intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

19
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam" Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: trang phục dân tộc Dao; trang phục dân tộc Mông; trang phục các dân tộc Tạng-Miến; trang phục các dân tộc ở miền núi phía bắc; trang phục các dân tộc ở Tây Nguyên;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 2

  1. CHƯƠNG 6 TRANG PHỤC DÂN TỘC DAO Ở nước ta dân tộc Dao cỏ khoảng 473.945 người (1989), sinh sống ở các tinh miền núi và trung du phía Bắc, trên cả ba vùng cảnh quan: thung lũnh thấp, rẻo cao và rẻo giữa. Tại các địa phương dân tộc Dao có khoảng trên dưới 10 nhóm có tên gọi khác nhau như: Thanh Y, Áo Dài, Đại Bản (Dao Đỏ), Dao Coóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Tiểu Bàn (Dao Tiền)... Sự khác biệt giữa các nhóm Dao ở các địa phương thể hiện ờ tiếng nói, một số tập tục sinh hoạt văn hỏa và đặc biệt là qua bộ trang phục cùa họ. I. QUÁ TRÌNH TẠO RA TRANG PHỤC Việc làm ra quần áo của người Dao có truyền thống từ lâu đời. Từ xa xưa họ nổi tiếng về nghề trồng bông, chàm, dệt, nhuộm vải, cắt may, thêu thùa. Phụ nữ Dao đảm nhiệm mọi khâu trong quá trình làm ra y phục. Người Dao trồng bông trên những mương đất tốt, mới phát quang. Mùa gieo bông bắt đầu vào tháng 1-2 để tránh nhũng ngày sương muối và các trận mưa lớn đầu mùa khi bông vừa nở. Từ lúc gieo đến thu hoạch phải thường xuyên làm cỏ, vun gốc cho bông. Bông hái về trước tiên đem phơi khô, bóc vỏ, nhặt sạch những cành lá vương trong bông xong đem cất đi. Vào lúc nông nhàn, người ta cán để tách hạt khỏi sợi bông. Sau khi cán, bông không còn hạt song vẫn xoắn lại từng túm nên phải bật bông. Bông được bật xong đem lăn thành từng con bông to bằng đầu ngón tay, rồi dùng xa để kéo thành sợi. 124
  2. Chương 6. Trang phục dân tộc Dao Trước khi mang lên khung cửi dệt phải đem nấu sợi. Sợi đánh thành năm, ngâm nước lạnh, rồi bò vào nồi nấu cùng với gạo nếp hay tẻ hoặc rễ cây ti đăng. Nấu trong nửa ngày sợi được vớt ra phơi cho khô, sau đó đánh thành con. Khung dệt là một dụng cụ rất phổ biến ở trong các gia đình người Dao. Khung đài lm73, ngang 77cm, cao lm25, các bộ phận trên khung gồm: - Phần khung giữ cho các bộ phận trên khung dệt đứng vững. - Phần trục gồm có trục cuộn sợi và một trục cuộn vải ở hai đầu khung. - Phần go dệt gồm: Một go chính gọi là go dệt và 2 go phụ gọi là go tách sợi. Go phụ được nối với bộ phận trục quay ở trên và 2 bàn đạp ở dưới tạo thành hệ thống gắn bó nhịp nhàng. Khi dệt, chân đạp làm cho trục quay kéo go làm cho 2 đường sợi dệt tách ra, để có thể luồn thoi qua được. Cũng bàn đạp và trục quay ấy làm cho go phụ nhập 2 đường sợi lại và go chính dệt sợi. - Phần thoi: gồm có thoi chính và các thoi phụ dùng để dệt màu. Thoi chính dài 49cm, dầy 4cm, cấu tạo hình thuyền ờ giữa có lồ để tra con sợi. Thoi phụ làm bằng mảnh tre vót trũng hai đầu để dễ mắc chỉ màu vào. - N g o à i ra cò n có cái tách sựi dài 3 6cm ilùng đế tách những sợi và để luồn sợi màu. Người ta dệt bằng cách dùng chân đạp để tách sợi ra, dùng tay luồn thoi qua giữa hai hàng chỉ rồi dập go chính. Dệt như thế năng suất thấp, một ngày chi được khoảng 12-16 vuông là cùng. Người Dao không nhừng dệt vải mà còn dệt hoa văn nữa, đây là một nét độc đáo của họ. Những bộ phận y phục không dệt hoa được thì người ta thêu. Thêu hoa văn trên vải là một truyền thống dân tộc bền chặt được truyền từ đời này sang đời khác, nó được phụ nữ Dao bảo lưu giữ gìn và ngày càng sáng tạo thêm. 125
  3. TRANG PHỤC TRUYÉN THỐNG CÂC DÂN TỘC. Sau khi dệt xong, vải được cắt thành tấm, mỗi tấm dài 5 sải tay có thề may đù một bộ quần áo nam hoặc nữ. Phụ nữ Dao đảm nhiệm việc may cắt này. Tuổi 13-14, các em gái đã biết may vá thêu thùa, từ đó đến khi trưởng thành, việc may vá, thêu thùa đã trở thành kỹ nãng, người giỏi có thể may xong một bộ trong 2-3 ngày. Quần áo khâu xong đem nhuộm chàm, đó là việc làm rất công phu đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì để khi quần áo rách rồi màu chàm vẫn còn đậm đà. Trong quá trình nhuộm chàm, khâu quyết định là chế biến nước chàm. Cây chàm được người Dao trồng vào tháng 2-3 âm lịch. Tháng 5 chặt cả cây về cho vào vại lớn ngâm; hai, ba hôm sau thấy nước chàm ra hết vớt bã chàm bỏ đi. Cho một bát vôi vào vại nuớc chàm để thử xem chàm đã tốt hay chưa, rồi dùng cái chụp vào vại, nếu thấy bọt chàm nổi lên rồi vỡ ra thế là tốt. Sau đó đậy kín vại chàm lại để hai, ba hôm bột chàm lắng xuống dưới, đổ nước trong đi, còn lại là keo chàm đặc, dẻo như bùn non. Sắp nhuộm người ta hòa keo chàm với nước chàm mới, đã ngâm với các thứ riềng, sơn thục, lá huyết dụ, nhân trần, lá sả và nước tro bếp. Cho quần áo vào vại nước chàm, để từ 15-20 phút, sau lấy ra không vắt nước, phơi ở miệng vại để nước chàm từ quần áo nhỏ xuống. Nhuộm 5-6 lần như vậy là được. Quá trình nhuộm từ vải bông mộc đến lúc thành vải chàm đẹp phải kéo dài hàng tháng. Quần áo đang mặc, cũng có thể nhúng chàm cho "mới" lại. Quần áo đã nhuộm ưng ý, người ta bẳt đầu thêu hoa hay trang trí. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tạo ra y phục. Hoa văn thường được thêu trên áo, yếm, khăn, nhất là bộ quần áo cưới. Cô gái Dao tự mình may thêu áo cưới cho mình không nhờ ai thêu hộ, bởi mặc những bộ quần áo cưới xinh đẹp là niềm kiêu hãnh của cô gái đến tuổi trưởng thành, mũi chi đường kim càng khéo léo điêu luyện bao nhiêu, càng chứng tỏ cô gái ấy là người vợ đàm đang quán xuyến công việc gia đình bấy nhiêu. Thêu thùa là việc thường ngày của phụ nữ, họ tranh thù mọi thời gian rỗi để thêu, 126
  4. Chưang 6. Trang phục dân tộc Dao có khi thêu một cái khăn, yếm hoặc áo phải nửa năm, một năm mới xong. Người Dao có cách thêu khá độc đáo: không theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ. Khó hơn nữa, người ta thêu trên mặt trái của vải, do đó phải tính toán cẩn thận đến từng mũi chi đường kim mới tạo được tổng thể đồ án hoa văn có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa. Do vậy, khi ngắm trang phục của người Dao ta thấy được những nét thuộc về đặc điểm, tâm lý dân tộc, có khi ta sửng sốt trước sự khéo léo, kiên trì và vẻ đẹp rực rỡ mang tính thẩm mỹ cao cùa họ. Hoa văn in sáp ong thường thấy ở y phục của phụ nữ Dao Tiền. Chúng tôi sẽ mô tả quá trình vẽ, in hoa văn này ở phần sau. Ngoài ra, phụ nữ Dao còn là những nghệ sĩ trong việc chắp vải màu, ghép kim loại tạo hoa văn trên y phục. Đây cũng là một nét độc đáo mang bản sắc dân tộc riêng biệt của người Dao. II. TRANG PHỤC NGƯỜI DAO 1. Trang phục của đàn ông Trước đây, đàn ông Dao đều để tóc dài, búi sau gáy hay để một chỏm dài trên đinh đầu xung quanh cạo trọc. Nay hầu hết đã cắt tóc ngấn như người Kinh, còn lại rất ít người để kiểu tóc cũ. Đàn ông Dao ít để đầu trần, họ thường vấn khăn kiểu "đầu rìu". Khăn là một sải vải dài bằng bốn vuông vải chàm được vấn lên đinh đầu nhiều vòng tạo thành một vãnh nhò ớ dưới, loe dàn lẽn cao, dàu khan bỏ thõng sau gáy. Đàn ông Dao Thanh Y, Dao Quần Trắng, Dao Đỏ chi gấp khăn lại rồi vấn lên đầu. Trang phục đàn ông Dao khá đơn giản. Áo có hai loại (áo ngắn và áo dài). Thường ngày họ mặc áo ngắn. Áo ngắn có bổn kiểu sau: + Áo ngắn giống người Hoa ở Quảng Ninh. Áo có nẹp ngực to, đính nhiều khuy tết bằng vải hay khuy đồng, c ổ áo cao. + Áo năm thân giống người Kinh trước đây. Nay rất ít người mặc. + Áo cánh (giống như nông dân Kinh) màu chàm, nâu, đang là kiểu áo thông dụng cùa người Dao hiện nay. 127
  5. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DẨN TỘC...________________________________ + Áo cổ truyền dân tộc: xẻ trước ngực, cổ thấp. Thân bên trái có thêm một nếp từ cổ áo xuống gần gấu. Nẹp áo, cửa tay áo, sau lưng áo hay giữa 2 bả vai được thêu rất công phu. Có người đính thêm nhiều mảnh bạc tròn, sao 8 cánh rộng khoảng 1,5 cm lên nẹp áo. Khuy áo nhò làm bằng bạc hay đồng. Người Dao Thanh Y mặc áo gần giống áo năm thân, cổ cao, có hò, cài khuy bên phải; trước ngực, gấu, hai bả vai đều thêu hoa văn. Trong các dịp hội hè, tết lễ, hay cưới xin, đi chơi xã đàn ông Dao mới mặc áo dài. Quần của đàn ông Dao được may bằng vải chàm, cắt kiểu "chân què", cạp "lá tọa", nhuộm chàm hay để trắng. Ngày nay, thanh niên Dao thích mặc quần âu như người Kinh. về đồ đội có nón lá và ô. Nón có khung đan bằng giang, nứa kiểu "mắt cáo" ngoài lợp bằng lá cọ non (giống nón người Tày), còn ô người ta mua ở các thị trấn. Nhiều đàn ông đeo đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, vòng cổ bằng bạc hoặc đồng. Những ai nhà hiếm hoi còn cho con trai đeo vòng tai. Đàn ông làm nghề thày củng có trang phục riêng. Thày cúng từ bảy đèn trở lên có 3 bộ quần áo cúng để mặc trong những dịp cấp sắc, làm chay. Khi cúng Bàn Vương họ mặc thêm một cái váy chàm thêu hoa văn dưới gấu. 2. Trang phục trẻ em Trẻ em trong tuổi ấu thơ ít được chú ý đến cách ăn mặc. Khi mới lọt lòng chúng được quấn bàng quần áo cũ của cha mẹ. Lên hai, lên ba tuổi, trẻ em được may áo nhưng chưa có quần. Mũ cùa trẻ em Dao được khâu chắp bằng nhiều miếng vải màu sặc sỡ, điểm thêm những ngôi sao bạc. Khi lên 9,10 tuổi các em ăn mặc giống như người lớn. Phụ nữ Dao cũng địu con sau lưng khi làm việc như phụ nữ nhiều dân tộc khác. Địu trẻ em được may cắt khá công phu, mặt địu thêu hoa văn rất đẹp. 128
