ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 2<br />
<br />
1<br />
<br />
TÌM HIỂU KHẢ NĂNG XẢY RA NGHIÊNG LÚN CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU<br />
DO ĐÀO HỐ MÓNG<br />
STUDYING POSSIBILITY OF TILT AND SETTLEMENT OF AN EXISTING BUILDING DUE<br />
TO EXCAVATION IN THE VICINITY<br />
Vương Quốc Chánh1, Dương Hồng Thẩm2<br />
1<br />
Trường Đại học Cửu Long; vqchanh061193@gmail.com<br />
2<br />
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn; tham.duonghong@stu.edu.vn<br />
Tóm tắt - Bài báo này phân tích các nguyên nhân và yếu tố phát<br />
sinh sự nghiêng và lún của công trình khi có một hố đào ở bên cạnh.<br />
Các vấn đề thường gặp trong thực tế như ảnh hưởng của khoảng<br />
cách từ công trình đến mép hố đào, bề rộng và độ sâu hố đào, suy<br />
giảm độ cứng hệ chống vách, biện pháp thi công bơm nước, thi công<br />
hố móng đến ổn định của công trình hiện hữu được đưa vào xem<br />
xét một cách cẩn thận. Mô hình tòa nhà trên nền móng băng được<br />
lập và hiệu chuẩn trên một địa chất có thực, với mục tiêu dự báo<br />
bằng mô hình phương pháp số, sử dụng phần mềm Plaxis 2D V8.5<br />
và được hiệu chuẩn theo số liệu thực. Các kết quả khác biệt có thể<br />
giúp dự báo sự cố hố đào để đơn vị thi công tham khảo.<br />
<br />
Abstract - This article analyses factors and causes of tilt and<br />
settlement of existing buildings due to a deep excavation in their<br />
vicinity. Many conventional problems in reality like effects of<br />
distance from building to excavation on existing buildings, effects<br />
of width and depth of excavation, degraded stiffness of shoring<br />
system, procedure of construction on stability of existing buildings<br />
etc. are tentatively taken into account. A model of building on strip<br />
footing using Plaxis 2D V8.5 is established and calibrated to real<br />
condition of soil properties. Results obtained from this study<br />
suggest a tool for predicting damages caused by excavation near<br />
existing buildings and help constructors to refer to in practice.<br />
<br />
Từ khóa - công trình hiện hữu; độ nghiêng và lún; hố đào; mất ổn<br />
định; bùng đáy hố đào.<br />
<br />
Key words - existing building; tilt and settlement; excavation;<br />
instability; basal heave.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Ngày nay, đô thị phát triển mau chóng, diện tích đất xây<br />
dựng ở các đô thị, hay khu dân cư rất hẹp và thường đã hiện<br />
hữu các công trình có sẵn, việc xây dựng một công trình<br />
mới cạnh các công trình hiện trạng rất dễ gây ra nghiêng<br />
lún cho các công trình có sẵn nếu không có biện pháp thi<br />
công hợp lý. Do đó công tác dự báo các khả năng nghiêng<br />
lún khi thi công đào móng để đề ra biện pháp thi công hợp<br />
lý đảm bảo an toàn cũng quan trọng.<br />
Các sự cố nghiêng lún thường xảy ra bên dưới lòng đất,<br />
khó quan sát thấy, có thể xảy ra liền khi thi công hoặc xảy<br />
ra sau khi đã thi công phần ngầm được một thời gian, làm<br />
ảnh hưởng đến các công trình lân cận và chậm tiến độ thi<br />
công. Cho nên, đưa ra trước mô hình dự báo là cần thiết và<br />
quan trọng ở khâu thiết kế cũng như thi công.<br />
Hiện nay, chỉ có những hướng dẫn phòng ngừa sự cố<br />
khi đào hố [5, 6] và có rất ít những mô hình để dự báo cho<br />
những trường hợp đó, các yếu tố dễ thấy, dễ liên quan đến<br />
sự cố vẫn chưa được làm rõ. Bài báo nêu ra một số vấn đề<br />
và các yếu tố liên quan, cho thấy các nguyên nhân và một<br />
số kết quả có thể dự báo trước.<br />
Các yếu tố cần xem xét khi đưa ra mô hình dự báo rất<br />
quan trọng, bởi nó ảnh hưởng một phần đến tính đúng đắn<br />
và khách quan của mô hình:<br />
a) Số liệu địa chất của mô hình: số liệu phải được lấy ở<br />
phạm vi xây dựng công trình mang tính chính xác tương đối.<br />
b) Tải trọng bản thân của các công trình xung quanh<br />
nơi tọa lạc công trình sắp được xây dựng.<br />
c) Sử dụng mô hình Mohr-Coulomb trong Plaxis để<br />
xây dựng mô hình. Thông số mô hình được hiệu chuẩn theo<br />
kết quả nén thực tế mà trong khuôn khổ bài báo này chỉ sử<br />
dụng kết quả.<br />
Mô hình giới hạn các công trình xung quanh chỉ là nhà<br />
<br />
phố từ 3 - 5 tầng với cọc cừ tràm và móng băng, có diện<br />
tích tương đối, vì các công trình này thường ít được quan<br />
tâm nhiều do quá phổ biến và được xây dựng đại trà.<br />
2. Các kịch bản tính toán<br />
Bài báo này xem xét những kịch bản xảy ra như sau:<br />
Bài toán kịch bản 1: Bài toán khoảng cách đến công<br />
trình hiện hữu (Hố đào cách công trình hiện hữu<br />
L/Bhố đào = 3 đến 1);<br />
Bài toán kịch bản 2: Bài toán ảnh hưởng bề rộng hố đào;<br />
Bài toán kịch bản 3: Bài toán xét mực nước trong hố<br />
bị nước mưa làm nước dâng lên hoặc hạ xuống;<br />
Bài toán kịch bản 4: Suy giảm độ cứng hệ chống vách.<br />
Hố đào công trình có thể có /không có chống vách,<br />
chiều rộng lớn hay nhỏ, gần hoặc xa công trình... mà theo<br />
đó biến dạng công trình sẽ bị ảnh hưởng khác nhau. Trong<br />
khuôn khổ bài báo, một vài trường hợp tiêu biểu được<br />
xem xét.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình mô phỏng hố đào và tòa nhà<br />
<br />
Mặc định mỗi mô hình đều đào xuống trước 0,2 m trong<br />
200 ngày để đất đạt cố kết. Sau đó tiến hành trình tự đào<br />
lần lượt mỗi lần 1 m cho đến khi kết cấu bị phá hoại.<br />
<br />
Vương Quốc Chánh, Dương Hồng Thẩm<br />
<br />
2<br />
<br />
Xét trường hợp trước khi kết cấu bị phá hoại có nghĩa<br />
là mô hình nền đạt trạng thái giới hạn trước khi kết cấu bị<br />
phá hoại.<br />
Mô hình nghiên cứu sau đây là một bài toán phẳng tính<br />
toán lấy số liệu địa chất tại địa điểm huyện Thoại Sơn, tỉnh<br />
An Giang, công trình loại nhà ở 4 tầng (Hình 1).<br />
3. Mô phỏng số cho các bài tính toán<br />
Mô tả toà nhà hiện hữu cạnh hố đào bằng phần tử Plate<br />
<br />
Hình 3. Thông số đầu vào của đất nền<br />
<br />
- Hệ cừ tràm dưới móng băng nằm trên nền cừ tràm được<br />
quy về phần tử Plate theo nguyên tắc “tương đương độ cứng”:<br />
<br />
trên thanh công cụ cho cột, dầm và cọc cừ tràm. Các<br />
thông số các lớp đất được cho ở Bảng 1.<br />
Bảng 1. Thông số đầu vào của các lớp đất trong mô hình<br />
(sơ lược cho 3 lớp đất đầu tiên)<br />
Lớp đất<br />
<br />
Chỉ số<br />
Thông số<br />
16,640<br />
γ<br />
18,120<br />
γsat<br />
Lớp đất đắp<br />
c<br />
21<br />
(Dày 2 m)<br />
4,82<br />
φ<br />
E<br />
5563<br />
15,290<br />
γ<br />
15,290<br />
γsat<br />
Lớp 1<br />
c<br />
15<br />
(Dày 10 m)<br />
12<br />
φ<br />
E<br />
1.000<br />
9,867<br />
γ<br />
19,400<br />
γsat<br />
Lớp 2<br />
c<br />
24,420<br />
(Dày 7,8 m)<br />
14<br />
φ<br />
E<br />
2.490<br />
Ghi chú :<br />
E : Mô-đun của đất.<br />
γ : Trọng lượng riêng của đất.<br />
γsát : Trọng lượng riêng khô.<br />
c : Lực dính.<br />
φ : Góc ma sát trong<br />
<br />
Đơn vị<br />
kN/m3<br />
kN/m3<br />
kN/m2<br />
Độ<br />
kN/m2<br />
kN/m3<br />
kN/m3<br />
kN/m2<br />
Độ<br />
kN/m2<br />
kN/m3<br />
kN/m3<br />
kN/m2<br />
Độ<br />
kN/m2<br />
<br />
Hình 4. Hệ cừ tràm và móng băng<br />
<br />
Hình 5. Thông số đầu vào của cừ tràm<br />
<br />
Hố đào gần công trình cần thiết phải có biện pháp chống<br />
vách nếu muốn đào sâu trong đất, bài toán này xét đến ảnh<br />
hưởng của độ cứng hệ tường chống vách và cây chống lên<br />
khả năng nghiêng lún của nhà hiện hữu.<br />
<br />
Bảng 2. Thông số đầu vào của phần tử Plate<br />
<br />
Cọc cừ tràm<br />
<br />
Ghi chú :<br />
<br />
Properties<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
EA<br />
<br />
1,920.105<br />
<br />
Đơn vị<br />
kN/m<br />
<br />
EI<br />
<br />
117,8<br />
<br />
kNm2/m<br />
<br />
w<br />
<br />
0,5<br />
<br />
kN/m/m<br />
<br />
v (Hệ số<br />
poisson)<br />
<br />
0,35<br />
<br />
E : Mô-đun của đất.<br />
A : Diện tích tiết diện.<br />
I : Độ cứng tiết diện.<br />
<br />
Hình 2. Thông số đầu vào của phần tử Plate<br />
<br />
- Sử dụng mô hình Mohr Coulomb. Mô tả các lớp đất<br />
với các chỉ tiêu mô-đun biến dạng, lực dính, hệ số Poisson,<br />
góc ma sát trong Hình 3.<br />
<br />
Hình 6. Thông số tường chống vách và thanh chống<br />
<br />
Bài toán sử dụng chống vách hố đào bằng tường barret,<br />
thanh chống bằng thép. Xét ảnh hưởng của sự suy giảm độ<br />
cứng, cụ thể vật liệu được cho giảm EI, độ cứng chịu kéo<br />
nén EA hoặc các kích thước bị khuyết tật.<br />
Do đất nền công trình hiện trạng được đóng cừ tràm nên<br />
mô-đun biến dạng của đất sẽ thay đổi tăng lên so với giá trị<br />
ban đầu. Các nghiên cứu song hành với bài báo này đã tiến<br />
hành chuẩn hóa mô hình Plaxis đất đóng cừ tràm theo thí<br />
nghiệm bàn nén (nén tĩnh) D = 1 m của các công ty tư vấn<br />
thiết kế địa phương (tài liệu [6]), sau khi đóng cừ thì môđun biến dạng của đất tăng lên 15 lần, lực dính c tăng lên 2<br />
lần, chỉ số góc ma sát trong tăng lên 1,5 lần cho 3 lớp đất<br />
đầu (kết quả mô phỏng Plaxis và bàn nén là tương tự nhau).<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 2<br />
<br />
4. Kết quả các bài toán<br />
4.1. Bài toán khoảng cách đến công trình hiện hữu<br />
4.1.1. Hố đào cách công trình hiện hữu L/Bhố đào=3<br />
(với L là khoảng cách từ công trình đến mép hố đào)<br />
Trường hợp này xét khoảng cách hố đào cách xa công<br />
trình một khoảng L, bề rộng (B) của hố đào gấp 3 - 5 lần<br />
bề rộng của công trình. Bài toán này liên quan đến ảnh<br />
hưởng của bề rộng hố đào đến công trình lân cận.<br />
Bài toán xét hố đào cách xa công trình 1 khoảng<br />
L/B = 3, đào hố không có chống vách.<br />
<br />
3<br />
<br />
Dấu (-) trong bảng thể hiện chiều của chuyển vị trong<br />
mô hình đi từ phải sang trái.<br />
4.1.2. Hố đào cách công trình hiện hữu L/Bhố đào=3 với<br />
Bhố đào/Bcông trình=1<br />
Xét trường hợp như 4.1.1 nhưng lần này thu nhỏ bề<br />
rộng hố bằng bề rộng công trình. Bài toán này cũng xét đến<br />
ảnh hưởng bề rộng hố đào đến công trình.<br />
<br />
Hình 8. Kết quả từ mô hình sau khi đào xuống<br />
Bảng 4. Chuyển vị ngang của đất và công trình, khi hố đào hẹp<br />
Chuyển vị<br />
của đất<br />
Chuyển vị<br />
công trình<br />
<br />
Hình 7. Kết quả từ mô hình khi đào xuống 3 m<br />
<br />
Sau khi đào hố xuống 3 m kết hợp hạ mức nước ngầm<br />
(MNN), không chống vách, kết cấu mô hình đạt trạng thái<br />
giới hạn. Theo như kết quả mô hình đất dưới hố bị đẩy trồi,<br />
mép đất gần phía sát công trình bị đẩy về phía trong hố,<br />
phía xa công trình bị đẩy vào nhưng ít hơn, đã xuất hiện<br />
cung trượt trong đất, công trình hiện hữu có khả năng bị<br />
nghiêng và hướng nghiêng xa khỏi hố đào (nghiêng ra).<br />
Bảng 3. Chuyển vị ngang của đất và công trình, khi hố đào rộng<br />
Chuyển vị<br />
của đất<br />
Chuyển vị<br />
công trình<br />
<br />
Mép đất gần công trình<br />
<br />
116,07.10-3 (m)<br />
<br />
Mép đất cách xa công trình<br />
<br />
-68,27.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 1<br />
<br />
52,18.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 4<br />
<br />
26,78.10-3 (m)<br />
<br />
Mép đất gần công trình<br />
<br />
172,18.10-3 (m)<br />
<br />
Mép đất cách xa công trình<br />
<br />
-159,60.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 1<br />
<br />
130,91.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 4<br />
<br />
144,69.10-3 (m)<br />
<br />
Hố đào sâu được 4 m kết hợp hạ MNN, lấy ngay vị trí<br />
hạ MNN lần 3 cho ra kết quả mô hình, đất trong hố đào<br />
không trồi lên do mực MNN đã được hạ xuống, áp lực dòng<br />
thấm ảnh hưởng không nhiều, mép đất 2 bên hố đào bị tràn<br />
về phía trong hố, công trình nghiêng về phía hố đào.<br />
Tóm lại, trường hợp đào hố móng sát bên công trình<br />
hiện trạng, kết quả chuyển vị của công trình có sẵn vượt<br />
quá phạm vi cho phép (độ lớn chuyển vị ngang đỉnh tòa<br />
nhà là 52,18 mm vượt quy định chuyển vị ngang đỉnh cho<br />
phép là H/500= 3 cm)<br />
4.2. Bài toán xét mực nước trong hố bị nước mưa làm<br />
nước dâng lên<br />
Xét tương tự như Mục 4.1.2, đào hố xuống 3 m sau đó<br />
để một khoảng thời gian để nước mưa (hoặc MNN dâng<br />
lên trở lại) để xem ảnh hưởng của công trình khi đó.<br />
Bài toán xét đến nâng hạ MNN, mực nước trong hố<br />
cũng có ảnh hưởng đến kết cấu đất xung quanh hố.<br />
<br />
Vương Quốc Chánh, Dương Hồng Thẩm<br />
<br />
4<br />
<br />
nghiêng khác phía hố đào. Khi hạ MNN (đào 4 m, đến lần<br />
3) cho thấy, đất trong hố đào không trồi lên do mực MNN<br />
đã được hạ xuống (dòng thấm hướng xuống, nên không ảnh<br />
hưởng nhiều của lực đẩy trong nước), mép đất 2 bên hố đào<br />
bị tràn về phía trong hố, công trình có khả năng nghiêng về<br />
phía hố đào.<br />
4.3. Bài toán suy giảm độ cứng hệ chống vách<br />
Xét một trường hợp riêng: Hố đào cách công trình hiện<br />
hữu L/Bhố đào=0,5, Bhố đào/Bcông trình=1.<br />
<br />
Hình 10. Kết quả mô hình tính khi độ cứng hệ chống vách<br />
không đạt yêu cầu về độ cứng<br />
Bảng 6. Chuyển vị ngang của đất và công trình,<br />
khi độ cứng hệ chống vách suy giảm, kèm hạ mức nước ngầm<br />
Hình 9. Mô hình tính với trường hợp mực nước ngầm dâng lên<br />
Bảng 5. Chuyển vị ngang của đất và công trình,<br />
khi mức nước ngầm dâng cao<br />
Chuyển vị<br />
của đất<br />
Chuyển vị<br />
công trình<br />
<br />
Mép đất gần công trình<br />
<br />
39,76.10-3 (m)<br />
<br />
Mép đất cách xa công trình<br />
<br />
-52,11.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 1<br />
<br />
-27,01.10-3<br />
<br />
Cột tầng 4<br />
<br />
-76,42.10-3 (m)<br />
<br />
(m)<br />
<br />
Theo kết quả mô hình ta thấy, MNN dâng lên đất, dưới<br />
hố sẽ tràn lên theo (nhưng rất ít vì nằm trong nước), đất 2<br />
bên mép hố cũng không tràn vào trong hố mà tràn sang 2<br />
bên mép (do ảnh hưởng của lực đẩy), lúc này trong đất đã<br />
có khả năng xảy ra cung trượt nên công trình có khả năng<br />
<br />
Mép đất gần công trình<br />
Chuyển vị của<br />
hệ vách chống Mép đất cách xa công trình<br />
Chuyển vị<br />
công trình<br />
<br />
-34,16.10-3 (m)<br />
-4,41.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 1<br />
<br />
10,08.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 4<br />
<br />
8,42.10-3 (m)<br />
<br />
Vẫn giữ mô hình cũ, giảm độ cứng hệ tường chống vách<br />
50%:<br />
Bảng 7. Chuyển vị ngang của đất và công trình, khi độ cứng suy<br />
giảm 50%<br />
Chuyển vị của Mép đất gần công trình<br />
hệ vách chống Mép đất cách xa công trình<br />
Chuyển vị<br />
công trình<br />
<br />
-33,92.10-3 (m)<br />
-3,91.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 1<br />
<br />
8,60.10-3 (m)<br />
<br />
Cột tầng 4<br />
<br />
7,53.10-3 (m)<br />
<br />
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 2<br />
<br />
Kết quả phân tích đã cho thấy, khi đào hố có chống vách<br />
gần sát công trình, nhưng vật liệu không đủ cứng thì khả<br />
năng nghiêng lún xảy ra là đương nhiên. Đây cũng là tình<br />
trạng xây chen cần được quan tâm ở các đô thị. Các kết quả<br />
trên chỉ ra rằng hai bên tường chịu áp lực đất chuyển vị<br />
ngang về phía hố đào rất lớn, lại đi kèm với sự trồi đất đáy<br />
hố đào, đã làm cho công trình mau chóng bị nghiêng về<br />
phía hố đào.<br />
5. Bàn luận<br />
Theo như kết quả chạy các trường hợp mô hình ta thấy:<br />
- Đào hố không có chống vách dễ gây ra nghiêng và lún<br />
công trình hơn khi có chống vách.<br />
- Bề rộng hố đào cũng ảnh hưởng đến công trình lân<br />
cận (dễ thấy trong trường hợp 1 và 2), bề rộng càng lớn khả<br />
năng xảy ra cung trượt càng cao, và không thể đào sâu đất<br />
trong hố.<br />
- Bề rộng hố đào bé thì khả năng xảy ra cung trượt ít,<br />
có thể đào sâu nhưng vẫn rất dễ xảy ra nghiêng lún cho toà<br />
nhà.<br />
- Xét đến hố đào ngay sát công trình, tường chống vách<br />
yếu không thể đào hố xuống sâu, áp lực tường phải chịu<br />
hai bên mép là rất lớn, vì thế nếu muốn đào sâu với công<br />
trình sát bên cần phải có hệ tường chắn và chống vách<br />
cứng, đủ hoặc hơn khả năng chịu lực để có thể đào sâu<br />
trong đất mà ít gây ảnh hưởng nhất.<br />
- Độ cứng tường chống vách cũng ảnh hưởng đến sự<br />
nghiêng lún của công trình, tường chống vách quá yếu sẽ<br />
dễ gây ra sự cố hơn.<br />
- Việc hạ MNN cũng rất quan trọng, nếu không có biện<br />
pháp xử lý phù hợp (như chống vách chắc chắn) thì không<br />
thể hạ mực nước xuống nhanh được vì rất dễ gây mất ổn<br />
định, làm khối đất sụp xuống.<br />
- Đào hố xong để MNN dâng lên cũng có thể ảnh hưởng<br />
<br />
5<br />
<br />
đến công trình, làm đất trong hố đào trồi lên, kết cấu xung<br />
quanh vì thế cũng bị kéo xuống một phần, do MNN dâng<br />
lên trở lại, mặc dù việc đào hố trước đó ít gây ảnh hưởng.<br />
- Sự nghiêng lún về các phía khác nhau (về phía hố đào<br />
hoặc về phía xa khỏi hố đào) tùy tác động, cấu hình và biện<br />
pháp thi công hố đào.<br />
6. Kết luận<br />
- Hố đào gần công trình là dễ xảy ra sự cố nhất. Khi đào<br />
hố gần công trình hiện hữu cần có biện pháp chống vách 1<br />
cách hợp lý.<br />
- Cần tính toán độ cứng hệ tường chắn cao hơn tính toán<br />
để phù hợp với yêu cầu ổn định vách khi thi công đào hố.<br />
Bên cạnh đó, cũng cần có thiết kế biện pháp xử lý đất trong<br />
hố đối với nguy cơ bị đẩy trồi lên khi thực hiện các hố đào<br />
sâu.<br />
- Khống chế MNN trong khi thi công đào hố hợp lý để<br />
tránh MNN dâng lên, gây mất ổn định của đất trong quá<br />
trình thi công đào.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Châu Ngọc Ẩn, Cơ học đất, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ<br />
Chí Minh, 2002.<br />
[2] Lê Phương Bình, 2015, Đánh giá và lựa chọn mô hình phù hợp của<br />
Plaxis trong tính toán thiết kế hố móng sâu, Trường Đại học Sư<br />
phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
[3] Andrew J. Whittle, 1994, Parameters for the Hardening Soil Mode,<br />
Massachusetts Institute of Technology.<br />
[4] Bộ Xây dựng, Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa sự cố thi công hố<br />
đào trong vùng đất yếu, Quyết định về việc ban hành hướng dẫn kỹ<br />
thuật phòng ngừa sự cố thi công hố đào trong vùng đất yếu, số<br />
1338/QĐ-BXD, 2006.<br />
[5] Nguyễn Bá Kế, 2009, Bảo vệ công trình lân cận khi xây dựng công<br />
trình ngầm, Hội Cơ học Đất và Địa kỹ thuật Công trình Việt Nam.<br />
[6] Báo cáo nén tĩnh nền đất gia cố cừ tràm (TCVN 9354:2012) của<br />
Trung tâm Thử nghiệm và kiểm định chất lượng xây dựng BMC-ĐT,<br />
Phòng thí nghiệm VILAS 552, 2016.<br />
<br />
(BBT nhận bài: 27/11/2017; hoàn tất thủ tục phản biện: 03/3/2018)<br />
<br />