intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tin học - Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:277

312
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các bạn chuyên ngành Sư phạm Sinh học có những kỹ năng nhất định về việc ứng dụng Tin học trong dạy học và nghiên cứu khoa học giáo dục ở trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tin học - Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học

  1. TS. NGUYỄN PHÚC CHỈNH (Chủ Biên) KS. PHẠM ĐỨC HẬU ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC SINH HỌC (Dùng cho sinh viên, học viên sau đại học và giáo viên Sinh học) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
  2. Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI Phó tổng Giám đốc kiêm tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung: Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP sách ĐH-DN TRẦN NHẬT TÂN Biên tập và sửa bản in: NGUYỄN HỒNG ÁNH ĐỖ HỮU PHÚ Trình bày bìa: HOÀNG MẠNH DỨA Chế bản: QUANG CHÍNH
  3. Lời nói đầu Đưa tin học vào nhà trường là một trong những hướng ưu tiên của ngành Giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhiệm vụ này đang gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do, trong đó có một lý do là trình độ tin học của nhiều giáo viên còn hạn chế. Đặc biệt đối với những giáo viên không thuộc chuyên ngành Toán - Tin. Tin học mang lại lợi ích lo lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người ở kỷ nguyên kỹ thuật số. Sự tiên bộ của kỹ thuật vi tính và những phương tiện kỹ thuật dạy - học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy - học. cuốn sách này được Biên soạn nhằm giúp cho sinh viên và giáo viên Sinh họ có nhưng kí năng nhất định về việc ứng dụng tin học trong dạy - học và nghiên cưu khoa học giáo dục ở trường phổ thông. Phân công biên soạn như sau: • Tiến sỹ Nguyễn Phúc Chỉnh chủ biên và biên soạn: - Chương 1 . Microsoft Excel. - Chương 2. Ứng dụng Microsoft Excel trong dạy - học. - Chương 3. Xử lý thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục bằng Microsoft Excel. - Chương 4. Microsof powerpoin và những úng dụng trong dạy - học Sinh học. - Chương 6. Giới thiệu về Microsoft Frontpage và ứng dụng. - Chương 7. Ứng dụng Microsoft Fronpage thiết kế bài học Sinh học. - Chương 8. Đại cương về Macromedia Flash. - Chương 9. Thiết kế mô hình động trong dạy - học Sinh học bằng Macromedia Flash . - Chương 10. Máy vi tính (phần10.1). • Kỹ sư Phạm Đức Hậu Biên soạn: - Chương 5. Ứng dụng Microsoft Powerpoint thiết kế bài học. 3
  4. - Chương 10. Máy vi tính (Computer). - Chương 11. Máy chiếu (Projector). - Chương 12. Máy chiếu đa vật thể(overhead). - Chương 13. Máy quét ảnh (Scaner). - Chương 14. Hướng dẫn sử dụng Internet. Cuốn sách được biên soạn lần đầu, khó tránh khỏi thiếu sót, các tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Mọi góp ý xin gửi về: Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội. CÁC TÁC GIẢ 4
  5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH Cuốn sách này được biên soạn cho mọi đối tượng, từ những người mới biết đôi chút về tin học đến những người đã sử dụng thành thạo một số phần mềm. Vi vậy khi đọc cuốn sách này, bạn hãy chọn cho mình một điểm xuất phát để mang lại những kết quả hữu ích nhất. Nội dung cuốn sách chia thành các phần rõ rệt, mỗi phần có một mục tiêu riêng. - Nếu bạn đang học cao học hoặc nghiên cứu sinh về lĩnh vực tâm lý giáo dục, hãy đọc kỹ phần ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Trong đó, chúng tôi đã giới thiệu phương pháp tổ chức một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, từ bố trí thực nghiệm đến cách thu thập số liệu, xử lý số liệu để đưa ra những kết quả khách quan và chính xác. - Nếu bạn là giáo viên thì phần ứng dụng Microsoft Excel trong dạy - học sẽ giúp bạn quản lý hồ sơ học sinh, tính điểm cho từng học sinh, xếp loại học sinh và trích lọc những số liệu khi bạn cần. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong tính điểm cho học sinh nếu bạn sử dụng được Microssoft Excel một cách thành thạo. Chúng tôi cũng giới thiệu quy trình sử dụng Powerpoint để thiết kế bài giảng, nhằm trực quan hoá các kiến thức vốn trừu tượng, giúp cho học sinh hứng thú hơn trong học tập. Khi hội nhập được trong thế giới Powerpoint bạn sẽ thấy hết sức hứng thú trong việc thiết kế và thực hiện bài giảng. Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu nguyên tắc và quy trình thiết kế bài học Sinh học bằng phần mềm FrontPage đối với những loại kiến thức cần sự liên kết của nhiều văn bản và hình ảnh. Những liên kết bằng ngôn ngữ HTML sẽ giúp cho bài học đa dạng hơn vá nguồn thông tin phong phú hơn. Đặc biệt, đây là những bước đi đầu tiên để đưa bạn đến E- learning. Trong dạy - học Sinh học và một số môn học mang tính chất thực nghiệm, các mô hình động luôn là những phương tiện dạy - học tốt nhất 5
  6. để cụ thể hoá các quá trình vận động của vật chất, Macromedia Flash sẽ giúp bạn có những mô hình động. Hy vọng trong thời gian ngắn nhất, cuốn sách sẽ giúp bạn sử dụng tin học trong dạy - học một cách thành thạo. 6
  7. Phần I ỨNG DỤNG MICROSOFT EXCEL TRONG DẠY – HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MICROSOFT EXCEL Mục tiêu: Học xong chương này, người học đạt được các yêu cầu sau: ¾ Giải thích được những khái niệm cơ bản của Microsoft Excel. ¾ Thực hiện được các thao tác trên màn hình của Microsoft Excel về Workbook và Worksheet. ¾ Có những kỹ năng thực hiện các thao tác tính toán và sử dụng các hàm do người dùng thiết lập cũng như các hàm có sẵn của Microsoft Excel. 1.1. TỔNG QUÁT VỀ MICROSOFT EXCEL 1.1.1. Khởi động Microsoft Excel Để có thể sử dụng được Microsoft Excel (sau đây gọi tắt là Excel) máy tính của bạn phải được cài đặt hoàn chỉnh hệ Windows với phần mềm ứng dụng Microsoft Office. Tốt nhất là các phiên bản Windows 2000, hoặc Windows XP trở lên, vì những phiên bản mới sẽ có nhiều tiện ích hơn. Có hai cách khởi động Excel: 7
  8. - Cách thứ nhất: Sau khi khởi động máy, nếu trên màn hình có biểu tượng microsoft Ofice Excel 2003.lnk bạn nhấn con trỏ vào biểu tượng này, lập tức Excel được khởi động. - Cách thứ hai: Có thể khởi động Excel từ nút Start - Program - Microsoft Ofice - Microsoft Excel. 1.1.2. Các chức năng của Microsoft Excel Microsoft Excel là một phần mềm tạo lập bảng tính điện tử, nó có thể tạo ra các bảng tính với kích thước rất lớn. Tên gọi Excel xuất phát từ từ Excellent (thông minh), nên có thể gọi đây là bảng tính thông minh. Excel có các chức năng cơ bản sau: - Tự động điền một chuỗi số tuần tự hoặc một dãy dữ liệu (đã khai báo trước) vào những ô trong phạm vi của bảng tính do người sử dụng quy định (dùng tính năng Auto Fill hoặc Fill Handle). - Di chuyển, sao chép dữ liệu trong bảng tính được thực hiện nhanh chóng và đơn giản nhờ kỹ thuật rê chuột (Drag and drop). - Tập hợp những bảng tính có quan hệ với nhau vào trong cùng một tập tin (Workbook). - Tính toán dựa trên các hàm số của Excel hoặc sử dụng công thức do người sử dụng thiết lập. - Dễ dàng theo dõi sự phụ thuộc của các ô dữ liệu trong bảng tính (Auditing). - Phân loại, tổng hợp các nhóm dữ liệu trong bảng tính (Subtotals). - Nhập và liên kết dữ liệu trong nhiều bảng tính (sử dụng Consolidate). - Chọn lọc nhanh chóng các dữ liệu theo điều kiện do người sử dụng ấn định (DataFilter). - Phân tích và hệ thống dữ liệu theo những cách trình bày khác nhau (Pivottable). - Trao đổi và liên kết dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng khác nhau. 8
  9. - Thiết lập các đồ thị, biểu đồ minh họa cho các số liệu của bảng tính. Microsoft Excel được viết để sử dụng trong môi trường Windows. Cách khởi động và thoát khỏi Excel cũng theo nguyên tắc chung như đối với các chương trình ứng dụng khác. 1.1.3. Cửa sổ Microsof Excel Sau khi khởi động, Excel sẽ hiển thị cửa sổ như hình 1.1. Các thành phần của cửa sổ Microsoft Excel gồm: - Dòng trên cùng gọi là "thanh tiêu đề ứng dụng" (Application Title Bar với tên chương trình là Microsoft Excel. - Dòng thứ hai gọi là "thanh thực đơn" (Menu Bar) gồm 9 nhóm lệnh là: File, Edit, View, Insert, Format, Tools, Data, Window, Hepl. Khi bạn nhấn chuột trên tên của mỗi nhóm lệnh, một danh sách các lệnh sẽ mở ra để bạn chọn tiếp. 9
  10. Tiếp theo là "thanh công cụ" (Tool Bar) có hai hàng chứa nút lệnh, hàng trên là Standard Toolbar và hàng dưới là Formatting Toolbar. Tên của các nút lệnh sẽ hiện ra mỗi khi người sử dụng đưa con trỏ chuột đến nút lệnh. Người sử dụng có thể thêm vào hay cất đi các nút lệnh này. - Dưới thanh công cụ là "thanh công thức" (Formula Bar) hay còn gọi là dòng nhập dữ liệu. - Phần chính của màn hình là "vùng làm việc" (Workbook) và bảng tính. Dưới vùng làm việc là dòng danh sách các Module hiện tại với các Sheet 1, Sheet 2... - Thanh bên phải của khu vực bảng tính gọi là thanh trượt dọc (Vertical Scroll Bar), dùng để định vị con trỏ (điểm nháy) so với toàn bộ tài liệu. - Thanh phía dưới khu vực làm việc là thanh trượt ngang (Horizontal Scroll Bar). Dòng trạng thái (Status Bar) nằm dưới cùng của màn hình, cho biết một số chi tiết về bảng tính đang thực hiện. 1.1.4. Khát niệm về tệp hồ sơ (Workbook) Trong Excel mỗi File dữ liệu bao gồm nhiều Module tập hợp lại tạo thành tệp hồ sơ (Workbook), mỗi Module là một Sheet có thể đảm nhiệm các chức năng khác nhau. Số lượng các Sheet trong Workbook được mặc định là 3 Sheet, người sử dụng có thể thêm vào đến tối đa là 255 Sheet và có thể xoá bớt hay đổi tên các Sheet. 1.1.5. Bảng tính Excel (Worksheet) Excel được hình dung như là một quyển sách (Book) có tối đa là 255 tờ (Sheet). Mỗi tờ được xem như một trang giấy kẻ ô gồm 256 cột và 65536 hàng (đối với Excel 97 trở lên). Khu vực giao nhau giữa cột và hàng được gọi là ô (Cell). Ô là đơn vị cơ sở để xử lý số liệu của bảng tính. Mỗi ô có thể chứa được một chuỗi tối đa 255 ký tự. Có thể nhập vào trong ô các dạng số liệu khác nhau như: 10
  11. văn bản (Text), số (Number), công thức (Formula) hay ngày và giờ (Date and time). Địa chỉ của ô bao gồm địa chỉ cột và hàng (ví dụ: A10, C12). Trong khi nhập dữ liệu người sử dụng thường phải sử dụng địa chỉ ô hoặc vùng để tham chiếu đến các ô hoặc vùng khác. Để chỉ địa chỉ tuyệt đối của ô cần thêm ký tự $ đứng trước địa chỉ, ví dụ: $D$12. Trong Excel thường sử dụng khái niệm vùng dữ liệu trên bảng tính. Vùng là một miền chữ nhật trên màn hình chứa một số ô liên tục. Địa chỉ của vùng được ghi theo địa chỉ của hai ô đối diện (đỉnh trên bên trái và đỉnh dưới bên phải của hình chữ nhật), cách nhau bởi dấu hai chấm (ví dụ: A2:F15, B10:C15). Góc dưới bên phải của vùng dữ liệu có dấu cộng nhỏ gọi là Fill Handle. Fill Handle được sử dụng rất nhiều trong những thao tác sao chép và điền dữ liệu tự động. Microsoft Excel là một phần mềm dùng để tổ chức, phân tích, trình bày số liệu. Microsoft Excel có năm chức năng chính: 1. Worksheet (bảng tính điện tử): Nhập, lưu trữ, phân tích, tính toán trên số liệu. 2. Chart (đồ thị): Biểu diễn số liệu dưới dạng đồ thị. 3. Database (cơ sở dữ liệu): Quản lý dữ liệu có khối lượng lớn. 4. Macro (lệnh vĩ mô): Tự động hoá các công việc cần lặp lại nhiều lần. 5. Advanced Formatting Graphic (định dạng và đồ hoạ cao cấp): Tạo lập các bảng biểu chuyên nghiệp. Bảng tính Excel là một loại tài liệu có khả năng biến đổi những nội dung thông tin hỗn độn trở thành một tập tài liệu có tổ chức. 1.1.6. Dữ liệu (Data) Dữ liệu được nhập từ bàn phím, nó được thể hiện đồng thời trên thanh công thức và trong ô hiện tại. Con trỏ nhấp nháy xuất hiện ngay trên thanh công thức để người sử dụng thực hiện các thao tác hiệu chỉnh trực tiếp với số liệu và các ký tự của dữ liệu. Khi người sử dụng nhập dữ liệu vào dòng nhập, Excel tự động nhận biết kiểu dữ liệu. 11
  12. • Dữ liệu dạng chữ. Gồm các ký tự từ A đến Z và các dấu căn lề. • Dữ liệu dạng số. Phải bắt đầu bằng các chữ số từ 0 đến 9 và các dấu +, -, (, *, $,... Dạng mặc định của chữ sớm General và căn lề bên phải. Nếu nhập toàn số, nhưng muốn Excel hiểu là các ký tự chữ thì dữ liệu phải bắt đầu bằng dấu phẩy ('). • Dữ liệu dạng công thức: Quy ước công thức phải được bắt đầu bằng dấu bằng (=). Khi nhập công thức vào một ô thì kết quả của công thức được gán cho ô đó và công thức sẽ được lưu giữ trên thanh công thức (mỗi khi ô kết quả được đánh dấu thì công thức gốc của nó được hiện ra trên thanh công thức). Các phép toán sử dụng trong công thức bao gồm: - Các toán tử tính toán: + (cộng), - (trừ), * (nhân), 1 (chia), ^ (luỹ thừa). - Các toán tử so sánh: = (bằng), (không bằng), > (lớn hơn), >= (lớn hơn hoặc bằng), < (nhỏ hơn), = 20 cho kết quả: TRUE (đúng) hoặc FALSE (sai). - Toán tử liên kết: & (liên kết chuỗi ký tự chữ). Ví dụ, công thức: = "net"&"sales" cho kết quả: Netsales. - Các phép toán lôgic, các biểu thức, các hàm... Khi thực hiện tính toán, các toán tử được ưu tiên theo thứ tự: biểu thức trong dấu ngoặc đơn, luỹ thừa, nhân, chia, cộng, trừ. • Dữ liệu dạng ngày tháng: Excel quy ước thể hiện như sau: - m/d/y (tháng/ngày/năm bằng số). Ví dụ, 1/1/06. - d-mmm-yy (tháng biểu thị bằng chữ). Ví dụ, 1- jan-06. - m/d/y h:mm (ngày và giờ). Ví dụ, 1/1106 15:00. h:mm:ss (giờ : phút : giây). Ví dụ, 15:00:02. 1.2. CÁC THAO TÁC CĂN BẢN TRÊN MÀN HÌNH EXCEL Bảng tính Microsoft Excel có 255 Sheet (tờ). Mỗi Sheet gồm 256 12
  13. cột và 65536 hàng. - Các Sheet được đặt từ trên xuống dưới, bắt đầu là Sheetl đến Sheet 255. Chế độ mặc định thường có 3 Sheet, người sử dụng có thể đặt tên Sheet nếu muốn. - Các cột (Columns) được đặt nhãn từ trái sang phải, bắt đầu là cột A, tiếp theo là B, C . . . cho đến Z, sau đó là AA, AB . . . đến AZ, cứ tiếp tục như vậy cho đến IA, IB... cuối cùng là IV. - Các hàng (Rows) được đánh số liên tục từ trên xuống dưới. - Ô (Cell) là tọa độ giao nhau giữa cột và hàng. 1.2.1. Nguyên tắc chung khi xử lý các cell Excell làm việc trên quy tắc: trước hết phải chọn mục tiêu sau đó xử lý mục tiêu vừa chọn (Select then Act). Trên màn hình luôn có một khung chữ nhật gọi là hộp định vị nằm trên một cái bất kỳ, dùng để chọn mục tiêu xử lý. Bên cạnh hộp định vị còn có một dấu cộng lớn, đó là công cụ định vị của chuột trên bảng tính, cũng được dùng vào việc chọn mục tiêu trước khi xử lý. Mục tiêu có thể là: một cell; một cột (Columns); một hàng (Rows); một tờ (Sheet); hoặc một số cell, một số cột, một số hàng liên tục hoặc rời rạc, thậm chí là một Sheet và Book. Mục tiêu được chọn sẽ có màu khác đi (sáng hoặc sẫm) xung quanh có đường viền, góc dưới bên phải của khối chọn có một dấu cộng nhỏ gọi là Fill Handle. 1.2.2. Một số thao tác cơ bản • Di chuyển hộp định vị Trong phạm vi bảng tính, việc di chuyển để chọn mục tiêu được thực hiện như sau: 13
  14. TT Muốn Thao tác (dùng các phím) 1 Lên, xuống, qua lại một hàng hay một cột ←, ↑, ↓, → 2 Lên một trang cửa sổ màn hình Pageup 3 Xuống một trang cửa sổ màn hình PageDown 4 Lật Sheet này qua Sheet khác Ctrl - Pageup, Ctrl - PageDown 5 Qua một cột Tab (sang bên phải) Shift Tab (sang bên trái) 6 Về đầu dòng đang xử lý Home 7 Về cái đấu tiên của Sheet Ctrl - Hom 8 Về Cell cuối cùng của Sheet Ctrl - End • Chọn một ô Dùng chuột đưa con trỏ đến ô muốn chọn và kích chuột trái. Khi được chọn, ô đó sẽ được bao bởi một khung đen. • Chọn một số ô - Muốn chọn một số ô liền nhau trên cùng một hàng (hoặc cột), người sử dụng nhấn và rê chuột từ ô đầu tiên đến ô cuối cùng cần đánh dấu. Các ô được chọn sẽ đổi màu. - Muốn chọn nhiều ô rời rạc, người sử dụng nhấn chuột trên ô đầu tiên định chọn. Nhấn và giữ phím CTRL trong khi nhấn chuột tại các ô định chọn tiếp theo. Các ô được chọn sẽ đổi màu. • Chọn một cột Trong bảng tính điện tử (Worksheet) hàng trên cùng gọi là hàng tiêu đề của bảng, gồm các ô đứng đầu của các cột. Các ô này được đánh dấu lần lượt bằng các chữ cái A, B, C, D... theo thứ tự từ trái qua phải và được gọi là ô tiêu đề cột. Muốn chọn cột, người sử dụng phải nhấn chuột trên ô tiêu đề cột. 14
  15. Người sử dụng có thể chọn một cột, một số cột liền nhau hoặc chọn nhiều cột không liền nhau. Khi được chọn cột sẽ đổi màu. • Chọn hàng - Muốn chọn một hàng, kích chuột vào số thứ tự của hàng. Khi được chọn hàng sẽ đổi màu. - Muốn chọn nhiều hàng liền nhau, kích và rê chuột từ ô tiêu đề của hàng đầu tiên đến ô tiêu đề của hàng cuối cùng rồi nhả chuột. Khi các hàng được đánh dấu chúng sẽ đổi màu. - Muốn chọn nhiều hàng không liền nhau, kích chuột trên ô tiêu đề của hàng thứ nhất, nhấn và giữ phím CTRL, trong khi nhấn chuột trên ô tiêu đề của hàng khác cần chọn. • Chọn một khối Khối là một vùng chữ nhật trên bảng tính. Việc chọn khối được tiến hành theo các bước: - Đánh dấu ô ở một góc của khối. - Nhấn và giữ phím SHIFT, đồng thời sử dụng các phím mũi tên để mở rộng khung bao quanh ô tới vị trí góc đối diện của khối; hoặc nhấn và giữ nút trái chuột, đồng thời rê chuột tới vị trí góc đối diện của khối và nhả chuột. • Chọn cả Worksheet Kích chuột vào ký hiệu hình chữ nhật ở góc trên bên trái của bảng tính (là giao điểm của hàng tiêu đề và cột tiêu đề). • Nhập dữ liệu vào bảng tính Dữ liệu được nhập vào ô đã đánh dấu (ô được viền khung đen). Nhập dữ liệu vào bảng tính theo thứ tự: - Nhấn chuột vào ô cần nhập để đánh dấu ô (nếu như trước đó ô chưa được đóng khung đánh dấu). - Nhập dữ liệu từ bàn phím theo dạng thức quy định. 15
  16. Kết thúc nhập dữ liệu vào ô hiện tại bằng cách: nhấn phím ENTER, hoặc nhấn chuột vào ô khác, hoặc dùng các mũi tên di chuyển trên bàn phím để di chuyển ô hiện tại sang vị trí khác. • Xoá dữ liệu - Chọn vùng dữ liệu cần xoá (nhấn và rê chuột). - Nhấn phím DELETE từ bàn phím; hoặc thực hiện lệnh Edit / Clear, một khung chứa một số tuỳ chọn để chọn sẽ xuất hiện, trong đó người sử dụng có thể xoá cả dữ liệu (chọn Content). Chú ý: + Phím DELETE tương đương với lệnh xoá dữ liệu. + Ngay sau khi xoá dữ liệu, muốn khôi phục lại người sử dụng chỉ việc thực hiện lệnh Edit/ Undo (hoặc nhấn nút Undo trên thanh công cụ), hoặc nhấn tổ hợp phím CTRL + Z. + Lệnh huỷ định dạng là một phần trong lệnh xoá dữ liệu của bảng tính và được thực hiện bởi lệnh Edit / clear. • Sửa nội dung trong ô - Chọn ô muốn sửa. - Nhấn chuột trên ô cần sửa dữ liệu và ấn phím F2 trên bàn phím, điểm chèn sẽ định vị vào ô này. - Tiến hành sửa đổi dữ liệu trên thanh công thức, hoặc trong ô hiện tại. - Nhấn chuột vào ô khác, hoặc dùng các phím mũi tên điều khiển trên bàn phím di chuyển ô đã điều chỉnh để kết thúc. Nếu muốn thay đổi hoàn toàn dữ liệu trong ô, thì ngay sau khi nhấn chuột trên ô để đánh dấu, người sử dụng hãy nhập số liệu mới, nó sẽ đê lên nội dung cũ của ô. • Tự động điền dữ liệu vào một vùng bảng tính * Điền dữ liệu bằng lệnh Excel cho phép tự động điền dữ liệu vào một vùng bảng tính. 16
  17. Vùng này nằm trên một hàng hoặc một cột của bảng tính, và phải có tối thiểu là một số đã được điền sẵn, số này thường nằm tại ô đầu tiên của vùng. Để điền dữ liệu cần tiến hành theo các bước sau: Đánh dấu hàng hoặc cột cần điền dữ liệu. - Thực hiện lệnh Edit / Fill sẽ xuất hiện thực đơn chứa các chế độ để chọn. - Chọn Series, sẽ xuất hiện hộp thoại như trên hình 1.2. Trong hộp thoại Series người Sử dụng điền các tham số thích hợp. + Series in: Chọn điền dữ liệu cho Rows (hàng) hoặc Columns (cột). + Type: Kiểu điền số. Linear: Tuyến tính; Growth: Bội số, Date: Ngày tháng (đơn vị được tính toán và điền dữ liệu). + Step value: Giá trị bước nhảy khi điền dữ liệu vào cột (hoặc hàng). + Stop value: Giá trị kết thúc. - Nhấn phím OK để kết thúc. Hình 1.2. Tự động điền dữ liệu * Điền dữ liệu bằng Fill Handle 17
  18. Kỹ thuật điền dữ liệu bằng Fill Handle đơn giản hơn so với việc sử dụng các lệnh từ dòng thực đơn và tiết kiệm được thời gian. Fill Handle là một dấu vuông đen nhỏ ở góc dưới bên phải của ô hiện tại (ví dụ, ô A2 trên hình 1.3) A B D 1 2 1 3 1 4 3 5 6 Hình 1.3. Công cụ Fill Handle Thao tác với Fill Handle như sau: Đưa con trỏ chuột đến dấu hiệu của Fill Handle, con trỏ chuột sẽ có hình dấu cộng đen thẫm. Khi đó kéo rê con trỏ chuột đến các ô khác muốn điền dữ liệu (cùng hàng hoặc cùng cột). Dưới đây xét một số ví dụ để làm quen với cách sử dụng Fill Handle. Trong bảng ở hình 1.4 là các dữ liệu ban đầu được sử dụng để điền cho các ô tiếp theo của một hàng. Hình 1.4. Dữ liệu ban đầu cho FillHandle Ví dụ 1: Điền các ô bằng Fill Handle. - Nhấn chuột trên ô A2. - Rê Fill Handle đến ô D2 và nhả chuột. Các ô sẽ được điền các dữ liệu giống như sao chép của ô A2 (hình l.5). 18
  19. Hình 1.5 Đánh dấu ô A2 và rê Fi11Handle đến ô D2 Cách điền số liệu cho cột thực hiện tương tự. Nói chung, người sử dụng có thể sử dụng Fill Handle để điền dữ liệu theo bốn hướng. Nếu sử dụng Fill Handle với một số hay một văn bản thì Fill Handle chỉ đơn giản là sao chép dữ liệu như trong ví dụ 1. Nếu sử dụng Fill Handle với công thức, Excel sẽ sao chép nó và điều chỉnh các tham số tương ứng của công thức. Ví dụ 2: Điền dữ liệu tăng dần theo số thứ tự bằng cách thực hiện các thao tác: - Đánh dấu hai Ô A3 và B3 (nhấn chuột trên Ô A3, nhấn giữ SHIFT và nhấn trên ô B3), dữ liệu trong hai ô này là 1, 3 (bước tăng bằng 2). Rê Fill Handle đến hết ô E3, kết quả Excel sẽ điền các ô với bước nhảy bằng 2 như trên hình 1.6. Hình 1.6. Đánh dấu hai ô A3, B3 và rê Fill1Handle đến hết ô E3 Ví dụ 3: Điền dữ liệu tăng dần theo ngày, tháng. Excel có khả năng nhận biết mong muốn của người sử dụng. Nếu dùng Fill Handle để điền hàng 4, người sử dụng sẽ được các tháng tăng dần, còn ở hàng 5 Excel sẽ cho kết quả ngày, tháng đầu tiên của tháng liên tiếp nhau. Trong hàng 6, Excel nhận biết cần điền dữ liệu tăng theo tháng cách nhau một bước 19
  20. tăng bằng 1 tháng. Khi điền theo thời gian, Excel tự động tính các ngày trong tháng, trong năm và trong thế kỷ (hình 1 7) . Hình 1.7. Kết quả sử dụng Fill Handle * Tự động điền dữ liệu bằng công thức Excel cho phép tự động điền dữ liệu vào bảng công thức nếu công thức chỉ phụ thuộc vào một hoặc hai biến. Trong trường hợp thứ hai, các bước tiến hành điền dữ liệu như sau: - Xác định công thức cần điền dữ liệu. Giả sử công thức dùng để điền chứa hai biến X và Y. - Nhập công thức này vào một ô của bảng tính. Ô đó phải nằm ở góc trái phía trên của vùng cần điền dữ liệu. Thay vào vị trí của X và Y trong công thức, người sử dụng điền địa chỉ của hai ô bất kỳ không phụ thuộc vùng cần điền dữ liệu, ví dụ hai ô bất kỳ này là A3 và B4 (giả thiết công thức có dạng = A3 + B4). - Ở dòng bên phải của công thức điền các giá trị sẽ được thay thế cho Y trong công thức. - Trong cột phía dưới của công thức các giá trị sẽ được thay thế cho Y trong công thức. - Đánh dấu vùng bảng tính cần điền dữ liệu bằng công thức, vùng này bao gồm cả hàng và cột chứa các giá trị X và Y đã nêu trên. - Thực hiệnn lệnh Data / Table, sẽ xuất hiện hộp thoại Table (hình l.8). - Ở hộp thoại này, trong khung Row input cell ghi địa chỉ ô tương ứng với 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2