  6. Chương 6. Trang phục dân tộc Dao Ngày nay, việc ãn mặc của trẻ nhỏ được chú ý hơn, ờ nhiều vùng, trẻ em Dao cũng mặc giống trẻ em người Kinh (áo cánh, áo sơ mi, quần ta, hoặc quần âu), nhất là khi các em đi học chung với trẻ em các dân tộc khác. 3. Trang phục phụ nữ Trang phục cùa phụ nữ Dao rất phong phú về thể loại, màu sắc, bảo lưu được nhiều bản sắc đân tộc cổ truyền. Ờ từng nhóm Dao, nữ phục có những đặc điểm riêng độc đáo, làm cho trang phục phụ nữ Dao thêm đa dạng về hình thức trang trí (kiểu, dáng và các mô típ hoa vãn)... Những sác thái độc đáo cùa nữ phục dân tộc Dao được bảo lưu lâu bền do gắn với một ý niệm về thủy tổ xa xưa của dân tộc. Đó là Bàn Vương, con chó ngũ sắc, đã cỏ công giết giặc được vua gả công chúa, sinh con đẻ cái thành dân tộc Dao ngày nay. Do vậy, trên áo cùa phụ nữ thêu hình con chỏ, hình răng chó đều có nguồn gốc sâu xa từ ý niệm khởi nguyên sơ khai ấy. Nếu như ờ người Mông, người Mường, chiếc váy là nét chủ đạo và đặc trưng của bộ nữ phục, thì trái lại, ờ nhiều nhóm người Dao đó lại là tấm áo dài. Áo dài được sử dụng ở tất cả các nhóm địa phương người Dao, may kiểu xẻ ngực, không có khuy, cúc (trừ Dao Làn Tẻn), gấu áo dài chấm gối. Đây là loại áo mặc thường ngày thay cho các loại áo ngắn mặc trong, khác với người Thái, Mường, Kinh, áo dài chi sử dụng trong một số dịp. Giữa các nhóm Dao, sự khác nhau căn cứ vào kiểu cổ áo, sổ lượng, hình loại các hoa văn thêu trên áo. Áo dài là nét chung, đồng thời cũng là nét độc đáo của nữ phục Dao. Nếu như "xửa luổng" cùa phụ nữ Thái, "áo chùng" của người Mường, áo "tứ thân" cùa người Kinh tạo nên cái uy nghi, nhộn nhịp của lễ hội, nghi lễ, thì áo dài phụ nữ Dao tạo nên cái đẹp duyên dáng, óng ả thường ngày nhưng vẫn in đậm nét màu sắc của thế giới tâm linh và không thể lẫn với các loại áo trên về hình hài cũng như chức năng. Kiểu áo dài xẻ ngực, không khuy, không cúc này luôn phải mặc cùng với chiếc yếm. Yếm của người Dao vừa để che ấm ngực, lại vừa 129
  7. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DẢN t ộ c ...________________________________ là một vật trang trí mà người phụ nữ để nhiều công thêu dệt. Yếm luôn mặc trong áo dài, tạo nên thể hoàn chinh của y phục. Tất cả các nhóm Dao (trừ người Dao Tiền mặc váy) đều mặc quần. Ngược lại, trong những nghi lễ, tín ngưỡng, đàn ông hành lễ lại mặc váy. Có nhiều chứng cứ để nghĩ rằng trước kia người phụ nữ Dao mặc váy, sau này, do tiếp xúc với nhừng cư dân mặc quần ở phương Bắc mới tiếp thu ảnh hưởng của họ. Sách "Tùy thư" của người Hán cổ còn chép rằng: "đàn bà Dao mặc áo chàm, váy bàng vải ban bố". Nhất là khi có cưới xin hay trong một số nghi lễ, phụ nữ Dao lại trở về với chiếc váy xa xưa cùa mình. Ngoài quần, áo, yếm, váy, trong bộ nữ phục Dao phải kể đến mũ, khăn, dây lưng, xà cạp. Đó là những bộ phận phụ trợ không thể thiếu được trong nữ phục Dao. Trước đây, phụ nữ Dao cỏ tục chài tóc bằng sáp ong, rồi quấn gọn lên đinh đầu, mỗi lần chải như vậy có thể đến hàng mấy tháng, khi gội, dùng nước nóng, sáp ong chảy ra, đầu tóc lại sạch. Gội đầu xong, người ta chải lớp sáp ong mới. Ngày nay, thói quen này chi còn lại ờ những người nhiều tuổi hay những nơi hẻo lánh dân ít được giao tiếp. Còn phụ nữ Dao đã sử dụng khăn, mũ để trang trí đầu. Khăn có ba loại: khăn vuông, khăn chữ nhật, khàn dài. Khăn vuông Ihuờng lliáy ở người Dao Đỏ (làm bàng vải hay len có đính nhiều tua đỏ), ở người Dao Quần Trắng (khăn trắng thêu hoa văn hình sao 5 cánh 8 cánh bàng chi nhiều màu), ở phụ nữ Dao Lô Gang người ta dùng nhiều khăn vuông nhỏ như khăn mùi xoa khi đội chồng cái nọ lên cái kia... Trong dịp lễ hội, đám cưới, đám chay, phụ nữ Dao hay dùng loại khăn trứng thêu chi màu, hình chữ nhật phủ ra ngoài mũ. Còn khăn dài màu trắng thêu chỉ màu ở hai đầu khăn cũng được hầu hết các nhóm Dao sử dụng. Ngoài khăn, phụ nữ Dao còn đội mũ, có loại dùng trong những ngày cưới xin, làm chay, cấp sắc, cũng có loại đội trong ngày thường. Mũ hình góc nhọn nhô cao, hình đấu, hình vành đĩa... cốt mũ làm 130
  8. Chương 6. Trang phục dân tộc Dao bằng gỗ, sáp óng, tóc rối, xơ mướp... Phía ngoài mũ lợp vải đặc biệt, có đính nhiều miếng bạc hay đồng bạc trắng. Mũ cùa Dao Thanh Y ngoài hai hàng miếng bạc đính sát nhau, chạy quanh rìa mũ, giữa đỉnh có ngôi sao 10 cánh bằng bạc. Trong khá nhiều trường hợp, phụ nữ kết hợp đội khăn, mũ cùng một lúc (khăn phù trên mũ). Rõ ràng, mũ của người Dao mang tính chất trang trí, nghi lễ hơn là thực dụng. Xà cạp của người Dao là khổ vải trắng dài khoảng l,2m - l,5m, rộng 15 cm - 20cm, thêu hoa văn bằng chi đen, chi màu. Xà cạp của Dao Áo Dài cũng bàng vải trắng khâu hình ống hở hai đầu có dải buộc vào chân. Tất cả các nhỏm Dao đều sử dụng dây lưng. Dây lưng được dệt bằng sợi bông hay tơ tằm và trang trí nhiều loại mô tip hoa văn. Riêng người Dao Áo Dài làm dây lưng bằng vải đỏ rộng khoảng 2cm trên đó cỏ đính nhiều ngôi sao bạc 8 cánh xếp liền nhau. Những đồ trang sức của phụ nữ Dao, ngoài những nét chung giống các dân tộc phía Bắc nước ta như: vòng, khuyên, xà tích, nhẫn... thì nổi bật lên hai nét đặc sắc. Đó là việc sử dụng phổ biến trang sức và trang trí tua màu kết hợp với dùng hạt cườm và dùng những miếng bạc, tiền, bạc trắng đính trên áo, mũ. Thế giới hoa văn trên quần áo phụ nữ Dao cũng thật phong phú, da dạng và vè mại nào dò còn hưn câ trên nữ phục Mông, Mường, Thái. Do chất liệu vải, phương tiện biểu hiện (dệt, vẽ, thêu) và phong cách thể hiện, nên hoa văn trên nữ phục Dao là hoa văn đã được cách điệu và hình học hóa, các đường nét thẳng gẫy góc chứ không có các đường uốn lượn, gần với hiện thực. Ngay khi người Dao Tiền dùng bút vẽ hình trên vải, họ vẫn vẽ theo phong cách cùa dệt hay thêu. Hoa văn trên nữ phục Dao gồm nhiều hình loại khác nhau như hình sóng nước, hoa lá, thú vật, người, cây cỏ, hình sao... Đặc biệt phong phú có những hình vật, hình người trong vốn hoa văn Dao đã tạo cho nó có nét độc đáo, phân biệt với hoa văn Mường, 131
  9. TRANG PHỤC TRUYÉN THỐNG CÁC DẢN t ộ c . Mông, Thái. Mô típ hoa văn trung tâm phổ biến ở các nhóm Dao là hình sao 8 cánh và chữ thập ngoặc. Chúng được dệt nhiều nhất trên nữ phục Dao với rất nhiều biến dạng khác nhau. Dân gian Dao cho chữ thập ngoặc là biểu tượng của điều hay, tốt lành, nhân từ, phúc đức. Cũng có người lại tìm nguồn cội loại hoa văn này từ dạng nguyên sơ của chữ thập ngoặc (Kvastika) (???), và đó là một trong những biểu tượng của mặt trời, tinh tú... Một nhóm hoa văn khác gắn bó với ý niệm về nguồn gốc dân tộc cổ sơ của người Dao, đó là dấu ấn Bàn Vương: hình chó, chân và răng chó..., hầu như không thấy có ở các dân tộc khác, dù là ở người Mông gần gũi với họ. Đây là một trong những nét còn giữ lại của tục thờ vật tổ, một dạng tôn giáo sơ khai của loài người. Cùng với việc vẽ hình lên áo, ở người Dao còn có những truyền thuyết về hàng loạt lễ nghi kiêng kỵ liên quan tới con vật này. Cũng là nét độc đáo khác cùa hoa văn trên nữ phục Dao là sự xuất hiện khá phổ biến hình người, mà ở một vài tộc người khác, nếu có thì phải gắn với trường hợp đặc biệt mang tính ma thuật. Có tới 5 loại hoa vãn hình người khác nhau, như người đội hoa, cưỡi ngựa, cầm lọng, người bộ ba (tam thanh)... Việc đưa hình ảnh con người trang trí lên áo là nét riêng thẩm mỹ của người Dao. Để thấy hết sự phong phú về hình thức trang trí, kiểu dạng, thể loại... trong y phục Dao, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu nữ phục cùa từng nhóm Dao. a. Trang phục phụ nữ Dao Đỏ Chiếc áo được người phụ nữ Dao Đỏ mặc thường xuyên là áo chàm dài đến ngang ống chân. Áo dài của phụ nữ Dao Đỏ được thêu dệt trang trí khá công phu. c ổ áo liền với nẹp ngực thêu nhiều loại hoa rất đẹp, điểm thêm vào đó là những núm bông đỏ, hoặc len đỏ to bằng quả trứng gà hay bông hoa cúc làm cho ngực áo nổi bật rực rỡ màu đỏ trên nền xanh chàm đằm thắm. Phần cổ phía sau gáy người ta đính nhiều chuỗi hạt thủy tinh màu, cườm lẫn những tua chi đỏ hay các màu. Hàng khuy áo chạy suốt chiều dài áo, ở giữa hai 132
  10. Chưang 6. Trang phục dân tộc Dao nẹp áo, làm bằng bạc trên đó chạm khắc thêm hoa văn trang trí. Phần gấu hai vạt áo trước thêu nhiều hoa vãn kỷ hà, hình cây thông. Thân sau áo cũng thêu nhiều hoa vãn tinh tế, giữa hai bả vai phụ nữ Dao Đỏ thêu "cái ấn cùa Bàn Vương". Đặc biệt, ở người Dao Đỏ tại Bảo Thắng (Lào Cai) chiếc áo dài của họ vạt trước và vạt sau đều may hai lớp (lớp ngoài ngắn, lớp trong dài) làm ta có cảm giác hai áo lồng vào nhau. Lúc mặc áo, hai thân trước vắt chéo lên nhau, thắt dây lưng ra ngoài. Dây lưng của người Dao Đò dệt bằng sợi bông, hay tơ tằm dài khoảng 2 sải tay trang trí nhiều hoa văn hình thoi, đường thẳng song song, hình răng cưa... hoặc bằng vài chàm hai đầu thêu sặc sỡ. Phụ nữ Dao Đỏ mặc quần chàm, cắt theo kiểu "chân què", cạp "lá tọa" hoặc cạp luồn dây rút. Ống quần tương đối hẹp thêu ở dưới gấu'. Người Dao Đỏ mặc yếm, song yếm của họ khá tinh tế và độc đáo, cũng có lúc chi tác dụng như miếng vải để gài các đồ trang sức bằng bạc như hình bán cầu, hình sao 8 cánh, hay những chuỗi dây ở đầu đeo hình con chim, khỉ, cá và những cái nhạc nhỏ. Tóc cùa phụ nữ Dao Đỏ để dài vấn quanh đầu, sau đó họ đội khăn bằng vải, nỉ đỏ đính nhiều núm bông (len) đỏ hay những cái nhạc nhò lên trên, r ó hai cách đội khăn: gấp lên đàu làm thành hai góc nhọn chìa ra hai bên thái dương hay quấn chặt nhiều vòng quanh đinh đầu như người Mông2. Ngày trước phụ nữ Dao Đỏ đi chân đất, nay họ đi dép lốp hay giày vải, đi đường xa họ quấn thêm xà cạp vải (dài l,2m - l,5m, rộng lOcm - 15cm) trang trí hoa văn bàng chi màu hoặc chi đen. 1. Bế V iết Đẳng, N guyễn Khắc Tụng, N ôn g Trung, N guyễn Tam Tiến, Người Dao ờ Việt Nam, N xb KHXH Hà N ội, 1971, tr. 151, 152, 153. 2. Bế V iết Đ ẳng, N guyễn Khắc Tụng, N ôn g Trung, N guyễn Tam Tiến, Người Dao ờ Việt Nam, N xb KHXH, Hà N ội, 1971, tr. 151, 152, 153. 133
  11. TRANG PHỤC TRUYÉN THỐNG CÁC DẦN Tộc...________________________________ Những đồ trang sức của phụ nữ Dao Đỏ làm bằng bạc và đồng. Vòng cổ, vòng tay có nhiều kiểu cỡ khác nhau. Vòng tai rộng 4- 5cm, giữa điểm thêm hình cây thông, hình con cá. Các cô gái Dao Đỏ hay đeo nhẫn mặt hình chữ nhật, ít thấy nhẫn thân tròn. Các loại nhẫn vàng, mặt đá hầu như không thấy. Y phục cùa phụ nữ Dao Đỏ nổi bật so với các nhóm Dao khác ở phần ngực áo, hai vạt trước áo. Đó là phần được họ thêu thùa trang trí tì mỉ, công phu nhất. Thật dễ nhận ra họ trong các chợ phiên, hội hè của người miền núi, bởi bộ y phục rực rỡ, duyên dáng mà họ mặc trên người. b. Trang phục phụ n ữ Dao Quần Chẹt Người Dao Quần Chẹt cũng mặc áo dài chàm gần giống áo của người Dao Đỏ, song các hình thêu ít hom, ngực áo cũng không đính núm bông hay len đỏ ở phần nẹp. Hai cửa tay áo được đáp bằng vải đỏ, phần gấu áo ít thêu, đáp thêm những miếng vải vuông màu trắng, đỏ hoặc bằng vải hoa. Sau lưng áo cũng có thêu "cái ấn của Bàn Vương", "tầm piềng"1 . Chiếc yếm cùa người Dao Quần Chẹt có lẽ là bộ phận được trang trí nhiều nhất. Đỏ là miếng vải nhuộm chàm, thêu khá ti mi nhiều loại hoa văn bằng chi màu, ở phần cổ. Giữa yếm đính thêm hai bán cầu hay hai ngôi sao bằng bạc rộng khoảng 5-6cm. Phụ nữ Dao Quần Chẹt cắt tóc ngắn, chải sáp ong, đội khăn dài màu chàm. Cách đội khăn nói chung giống người Dao Đỏ nhưng cũng có người vấn thành hình "cái sừng tròn" trên đỉnh đầu, hơi nghiêng về bên phải hoặc bên trái2. Nét độc đáo của y phục nữ Dao Quần Chẹt là kiểu quần cắt khác kiểu "chân què". Ống quần hẹp bó sát chân dài quá gối khoảng l-2cm. Độ doãng của quần khá lởn3. Hoa văn thêu chủ yếu ở gấu quần, 1. Người Dao ở Việt Nam, Sđd, tr. 153. 2. Người Dao ờ Việt Nam, Sđd, tr. 162. 3. Người Dao ở Việt Nam, Sđd. 134
  12. Chương 6. Trang phục dân tộc Dao mô típ chủ đạo: hình lá cây, các đường thẳng song song, vạch chéo, hình chữ "tinh"... c. Trang phục phụ n ữ Dao Lô Gang v ề căn bản áo dài cùa phụ nữ Dao Lô Gang giống áo dài cùa phụ nữ Dao Quần Chẹt, nhưng được thêu rất nhiều loại hoa văn: hình sao, hình sóng nước, cây thông, chữ thập ngoặc... trên thân áo và nhất là phần nẹp, cổ. Người Dao Lô Gang cũng chú trọng chiếc yếm của mình. Yếm được thêu nhiều mô típ hoa vãn, điểm thêm các ngôi sao bạc làm sáng bừng cả bộ nữ phục. Nếu như ở các nhóm Dao khác xà cạp chi là bộ phận phụ trợ cho bộ nữ phục, được trang trí khá đom giản, thì ở Dao Lô Gang nó lại được thêu các loại hoa văn rất ti mi, công phu. Trên nền vải trắng, hình quả trám, hình sao 8 cánh, hình thú vật, hình hoa, hình vạch chéo hay những đường sóng nước, đường song song... dưới bàn tay tài hoa của phụ nữ Dao Lô Gang đã trở nên sống động, làm nên sự độc đáo của bộ nữ phục này. Phụ nữ Dao Lô Gang để tóc ngắn, chải sáp ong như Dao Quần Chẹt. Ở mỗi địa phương người ta có cách đội khăn khác nhau. Phụ nữ Dao Lô Gang ở Lạng Sơn đội khăn vuông bằng vải chàm viền vải đỏ ở mép, kích thước khoảng (20cm X 20cm), lớp nọ chồng lên lớp kia (9-10 lớp). Người Dao Coóc mùn ờ Tuyên Quang đội khăn giống như phụ nữ Dao Ọuần Chẹt, song để cho 2 góc nhọn rõ hcm họ độn thêm 1 chiếc que vào trong1. Có thể thấy, điểm nổi bật của y phục nữ Dao Lô Gang là cách trang trí nhiều mô típ hoa văn hơn nữ phục các nhóm khác, nó được thể hiện bằng cách thêu là chủ yếu, dệt hoa văn chi là phụ. Vì thế, phụ nữ Dao Lô Gang, thực sự là những "nghệ s ĩ’ trong lĩnh vực thêu thùa. d. Trang phục n ữ Dao Quần Trắng Ngày thường, phụ nữ Dao Quần Trắng mặc áo chàm, quần chàm trên áo có thêu hoa văn, ngoài ra họ còn thắt lưng và đội khàn 1. Người Dao ở Việt Nam, Sđd, tr. 161. 135
  13. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CAC DAN t ộ c ... vuông chàm thêu hoa. Khi đi iàm hoặc trong ngày hội hè, phụ nữ còn quấn xà cạp bằng loại vải cùng màu. Ở người Dao Quần Tráng, áo là một bộ phận có vị trí quan trọng trong toàn bộ y phục, vẫn là kiểu áo dài chàm may xẻ ngực, hai vạt dài xuống đầu gối giống như các nhóm Dao trên nhưng thêu ít hơn. Áo không cổ mà chi có những đường chi màu đen, đỏ, trắng, vàng, bàng ngón tay viền quanh. Nẹp áo được viền thêm vải màu đỏ và trắng đối nhau: nẹp bên trái trắng thì nẹp bên phải đỏ và ngược lại. Đường viền bên trong to hơn bên ngoài rộng khoảng 2-4cm. Đây là một đặc điểm y phục trong nữ phục Dao Quần Trắng. Vạt áo liền một mảng từ lưng áo ra phía vạt trước nên áo không bao giờ có đường chi chắp vá cầu vai. Ở vạt trước có thêu bốn nhóm hoa văn, mỗi nhóm có ba hình người. Giữa lưng có thêu hình sao 8 cánh hay chữ thập ngoặc. Nách áo xẻ dài tới thắt lưng, mép đường xẻ được viền vải đỏ, trắng, cuối đường xẻ thêu hoa văn hình cây, sao 8 cánh, thập ngoặc... Dọc theo hai tay, qua vai thêu hai hàng "chân rết" bằng chi trắng1. Quần cùa phụ nữ Dao Quần Trắng cũng may kiểu "chân què", cạp "lá tọa", ống hẹp, gấu to. Theo lời các cụ kể lại thì ngày xưa phụ nữ Quần Trắng mặc váy chàm thêu hoa, họ mới mặc quần cách đây 50-60 năm. Đến nay, chiếc váy chi còn lại dấu vết ở người phụ nữ lúc đi lấy chồng choàng váy ra ngoài chiếc quần trắng mà thôi. Nhìn vào bộ nữ phục Dao Quần Trắng, cái để người ta chú ý nhất là chiếc yếm của họ. Nó có nét riêng so với các nhóm Dao khác và được trang trí rất công phu. Yếm khá to, dài khoảng 60cm, rộng 40cm, phần trên móc vào vòng đeo yếm ở cổ, gấu yếm dài tận bẹn vì thế người ta che kín cả ngực và bụng bằng yếm. Yếm có hai phần: phần trên hình thang cân (p à n im ) trang trí hoa văn thêu, phần dưới p á n n h ậ n , hình chữ nhật có hoa văn dệt băng chì đen, đỏ. Ở các mép nhất là hai bên sườn và gấu yếm chắp vải màu đỏ đen, xen kẽ nhau. Hoa văn trên yếm thường là: sao 8 cánh, chữ thập ngoặc, 1. Người Dao ở Việt Nam, Sđd, tr. 161. 136
  14. Chưang 6. Trang phục dân tộc Dao ô vuông, quả trám, hình công cụ... Trên thân yếm đính 4 dải để buộc ra sau lung. Ngày xưa, phụ nữ Dao Quần Trắng để tóc dài cuốn lên đinh đầu, đội mũ giống Dao Thanh Y. Ngày nay, họ để tóc dài rẽ ngôi giữa búi sau gáy và bao giờ cũng trùm ra ngoài chiếc khăn vuông nhuộm chàm. Trung bình mồi chiều khăn từ 45-50cm, xung quanh mép viền vải đỏ, trắng thêu hoa văn hình sao, hình con cua, hoa, lọng ngựa... Có hai cách đội khăn: về mùa đông hay khi đi làm họ để nguyên khăn trùm lên đầu. Khi đi chơi, người ta gấp chéo khăn hai lần rồi bịt khãn quanh đầu để lộ phần thêu hoa ra ngoài. Ở người Dao Quần Trăng, xà cạp may theo hình cờ đuôi nheo bàng vải chàm có khâu cúc ờ mép để cài vào nhau khi quấn vào chân, hoặc dùng dây dệt hoa, có tua màu ở hai đầu để buộc xà cạp cho chặt. Trong ngày cưới, cô dâu Dao Quần Trắng ăn mặc không khác ngày thường lẩm, chi dùng những đồ mới, thêu nhiều hoa văn đẹp hơn, khéo léo horn. Đặc biệt có chiếc quần trắng, chiếc mũ lưới và một số đồ phụ khác như: giày vải đỏ, khăn tay hoa, quạt hoa... Quần trắng là bộ phận y phục độc đáo của cô dâu Dao Quần Trắng, chính vì thế các dân tộc khác đã lấy nó đặt tên cho ngành Dao Quần Trắng. Mũ cô dâu được trang trí rất công phu. Mũ hình bồ đài, cốt mũ làm bàng xơ muớp, ngoài lợp vải nhẹ hay chi đen có đính nhiều ngôi sao nhó bằng bạc. Hai chốm đinh 2 chúm tua đó. Hai cỏ phũ dâu ăn mặc như cô dâu, nhưng không có mũ cưới, khăn, quạt...1 e. Trang phục phụ n ữ Dao Thanh Y Phụ nữ Dao Thanh Y ngày thường vẫn mặc bộ quần áo chàm dài sát gót chân trên thêu hoa văn rất tinh tế, chiếc yếm thêu hoa có cài thêm một vài núm bạc, có khăn trùm đầu, hay đội mũ. Áo dài cùa người Thanh Y may kiểu tay rộng, có đáp khoang vải đỏ rộng khoảng 15cm ở cửa tay. c ổ áo tròn, thấp thêu hình chữ vạn 1. Người Dao ờ Việt Nam, Sđd, tr. 164-165. 157
  15. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CẢC DẨN T ộc. và đã có sự phân biệt với nẹp ngực. Hai thân trước so le, thân bên phải ngắn, thân bên trái dài, nẹp trong của mỗi thân đều là vài đỏ. Áo không có khuy, khi mặc thân đài vắt chéo lên thân ngắn rồi buộc dây lưng1. Ở phía trước ngực áo có trang trí hoa văn, có hầu hết hoa văn được trang trí ở phía sau lưng áo. Hai bên bả vai, lưng áo cỏ thêu hình người dang chân, tay, trên đầu đội sao 8 cánh biến thể hay chữ thập ngoặc. Suốt dọc đường viền gấu áo thêu hoa văn hình cây và chim xen kẽ nhau. Quần cùa Dao Thanh Y cũng giống ờ các nhóm Dao khác cắt theo kiểu chân què ống hẹp, gấu không thêu hoa. Ở người Thanh Y cái làm ta chú ý nhất là khăn thêu và mũ ngày thường của họ. Khăn đội đầu ngày nay là loại khăn vuông tomua ở ngoàichợ. Trước kia, người ta dùng loại khăn vuông nhỏ, thêu hoa sặc sỡ. Mỗi khàn rộng 26-27cm, trên mặt khăn thêu dày đặc những ô hoa văn hình chữ thập ngoặc, chữ và sao 8 cánh. Hai góc khăn đính nhiều tua màu ngũ sắc và dây buộc khàn vào mũ. Trong những dịp cưới xin, cô dâu dùng khăn quấn cổ và treo ở ngực áo trước hay lưng áo. Phụ nữ Dao Thanh Y để tóc dài chải bằng mỡ lợn, rẽ giữa, tóc sau và xung quanh đàu được vuổt ngược lên, rồi cuộn Ihàiili bốn búi nhỏ trên đinh đầu, các búi tóc này lại được cột lại với nhau bằng một sợi dây gai2. Mũ của Dao Thanh Y cỏ nét riêng, trông giống cái đầu gồ nhỏ của người Kinh, đường kính khoảng 12-15cm. c ố t mũ làm bằng xơ mướp, ngoài lợp chi đen. Đinh mũ đính ngôi sao bạc 10 cánh, đường kính của sao xấp xỉ đường kính của mũ. Xung quanh thành mũ có đính 2 hàng khuy bạc song song, mỗi hàng gồm 40 cái, 1. Người Dao ờ Việt Nam, Sđd, tr. 164-165. 2. Người Dao ở việt Nam, Sđd, tr. 165. 138
  16. Chưang 6. Trang phục dân tộc Dao đường kính của mỗi khuy khoảng 1,5cm. Bên ngoài mũ được phủ một cái khăn nhỏ "slản mìn" thêu bằng chỉ đen, đặc biệt là mô tip chữ Hán thêu cách điệu1. Chiếc mũ này được dùng rất thông dụng từ 13 tuổi đến lớn, chỉ cởi ra khi chải tóc mà thôi, còn suốt ngày đêm, mũ thường ở trên đầu. Tuy được coi là một bộ phận y phục, nhưng thực ra nó mang tính chất trang súc nhiều hơn. Ờ vùng Tuyên Quang, trước đây theo người già kể lại, cô dâu Thanh Y bên ngoài mặc quần áo chàm thêu hoa, nhưng lót trong bộ áo ấy là chiếc áo dài và chiếc quần trắng. Chiếc quần trắng ở đây phải chăng là dấu nối cùng với các bộ phận y phục khác thít chặt quan hệ thân thuộc giữa 2 ngành Quần Trắng và Thanh Y. Áo trắng bên trong may cắt như áo chàm mặc ngoài, song không thêu hoa, cưới xong cởi ra, đến chết lại mặc vào cho người chết rồi mới khâm liệm. Ngoài ra họ còn sừ dụng khăn đò trùm đầu để trang điểm cho cô dâu. Khăn làm bàng vải mỏng bền, nhuộm đỏ, ở rìa khăn có tua chi màu, tua tràng hạt và đồng xu để khi đội các tua rủ xuống che một phần mặt làm tăng thêm vẻ e thẹn duyên dáng của cô dâu trong ngày cưới. Ở phụ nữ Thanh Y, chiếc thắt lưng cô dâu khổ to dài màu trắng, 2 đầu có tua vải, trên thất lung ở 2 đầu và giữa thêu hoa văn chữ, sao 8 cánh, thập ngoặc.... Đồ trang sức của phụ nữ Thanh Y cũng giống các nhóm Dao khác. 0 một số nơi, Dao Thanh Y cố quan niộm những người già đeo vòng vào cánh tay thì phòng được cảm lạnh; như vậy cái vòng tay vừa có ý nghĩa là đồ trang sức vừa là một thứ "bùa hộ mệnh". g. Trang phục phụ n ữ Dao Ảo Dài Các dân tộc khác gọi nhóm Dao này là Dao Áo Dài có lẽ do cách mặc áo dài chấm gót cùa họ. Khác với áo dài của các nhóm Dao trên, ở đây, người ta may áo xẻ nách, cài cúc bên phải giống kiểu áo 5 thân của người Việt xưa. Hai vạt áo, một vạt to dài và một I. Người Dao ở Việt Nam, Sđd, tr. 165. 139
  17. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CẢC DÂN Tộc. vạt nhỏ ngắn, vạt nhỏ như vạt áo thường xẻ ngực bị cắt cụt tới thắt lưng. Vạt to phủ kín cả phần trước áo dài tới tận gót chân (dài khoảng l,27m). Trên vạt to đính những cúc bạc nhỏ hình nấm. Các đường nẹp vạt dài và một phần vạt nhỏ ngắn có viền thêm những đường vải khổ rộng từ l,5cm - 2cm ờ cả phía trong và phía ngoài. Khi người ta giắt vạt áo lên thắt lưng, những đường viền đỏ này lọt ra và coi như thế là đẹp. Cổ áo tròn lchít, có khuy bạc cài vào nhau rất sít, đính thêm nhiều mảnh bạc tròn rộng l,5cm chạm hình sao ở giữa, nên áo che được hết phần ngực, vì thế y phục áo dài không cần có yếm. Quần của người Dao Áo Dài vẫn là chiếc quần chàm thô may kiểu chân què cạp lá tọa, coi như một bộ phận y phục đồng nhất với các ngành Dao khác, nhưng độ doãng của quần thì lớn hom. Thắt lưng là bộ y phục gán liền với chiếc áo dài. Phụ nữ Dao Áo Dài có 2 loại thắt lưng: Loại dệt bằng chi màu giống dây buộc xà cạp của người Dao Quần Trắng, thắt lưng này trong các dịp hội hè người ta gắn thêm vào những miếng bạc tròn sít nhau, hay sao 8 cánh trông ngoài như một dây bạc. Loại thắt lưng bao gồm 2-3 đường dây như xuyến bạc, hay bàng vải đỏ 2 đầu có khóa bạc. Phụ nữ ngành Dao này để tóc dài, búi sau gáy, trên đầu luôn trùm khăn hay đội mũ. Khan trùm đàu làm bàng vải thô chàm hình chữ nhật dài 53cm, rộng 44cm, hai cạnh của khăn có nẹp vải đỏ rộng 3-5cm, và một dải dây dài lm , hai đầu có tua màu. Khi đội, trùm khăn lên đỉnh đầu để mép có dây khăn ra phía trước, dây quấn quanh đầu từ trước ra sau, 2 mối dây tua màu đỏ rủ xuống gáy. Những người già đội khăn vuông đen viền vải đỏ ở mép. Trong ngày cưới, cô dâu Dao Áo Dài cũng đội mũ bạc. Thường ngày, các cô gái đội chiếc mũ dệt hình địa rộng 12-15cm, về căn bản nó giống mũ của Dao Thanh Y và Quần Trắng, nhưng có khác một chút ở kích thước, độ cao thấp của mũ. Phần cốt mũ không làm bằng xơ mướp hoặc bằng gỗ xốp như ở Dao Thanh Y và Quần Trắng 140
  18. Chương 6. Trang phục dân tộc Dao mà lại bằng tóc bện lại như hình cái rế. Đinh mũ có ngôi sao bạc to 10 cánh, giữa sao nổi lên một chóp bạc. Rìa mũ gài nhiều mảnh bạc hình tròn, xếp nghiêng sít vào nhau để phần sườn lộ ra làm thành cái vành bạc. Khi đội, để giữ cho mũ khỏi rơi, người ta dùng hai trâm bàng bạc, qua xương hoặc đồng để ghim mũ vào tóc. Bên ngoài mũ phủ khăn hình chữ nhật giống Dao Thanh Y. Cô dâu Dao Áo Dài cũng dùng khăn đỏ giống Dao Thanh Y để trùm lên mũ cưới cùa mình. h. Trang phục phụ n ữ Dao Tiền Trong tất cả các ngành Dao, duy nhất chỉ phụ nữ Dao Tiền mặc váy. Váy may bằng vải bông chàm, trên vẽ nhiều hoa văn kín cà thân váy. v ề kiểu loại váy Dao Tiền gần giống váy phụ nữ Mông, đó là loại váy mảnh, hở, không khép kín gồm sáu bức (mỗi bức dài khoảng 60cm) tùy người cao thấp mà độ dài khác nhau, (rộng khoảng 30-50cm). Vòng cạp rộng khoảng lm. Trên nền chàm cùa váy in nhiều hoa văn màu xanh lơ, có ba mô tip hoa văn chù đạo sau: hoa văn "chùn thổp" là các vòng tròn có các vạch chéo qua tâm giống như bánh xe, hoa văn "chùn hèng" tên gọi các đường thẳng song song, cùng với các đường gấp khúc song song "chùn trá". So với váy của người Mông, váy của người Dao Tiền ít xếp nếp hon, chiều ngang thân váy khoảng 2m. Khi mặc, người ta choàng váy từ trước ra sau, rồi thít chặt dây cạp váy, hai rìa váy giáp nhau, lệch về một bên. Phụ nữ Dao Tiền đều tự vẽ hoa văn trên váy. Bút vẽ là một đoạn tre nhỏ hay một lưỡi sất gắn chặt vào cán, mực vẽ là sáp ong. Vào các buổi tối, sau bữa ăn, phụ nữ ngồi cạnh bếp lửa hơn cho sáp ong chảy ra, dùng bút vẽ lên mặt vải trắng. Khi nhuộm chàm, những chỗ vẽ sáp ong không ăn màu, còn các phần khác ngả màu chàm đen. Muốn cho sạch sáp ong, người ta nhúng vải vào nước nóng, sáp ong chảy để lại trên vải những đường vẽ màu trắng nổi bật lên giữa nền tràm. Áo của người phụ nữ Dao tiền cùng kiểu với áo cùa Dao Đỏ, nhưng ít thêu và nẹp ngực nhỏ hom. Ở cổ áo phía sau gáy có đính 7 hoặc 9 đồng tiền. Riêng áo mặc ngày cưới, ngày có đám chay là áo 141
  19. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CẤC DAN tộc . kép "miền sia lui sĩ". Áo ngoài thêu nhiều hơn áo trong. Áo trong ở hai bả vai thêu hình mặt trăng và mặt trời. Khuy áo của Dao Tiền là hình bán nguyệt chạm trổ rất công phu, phần trung tâm của nó là hình sao 8 cánh. Hai bán nguyệt dính với hai thân áo, khi cài thì ngoặc vào nhau thành hình tròn1. Yếm của bộ nữ phục Dao Tiền khá đơn giản, chỉ là một vuông vải trắng, ở một cạnh của vuông vải này người ta đính thêm một miếng vải hình tam giác vào chính giữa để làm cổ yếm. Đinh tam giác đính khuyết để ngoặc vào hai móc của vòng cổ. Hai góc vuông phía trên của yếm đính dài luồn qua nách buộc ở sau lưng2. Ờ phụ nữ Dao Tiền vẫn có tục cắt tóc ngắn và chải sáp ong, riêng về khăn đội đầu, mỗi địa phương sử dụng một loại khăn khác nhau. Ở vùng Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, phụ nữ Dao Tiền đội khăn trắng, ở Hòa Bình, Phú Thọ họ lại đội khăn chàm. Khăn là một sải vải dài l,2m -l,5m thêu chỉ màu sặc sỡ ờ hai đầu khăn hình "cái ấn cùa Bàn Vương". Trong lễ cưới hay khi làm chay người ta cũng đội một cái mũ đặc biệt, khung mũ làm bằng tóc rối phết sáp ong. Khung mũ được phủ bằng một cái khăn thêu có đính ở xung quanh thành mũ nhiều mành bạc nhỏ hình tròn và những ngôi sao cũng bằng bạc có đường kính từ 8-10cm3. Trong tất cả các nhóm Dao, phụ nữ Dao Tiền dùng nhiều đồ trang sức bằng bạc. Có người đeo 10 vòng cồ, phần lớn đeo từ 10- 12 cái nhẫn trên bàn tay, có ngón đeo 2-3 chiếc. Chị em Dao Tiền ai cũng đeo vòng tai hay đeo cúc bạc có tên gọi "mnòm chột". Đặc biệt họ có một cái tủi đựng trầu được trang trí ti mi tinh tế, đó cũng là một thứ đồ trang sức mà ai cũng có. Tóm lại, nữ phục Dao Tiền có nhiều khác biệt với những nhóm Dao khác. Người Dao Tiền mặc váy. Phong cách trang trí hoa văn 1. Người Dao ở Việt Nam, Sđd, tr. 158, 160. 2. Người Dao ờ Việt Nam, Sđd, tr.l 58, 160. 3. Người Dao ở Việt Nam, Sđd, tr. 158, 160. 142
  20. Chương 6. Trang phục dân tộc Dao trên váy bằng kiểu vẽ sáp ong trên nền vải trắng. Tục đính những đồng tiền bạc trắng thành hàng sau lung áo tạo nên một vẻ đẹp khác lạ cho bộ nữ phục Dao Tiền, và từ đỏ các dân tộc khác đã gọi nhóm Dao này là Dao Tiền. Không những thế, đây là nhóm Dao duy nhất mặc áo cài khuy bằng những miếng bạc trắng, tròn, (có thể được chạm trổ tinh vi) vừa dùng cài áo vừa là vật trang trí, làm cho ngực áo sáng lung linh trên nền chàm xanh thẫm. * Ạ * ở y phục của một sổ ngành Dao vừa mô tả trên, những bộ phận y phục truyền thống được duy trì như: "Áo dài phụ nữ kiểu xè ngực như là mô phỏng theo kiểu áo mặc điều chế hình có đuôi"1, mà các sử cũ miêu tả. Các loại yếm, thắt lưng, khăn hoa, mũ đội... đều là những bộ phận y phục rất độc đáo cùa các ngành Dao. Các bộ phận y phục mà các cư dân Dao tiếp thu sau này cũng không phải là không giữ được những yếu tổ cổ xưa. Chiếc quần chàm may kiểu "chân què", "lá tọa" mà người Dao dùng phổ biến rõ ràng không phải là bộ phận y phục cổ xưa của họ, mà theo một số cụ già ngày nay kể lại, là đời ông cha các cụ, phụ nữ vẫn còn mặc váy. Nhưng chính cái cạp "lá tọa", là dấu vết của váy còn để lại, từ chiếc váy đến quần "lá tọa" và quần giải rút là những bước phát triển rõ rệt của b ộ phận y phục này. Á o đài phụ nừ của ngưòri D a o A o D ài còn giữ lại những đặc điểm y phục dân tộc Dao như vạt dáo dài, viền những đường vải màu, trang trí hoa văn đối màu. Nói những điều trên để chúng ta đi đến kết luận là y phục của các ngành Dao trên có sự pha trộn, tiếp thu những yếu tố y phục của cư dân khác. Nhưng căn bản họ vẫn bảo lưu được những đặc điểm y phục độc đáo của dân tộc mình. 1. Hậu Hán Thư, Phạm Việt, phần truyện Nam Man. 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2