Tìm hiểu môn Thị trường tài chính
lượt xem 93
download
Nền kinh tế thị trường phát triển luôn luôn xuất hiện nguồn cung và cầu về vốn đầu tư. Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức. Hình thức đơn giản nhất và cũng tồn tại lâu dài đời là những quan hệ vay mượn trực tiếp giữa các tầng lớp dân cư hoặc quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu môn Thị trường tài chính
- I. Những vấn đề chung về thị trường tài chính 1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính Nền kinh tế thị trường phát triển luôn luôn xuất hiện nguồn cung và cầu về vốn đầu tư. Sự kết nối giữa cung và cầu về vốn được thực hiện dưới nhiều hình thức. Hình thức đơn giản nhất và cũng tồn tại lâu dài đời là những quan hệ vay mượn trực tiếp giữa các tầng lớp dân cư hoặc quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với hình thức này qui mô vốn vận động không lớn và phạm vi vốn điều tiết không rộng vì chủ yếu chỉ diễn ra trên cơ sở quen biết và tin tưởng giữa hai chủ thể trong quan hệ tín dụng. Hình thức thứ hai tương đối phổ biến đó là sự ra đời và phát triển của các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính. Hoạt động của các tổ chức thật sự là nhịp cầu giao lưu giữa cung và cầu vốn vì chúng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Tuy nhiên xét trên góc độ là người đầu tư thì việc bỏ vốn vào ngân hàng để được hưởng mức lãi cố định chỉ phù hợp với những người muốn tìm chỗ ấn náu tương đối an toàn cho nguồn vốn tiết kiệm. Vì vậy đối với một số người đầu tư hình thức giao lưu vốn thông qua Ngân hàng trở nên đơn điệu và hạn hẹp về phạm vi lựa chọn phương án cho vay bởi vì họ không biết chính xác tiền vốn của họ đang nằm trong bộ phận nào của nền kinh tế, cụ thể hơn nằm trong vốn kinh doanh của công ty hay xí nghiệp nào. Hình thức thứ ba được phát triển khi mà chủ thể đại diện cho nhu cầu vốn đầu tư không muốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian mà họ muốn chủ động tìm kiếm nguồn vốn đầu tư bổ sung bằng cách phát hành các chứng từ có giá. Sự có mặt các loại chứng từ có giá đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư vi nó đa dạng và phong phú về chủng loại, người đầu tư biết chính xác đường đi đồng vốn của mình. Mặt khác, với đặc điểm có thể mua bán các chứng từ có giá dễ dàng trên thị trường nên người đầu tư cảm thấy không bị bó
- buộc trong phạm vi may rủi hạn hẹp. Trên thực tế, thị trường giao dịch các chứng từ có giá đã hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ mà người ta đã dùng thuật ngữ thị trường tài chính để chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán các chứng từ có giá trong nền kinh tế. Như vậy, có thể nói rằng sự ra đời và phát triển của các chứng từ có giá và quá trình giao lưu chuyển nhượng chúng trong nền kinh tế vừa có tác dụng giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho các chủ thể vay vốn vừa là cơ sở hình thành thị trường tài chính. 2. Khái niệm, đối tượng, công cụ, chủ thể tham gia trên thị trường tài chính 2.1 Khái niệm Nếu hiểu một cách đơn giản, thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá hay các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nơi mà những người cung cấp tiền tệ đáp ứng nhu cầu của những người khác về tiền tệ. Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thông qua thị trường tài chính hình thành giá mua giá bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn, trung hạn và dài hạn. Để tạo lập một môi trường sôi động cho thị trường tài chính là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản: đối tượng của thị trường tài chính, công cụ tham gia trên thị trường tài chính và chủ thể tham gia trên thị trường tài chính. 2.2. Đối tượng của thị trường tài chính Bao gồm những nguồn cung và cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư.
