vào đất. Sau khi đặt thi thể người chết vào quan tài, phủ đất kín. Đậy nắp quan tài<br />
cũng phải coi giờ tốt. Dùng dây mây hoặc tre dài làm dây néo ô hai đầu quan tài<br />
thật chắc hơi trong quan tài mạnh có thể làm bật nắp quan tài. Quan tài đặt trên hai<br />
ghế ngắn để cho vững chắc. Chân ghế có cột vải tẩm dầu hỏa để phòng ngừa kiến<br />
leo lên. Dưới quan tài đặt một đĩa đèn dầu phụng thắp sáng ngày đêm, mục địch<br />
hơi dầu phụng thơm, xông lên đánh tan mùi tử khí. Vì vậy, lúc bốc mộ dùng dầu<br />
phụng bôi vào mũi tay chân tránh được mùi xú uế, mùi tử khí. Các thứ dầu nhị thiên<br />
đường, dầu thêm đến mức nào cũng không ngăn được loại mùi chết đó!... Ngoài<br />
hòm trang trí các hoa văn, cánh sen hoặc sơn phết cho đẹp, còn phủ lên trên hòm<br />
vải trắng có “đăng tên”, bấy giờ hòm gọi là linh cữu. Trước linh cữu có bàn soạn<br />
thiết trí linh vị có ảnh, chúng ta thường gọi là linh sàn. Trước linh sàn, đôi khi có nhà<br />
đặt bàn Phật, có nhà lập bàn Phật xây qua hướng khác.<br />
Người chết là nam, tổng số chữ viết trên triện chia cho 4, còn lẻ ba (quỹ, khóc,<br />
linh). Người chết là nữ, chữ trên triện chia cho 4 là chẵn (quỹ, khóc, linh, thính). Viết<br />
xong treo trước quan tài. Không có lá triện là “ma chết không triện” nên phải có.<br />
Đám ma ỏ làng, nhà giàu thường mời thầy chùa, thầy pháp, nếu không, nhờ<br />
khuông hội Phật giáo làng cúng kiến tụng kinh. Chương trình tang lễ được đặt ra tùy<br />
theo xem được ngày giờ chôn cất. Nếu không coi ngày giờ, nội trong ba ngày là<br />
phải chôn cất: “Tam nhật nội chi nội bất khán lịch nhật”. Người chết gặp lúc cận Tết<br />
phải chôn cất vào ngày 30 tháng Chạp, không được để sang năm mới.<br />
Sau khi khâm liệm xong, trang hoàng nhà cửa tươm tất rồi làm lễ thành thục.<br />
Lễ thành thục là lễ chịu tang, con cháu nội ngoại, dâu, rễ, chắt chiu họp lại bịt khăn<br />
tang. Ai cũng dùng sắc phục màu trắng, riêng chắt nội mặc áo và bịt khăn màu đỏ,<br />
chắt ngoại mặc áo và bịt khăn màu vàng.<br />
Lễ thành phục xong, con trai, cháu nội đích tôn đội mũ rơm, chống gậy tre nếu<br />
ông nội hoặc cha mất, gậy vông nếu bà nội hoặc mẹ mất. Phụ nữ là con, vỢ, dâu<br />
trùm vải lên đầu gọi là mũ mấn. Ngồi quanh bên quan tài không được lớn tiếng và<br />
ngồi ăn uống với khách đến viếng thăm, chỉ được phép đứng. Trước lúc làm lễ<br />
thành phục phải có cau trầu rượu thưa chuyện và mời một vị làm chấp lệnh nội<br />
thường là các vị trưỏng Họ, Phái. Nếu gia đình neo đơn phải mượn người lớn tuổi<br />
quen biết, ông chấp lệnh là người điều hành tang lễ trong suốt thời gian tang chế.<br />
Mọi người trong hàng tang chủ phải tuyệt đối chấp hành, trình bày với “quan” chấp<br />
lệnh vì “tang gia bối rối” nên không sáng suốt để điều hành công việc. Tập quán<br />
làng hễ có người qua đời, việc dầu tiên là đến thăm hỏi, sau dó ngày khác phúng<br />
điếu. Lễ vật cúng điếu là hương và tiền. Đây là nghĩa vụ của người dân hương thôn<br />
gọi là “thù tạc vãng lai”. Nếu là sui gia, họ, phái, tổ chức tập thể phải có thêm mâm<br />
cau trầu rượu. Lệnh kiểng để làm lễ có phân loại:<br />
- Ba hồi lệnh và ba dùi tiếng dành cho các đơn vị lớn hơn như Làng, Họ, Phái,<br />
242<br />
<br />
Xóm .<br />
<br />
- Một hồi lệnh và ba dùi tiếng dành cho thông gia hoặc ai có mârh cau trầu<br />
rượu.<br />
- Ba dùi tiếng là tình làng nghĩa xóm.<br />
Nghe tiếng lệnh là phân biệt được ai đang phúng điếu.<br />
Trước ngày đưa đám có lễ cúng như: Yết cáo từ đường là trình với tổ tiên ngày<br />
mai đến ỏ chỗ mới, triêu điện là lễ buổi sáng, tịch điện là lễ buổi tối. Đêm trước<br />
ngày mai đưa linh cữu về nơi an nghỉ cuối cùng có lễ nhiễu quan. Lễ nhiễu quan là<br />
lễ đi quanh hòm, để tỏ sự luyến tiếc lần cuối đối với người chết.<br />
Lễ cáo đạo lộ là lễ trình xin đường với thẩn giữ đường ngày mai đưa đám, đặt<br />
bàn có hương hoa và cáo ỏ đường lộ gần nhà lễ này cáo ban đêm, chủ lễ là người<br />
không bịt khăn tang. Sáng ngày di quan có lễ khiển điện và lễ triệt linh sàng.<br />
Âm công<br />
Trước vài ngày, tang quyền lên danh sách mời một số trỢ tang để đưa linh cữu<br />
ra đồng (nghĩa trang). Bộ phận trỢ tang này gồm rất nhiều người:<br />
1 “quan” Chấp lệnh ngoại.<br />
1 “quan” Quản áp (cai giang).<br />
1 ông giàn đổ thứ (người phân công việc).<br />
4 vị đầu roi.<br />
50 âm công.<br />
Nếu có nhiều trướng liễn, lẵng hoa, vòng hoa... phúng điếu, số người tăng lên,<br />
tổng cộng gần cả trăm người. Những vị này có thể nhờ những người trong họ, phái<br />
và bà con xóm giềng. Lệ làng không nhận thù lao. Thông thường tang quyền dù<br />
giàu hay nghèo đểu có tổ chức ăn uống. Có thể dùng bữa trước khi di quan hoặc<br />
sau khi chôn cất xong. Sau khi chôn cất xong, về nhà làm lễ “phản khóc” là công<br />
việc đã xong, có thể ăn uống giải lao.<br />
Giàn đám<br />
Trước một ngày đưa đám, mọi người tập trung làm mọi công việc. Cánh đàn<br />
ông đi khuân vác giàn đám về kết. Giàn đám làm bằng gỗ tốt, có hai đòn bông to<br />
dài, đà chịu lực, nhiều xà và một khung gỗ hình chữ nhật, trang hoàng lộng lẫy để<br />
che quan tài. Quan tài được đặt bàn chính giữa bàn đám, chung quanh gồm 8 hoặc<br />
10 bụp chỗ âm công gánh. Người trước cách người sau nửa bước chân, nên khi<br />
gánh đám không thể đi nhanh vì sỢ vấp chân người trước. Vì vậy phải đi chậm rãi<br />
“như đưa đám mẹ”. Nhìn từ xa như con rết khổng lồ chuyển động.<br />
243<br />
<br />
Di quan<br />
1 Caỉ giang thắt lưng màu đỏ, cầm hai cây đèn sáp lớn và một cặp sanh.<br />
4 ông Đầu roi thắt lưng màu trắng, cầm một cây đèn sáp nhỏ và một cây cờ<br />
nheo.<br />
16 âm công hoặc nhiều hơn cầm mỗi người một cây đèn sáp nhỏ, áo dài đen<br />
quẩn dài trắng.<br />
Sau khi nghe gióng lệnh kiểng của ông chấp lệnh, ông Cai Giang đánh ba hồi<br />
trắc và ba tiếng báo hiệu giờ di quan bắt đầu. Ban âm công sắp một hàng dài trước<br />
sân theo thứ tự như trên, đi vào nhà, vòng quanh quan tài một vòng theo chiều kim<br />
đổng hồ rồi ra sân, mục đích quan sát trước chỗ dặt quan tài dể khi di quan khỏi bỡ<br />
ngỡ. Lúc này gia chủ để một mâm cau trầu và tiền bạc trên chiếc bàn đặt trưởc linh<br />
cữu gọi là lễ bái quan. Sau khi bái quan, âm công nhận lễ vật này.<br />
Ra đến sân, âm công thắp tất cả đèn sáp vẫn giữ một hàng dọc và thứ tự như<br />
trước. Từ đó, Cai Giang cất cặp sanh, im lặng ra lệnh bằng đèn sáp, không ra lệnh<br />
bằng tiếng. Cai Giang dẫn đầu đoàn âm công đi năm bảy vòng theo chiều kim đồng<br />
hổ, trong sân như rắn bò hình liên xà. Sau cùng, một vòng lớn rồi tiến thẳng vào<br />
nhà đến trước quan tài. Cai Giang dừng lại trước quan tài. Đoàn âm công tiếp tục rẽ<br />
phải, rẽ trái chia làm hai hàng đi ra; dẫn đầu mỗi hàng là một ông Đầu roi.<br />
Cai Giang bấy giờ đứng trước mặt bốn hàng âm công. Đứng đầu mỗi hàng là<br />
một ông Đầu roi, đồng làm lễ bái quan một lạy. Tang chủ đứng hai bên linh cữu lạy<br />
ra một lạy. Bái quan xong, hai hàng âm công ở giữa quay đằng sau mà bước tới để<br />
chắp vào đuôi của hai hàng ở hai bên, làm thành hai hàng dài, đầu đầu và đầu đuôi<br />
của một hàng có một ồng đầu roi. Cai Giang bấy giờ giơ cao đèn sáp ra lệnh hàng<br />
bên phải, hàng bên trái vào đứng hai bôn quan tài để di quan.<br />
Quan tài vừa ra khỏi nhà, một người ở trong nhà dùng tấm ngói hoặc gạch đất,<br />
đĩa đất ném mạnh xuống đất tạo ra tiếng động lớn, sau đó rút một tấm tôn trên mái<br />
nhà hoặc rạp, mục đích để hổn ma đi ra không vương vấn lại nhà, Quan tài ra đến<br />
sân, tất cả đoàn âm công đều tắt đèn. Cai Giang dùng trắc và tiếng hô để ra lệnh<br />
âm công đưa quan tài vào bàn bàn để linh cữu. Bốn góc quan tài có bốn ông Đầu<br />
roi giúp Cai Giang ra lệnh nâng góc quan tài lên hay hạ xuống hoặc chuyển lệnh<br />
của Cai Giang đến âm công.<br />
Trước khi khỏi hành, Cai Giang thường báo cho âm công biết lộ trình đến huyệt<br />
mả xa gần, dễ đi hay trắc trỏ khó khăn, khuyên cố gắng bình tĩnh. Lệnh ra dõng<br />
dạc và nghiêm, thường dùng các từ sau đây:<br />
“Tiển hậu bơi hai đốc (âm công dạ...)”. Dãy trong cho chí dãy ngoài, tất cả nghe<br />
cho rõ, nghe cho lọt trắc. Gõ nhịp dắp hai tiếng trắc là đi. Gõ một tiếng là đứng lại.<br />
Bốn góc có bốn ông Đầu roi trỢ giúp. Không xách, không nhún, khom lưng, chống<br />
244<br />
<br />
đầu gối, tay bóp nài. Cho một lớp vai. Đi chậm chậm, rà chân. Cai Giang tùy ý điều<br />
khiển, sắp xếp hiệu lệnh. Nghề này không có sách vở dạy, miễn sao âm công gánh<br />
cho đầm, hạ huyệt cho êm là nhiệm vụ chính của Cai Giang.<br />
Đưa đám ra đồng đi xa hay gần đểu phải gánh bộ. Đoàn người tiễn đưa rất<br />
đông. Nếu đường xa phải thay đổi lớp âm công dự bị gánh. Linh cữu ngang qua các<br />
nhà thờ lớn, đình chùa, miếu, Cai Giang cho dừng lại, ra lệnh ra vai xuống eo để tỏ<br />
sự tôn kính. Qua khỏi, mới lên vai đi tiếp. Người trợ tang dùng lọng che phần cổng<br />
của am miếu cho đến khi linh cữu qua hết mới cất đi. Việc di quan từ trong nhà ra<br />
xe là quan trọng, nhộn nhịp, người nào cũng khẩn trương. Người đi xem nô nức như<br />
xem hội múa hoa đăng.<br />
Tế đạo trung<br />
Đi được nửa đường làm lễ tế đạo trung, cũng là dịp để âm công nghỉ ngơi. Thân<br />
bằng quyến thuộc ai chưa đi điếu được, đây cũng là dịp để phúng điếu vì sau khi<br />
chôn cất xong không được đi điếu nữa.<br />
Hạ khoáng - hạ huyệt<br />
Huyệt đào chôn phải thâm thổ 3 tấc đất, nghĩa là đến lớp đất nguyên sơ (mặt<br />
đất cũ) phải đào sâu thêm ba tấc nữa (30cm). Vì chôn trên cao, xương bị khô; chôn<br />
quá sâu, xương bị mục. Chôn sâu ba tấc đất là đủ khí âm dương, là tốt. Trước khi<br />
hạ huyệt, có lễ trị huyệt để đuổi tà ma ẩn núp trong huyệt.<br />
Lễ tạ thổ thần ở nghĩa địa<br />
Chôn xong, làm lễ tạ thổ thần tại mả gồm bông hoa, bộ áo thổ thần. Chủ lễ là<br />
người không bịt khăn tang.<br />
Mở cửa mả<br />
Ba ngày sau, tính từ ngày đưa linh cữu ra đồng, làm lễ mỏ cửa mả để linh hồn<br />
người chết về với gia đình nhờ rải giấy vàng trên mỗi đoạn đường từ nhà đến huyệt<br />
mả trong ngày đưa linh cữu ra nghĩa trang nên linh hổn người chết biết được đường<br />
về nhà khi mở cửa mả.<br />
Làm lễ mỏ cửa mả là thầy cúng dùng con dao vạch lên phía chân nấm mả ba<br />
đường dọc và đọc thần chú (mỗi lần vạch dao là đọc một câu thần chú).<br />
- Nhất trung, khai môn mộ, hung thần tốc xuất;<br />
- Nhị tả, khai môn mộ, vong giả an cư;<br />
- Tam hữu, khai môh mộ, gia phúc an khang.<br />
Dịch nghĩa:<br />
- Một vạch ỏ giữa, mỏ cửa mả thần hung dữ phải ra mau.<br />
245<br />
<br />
- Vạch thứ hai phía trái, mở cửa mả, người mất ở yên ổn.<br />
- Vạch thứ hai phía phải, mỏ cửa mả, gia đình được phúc yên lành.<br />
<br />
11. VỀ TỤC THỜ MẪU CỦA cư DÂN VEN BIỂN<br />
<br />
xứ q u ả n g<br />
<br />
Thờ Mẫu là một tín ngưỡng phổ biến của cư dân Việt trên mọi miền đất nước, ở<br />
Quảng Nam và Đà Nẵng, thờ Mẫu được dân gian gọi là thờ Bà. Tục thờ Bà phổ<br />
biến từ vùng núi đến vùng đồng bằng, ven biển, phong phú về đối tượng và danh<br />
xưng, như: Bà Thiên Y A Na và các hóa thân, Bà Ngũ hành, Bà Thủy Long, Bà<br />
Dàng Lạch... Tục thờ Bà không những đóng vai trò quan trọng đời sống tinh thần<br />
của cư dân xứ Quảng mà còn biểu thị nét dấu ấn giao lưu văn hóa đa nguyên: Việt<br />
- Chăm - Tây Nguyên/ Môn - Khđ Me trong lịch sử.<br />
Giới hạn phạm vi và đối tượng phản ánh trong bài viết này là tục thờ Mau/thờ<br />
Bà của cư dân ven biển Quảng Nam và Đà Nẵng (gọi chung là cư dân ven biển xứ<br />
Quảng), có so sánh với vài ndi khác để góp phần tìm hiểu sắc thái riêng của tục<br />
thờ này ỏ một địa chỉ cụ thể.<br />
Thờ Thiên Y Na ịPô Inư Nagar) và các hiện thân<br />
- Thờ Thiên Y A Na - Bà Chúa Ngọc: Thiên Y A Na/ Bà Chúa Ngọc là thần Mẹ<br />
xứ sở của người Chăm, được người Việt đón nhận và thờ phụng, kể từ khi mỏ mang<br />
bờ cõi về phía biển và phương Nam. ở xứ Quảng, nơi thờ Bà với danh xưng "chân<br />
chính" Thiên Y A Na phổ biến ỏ các làng biển Đà Năng (thuộc phía Bắc Quảng<br />
Nam xưa). Trong cuộc sống hằng thường, Bà được gọi là Bà Chúa Ngọc hoặc Bà<br />
Chúa. Các lăng miếu thờ Bà Chúa thường xây cất trên đổi, gò hoặc nỗng cát cao.<br />
Đa số không có tiêu tượng (trừ miếu Bà Nam Thọ, Đà Nang có tượng nhỏ dáng<br />
Phật Bà Quan Âm). Một vài lăng phối tự hal người con của Bà là cậu Quý và cậu<br />
Tài dưới dạng bàn thờ hoặc biểu tượng, về “lai lịch” Bà Chúa, hầu như không ai<br />
biết. Hiện nay, Bà được suy tôn và thờ phụng như một Bà Mẹ Đất của bổn xứ.<br />
Do chung cảm quan vể đối tượng thờ tự, nên ngày vía Bà Chúa Ngọc và nghi lễ<br />
cũng tương đối thống nhất ỏ các làng biển: Thường diễn ra trong hai ngày 24, 25<br />
tháng giêng hằng năm. Nghi lễ tổ chức như tế đình ở các làng quê xứ Quảng. Theo<br />
phong tục, lễ vía Bà ba năm đáo lệ tổ chức lễ “phong”, tức đại lễ. Đại lễ có hát<br />
tuồng, mổ heo, vật bò đãi đàng; còn lễ “Sái” (trầm trà thường niên) chĩ có hoa quả,<br />
gà, lợn, xôi, bánh. Song, dù lễ phong hay sái thì thường không thiếu một lễ thức có<br />
tính bắt buộc là lễ Dâng Mâm, hay còn gọi là Dâng Bông (hoa). Có tất cả năm mâm<br />
(ứng theo số sinh của Ngũ hành - sinh, lão, bệnh, tử, sinh): Mâm bông (ngũ quả và<br />
hoa, chủ yếu là hoa màu vàng), mâm trầu rượu, mâm gạo muối, mâm xôi chè,<br />
mâm đổ mã. Mỗi mâm thắp 9 ngọn nến tượng trưng cho vía của Bà. Ngày trước,<br />
người dâng mâm là ông Đồng tử, gọi là làm “xác” cho Bà. Đồng tử lần lượt đội từng<br />
246<br />
<br />