Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 11
lượt xem 110
download
Sơn áp lực cao ( Airless ) Nguyên tắc làm việc của máy phun sơn là dùng áp suất của khí nén để đẩy sơn ra ngoài tạo thành sương mù bám vào bề mặt sản phẩm. Thành phần của máy phun sơn gồm một động cơ điện, một máy nén khí và một súng phun sơn. ● Nguyên lý phun áp lực cao: Loại cổ điển: Với các thiết bị phun thông thường khí nén sẽ phân tán các loại sơn. Với kiểu phun này, sơn được chứa trong một bình đựng sơn ở ngay dưới súng phun hoặc chứa...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 11
- Chương 11: Sơn áp lực cao ( Airless ) Nguyên tắc làm việc của máy phun sơn là dùng áp suất của khí nén để đẩy sơn ra ngoài tạo thành sương mù bám vào bề mặt sản phẩm. Thành phần của máy phun sơn gồm một động cơ điện, một máy nén khí và một súng phun sơn. ● Nguyên lý phun áp lực cao: Loại cổ điển: Với các thiết bị phun thông thường khí nén sẽ phân tán các loại sơn. Với kiểu phun này, sơn được chứa trong một bình đựng sơn ở ngay dưới súng phun hoặc chứa trong thùng không dính liền với súng và được nối với súng bằng một ống nối. Sơn được hút qua súng và phun qua vòi phun bằng không khí có áp lực trung bình. Miệng phun được thiết kế theo cách trong đó sơn được chuyển lên một lổ mở ở miệng vòi, còn khí nén chạy theo một lỗ khác cũng trên miệng vòi phun. Tia sơn ra khỏi miệng phun bị “ vỡ ra” bởi luồng không khí nén, ở đây sơn bị phân tán nhỏ và bay ra về phía vật cần sơn. Phương pháp sơn này sử dụng khí nén như là một phương tiện vận chuyển sơn từ súng phun tới vật cần sơn. Vì vậy cần một lượng khí rất lớn cho việc vận chuyển sơn, khi thổi tới cạnh luồng khí, lượng khí này kéo theo cả một ít sơn bay ra ngoài vật cần sơn. Vì vậy với phương pháp phun này sẽ không tránh được hiện tượng “ phun hạt sơn khô” và có nhiều chất thải ( sơn bay ra
- ngoài). Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là tạo được một bề mặt sơn đẹp hơn nhiều so với phương pháp phun áp lực cao. Nó cũng dễ điều chỉnh nên là phương pháp tốt nhất cho các công việc sơn cao cấp hơn. Với phương pháp phun áp lực cao thì sơn bị nén dưới áp lực cao tới miệng vòi của súng phun. Miệng phun này chỉ có một lỗ nhỏ và sơn bị cưỡng bức đi ra khe hở của vòi phun và sơn bị phân tán. Nếu áp lực bị giảm thì sơn tự nó bị nổ nghĩa là không có đủ không khí để phân tán sơn hoặc không đủ lượng khí để chuyển hạt sơn tới bề mặt cần sơn. Nhờ sử dụng phương pháp này nên lượng sơn ra khỏi miệng phun sẽ nhiều hơn và số sơn bám vào bề mặt nhiều hơn. Điều này có nghĩa là với phun áp lực cao sẽ ít bị hiện tượng phun hạt khô. Nếu sử dụng phun áp lực cao và phun đúng kỹ thuật có thể không bị hiện tượng phun hạt khô hay lãng phí sơn. Chi tiết quan trọng nhất của thiết bị sơn áp lực cao là miệng phun. Nó có lõi là các – bít Vonfram và trên đó có khe hở để nén sơn qua. Kích cỡ của các khe hở thay đổi tùy theo các loại miệng phun khác nhau và quyết định góc phun và lượng sơn. Mức độ thành công của việc phun sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn miệng phun thích hợp. Các miệng phun thích hợp sẽ được giới thiệu trong bảng thông số kỹ thuật của từng loại sơn mà hãng sơn cung cấp. Tất nhiên những thông số đó chỉ mang tính hướng dẫn nhưng nếu thử một
- vài miệng phun sẽ tìm ra được một kích cỡ phù hợp và cho kết quả tốt nhất. Lưu ý là miệng phun sẽ bị mòn và rộng ra sau một thời gian sử dụng và kích cỡ của khe hở cũng sẽ thay đổi. Phải sử lý miệng phun một cách cẩn thận. Không bao giờ sử dụng vật kim loại để thông miệng phun bị tắt. Nếu cần thiết có thể sử dụng que gỗ - không bao giờ được dùng bất cứ vật gì cứng hơn. Nên nhớ là miệng phun rất đắt và là chi tiết quan trọng nhất trong thiết bị phun áp lực cao. Vì thế cần thao tác một cách cẩn thận. Cũng phải đảm bảo là sử dụng miệng phun phù hợp cho mỗi loại công việc. Ghi chú: Sơn bằng phun áp lực cao phải thực hiện một cách chính xác để đạt được kết quả theo mong muốn. Vì một lượng lớn sơn xuyên qua vòi phun ( khoảng 1,8 lít trong một phút đối với miệng phun cỡ 0,021 inches) nên điều quan trọng là phải di chuyển chúng điều đặn và ở khoảng cách phù hợp với bề mặt, tức từ 30- 60cm ( 12-14inches). Phải giữ súng phun vuông góc với bề mặt trong suốt lượt sơn và mỗi lượt di chuyển súng phải phủ đè mí lượt trước 50%. Nên nhớ là nếu khoảng cách giữa súng và bề mặt quá xa sẽ gây ra hiện tượng phun hạt khô, làm tổn thất sơn, tạo các lỗ trống, ngậm không khí và làm bề mặt sơn không mịn. Lưu ý : Không sử dụng áp suất cao hơn thông số cần thiết để phân tán sơn ở mức độ mong muốn.
- 3.2.6 Quy trình sơn vỏ tàu Công việc làm sạch bề mặt được tiến hành khi đưa tàu vào Dock : - Đầu tiên là tiến hành rửa sạch bề mặt toàn bộ bề mặt vỏ tàu bằng phun nước ngọt áp suất cao (hoạt động tại áp suất 680 – 1700bar). Nếu bề mặt có dầu mỡ, hóa chất thì tiến hành rửa bằng hóa chất trước hay có hà thì tiến hành sủi, rồi tiến hành rửa nước. Việc rửa nước này chủ yếu loại bỏ muối, dầu, bụi, một số tạp chất bám trên bề mặt… - Công việc rửa nước được tiến hành bằng súng bắn nước áp lực cao kết hợp với máy rửa nước. Để sử dụng hai thiết bị này cần có sự hỗ trợ của xe nâng. Chú ý: Khi sử dụng súng bắn nước thì nên điều khiển súng cách bề mặt làm việc 2 – 3 m và góc độ của súng 15 – 300 lay súng chậm về hướng trên dưới trái phải, chú ý các chỗ gờ, góc cạnh, làm như vậy bề mặt mới được sạch. Sau khi xử lý bề mặt thì tiến hành xử lý bề mặt vỏ bằng phương pháp phun cát + Tùy theo yêu cầu của chủ tàu, yêu cầu của hệ sơn mà tiến hành phun cát theo tiêu chuẩn nào cho thích hợp. Thường thì bề mặt phun cát vỏ tàu tối thiểu phải đạt đến tiêu chuẩn Sa2 đến Sa2.5 theo tiêu chuẩn ISO 8501-1. Có thể tiến hành thổi cát cho từng phần vỏ tàu để tránh oxy hóa bề mặt trước khi sơn.
- + Duy trì áp suất máy bắn cát từ 7 -8 kg/cm2 thì mới đạt tiêu chuẩn bắn cát hay tiết kiệm được khối lượng cát. + Không nên tiến hành thổi cát khi trời sắp mưa, gió mạnh, nhiều sương hay thời tiết quá ẩm vì như thế bề mặt sẽ mau rỉ sét lại do có hơi nước. + Nên thổi theo hướng mà các hạt văng ra sẽ che phủ bề mặt đã được thổi như vậy sẽ bảo vệ bề mặt khỏi ô nhiễm bởi hơi muối. + Mài nhẵn và làm sạch những gờ, tạp chất còn lại bằng máy mài và bàn chải sắt. Sau khi thổi cát xong ta tiến hành sơn Trước khi sơn ta tiến hành thổi khí nén làm sạch bề mặt. + Phân chia khối lượng sơn ở những khu vực theo bảng hệ sơn ( tham khảo phần phụ lục). + Pha sơn theo chỉ dẫn ở bảng hệ sơn. + Kiểm tra bề mặt không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt thép. + Không sơn khi độ ẩm lớn hơn 80%. + Không sơn khi tốc độ gió từ 40km/h trở lên, nếu sơn thì phải có sự thỏa thuận của chủ tàu và hãng sơn. + Tiến hành sơn lớp thứ nhất bằng máy phun sơn áp lực cao ngay khi kết thúc công tác làm sạch bề mặt. Không dùng cọ lăn (rulo) cho lớp sơn thứ nhất.
- + Trong trường hợp bề mặt thổi cát bị oxy hóa, nhiễm bẩn trở lại trước khi tiến hành sơn thì phải tiến hành phun cát làm sạch bề mặt trở lại theo tiêu chuẩn đã được đặt ra ban đầu. + Các góc cạnh đường hàn, vị trí khó tiếp cận bởi súng phun và các vùng bị rỗ nặng phải được sơn dặm bằng cọ sơn (chổi sơn) để đạt được độ che phủ đồng đều và chiều dày đã định. + Rửa nước ngọt làm sạch bề mặt vỏ tàu sau khi kết thúc lớp sơn lót nhằm làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt và chờ khô hoàn toàn. + Sơn các lớp kế tiếp bằng máy phun sơn áp lực cao theo bảng hệ sơn đã được chỉ định. + Sơn dặm lại những chỗ mỏng và thiếu sót. Thường thì bề mặt vỏ tàu luôn được sơn với nhiều lớp (thông thường chỉ có 5 lớp). Tùy theo yêu cầu, đặc điểm của mỗi tàu mà người ta dùng các hệ sơn khác nhau và thứ tự của các lớp sơn cũng khác nhau. Nhưng chung lại thì có các lớp sơn sau : 2 lớp sơn chống gỉ đầu tiên + lớp chuyển tiếp kết dính cho lớp tiếp theo + 2 lớp chống hà. Chú ý : - Trong bất kì trường hợp nào, bề mặt trước khi sơn phải sạch khô và không có các tạp chất bẩn dầu mở. Chờ các lớp sơn khô hoàn toàn trước khi sơn lớp kế tiếp
- - Thường thì lớp đầu là lớp chống gỉ đến những lớp ngoài là các lớp sơn bảo vệ và tùy theo từng phần bề mặt làm việc như đáy mạn tàu thì có các hệ sơn khác nhau. Thông thường sơn chống hà được sơn trước khi tàu hạ thủy được vài ngày tùy theo kế hoạch xuống Dock của nhà máy nhưng phải tuân theo thời gian khô tối thiểu để hạ thủy. Thời gian khô tối thiểu được quy định để hạ thủy là 12 giờ kể từ khi kết thúc lớp sơn chống hà cuối cùng.
- Sơ đồ quy trình sơn vỏ tàu : Thổi khí nén Pha sơn làm sạch Kiểm tra bề mặt Sơn lót Sơn phủ Sơn chống hà Rửa nước ngọt Hạ thủy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình linh kiện điện tử và ứng dụng
250 p | 2652 | 1115
-
Giáo trình Dụng cụ đo và cảm biến
97 p | 392 | 155
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 2
5 p | 405 | 142
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 1
6 p | 352 | 134
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 3
10 p | 319 | 129
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 6
5 p | 338 | 121
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 4
6 p | 453 | 120
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 5
4 p | 290 | 113
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 12
4 p | 267 | 105
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 9
7 p | 266 | 103
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 10
7 p | 252 | 102
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 13
3 p | 265 | 99
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 8
9 p | 201 | 87
-
Tìm hiểu quá trình làm sạch bề mặt và sơn vỏ tàu, chương 7
5 p | 224 | 84
-
Giáo trình Khảo sát hệ thống ghép kênh luồng 2 - 140Mbs Siemen
70 p | 147 | 39
-
Phương pháp sunfit hóa và việc làm sạch nước mía: Phần 1
146 p | 79 | 8
-
Tìm hiểu kiến trúc bệnh viện đa khoa
80 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn