Tìm hiểu thành phần loài địa y trên lá thuộc chi Porina Ach. 1890 ở một số khu vực thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu trước đây đã mở ra những triển vọng nghiên cứu về khu hệ địa y ở Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài một cách toàn diện và có tính hệ thống tại các Khu bảo tồn, các Vườn Quốc gia và các khu vực trên cả nước để lập ra một cơ sở dữ liệu về thành phần loài địa y ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tìm hiểu thành phần loài địa y trên lá thuộc chi Porina Ach. 1890 ở một số khu vực thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 TÌM HIỂU THÀNH PHẦN LOÀI ĐỊA Y TRÊN LÁ THUỘC CHI PORINA ACH. 1890 Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Phƣơng Đại Nguyên Trường Đại học Tây Nguyên Địa y (lichens) là nhóm sinh vật đặc biệt, là kết quả của sự cộng sinh giữa mycobiont (nấm) và photobiont (tảo lục hoặc vi khuẩn lam), đôi khi là sự cộng sinh giữa ba thành phần: nấm, tảo lục và vi khuẩn lam. Địa y có thể sống được trong mọi điều kiện khác nhau, từ các vùng cực trái đất đến các vùng sa mạc và sống trên nhiều loại giá thể khác nhau như đất, đá, vỏ cây, lá cây, thân cây,… Địa y trên lá (foliicolous lichens) là những địa y sống trên bề mặt lá tươi và cuống lá của thực vật hạt kín, lá của dương xỉ (L cking, 2008). Nhóm địa y trên lá thích hợp với điều kiện sống tại những khu vực có khí hậu nhiệt đới ứng với diện tích rừng nguyên sinh lá rộng nhiều, cho nên tại đây địa y trên lá được cho là phong phú và đa dạng nhất. Trên thế giới, địa y nói chung và địa y trên lá nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều khu vực. Việc nghiên cứu nhóm địa y trên lá được thực hiện sâu và toàn diện nhất tại hai khu vực là Nam Mỹ và vùng nhiệt đới của Châu Phi (L cking, 2008). Trong khi đó, việc nghiên cứu nhóm địa y trên lá vẫn chưa được thực hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á mặc dù đây là khu vực có nhiều rừng mưa nhiệt đới. Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn, diện tích rừng nguyên sinh lá rộng nhiều, với đặc điểm khí hậu như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa y phát triển, đặc biệt là nhóm địa y trên lá và mở ra hướng nghiên cứu để phát hiện thêm nhiều loài mới, bổ sung cho danh mục địa y trên lá ở Việt Nam hiện nay vốn còn rất hạn chế. Thời gian trước năm 2006, địa y của Việt Nam chủ yếu được các nhà khoa học nước ngoài thu thập qua những chuyến đi ngắn. Krempelhuber (1873) là tác giả đầu tiên công bố về địa y từ Việt Nam, sau đó là các tác giả như M ller (1891), Harmand (1928), Abbayes (1964) and Tixier (1966). Tuy nhiên, Vĕzda (1977) là người đầu tiên đề cập đến riêng nhóm địa y trên lá từ Việt Nam. Aptroot và Sparrius (2006) đã lập ra danh lục địa y của Việt Nam lần đầu tiên trong đó có 32 loài địa y trên lá. Sau đó, Papong và cộng sự (Papong et al., 2007) trong một bài báo về địa y tại Thái lan đã có liệt kê số loài địa y trên lá lại Việt Nam đến thời điểm đó là 70 loài. Từ năm 2009 đến 2011, tác giả Nguyễn Thị Thủy cùng các cộng sự (Nguyen et al., 2009, 2010, 2011) đã công bố thêm 15 loài ghi nhận mới cho địa y tại Việt Nam. Năm 2015, thêm 1 loài địa y trên lá là Chroodiscus autraliensis đã được ghi nhận mới, nâng tổng số loài địa y trên lá đã công bố lên là 86 loài. Những kết quả nghiên cứu trước đây đã mở ra những triển vọng nghiên cứu về khu hệ địa y ở Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu về đa dạng thành phần loài một cách toàn diện và có tính hệ thống tại các Khu bảo tồn, các Vườn Quốc gia và các khu vực trên cả nước để lập ra một cơ sở dữ liệu về thành phần loài địa y ở Việt Nam. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp thu và xử lý mẫu Tuyến thu mẫu: dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến thu mẫu sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Từ tuyến chính, các tuyến phụ theo 973
- . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN kiểu xương cá được mở về hai phía và đi qua các quần xã khác nhau. Trung bình 1,5 km chiều dài của tuyến chính lại có 2 tuyến phụ được mở ra. Trên mỗi tuyến, tiến hành thu mẫu tất cả các loài địa y nằm ở phạm vi 10 m mỗi bên. Việc thu mẫu được tiến hành dựa theo hướng dẫn của Gradstein và các cộng sự (Gradstein et al., 1996). Đa số lá được thu ở tầng cây bụi có độ cao từ 0-2 m tính từ mặt đất. Ở mỗi cây có lá có địa y sinh sống thì chọn khoảng 3-5 lá có nhiều địa y sống nhất để thu mẫu. Các lá này được cắt rời khỏi thân, cho vào túi đựng mẫu, đánh số và ghi một số thông số cần thiết như: số thứ tự, vị trí, tọa độ, độ cao, tên cây và một số đặc điểm sinh thái nơi thu mẫu. Cuối ngày, các lá được ép nhẹ (lót 1 lớp báo 1 lớp lá chồng lên dưới cùng và trên cùng là 2 tấm gỗ, sau 24h thay báo 1 lần) và phơi khô, rồi lưu trữ trong các túi giấy có dán nhãn. Việc thu mẫu địa y được tiến hành tại hai nơi được đánh giá là có độ đa dạng sinh học cao và được bảo vệ nghiêm ngặt là tiểu khu 614 và 619 của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô thuộc địa phận huyện Ea Kar và tiểu khu 1214 và 1211 của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin thuộc địa phận huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 2. Phƣơng pháp định danh Dùng phương pháp hình thái giải phẫu so sánh để tiến hành định danh các mẫu đã thu nhận được, các mẫu vật địa y trên lá được kiểm tra hình thái ngoài dưới kính lúp soi nổi để ghi nhận những đặc điểm chung của tản, thể quả và những phần khác (nếu có) về màu sắc, hình dạng hoặc một số phản ứng màu. Sau đó địa y sẽ được cắt bằng tay để làm tiêu bản giải phẫu quan sát trên kính hiển vi quang học để ghi nhận các đặc điểm về giải phẫu (tảo, bào tử, túi bào tử, thành thể quả, bên trong thành thể quả) và thực hiện các phản ứng màu (Grube, 2007). Các phản ứng màu được tiến hành khi cần thiết dựa theo phương pháp được mô tả bởi Yoshimura 1974: K (dung dịch KOH 10%), I (dung dịch Lugol), KI (dung dịch KOH 10% rồi đến dung dịch Lugol). I-: Không phản ứng màu với thuốc thử Lugol, I+: Phản ứng màu với thuốc thử Lugol, K-: Không phản ứng màu với KOH, K+: Phản ứng màu với KOH. Các loài địa y được định danh dựa theo khóa phân loại trong cuốn của Foliicolous lichenized fungi Flora Neotropica Monograph 103: 1-866, 2008 của tác giả Robert Lücking và một số bài báo khác tên các tạp chí quốc tế uy tín. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tổng cộng có 100 mẫu lá có địa y đã được thu thập từ tiểu khu 614 và 619 của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và 70 mẫu đã được thu thập từ tiểu khu 1214 và 1211 của Vườn Quốc gia Chư Yang Sin được kiểm tra. Tuy nhiên con số này không phản ánh sự đa dạng về loài bởi vì trên một mẫu lá có thể có nhiều loài địa y khác nhau hoặc có khi các mẫu thu được không mang các cơ quan sinh sản (fruiting body) nên việc định loại đến bậc loài không thực hiện được. Đến nay, các tác giả đã định danh được 11 loài của chi Porina Ach.1809 được lưu trữ ở Bộ môn Sinh học cơ sở của trường Đại học Tây Nguyên. Trong số đó có 2 loài có thể được coi là ghi nhận mới được bổ sung cho danh lục địa y của Việt Nam do trong các tài liệu thu thập được thì chưa có tài liệu nào ghi nhận những loài này ở Việt Nam trước đây. Các loài đã định danh sẽ được mô tả sơ lược về hình thái, giải phẫu. 1. Porina atriceps (Vain.) Vain., Ann. Acad. Sci. fenn., Ser. A 15 (no. 6): 364 (1921) Tản phân tán, bề mặt trơn nhẵn, màu xám tối đến xám vàng. Thể quả dạng thấu kính đến hình mụn, kích thước 0,2-0,5 mm, có một lỗ màu đen ở đỉnh. Tế bào tảo góc hơi tròn, sắp xếp hỗn độn. Excipulum dày 5-12 µm có màu sắc từ không màu cho tới màu vàng nhạt. 974
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 Involucrelum có phản ứng K+ màu nâu đỏ, có tinh thể, dày 8-12 µm. Túi bào tử có hình chùy ngược, có kích thước 68-90 × 8-14,5 µm. Bào tử thon dài, nhọn hai đầu, không màu, 7 vách ngăn ngang, kích thước 32,5-35 µm × 2,5-4 µm. Mẫu vật: 15004: KBTTN Ea Sô, tọa độ 12o58ʹ 169ʺ N 108o31ʹ 301ʺ E, độ cao 495 m, độ ẩm 71%, nhiệt độ 27oC, mọc trên lá, ngày 17/10/2015, Ngô Thị Tâm. 16005: VQG Chư Yang Sin; 12 o27ʹ 102ʺ N 108o28ʹ 303ʺ E; độ cao 818 m, nhiệt độ 23oC, độ ẩm 75%; ngày 16/7/2016; Nguyễn Thị Tú. 2. Porina deremensis F. Schill., Hedwigia 67: 289 (1927) Tản liên tục, bề mặt sần sùi, màu xám tối đến màu xám vàng nhạt, đường kính 8-11 mm. Tế bào tảo có góc cạnh sắp xếp theo hình rẽ quạt, tản có tinh thể. Thể quả hình mụn đến hình nón, giống màu tản, đỉnh có chấm đen, 0,2-0,3 mm. Exicipulum dày 10-15 µm,màu đen, K-. Involucrelum màu đen, K-. Túi bào tử kích thước 77-90 × 8-13,5 µm. Bào tử thon dài, nhọn 2 đầu, 7 vách ngăn, kích thước 22-30×2-2,5 µm. Mẫu vật: 16023: VQG Chư Yang Sin; 12o27ʹ 445ʺ N 108o27ʹ 823ʺ E; độ cao 858 m, nhiệt độ 24oC, độ ẩm 80%; lá cây dứa rừng; ngày 02/10/2016; Nguyễn Thị Tú. 3. Porina epiphylla Fée, Essai Crypt. Exot. (Paris): 76 (1825) [1824] Tản liên tục, bề mặt trơn, màu xanh vàng nhạt sáng, có tinh thể calcium oxalate. Tảo là các tế bào có góc cạnh, sắp xếp hỗn độn. Thể quả khi non có dạng thấu kính lớn lên có dạng thấu kính hoặc bán cầu, đường kính 0,3-0,45 mm, bề mặt trơn nhẵn. Excipulum dày 5-10 µm, màu vàng nhạt K+ cam. Involucrelum dày 5-10 mm, có tinh thể bao quanh, vàng nhạt, K+ nâu đậm. Túi bào tử kích thước 55-75 × 8-10 µm. Bào tử hình thoi, 7 vách ngăn, kích thước 25-30 × 3-4 µm. Phân bố vùng nhiệt đới (Lücking, 2008) Mẫu vật: 15003: KBTTN Ea Sô, tọa độ 12o57ʹ 731ʺ N 108o31ʹ 269ʺ E, độ cao 444 m, độ ẩm 66%, nhiệt độ 28oC, mọc trên lá, ngày 17/10/2015, Ngô Thị Tâm. 16030; VQG Chư Yang Sin; 12o27ʹ 303ʺ N 108o27ʹ 866ʺ E; độ cao 889 m, nhiệt độ 23oC, độ ẩm 88%; ngày 16/7/2016; Nguyễn Thị Tú. 4. Porina epiphylloides Vězda, Folia geobot. phytotax. 10: 393 (1975) Tản màu xanh ánh vàng, mọc liên tục, có tinh thể. Tảo là các tế bào hình chữ nhật, sắp xếp theo trật tự. Thể quả màu vàng xám, khi non có hình thấu kính, khi trưởng thành hình bán cầu, đường kính 0,1-0,3 mm, bề mặt trơn nhẵn. Excipulum dày 5-10 µm, không màu đến màu vàng nhạt. Involucrelum dày 8-15 µm, màu vàng nhạt, K+ cam nâu đậm. Túi bào t kích thước 72-87 × 6-8,5 µm, chứa 8 bào tử. Bào t hình thuôn trụ, hơi nhọn ở hai đầu, không màu, kích thước 23-29 × 2,9-3,5 µm. Phân bố ở vùng nhiệt đới (Lücking, 2008). Mẫu vật: 15016: KBTTN Ea Sô, 12o58ʹ 930ʺ N 108o31ʹ 010ʺ E, độ cao 613 m, độ ẩm 80%, nhiệt độ 26oC, mọc trên lá, ngày 17/10/2015, Ngô Thị Tâm. 5. Porina karnatakensis Makhija, Adaw. & Patw., J. Econ. Taxon. Bot. 18(3): 538 (1995) Tản liên tục, bề mặt trơn nhẵn, màu vàng xám, đường kính 10-15 mm, có tinh thể calcium oxalate. Tảo gồm các tế bào góc cạnh sắp xếp hỗn độn. Thể quả hình mụn đến hình nón, màu nâu xám đến xám tối, kích thước 0,3-0,4 mm. Exicipulum dày 5-10 µm, màu vàng, K+ nâu. Involucrelum màu nâu ánh vàng, K+ nâu đỏ. Túi bào tử 72,5-80 × 8-13,5 µm. Bào tử hẹp, hình thoi nhọn hai đầu, 7 vách ngăn ngang, 30-37,5 × 3,25-4 µm. 975
- . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN Mẫu vật: 15024: KBTTN Ea Sô, tọa độ 12o58ʹ 169ʺ N 108o31ʹ 301ʺ E, độ cao 495 m, độ ẩm 71%, nhiệt độ 27oC, ngày 17/10/2015, Ngô Thị Tâm. 16035: VQG Chư Yang Sin; 12o29ʹ 085ʺ N 108o27ʹ 989ʺ E; độ cao 538 m, nhiệt độ 26oC, độ ẩm 86%; ngày 02/10/2016; Nguyễn Thị Tú. 6. Porina lucida R. Sant., Symb. bot. upsal. 12 (no.1): 240 (1952) Tản liên tục, màu xám xanh, đường kính 15-20 mm. Tảo là các tế bào góc cạnh đến gần tròn. Thể quả khi non dạng thấu kính, khi trưởng thành có dạng bán cầu, có chấm đen ở trên đỉnh, kích thước 0,4-0,5 mm. Exicipulum dày 7-15 µm, không màu hoặc hơi vàng, K+ cam. Involucrelum dày 10-15 µm, màu vàng, K+ nâu đỏ, có tinh thể. Túi bào tử hình chùy ngược, kích thước 65-80 × 7-8,5 µm. Bào tử 7 vách ngăn ngang, hình thoi nhọn 1 đầu tròn 1 đầu đến nhọn 2 đầu, kích thước 26-28 × 3-3,75 µm. Phân bố vùng nhiệt đới ở Nam Mĩ (L cking, 2008) và Đông Nam Á. Mẫu vật: 15030: KBTTN Ea Sô, tọa độ 12o58ʹ 055ʺ N 108o31ʹ 333ʺ E, độ cao 481 m, độ ẩm 74%, nhiệt độ 280C, mọc trên lá, ngày 17/09/2015, Ngô Thị Tâm. 160018: VQG Chư Yang Sin; 12o27ʹ 884ʺ N 108o27ʹ 445ʺ E; Độ cao 502 m, nhiệt độ 27oC, độ ẩm 73%; mọc trên lá cây dứa rừng; ngày 16/7/2016; Nguyễn Thị Tú. 7. Porina mirabilis L cking & Vězda, Willdenowia 28(1/2): 211 (1998) Tản màu xám xanh, nhỏ, mọc liên tục, không có tiền tản. Thể quả có màu của tản, khi non dạng thấu kính, khi trưởng thành dạng bán cầu hoặc hình nón, có chấm đen ở đỉnh, kích thước 0,3-0,6 mm. Tế bào tảo hình chữ nhật, sắp xếp theo trật tự. Involucrelum màu vàng đến nâu đỏ, có tinh thể. Ecipulum không màu đến vàng nhạt, K+ cam. Túi bào thoi, không màu, kích thước 32-43,5 × 2,9-3,5 µm. Phân bố ở khắp các vùng nhiệt đới (Lücking, 2008). Mẫu vật: 15007: KBTTN Ea Sô, tọa độ 12o57ʹ 868ʺ N 108o31ʹ 298ʺ E, độ cao 473 m, độ ẩm 66%, nhiệt độ 27oC, mọc trên lá, 17/09/2015, Ngô Thị Tâm. 8. Porina nucula Ach., Syn. meth. lich. (Lund): 112 (1814) Tản liên tục, bề mặt có lông mịn, màu xám tối đến xám xanh, đường kính tản 3-3,2 mm. Tế bào tảo góc cạnh sắp xếp lộn xộn. Có tinh thể. Thể quả khi non có dạng thấu kính, khi trưởng thành có hình mụn, màu sắc từ xám tối đến màu xám xanh, trên đỉnh có chấm đen, có kích thước 0,3-0,5 mm. Excipulum dày 10-20 µm, không màu đến vàng nhạt, K+ màu cam. Involucrelum dày 20-30 µm, được bao bọc bởi tinh thể, có màu nâu ánh vàng, K+ nâu đỏ. Bào tử hình thoi, thon dài nhọn 2 đầu, không màu, có 7 vách ngăn, kích thước 27,5-32,5 × 3-3,75 µm. Phân bố ở vùng nhiệt đới (Lücking, 2008). Mẫu vật: 16024; VQG Chư Yang Sin; 12o27ʹ 439ʺ N 108o27ʹ 824ʺ E; Độ cao: 859 m, nhiệt độ 24oC, độ ẩm 80%; ngày 02/10/2016; Nguyễn Thị Tú. 9. Porina octomera (Müll. Arg.) F. Schill., Hedwigia 67: 274 (1927) Tản liên tục hoặc phân tán, bề mặt trơn nhẵn, có màu xám xanh đến màu xanh, đường kính tản 5-25 mm. Tế bào tảo hình chữ nhật, sắp xếp trật tự. Thể quả hình bán cầu, vàng nhạt đến nâu nhạt, 0,25-0,5 mm. Excipulum 10-20 µm, vàng nhạt K+ cam. Involucrelum dày 15-20 µm, được bao bọc bởi tinh thể, có màu nâu ánh vàng, K+ màu nâu đỏ. Bào tử hình thoi nhọn 2 đầu, 1 đầu to 1 đầu nhỏ, 7 vách ngăn ngang, 27,5-30 × 2,75-3 µm. Phân bố ở vùng nhiệt (Lücking, 2008). Mẫu vật: 15023: KBTTN Ea Sô, tọa độ 12o58ʹ 234ʺ N 108o31ʹ 312ʺ E, độ cao 530 m, độ ẩm 71%, nhiệt độ 27oC, mọc trên lá, 17/10/2015, Ngô Thị Tâm. 16022; VQG Chư Yang Sin; 976
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 12o27ʹ 470ʺ N 108o27ʹ 811ʺ E; độ cao 855 m, nhiệt độ 26oC, độ ẩm 74%; ngày 02/10/2016; Nguyễn Thị Tú. 10. Porina pilifera G. Neuwirth, in Neuwirth & Pfaller, Lichenologist 38(5): 417 (2006) Tản liên tục hoặc phân tán, bề mặt trơn nhẵn, có màu xanh, ánh xám nhạt, đường kính 10- 25 mm và có tinh thể calcium oxalate. Tảo là các tế bào góc cạnh, sắp xếp hỗn độn. Thể quả còn non có hình thấu kính đến hình bán cầu, khi trưởng thành có hình bán cầu đến hình mụn, màu nâu xám đến màu xám tối, kích thước khoảng 0,2-0,4 mm.Trên bề mặt tản và thể quả có lông mịn. Excipulum dày 5-10µm, K+ màu nâu đỏ. Túi bào t có kích thước 60-75 × 9-14,5 µm . Bào t hẹp, hình thoi nhọn 2 đầu, có 7 vách ngăn ngang, kích thước 26-32 × 2,9-3,5 µm. Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Mỹ (Lücking, 2008) và Việt Nam. Mẫu vật: 15048: KBTTN Ea Sô, tọa độ 12o57ʹ 731ʺ N 108o31ʹ 269ʺ E, độ cao 444 m, độ ẩm 66%, nhiệt độ 28oC, mọc trên lá, 17/10/2015, Ngô Thị Tâm. 1 mm 10 µm A B D Hình1: Tản với thể quả và bào tử của loài Porina nucula (A, B) và Porina pilifera (C, D) 11. Porina radiata Kalb, L cking & Vězda, in L cking & Věda, Willdenowia 28(1/2): 214 (1998) Tản liên tục, có màu xám xanh, kích thước 10-20 mm, có tinh thể. Tảo là những tế bào hình chữ nhật sắp xếp có trật tự. Kích thước 12-15 x 3-5 mm. Thể quả có dạng thấu kính, kích thước 977
- . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN 0,4-0,5 mm, có màu vàng. Excipulum dày 7-20 µm có màu vàng nhạt ,K+ màu cam. Involucrelum màu vàng, có phản ứng với K+ màu nâu đỏ, kích thước 10-12 µm. Có tinh thể. Bào tử hình thoi, có 7-8 vách ngăn, kích thước 20-37,5 × 3-3,75 µm. Túi bào tử có kích thước 40-57,5 × 12,5 µm. Phân bố ở vùng nhiệt đới (Lücking, 2008). Mẫu vật: 16008; VQG Chư Yang Sin; 12o26ʹ 109ʺ N 108o27ʹ 825ʺ E; độ cao 815 m, nhiệt độ 22oC, độ ẩm 63%; ngày 16/7/2016; Nguyễn Thị Tú. III. KẾT LUẬN Đã thu thập và kiểm tra 170 mẫu lá có địa y và định danh được 11 loài địa y trên lá thuộc chi Porina. Trong số 11 loài thu thập được có 2 loài mới được ghi nhận tại Việt Nam. Các loài P. atriceps, P. epiphylla, P. karnatakensis, P. lucida và P. octomera là những loài phổ biến thu thập được ở cả hai khu vực. Ba loài P. nucula, P. deremensis và P. radiata mới chỉ tìm thấy ở Vườn Quốc gia Chư Yang Sin và loài P. epiphylloides, P. pilifera và P. mirabilis mới tìm thấy ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Riêng loài P. pilifera theo tác giả (Lücking, 2008) mô tả là phân bố ở khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nay có thể bổ sung thêm là có phân bố ở khu vực Đông Nam châu Á. Lời cảm ơn: Tác giả xin g i lời cảm ơn Giáo sư Hur Jae Seon của Trường ĐHQG Sunchon, Hàn Quốc đã tạo các điều kiện giúp đỡ về kinh nghiệm, kiến thức và cung cấp các thiết bị quan trọng để thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường cùng Bộ môn Sinh học cơ sở của trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ thực hiện công trình nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Thị Sản (chủ biên), 2006. Phân loại học thực vật. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 2. Abbayes, H. des.,1964. Lichens nouveaux ou intéressants du Vietnam. Revue Bryologique et Lichénologique 32: 216-222. 3. Aptroot, A. And L. B. Sparrius, 2006. Additions to the lichen flora of Vietnam, with an annotated checklist and bibliography. Bryologist 109: 358-371. 4. Gradstein S. R., Hietz P., Lücking R., Lücking A., Sipman H. J. M, Vester H. F. M., Wolf J. H. D. & Gardette E., 1996. How to sample epiphytic diversity of tropical rain forests. Ecotropica 2: 59-72. 5. Grube M., 2007. A simple method to prepare foliicolous lichens for anatomical and molecular studies. The Lichenologist 33(6): 547-550. 6. Harmand, J., 1928. Lichens d’Indo-Chine receuillis par M. V. Demange. Ann. de Cryptogamie Exotique 1: 319-337. 7. Krempelhuber, A. von., 1873. Chinesische Flechten. Flora 56: 465-472. 8. Lücking R., 2008. Foliicolous lichenized fungi. Flora Neotropica Monograph 103: 1-866. 9. Lücking, R. And A. Vĕzda., 1998. Taxonomic studies in foliicolous species of the genus Porina (lichenized Ascomycotina: Trichotheliaceae)- II. The Porina epiphylla group. Willdenowia 28: 181-225. 10. Müller, J., 1891. Lichenes Tonkinensis a cl. B. Balansa lecti. Hedwigia 30: 182-189. 978
- . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 11. Nguyen T. T., Joshi Y., Lücking R., Wang X. Y., Nguyen A. D., Koh Y. J., Hur J-S., 2010. Notes on some new records of foliicolous lichens from Vietnam. Taiwania 55(4): 402-406. 12. Nguyen T. T., Yogesh Joshi, Robert Lücking, Xin-Yu Wang, Nguyen Anh Dzung, Young-Jin Koh and Jae-Seoun Hur, 2011: Seven new records of foliicolous lichens from Vietnam. Volume 117, pp. 93-99. 13. Nguyen T. T., Joshi Y., Dzung N. A., Hur J-S., 2011: First report of fertile specimen of Coenogonium disciforme: a species new to Vietnam lichen flora. Lichenologist 43: 184- 186. 14. Orange A., James P. W., White F. J., 2010. Microchemical methods for the identification of lichens. 2nd edition. British Lichen Society, London, pp.1- 101. 15. Papong K., Boonpragob K., Lücking R., 2007. New species and new records of foliicolous lichens form Thailand. Lichenologist 39: 47-56. 16. Tixier, P., 1966. Flore et vegetation orophiles de l‟Asie tropicale. Thesis, Marseille. 17. Vĕzda, A., 1977. Beitrag zur Kenntnis foliikoler Flechten Vietnam. Casopis Slezskeho Muzea, sez. A. 26: 21-23. 18. Yoshimura, I., 1974. Lichen Flora of Japan in color. Osaka: Hoikusha Publ. Co. (In Japanese). 19. White, F. J. and P. W. James, 1985. A revised guide to the microchemical techniques for the identification of lichen substances. Brit. Lichen Soc. Bull. 57 (Supplement): 1-41. LICHENS OF THE GENUS PORINA ACH. 1890 IN SOME AREAS OF DAK LAK PROVINCE Nguyen Thi Thuy, Nguyen Phuong Dai Nguyen SUMMARY Foliicolous lichen samples were collected from Ea So Nature Reserve and Chu Yang Sin National Park in Dak Lak Province. Eleven species of the genus Porina were identified including P. atriceps, P. deremensis, P. epiphylla, P. epiphylloides, P. karnatakensis, P. mirabilis, P. nucula, P. octomera, P. pilifera, P. radiata. The species P. nucula and P. pilifera are new to Vietnam. These species are described here in detail. 979
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp phân tích phổ nguyên tử - Phạm Luận
295 p | 2447 | 578
-
Tiểu luận "Tìm hiểu và phân loại đá"
6 p | 755 | 144
-
Bản đồ chuyên đề (thematic map) part 4
10 p | 243 | 63
-
Bài giảng Đất phèn
7 p | 160 | 25
-
Báo cáo tổng quan Địa chất và tài nguyên khoáng sản tỉnh Thanh Hóa - Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
31 p | 253 | 25
-
Kết quản ban đầu về nghiên cứu thành phần hóa học cây sinh địa (Rehmannia glutinosa libosch)
4 p | 81 | 7
-
Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đô thị trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - Nghiên cứu trường hợp tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
4 p | 23 | 5
-
Nghiên cứu sử dụng thực vật (dương xỉ) để xử lý ô nhiễm Asen trong đất vùng khai thác khoáng sản
32 p | 125 | 3
-
Thực trạng thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học địa lí trung học phổ thông từ rác thải trường học trên địa bàn thành phố Cần Thơ
5 p | 30 | 3
-
Phân tích một số chỉ tiêu về thành phần hóa học và định danh loài nấm cộng sinh rừng thông Đà Lạt
7 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn