TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT<br />
BAY TRÊN TỔ CHIM CÚC CU CỦA KEN KESEY<br />
QUA THẾ GIỚI NHÂN VẬT LƯỠNG PHÂN<br />
LÊ THỊ TRÀ MY - THÁI PHAN VÀNG ANH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bay trên tổ chim cúc cu là thế giới của một bệnh viện tâm thần,<br />
như một mô hình sống động của thế giới bên ngoài. Bằng việc sử dụng hình<br />
thức trần thuật đối thoại/ trần thuật thông qua lời thoại của nhân vật, nhà văn<br />
đã đan cài vào đó những lớp diễn ngôn, mở ra trường nhìn lớn lao về những<br />
vấn đề nhân sinh, xã hội. Đúng như Bakhtin đã nói: “khu vực nhân vật” là<br />
nơi thể hiện rõ nhất diễn ngôn đối thoại của tác phẩm. Trong khuôn khổ một<br />
bài báo, chúng tôi tập trung làm rõ tính đối thoại trong tiểu thuyết Bay trên<br />
tổ chim cúc cu của Ken Kesey qua thế giới nhân vật lưỡng phân: phân lập<br />
tỉnh- điên, tự do - trói buộc, quyền lực thể chế - sự thỏa hiệp.<br />
Từ khóa: tính đối thoại, diễn ngôn, nhân vật lưỡng phân, trần thuật đối<br />
thoại, cảm quan hậu hiện đại.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Nhân vật của Bay trên tổ chim cúc cu có thể gọi là kiểu “nhân vật lưỡng phân”. Nếu<br />
lưỡng phân là phân ra thành hai, theo những nét đối lập thì với Ken Kesey, ý thức đối<br />
lập đó là: tỉnh và điên, giữa tự do và sự trói buộc, giữa quyền lực thể chế và sự thỏa<br />
hiệp. Lựa chọn một trong hai mặt mâu thuẫn đó là cuộc đấu tranh vật vã của các bệnh<br />
nhân trong suốt cuộc đời.<br />
2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT GẮN VỚI CẤU TRÚC LƯỠNG PHÂN<br />
2.1. Phân lập tỉnh - điên<br />
Ken Kesey đã rất tài tình khi xây dựng hai tuyến nhân vật: mụ y tá – bệnh nhân cùng<br />
tồn tại, tạo ra đường biên nhập nhằng giữa chúng. Bởi trong thế giới của viện tâm thần,<br />
người tưởng điên thì tỉnh, kẻ tưởng tỉnh lại điên.<br />
Tính chất điên và tỉnh tồn tại trong mỗi con người. Những suy nghĩ của mụ y tá thật sự<br />
“điên” khi muốn một tay điều hành mọi hoạt động của bệnh viện. Mụ luôn mồm nói: “các<br />
ông thuộc quyền quản lí của chúng tôi”, “trật tự, kỷ luật được duy trì chỉ nhằm mục đích<br />
muốn tốt cho các anh” [4, tr. 265]. Những liệu pháp trị bệnh được sử dụng như công cụ để<br />
khống chế tinh thần phản kháng của bệnh nhân. Mụ muốn điều hành tổ hợp hoạt động<br />
như một bộ máy: “Ngồi trước mạng điều khiển, mụ mơ về một thế giới mà mọi thứ đều<br />
hoạt động đồng bộ, chuẩn xác như bộ máy đồng hồ.” [4, tr. 42]. Chính khát vọng thái quá<br />
trong việc thống trị thế giới người điên này đã khiến bà ta trở thành kẻ điên rồ nhất với<br />
những suy nghĩ của mình. Tính điên nơi người tỉnh – mụ y tá, là dục vọng về quyền lực,<br />
thống trị thế giới người điên bằng kĩ cương, nề nếp. Có thể nói, con người bất kể ai cũng<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 02(34)/2015: tr. 66-73<br />
<br />
TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYÊT BAY TRÊN TỔ CHIM CÚC CU...<br />
<br />
67<br />
<br />
mang trong mình một căn bệnh “điên”: điên vì danh lợi, điên vì tình, điên vì quyền lực,<br />
điên vì cô đơn, nhưng điên vì dục vọng cá nhân của mụ y tá trưởng đã biến thành điên<br />
khùng bởi nó đã gây hại cho người khác với biết bao nhiêu hệ lụy.<br />
Sự tỉnh táo, phi lí thay lại nằm ở những người điên. Ken Kesey đã xây dựng thành công<br />
một thế giới của những người điên. Các bệnh nhân trong viện tâm thần là những con<br />
người dị biệt từ ngoại hình cho đến tính cách và hầu như chẳng điên chút nào. Nhưng tất<br />
cả họ đều tự nguyện hòa mình vào thế giới điên này một cách điên dại. Thay vì đấu tranh<br />
chiến thắng số phận, họ lại chọn con đường buông xuôi đầu hàng nó, để rồi an phận, chấp<br />
nhận sống như là tồn tại, sống với bản năng không hơn loài vật là bao. Tiêu biểu cho kiểu<br />
sống thụ động của nhiều con người ngoài xã hội, thay vì đấu tranh trước sóng gió của<br />
cuộc đời thì họ trốn chạy nó, biến mình thành kẻ đào tẩu của một kiếp người.<br />
McMurphy bước chân vào bệnh viện cũng vì mục đích chạy trốn cuộc đời với tội danh<br />
“thái nhân cách”, “tên cuồng dâm”. Nhưng chính McMurphy đã nhận ra sự tỉnh táo<br />
trong mỗi con người ở trại thương điên này, khi anh nghe họ bàn luận về sự điên của<br />
mình: “ở đâu thì chúng tôi cũng là thỏ thôi - chúng tôi ở đây vì chúng tôi không thể<br />
thích ứng với địa vị thỏ của mình. Chúng tôi cần một con sói mạnh được việc kiểu như<br />
mụ y tá này để học lấy vị trí của mình.” [4, tr. 91]. Hóa ra, những bệnh nhân không<br />
những không điên mà còn tỉnh táo. Họ ý thức được sự điên loạn thật sự của mụ y tá<br />
trưởng và cũng ý thức được sự điên loạn của bản thân. Suốt một thời gian dài, lòng tôn<br />
kính mù lòa về sự hiện hữu của mụ y tá như một đấng cứu thế, cứu rỗi những linh hồn<br />
bị khuyết tật đã khiến cho chính họ dần dần đánh mất ý thức làm người. Bromden sống<br />
náu mình như một kẻ giả câm giả điếc, nhưng thực ra anh luôn ý thức một cách tỉnh táo,<br />
có cái nhìn bao quát trước mọi sự việc diễn ra. Các bệnh nhân khác cũng cố gắng nấp<br />
trong cái vỏ tâm thần, nhưng luôn ý thức được mình là ai trong thế giới đảo điên hiện<br />
tồn. Harding nói: “Chúng ta là vật hi sinh cho chế độ mẫu hệ, anh bạn ạ.” [4, tr. 89]. Sự<br />
tỉnh táo của các con con bệnh thể hiện trong những đoạn diễn giải, bộc lộ suy nghĩ trước<br />
những sự kiện va đập vào nhau. Nổi sợ hãi khiến “Mỗi người tìm một đám sương mù<br />
cho mình và chui vào đó” [4, tr. 162]. Đám sương mù do mụ y tá tạo ra không chỉ để<br />
khống chế, làm mất phương hướng của con bệnh mà còn là nơi ẩn náu phần ý thức của<br />
họ. Họ thích lẩn tránh vào đó, giả câm giả điếc trong mọi tình huống. Họ trở thành<br />
những kẻ diễn trò chuyên nghiệp trong vai người điên. Nhưng trái lại, họ tỉnh táo hơn ai<br />
hết. Bệnh điên chỉ nằm ở những kẻ luôn ảo tưởng sức mạnh và dùng mọi thủ đoạn để<br />
nuôi dưỡng và làm thỏa mãn máu điên trong trái tim.<br />
Trong thế giới nhỏ bé này, dường như người tỉnh không biết là mình điên, người điên<br />
không biết là mình tỉnh. Riêng McMurphy, hắn luôn cố gắng lí giải những phi lí diễn ra<br />
trước mắt: “Qua ngạc nhiên là sao tụi bay ở đây bình thường thế.” [4, tr. 91]. Bromden<br />
có thể ngạc nhiên khi khám phá ra sự tỉnh táo và sự hiền minh tồn tại trong mỗi con<br />
người, nhưng McMuphy không hề ngạc nhiên khi phát hiện ra vỏ bọc giả câm giả điếc<br />
của Bromden: “Thủ lĩnh, mày giật mình khi tao nói có thằng nhọ đang tới. Vậy mà<br />
chúng bảo mày điếc” [4, tr. 117]. McMurphy là tên tỉnh táo lạc vào thế giới người điên,<br />
anh quá tỉnh nên không nhận ra sự điên loạn lại tồn tại trong chính những con người<br />
<br />
68<br />
<br />
LÊ THỊ TRÀ MY – THÁI PHAN VÀNG ANH<br />
<br />
được coi là bình thường. Cuộc đối đầu giữa McMurphy và Ratched thật ra là cuộc đối<br />
đầu giữa hai người tỉnh luôn xem đối thủ là một kẻ điên.<br />
Điên và tỉnh tồn tại trong chính bản thân mỗi con người và tồn tại trong cách nhìn nhận<br />
về người khác. McMurphy đủ tinh tế để nhận ra y tá trưởng là: “con mụ ăn xác thối” [4,<br />
tr. 101]. Còn những hành động đấu tranh cho quyền lợi của McMurphy khiến anh ta bị<br />
nhìn nhận như một kẻ phi lý và điên khùng. Tuy nhiên, trạng thái khùng điên của<br />
McMurphy lệch ra khỏi con mắt của kẻ bạo ngược được coi là sự đảm bảo cho tự do<br />
của con người trước cái qui luật ngặt nghèo của các cấu trúc thống trị, quan hệ quyền<br />
lực. J. Lacan khẳng định: “không thể hiểu được sự tồn tại của con người nếu không đặt<br />
tương quan nó với sự khùng điên cũng như không thể là người mà lại không có yếu tố<br />
điên rồ bên trong bản thân.” [1, tr. 54]. Ken Kesey đối lập quyền lực với những con<br />
người ngoài lề, bị xã hội ruồng bỏ, những kẻ tổn thương tinh thần hay bệnh tật, tội phạm<br />
- một cách thể hiện các dạng khùng điên trong mỗi con người trong xã hội.<br />
Sự đối lập giữa khùng điên và tỉnh táo thể hiện trong phát ngôn của nhân vật. Ken<br />
Kesey đã mượn lời của nhân vật để bộc lộ nhân sinh quan hư vô chủ nghĩa. Trong tiểu<br />
thuyết, giọng điệu của các con bệnh chất chứa tính chất cực đoan về mặt nhận thức và<br />
màu sắc hư vô về mặt nhân sinh. Harding ngỡ ngàng khi lần đầu tiên được đắm chìm<br />
trong nhạc, rượu, điệu van của hai cô gái: “Đây không phải là sự thực. Đó là tác phẩm<br />
hỗn hợp của Kafka, Mark Twain và Martini.” [4, tr. 401]. Sự mâu thuẫn, hoài nghi trong<br />
mỗi câu nói của những bệnh nhân vừa thể hiện sự điên loạn vừa rất tỉnh táo. “Những<br />
chuyện này không xảy ra,”… “Các em thực ra không hề có ở đây. Rượu này cũng<br />
không có, chẳng có cái gì ở đây tồn tại hết.” [4, tr. 394]. Nhưng các con bệnh cũng quá<br />
tỉnh táo để tự ý thức về bản thân, rằng họ không đủ sức để bước ra thế giới bên ngoài,<br />
bởi vì nơi đó không dung chứa những tội lỗi, sự xấu hổ, nỗi sợ hãi, tự hạ mình… ngay<br />
từ lúc họ sinh ra. “Cái cảm giác xã hội đang chỉ thẳng vào mặt tớ và một nghìn giọng<br />
nói đồng thanh hét lên: Xấu hỗ chưa! Nhục nhã chưa! [4, tr. 4 07]. Mỗi bệnh nhân<br />
trong trại tâm thần đều mang trong mình lòng thù hận, sự bất mãn về số phận, nhưng<br />
trong trái tim họ luôn có chỗ cho tình yêu. Đối lập với cuộc sống ô hợp, bát nháo, đầy<br />
bất công, phi lí là khao khát yêu thương, đồng cảm của con người. Nhưng sự vô tình,<br />
tàn nhẫn của người đời biến họ thành những kẻ điên khi nào không biết, và họ coi đó là<br />
giải pháp tốt nhất để được yên ổn sống cho qua kiếp người. Nghĩ thấu đáo hơn, ta thấy<br />
đó là thói tật căn cốt của phần đông con người trong xã hội hậu công nghiệp này. Con<br />
người sẵn sàng buông lơi một bàn tay yếu ớt, mất giá trị, để nắm một bàn tay khác chắc<br />
chắn hơn. Nói bệnh viện tâm thần là một thế giới thu nhỏ của xã hội bên ngoài bởi sự<br />
hỗn loạn giữa các ý thức, sự đảo điên mọi giá trị đặc biệt là sự nhập nhằng giữa điên<br />
loạn và tỉnh táo trong chính bản thân mỗi con người.<br />
2.2. Tự do và trói buộc<br />
Văn chương thời đại nào cũng hướng đến tìm kiếm tự do cho con người. Nhưng muốn<br />
thoát khỏi sự ràng buộc, những chế định khắt khe của chế độ độc tài kìm hãm tự do, con<br />
người cần phải tự giải phóng cho mình.<br />
<br />
TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYÊT BAY TRÊN TỔ CHIM CÚC CU...<br />
<br />
69<br />
<br />
Những ngày đầu bước chân vào viện tâm thần, McMurphy luôn nằm trong trạng thái đa<br />
nghi, ngờ vực, lo lắng. Tâm trạng đó xuất phát từ sự hoài nghi đối với thái độ chấp nhận<br />
trói buộc của đám bệnh nhân. Điều làm cho Mc Murphy ngạc nhiên nhất khi mới bước<br />
chân vào bệnh viện “Đó là không ai cười”. McMurphy trốn chạy án tù khổ sai không<br />
ngờ lại bị giam cầm trong một không gian cứng đờ, tù túng. Đó là mảnh đất do những<br />
kẻ có quyền lực với chế độ độc tài quản lí, khiến anh ta hoảng hốt. Ở đó, tồn tại một chế<br />
độ quan liêu bất khoan dung, kiểm soát những kẻ bị vô thừa nhận bằng thuốc men, bằng<br />
sốc điện, phân thây, mổ não. Sự giam giữ con người bởi những thế lực kia làm tăng<br />
thêm sự khủng hoảng về danh tính của con người ngay từ trong suy nghĩ. Những<br />
nguyên tắc được đặt ra khắt khe đến mức trói buộc cả những phản xạ tự nhiên của con<br />
người, bệnh nhân cười cũng không dám cười, nhìn cũng không dám nhìn: “Tôi nhắm<br />
mắt lại, bởi khi nhắm mắt người ta khó nhận biết ta hơn” [4, tr. 8]. Thậm chí Bromden<br />
bấu víu vào những cục kẹo cao su dính vào dưới gầm giường vào mỗi tối để khỏi lạc<br />
dưới lớp sương mù quyền lực.<br />
Mang vẻ ngoài suồng sã nhưng McMurphy cũng mang thân phận không khác gì các con<br />
bệnh ở trại tâm thần. Điều khác biệt giữa họ là dù bất cứ ở đâu, McMurphy cũng không<br />
cho phép có sự bó buộc, kìm kẹp. Trong mảnh đất mà quyền lực làm cho ngu muội đó,<br />
hắn luôn tìm mọi cách để có được mối quan hệ nới lỏng và cởi mở hoàn toàn. Trong<br />
cuộc chiến giữa tự do và trói buộc, vũ khí của McMurphy chỉ là niềm tin và sự gan dạ.<br />
Mụ y tá thì khác, mụ có cả Liên hợp đứng đằng sau cộng với bản tính độc tài, tàn ác.<br />
Mỗi khi bà ta phun sương là các con bệnh đều cảm nhận được sắp có biến cố lớn xảy ra,<br />
cuốn trôi họ trong lớp sương mù bồng bềnh, vô định. Ngay từ điểm xuất phát đã có<br />
thểthấy rằng, đây là cuộc chiến không cân sức.<br />
Các con bệnh cũng khát khao tự do nhưng nỗi khiếp hãi trước sự tàn ác, những mưu mô<br />
quỉ quyệt đã vùi lấp ý chí và sức mạnh ít ỏi của họ. Những viên nhộng trắng đục có cài<br />
con chíp, những liệu pháp sốc điện và giải phẫu thùy não một cách vô cớ đã khiến họ mắc<br />
kẹt giữa những trói buộc. Trong thời đại này, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức của xã<br />
hội bao giờ cũng tồn tại một dạng đạo đức ngoài khuôn khổ. Con người luôn bị đặt mấp<br />
mé giữa hai giới hạn đó. Thiện và ác luôn luôn tồn tại song hành, cái ác đôi lúc lại chiếm<br />
vị trí thắng thế, khống chế kẻ mạnh và là phương tiện điều khiển cái thiện. Cái thiện chỉ<br />
tìm được vị thế của mình khi con người biết đấu tranh. Nhận thức được rằng, khi con<br />
người đạt được tự do trong tâm hồn, họ sẽ tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của thể<br />
xác, nên việc đầu tiên mà kẻ nổi loạn dẫn đường - McMurphy hướng đến là khơi thông ý<br />
thức cho các con bệnh. Nếu trước đó, bệnh nhân còn không dám cười, không dám ăn to<br />
nói lớn thì giờ đây họ thả sức tung hoành trong sự đối kháng. “Tiếng cười âm vang suốt<br />
cả tối, và vừa chia bài vừa buông những lời đùa cợt” [4, tr. 113]. Sự chuyển động trong<br />
tâm hồn của Bromden cho thấy sự thay đổi trong ý thức của anh ta: “Lần đầu tiên sau<br />
nhiều năm, tôi được nhìn thấy những con người không bị viền đen bao bọc” [4, tr. 216].<br />
Các con bệnh cũng bắt đầu tìm thấy sức sống bên trong con người mình, họ đã biết cảm<br />
nhận, biết thổn thức với những rung động tự nhiên nhất: “Mùa thu. Mới đây thôi, ngoài<br />
kia còn tràn trề mùa xuân, rồi rực rỡ nắng hè, vậy mà giờ đã sang thu – thật là buồn cười<br />
biết mấy.” [4, tr. 218]. Sự chuyện động của thiên nhiên hay chính là sự chuyển động trong<br />
<br />
70<br />
<br />
LÊ THỊ TRÀ MY – THÁI PHAN VÀNG ANH<br />
<br />
tâm hồn con người, đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong ý thức của anh ta. Càng<br />
sống lâu trong tù túng và trói buộc, ý thức phản kháng của con người càng trở nên mạnh<br />
mẽ. Đó là khi các bệnh nhân trong những lần đối kháng với y tá trưởng để dành quyền lợi<br />
nhỏ bé mà bấy lâu bị cấm đoán bởi những nguyên tắc vô lí: Cheswick phản đối khi phòng<br />
ngủ bị khóa: “Đấy là tội đáng chết à? Những người bình thường vẫn ngủ muộn vào thứ<br />
Bảy và Chủ nhật” [4, tr. 222]. Trong cuộc họp, khi yêu cầu trả lại thuốc lá cho bệnh nhân:<br />
“Tôi đâu phải là trẻ con mà người ta giấu thuốc lá đi như giấu kẹo! Chúng tôi yêu cầu<br />