- 2.3. Công cụ tham gia trên thị tài chính Đây là nguồn sống cho hoạt động của thị trường các loại chứng từ có giá như công trái do Nhà nước phát hành, các loại cổ phiếu do các tổ chức tài chính phát hành, và các dạng kì phiếu, sec... 2.4. Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính Là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư... và đặc biệt là các công ty môi giới. 3. Vai trò của thị trường tài chính Với hai bộ phận cấu thành chủ yếu là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường tài chính thật sự đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường Thị trường tài chính là trung tâm điều tiết cung nguồn vốn tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu: từ phạm vi điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn thông qua hoạt động của thị trường tiền tệ đến việc cung ứng kịp thời những nhu cầu vốn trung và dài hạn cho những doanh nghiệp và cho những dự án phát triển kinh tế xã hội thông qua hoạt động của thị trường vốn. Thể hiện vai trò này thị trường tài chính là nơi đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, là nơi dừng của những nguồn vốn nhàn rỗi. Nói cách khác thị trường tài chính đã tạo điều kiện dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau: người đi vay có điều kiện thu hút được vốn, và người cho vay có thể sinh lời cho lượng tiền tiết kiệm. Mặt khác, cùng với xu hướng quốc tế hóa hoạt động của thị trường nên thị trường tài chính ngày nay không dừng lại ở phạm vi điều tiết vốn trong nước mà con tham gia vào sự vận động vốn ở nước ngoài. Từ đó qui mô hoạt động cúa thị trường tài chính được mở rộng về phạm vi hoạt động, đa dạng về các nghiệp vụ hoạt động và phong phú về các chủ thể tham gia. Xuất phát từ chỗ thị trường tài chính là nơi diễn ra các quan hệ mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, như vậy, sự có mặt của thị trường tài
- chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển nhượng sở hữu vốn , từ đó góp phần tăng thêm sự mời gọi đối với giới đầu tư, bởi lẽ người ta không cảm thấy bị bó buộc trong phạm vi may rủi hạn hẹp mà có thể dễ dàng chuyển vốn đâu tư trên thị trường tài chính so với những hình thức đầu tư khác. Trong những thập niên gần đây, sự phát triển của thị trường tài chính đã góp phần không nhỏ trong chức năng điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với quá trình điều hòa cung cầu và ngăn chặn lạm phát. Trên cơ sở thu hút những nguồn vốn nhàn rồi trong xã hội vào những mục tiêu đầu tư ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, sự hoạt động của thị trường tài chính đã giảm khối lượng tiền dư thừa trong lưu thông, đồng thời góp phần tăng vòng quay đồng vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương còn thông qua thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để vận dụng linh hoạt những cung cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất thị trường, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở... để thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Như vậy với vai trò này thì thị trường tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trung ương điều chỉnh và giám sát số cung về tiền tệ, tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở. 4. Phân loại thị trường tài chính Dựa trên nhiều tiên chí phân loại mà có thể chia thị trường tài chính theo những cấu trúc khác nhau. Nếu căn cứ vào thời gian vận động của vốn, hay nói cách khác là kì hạn thanh toán của các chứng từ giao dịch trên thị trường, thị trường tài chính được chia làm 2 loại: + Thị trường tiền tệ: có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm, với hình thức tài trợ vốn đặc trưng là tài trợ gián tiếp thông qua hoạt động của các ngân hàng thương mại. Công cụ của thị trường tiền tệ là những khoản vay hay những chứng khoán đáo hạn trong vòng 1 năm và thường có độ an toàn tương đối cao. + Thị trường vốn: cung cấp tài chính cho những đầu tư dài hạn với hình thức tài trợ trực tiếp, các chủ thể có nhu cầu sẽ trực tiếp phát hành chứng khoán trên thị trường để huy động, các công cụ của thị trường vốn có
