh hóa của chủng vi<br />
khuẩn E. ictaluri (PAM, WT) được kiểm tra bằng<br />
phương pháp truyền thống và dùng kít API 20E. Kết<br />
quả thu được được thể hiện ở Bảng 1<br />
Kết quả từ bảng 1 cho thấy các đặc điểm sinh<br />
lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn E. ictaluri bị đột biến<br />
gen purA (PAM) như: Gram âm, kỵ khí tùy tiện, di<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn E. ictaluri (PAM, WT)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Chất nền<br />
<br />
E. ictaluri (PAM)<br />
<br />
E. ictaluri (WT)<br />
<br />
E. ictaluri theo Bergey’s<br />
<br />
Que<br />
<br />
Que<br />
<br />
Que<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Hình dạng<br />
Gram<br />
Di động<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
Yếu<br />
<br />
Oxidase<br />
<br />
Oxidase<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Catalase<br />
<br />
Catalase<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+/+<br />
<br />
+/+<br />
<br />
+/+<br />
<br />
O/F<br />
ONPG<br />
<br />
Orthonitrophenyl<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
ADH<br />
<br />
Arginin<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
LDC<br />
<br />
Lysin<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
ODC<br />
<br />
Ornithin<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
V<br />
<br />
CIT<br />
<br />
Sodium citrat<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
H2S<br />
<br />
Sodium thisulfat<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
URE<br />
<br />
Urê<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
TDA<br />
<br />
Tryptophan<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
IND<br />
<br />
Indol<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
VP<br />
<br />
Sodium piruvac<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
A<br />
<br />
1mm<br />
<br />
B<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 165<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 3/2012<br />
<br />
GEL<br />
<br />
Gelatin<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
GLU<br />
<br />
Glucose<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
Hơi<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
V<br />
<br />
Khử Nitrate<br />
<br />
Gas<br />
<br />
Nitrate<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
MAN<br />
<br />
Manitol<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
INO<br />
<br />
Inositol<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
SOR<br />
<br />
Sorbitol<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
RHA<br />
<br />
Rhamnose<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
SAC<br />
<br />
Sacrose<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
MEL<br />
<br />
Melibiose<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
AMY<br />
<br />
Amygdalin<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
ARA<br />
<br />
Arabinose<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Lactose<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0;5;10;15;20;25<br />
<br />
NaCl<br />
<br />
+<br />
<br />
+<br />
<br />
30<br />
<br />
NaCl<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Lactose<br />
Độ muối (‰)<br />
<br />
+: dương tính; -: âm tính; V: biến đổi (có chủng âm tính, chủng dương tính)<br />
<br />
2. Khả năng gây bệnh gan thận mủ cá tra và<br />
LD50 của vi khuẩn E. ictaluri đột biến gen purA<br />
Kết quả gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri<br />
chủng PAM và WT bằng cách tiêm vào xoang bụng<br />
của cá tra khỏe (khối lượng 10 - 12g/con) được thể<br />
hiện ở hình 2.<br />
<br />
với nồng độ cao: 1,4 x 109CFU/cá (tương đương<br />
1,4 x 1010CFU/ml), tỉ lệ chết tích lũy của cá tra cao<br />
nhất chỉ đạt 18,9% vào ngày thứ 5 sau khi tiêm.<br />
Liều gây chết 50% (LD50) của chủng vi khuẩn PAM<br />
cao (>109CFU/con) trong khi đó LD50 của chủng vi<br />
khuẩn WT là 103,14CFU/con. Kết quả của Nguyễn<br />
Mạnh Thắng (2007), Đặng Thị Hoàng Oanh và cộng<br />
sự (2009) khi nghiên cứu về liều gây chết của cá tra<br />
sau khi tiêm chủng E. ictaluri cho thấy, liều gây chết<br />
50% cá thí nghiệm (LD50) là 2,5x104 tế bào/0,2ml/<br />
cá (Nguyễn Mạnh Thắng, 2007);