phải làm gì đó” [4, tr. 229]. “Tôi muốn nhìn thấy những cánh tay, tôi muốn nhìn thấy<br />
những cánh tay không giơ lên” [4, tr. 190]. Tất cả đều ý thức được hành động của mình<br />
“giơ tay không còn để xem trận bóng mà để chống lại mụ Y tá Trưởng, chống lại phòng<br />
điên mà mụ muốn dành cho McMurphy, chống lại tất cả những gì mụ đã nói, đã làm, đã<br />
áp bức, đè nén chúng trong bao năm qua.” [4, tr. 191]. Đặc biệt, sự phản kháng thể hiện rõ<br />
ở nhân vật McMurphy. Anh tự do hoạt động và làm những gì mình thích ở trong viện tâm<br />
thần, bất chấp mọi nguyên tắc, trật tự, kỉ cương mà viện đặt ra. Hắn hát “hát vô tư cứ như<br />
cả đời hắn chưa từng biết lo phiền.” [4, tr. 127]. Khi mụ y tá ngang nhiên tước đi đặc<br />
quyền dành phòng tắm để bệnh nhân chơi bài trong ngày, cơn giận giữ của McMurphy đã<br />
khiến anh đấm nát vụn tấm kính. Tấm kính là chỗ chia cắt ranh giới của thế giới thống trị<br />
với thế giới bị trị. Hành động có chủ ý của McMurphy không đơn giản là phá hoại, cũng<br />
không chỉ là thách thức trêu ngươi mà nó còn có ý nghĩa phá tan bức tường quyền lực,<br />
xóa nhòa ranh giới của tự do và trói buộc.<br />
Ranh giới giữa tự do và trói buộc tưởng chừng rất mong manh nhưng thực ra đó là một<br />
quá trình đấu tranh nghiệt ngã. Bromden hay những bệnh nhân trong viện tâm thần, có<br />
người mất gần nửa cuộc đời cũng không thể nào vượt qua ranh giới ấy. Các bệnh nhân<br />
luôn cho mình là những kẻ khuyết tật về tâm hồn cũng như thể xác, họ chấp nhận thân<br />
phận là thỏ trong thế giới này. Chưa bao giờ họ cho mình được quyền bước qua ranh<br />
giới của tự do. Qui củ, áp bức, trói buộc là một phần của cuộc đời họ. Ngược lại, kẻ nổi<br />
loạn McMurphy lại đánh giá quá cao khả năng của mình. Anh khao khát lập lại trật tự<br />
mới bằng cách phá hoại cái trật tư cũ - trói buộc tự do con người. Nhưng ở đời không<br />
phải lúc nào cái thiện cũng thắng cái ác, không phải chân lí nào cũng trường tồn mãi<br />
mãi. Cái chết của McMurphy là biểu hiện cho sự thất bại của cái thiện trước cái ác ở<br />
một phương diện nào đó. Kết thúc cuộc chiến giữa tự do và trói buộc, chân lí cuối cùng<br />
rút ra cho mỗi con người đó là: hãy là chính mình và phải biết làm chủ chính mình trước<br />
mọi tình huống trong đời, thậm chí phải khôn ngoan: “để giữ được thằng bằng và để thế<br />
giới không làm mình phát điên thì phải biết cười vào mũi tất cả những gì đang làm khổ<br />
mình.” [4, tr.330]. Chỉ có như vậy, con người mới có khả năng đứng vững trong xã hội<br />
này. Thế giới viện tâm thần cũng chẳng khác gì một gánh xiếc được điều khiển bởi một<br />
thế lực vô hình, để đạt được những mục đích đen tối mà sẵn sàng trói buộc khao khát tự<br />
do của những bệnh nhân khuyết tật đáng thương. Để đạt đến sự tự do thì con người phải<br />
có ý thức nỗ lực truy tìm niềm vui, hạnh phúc trong tâm hồn. Vì tự do chỉ chiến thắng<br />
được những trói buộc khi lòng người thực sự muốn.<br />
<br />