- thời gian đáohạn hơn 1 năm nên chúng có rủi ro cao hơn so với các công cụ trên thị trường tiền tệ. Nếu căn cứ vào cách huy động vốn, thị trường tài chính được chia làm 2 loại: + Thị trường các công cụ nợ: người cần vốn đứng ở tư thế người đi vay sẻ cam kết trả lãi, kỳ hạn thanh toán và hoàn trả nợ gốc khi phát hành các công cụ nợ để huy động vốn. + Thị trường vốn cổ phần, người cần vốn thường là các doanh nghiệp, kêu gọi sự liên kết vốn từ các nhà đầu tư cùng tham gia với tư cách là người đồng sở hữu, sẽ cùng chia sẻ thu nhập và tài sản của doanh nghiệp. - Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức, thị trường tài chính được chia làm 2 loại cơ bản: + Thị trường sơ cấp: nơi các chứng từ có giá được phát hành và bán cho người mua đầu tiên. Nói cách khác, đây là thị trường cung ứng các công cụ tham gia trên thị trường tài chính. + Thị trường thứ cấp: nơi mua – bán những chứng từ có giá đang lưu hành, đáp ứng cho nhu cầu chuyển nhượng vốn đầu tư. II. Thị trường tiền tệ 1. Khái niệm và phân loại 1.1 Khái niệm Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới 1 năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế. Nếu xét theo chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. Nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ của các ngân hàng: ngân
- hàng trung ương và các ngân hàng thương mại qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu đã trở thành một trong những công cụ linh hoạt để ngân hàng trung ương điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. 1.2 Phân loại thị trường tiền tệ Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức, thị trường tiền tệ bao gồm: + Thị trường tiền tệ cũ: đây chính là thị trường tiền tệ cổ điển, là thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng đặt dưới sự quản lí của ngân hàng trung ương. + Thị trường tiền tệ mới: đây là thị trường các trái phiếu ngắn hạn mà cơ cấu gồm 2 cấp: thị trường tiền tệ sơ cấp chuyên phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn và thị trường tiền tệ thứ cấp tổ chức mua bán các trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp. Nếu căn cứ vào đối tượng tham gia trên thị trường, thị trường tiền tệ bao gồm: + Thị trường tín dụng ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại dưới sự điều hành của ngân hàng trung ương nhằm mục đích điều tiết vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời tạo điều kiện ngân hàng trung ương thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng. + Thị trường các công nợ ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng... bao gồm cả thị trường phát hành và thị trường lưu thông. Thị trường này biểu hiện cho sự phát triển của các thị trường tiền tệ. + Thị trường hối đoái: là thị trường giao dịch các loại ngoại hối, một bộ phận quan trọng trong kết cấu thị trường tiền tệ. Thị trường hối đoái mang nét đặc trưng là tính quốc tế cao, hoạt động của nó đáp ứng nhu cầu về thương mại, đầu tư ngắn hạn trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là tạo điều
- kiện can thiệp của ngân hàng trung ương nhằm đảm bảo sức mua đối ngoại của ngân hàng trung ương. 2. Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ Hiểu theo nghĩa hẹp, các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ là các ngân hàng thương mại, các tổ chức thương mại, tổ chức tín dụng. Hiểu theo nghĩa rộng, chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm chủ thể cho vay đại diện cho nguồn cung về vốn như ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại...; chủ thể đi vay đại diện cho nguồn cầu về vốn như ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp...; chủ thể trung gian môi giới vừa là người cho vay vừa là người cho vay như ngân hàng thương mại, các công ty môi giới chuyên nghiệp... 3. Các nghiệp vụ trên thị trương tiền tệ Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn Nghiệp vụ này góp phần đảm bảo khả năng thanh toán quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại phát sinh(ngân hàng thương mại trong tình trạng thừa vốn kết hợp với ngân hàng thương mại trong tình trạng thiếu vốn). Chúng được thực hiện thông qua các hình thức: + Cho vay bằng tiền: các loại tín dụng hàng ngày, tín dụng theo yêu cầu, tín dụng cuối kỳ, tín dụng có kỳ hạn... + Cho vay dưới hình thức cầm có hoặc chiết khấu các chứng từ có giá: trong trường hợp các ngân hàng thương mại hợp tác với nhau về vốn nhưng không đủ thỏa mãn nhu cầu thì ngân hàng trung ương sẽ hỗ trợ qua các nghiệp vụ sau: tái chiết khấu (ngân hàng thương mại sẽ đem nhưng chứng từ có giá mà trước đây đã chiệt khấu cho khách hàng đến ngân hàng trung ương xin chiết khấu lại) và bảo chứng lại (ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay vốn trên cơ sở bảo đảm bằng chứng từ có giá mà trước đó ngân hàng thương mại đã cho khách hàng vay dưới hình thức cầm cố). Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn
- Trong nghiệp vụ này công cụ lưu thông chủ yếu là các trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và sẽ được tổ chức mua bán tài thị trường tiền tệ thứ cấp. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn là một trong những công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều tiết cung – cầu về tiền tệ. IV. Thị trường vốn 1. Khái niệm Thị trường vốn là thị trường giao dịch của các công cụ tài chính có kỳ hạn trên một năm, là thị trường cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế. 2. Phân loại thị trường vốn Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, thị trường vốn bao gồm: + Thị trường sơ cấp: đây là thị trường mua bán các loại chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp tạo điều kiện tăng qui mô vốn đầu tư và là nơi cung ứng chứng khoán vào lưu thông. + Thị trường thứ cấp: là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu các loại chứng khoán đã phát hành và đang lưu thông trên thị trường. Thị trường thứ cấp không làm thay đổi qui mô vốn đầu tư trong kinh tế. Thị trường thứ cấp là điều kiện để thị trường sơ cấp phát triển, và ngược lại thị trường sơ cấp là cơ sở để hình thành thị trường thứ cấp. Căn cứ vào các công cụ tham gia trên thị trường vốn, thị trường vốn được cấu thành từ ba bộ phận:
- + Thị trường chứng khoán nhà nước: đây là thị trường mua bán các loại giấy ghi nợ do nhà nước phát hành để huy động vốn trong xã hội như công trái, tín phiếu kho bạc... Thị trường này hoạt động tương đối ổn định vì thông thường các chứng khoán Nhà nước có mức lãi suất cố định. + Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: đây là thị trường tổ chức mua bán trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn. Thị trường này cũng ít biến động vì trái phiếu là loại chứng khoán có lãi suất cố định, mặt khác, trái phiếu là hình thức đầu tư ít rủi ro vì nó được đảm bảo hoàn lại vốn. + Thị trường cổ phiếu: đây là bộ phận cơ bản của thị trường chứng khoán. Vì cổ phiếu là loại chứng khoán có lãi suất thường phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty, do đó các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của công ty đều có ảnh hưởng đến giá cả của thị trường cổ phiếu. 3. Các công cụ trên thị trường vốn Các công cụ trên thị trường vốn bao gồm 2 loại chủ yếu là những công cụ vốn và công cụ nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm. Công cụ vốn biểu hiện dưới hình thức cổ phiếu và công cụ nợ bao gồm các loại trái phiếu. Ngoài ra, còn có những chứng từ có giá khác gọi là những công cụ tài chính được phát sinh trên cơ sở những chứng khoán đang lưu hành như: chứng chỉ đặc quyền mua ngắn hạn, chứng chỉ đặc quyền mua dài hạn... - Cổ phiếu: là môt loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn góp vào công ty và quyền được hưởng một khoản cổ tức theo định kỳ. - Trái phiếu: là loại chứng khoán xác nhận một khoản vốn cho vay và quyền được hưởng mức thu nhập theo định kỳ. Người mua trái phiếu là chủ nợ của đơn vị phát hành và sẽ được hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn. 4. Các chủ thể hoạt động trên thị trường vốn - Chủ thể phát hành chứng khoán: là những chủ thể có nhu cầu về vốn đầu tư và được Nhà nước cho phép phát hành chứng khoán để huy động vốn. Họ đại diện cho nguồn cung ứng chứng khoán vào lưu thông và đó là các công ty, xí nghiệp...
- - Người đầu tư: là những người có vốn nhàn rỗi và họ muốn mua chứng khoán đề kiếm lời. Các nhà đầu tư trên thị trường vốn là những pháp nhân kinh tế và các thế nhân. - Người môi giới chứng khoán: có vị trí quan trọng nhất đối với sự tồn tại và môi trường sôi động của thị trường vốn. Người môi giới có thể hoạt động với tư cách là thể nhân hay pháp nhân (công ty môi giới). Người môi giới giống như là một đại lí trung gian. - Người kinh doanh chứng khoán: là người mua bán chứng khoán cho bản thân nhằm kiếm lợi nhuận. Họ chỉ được mua vào khi giá của đợt bán ra trước đó giảm và chỉ được bán ra khi giá của đợt bán ra trước đó tăng. - Người tổ chức thị trường: là ban điều hành của các sở giao dịch giữ nhiệm vụ tổ chức các khâu hoạt động trên thị trường, là người chuyển tải những luật lệ của Nhà nước vào thực tiễn quản lí thị trường. - Người điều hòa thị trường: đây là cơ quan được Nhà nước thành lập như hội đồng chứng khoán quốc gia, Ủy ban điều hành thị trường chứng khoán... giữ nhiệm vụ ban hành các luật lệ, tổ chức giám sát các hoạt động giao dịch và mua bán trên thị trường. V. Vai trò của nhà nước đối với việc hình thành và phát triển thị trường tài chính Nhà nước có chức năng quản lý và điều tiết mọi mặt hoạt động của nền kinh tế trong đó thị trường tài chính là một bộ phận rất quan trọng. Đồng thời, trong quá trình vận động, bản thân thị trường tài chính cũng đặt ra yêu cầu được sự quản lý và giám sát của nhà nước. Trong mỗi loại thị trường tài chính khác nhau, nhà nước thể hiện vai trò của mình bằng các biện pháp và công cụ khác nhau. Nói chung, sự tác động của nhà nước vào thị trường tài chính thể hiện trên 4 mặt cơ bản sau: - Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển thị trường tài chính - Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính - Nhà nước đào tạo con người cho thị trường tài chính - Nhà nước thực hiện giám sát đối với hoạt động của thị trường tài chính.
- ..................... The end T.....................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh
236 p | 6434 | 2870
-
Kinh tế Fulbright PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Bài giảng 6b
4 p | 880 | 730
-
Báo cáo: Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Một số giải pháp để phát triển
15 p | 1725 | 642
-
TÌM HIỂU CHUNG VỀ MÔN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
302 p | 690 | 441
-
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
5 p | 1648 | 308
-
Tìm hiểu chỉ số P/E !
4 p | 238 | 106
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học môn Kế toán tài chính (năm 2010): Đợt 2
4 p | 306 | 65
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học đợt 1 môn Kế toán tài chính
5 p | 244 | 48
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học đợt 2 môn Kế toán tài chính
4 p | 197 | 43
-
Lý thuyết Toán tài chính: Phần 1
142 p | 281 | 31
-
Chương 1 Lý thuyết danh mục đầu tư - Ngành tài chính ngân hàng
65 p | 156 | 22
-
Đề thi tuyển sinh đại học lần 2 môn Nguyên lý kế toán (năm 2010)
13 p | 150 | 20
-
Đề thi tuyển sinh liên thông đại học môn Kế toán tài chính (năm 2010): Đợt 1
5 p | 139 | 15
-
Đề cương chi tiết học phần môn Thị trường tài chính
2 p | 203 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn