Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH HÌNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NHI<br />
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮKLẮK NĂM 2011<br />
Hoàng Ngọc Anh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca.<br />
Kết quả: Có 745 trẻ mắc bệnh tay chân miệng (TCM) nhập viện điều trị, bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 3<br />
tuổi (91,7%) và nam (62,3%) có tỷ lệ mắc nhiều hơn nữ (37,7%), nhập viện từ tháng 8 – 11 chiếm tỷ lệ cao<br />
(74,6%), tất cả các huyện, thị, thành phố đều có bệnh nhân mắc TCM (15/15); ghi nhận các dấu hiệu khi trẻ<br />
mắc phát hiện trước vào viện sốt (96,78%), nổi phỏng nước (95,57%), giật mình (44,16%), loét miệng<br />
(21,21%), các biểu hiện nôn, tiêu chảy (10 – 11%), co giật chỉ chiếm (3,22%) và thời gian khởi phát < 3 ngày<br />
(84,83%). Khi vào viện các dấu hiệu thăm khám phát hiện theo thứ tự nổi phỏng nước (99,1%), sốt (93,4%),<br />
giật mình (58,4%), loét miệng (24%), tiêu chảy (17,9%). Về phân độ, độ 1 và 2a chiếm (91,7%), độ 2b và 3<br />
chiếm (8,7%); Thời gian xuất hiện biến chứng sau khi vào viện gặp nhiều vào 3 ngày đều, ngày 1 (35,5%), ngày<br />
2 (33,9%), ngày 3 (24,2%); các dấu hiệu biến chứng giật mình (100%), sốt cao (95,2%), li bì (51,6%), mạch ><br />
150 l/phút (21%), yếu liệt chi (3,2%). Về cận lâm sàng số lượng bạch cầu làm lần đầu tiên khi vào viện ><br />
15.000 mm3 (16,1%), phân lập virus (25,8%) dương tính với Enterovirus trong đó EV 71 (16,1%) và không phát<br />
hiện trường hợp nào do Coxsakie virus, Điều trị Immunoglobulin 62/745 (8,32%). Kết quả điều trị ra viện<br />
(97,4%), chuyển viện (2,3%), tử vong (0,3%), ngày điều trị trung bình 6,59 ± 3,34.<br />
Kết luận: Bệnh tay chân miệng tăng đột biến trong những năm gần đây. Bệnh không chỉ đe dọa đến sức<br />
khỏe của trẻ, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm<br />
giảm tỉ lệ mắc bệnh và các trường hợp biến chứng nặng.<br />
Từ khóa: bệnh tay chân miệng, enterovirus 71.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE CHARACTERISTICS OF HAND-FOOT-MOUTH DISEASE IN CHILDREN<br />
AT ĐAKLAK PROVINCIAL HOSPITAL<br />
Hoang Ngoc Anh Tuan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 29 - 37<br />
Objectives: To describe epidemiological, clinical and lab findings, complications and treatment results of the<br />
hand-foot-mouth disease.<br />
Method: The study was conducted in Pediatric Department, ĐăkLăk provincial hospital from January to<br />
December, 2011. We reviewed the medical records of 745 children with HFMD. Results: Of 745 cases with<br />
HFMD, 464 (62.3%) were male. Most (91.7%) of cases occurred in children under 3 years old. Morbidity highly<br />
increased from August to November (74.6%) and distributed in all districts. The average time of onset was 3<br />
days. The primary clinical symptoms were fever (96.78%), papule rashes (95.57%), myoclonus jerk (44.16%),<br />
oral ulcers (21.21%). After hospitalization, the signs were papule rashes(99.1%), fever (93.4%), myoclonus jerk<br />
(58.4%), oral ulcers (24%), diarrhea (17.9%). The severity of HFMD was mainly grade 1 and 2a<br />
(91.7%).Complications occured within the first 3 days after hospitalization. The signs associated with<br />
*Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Tỉnh ĐắkLắk<br />
Tác giả liên lạc: BS Hoàng Ngọc Anh Tuấn, ĐT: 0905142523 – 3912049,Email: bstuanbe@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
29<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
complications were myoclonus jerk (100%), high fever (95.2%), rapid pulse >150/min (21%), limb weakness<br />
(3.2%), leucocytosis >15,000/mm3 (16.1%). Viral culture were performed in 62 patients and 25.8% of them were<br />
positive. Of the cases with positive viral culture, EV71 accounted for 10/62 (16.1%), Coxsackievirus in 0/62<br />
(0%). Patients treated by immunoglobulin were 62/745 (8.32%). Results of treatment were discharge (97.4%),<br />
transfer to higher level (2.3%), deaths (0.3%). The mean duration of treatment was 6.59 ± 3.34 days.<br />
Conclusions:With significant increasing in the number of cases in recent years, HFMD not only threats the<br />
health of children but also causes tremendous loss and burden to both families and society. Therefore, we need to<br />
early identify and effectively treat the severe cases in order to reduce the number of deaths or sequalae.<br />
Key Words: hand-foot-mouth disease, enterovirus 71.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ em đã được<br />
mô tả ở nhiều nơi trên thế giới. Bệnh do các siêu<br />
vi thuộc giống Human enterovirus họ<br />
Picornaviridae như Coxsakie virus A4, A5, A9, A 10,<br />
A 16, A 24, B2, B3, B4, B5; Echovirus 18, 25 và<br />
Enterovirus 71. Là bệnh truyền nhiễm lây từ người<br />
sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường<br />
ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường<br />
gặp là (Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71<br />
(EV71). Gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa<br />
phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu<br />
hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 - 5<br />
và từ tháng 9 - 12 hàng năm. Bệnh thường gặp ở<br />
trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi<br />
dưới 3 tuổi.<br />
Hiện nay Việt Nam chưa có đủ dữ liệu nghiên<br />
cứu về bệnh TCM ở trẻ em, chỉ có một số báo cáo<br />
của Bệnh viện Nhi đồng I và Viện Pasteur Thành<br />
phố Hồ Chí Minh. Với tỉnh Đắk Lắk đây là một<br />
vấn đề còn quá mới chưa có ai đề cập, vì trước đây<br />
Bệnh TCM số bệnh nhân mắc chiếm tỷ lệ rất thấp<br />
so với trẻ em nhập viện như năm 2008 (0,28%),<br />
năm 2009 (0,19%), năm 2010 (0,23%), năm 2011<br />
(8,53%); đối với vùng Tây Nguyên Đắk Lắk là<br />
tỉnh có số mắc cao nhất, có 02 bệnh nhân tử vong.<br />
Nhằm đánh giá tình hình mắc bệnh TCM, mô tả<br />
đặc điểm dịch tễ học và dấu hiệu lâm sàng bệnh<br />
TCM, xác định yếu tố tiên lượng và xác định tác<br />
nhân gây bệnh, để từ đó giúp các Bác sỹ hoàn<br />
thiện hơn trong chẩn đoán điều trị và tiên lượng<br />
bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài “Tình hình bệnh tay chân miệng điều trị tại<br />
<br />
30<br />
<br />
khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk năm<br />
2011” với các mục tiêu sau:<br />
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận<br />
lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị Bệnh tay<br />
chân miệng.<br />
2. Xác định tỷ lệ thời gian xuất hiện với các<br />
dấu hiệu biến chứng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 745 bệnh án Bệnh TCM điều trị tại khoa<br />
Nhi năm 2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
- Chẩn đoán bệnh TCM theo tiêu chuẩn lâm<br />
sàng của Bộ y tế bao gồm:<br />
+ Sốt (> 37,50 C).<br />
+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước<br />
đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi,<br />
gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.<br />
+ Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn<br />
tay, lòng bàn chân, gối, mông.<br />
- Chẩn đoán bệnh TCM xác định khi có kết<br />
quả xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút<br />
gây bệnh.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có bệnh lý nền mạn tính.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Hồi cứu mô tả loạt ca.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Dựa trên bệnh án lưu trữ.<br />
Mỗi bệnh nhi thuộc đối tượng nghiên cứu có<br />
một phiếu điều tra riêng.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Các chỉ số nghiên cứu<br />
<br />
Phân bố theo tuổi<br />
Bảng 2: Tuổi mắc bệnh<br />
<br />
Đánh giá các chỉ số sau:<br />
- Dịch tễ lâm sàng: tuổi, giới tính, dân tộc, địa<br />
điểm mắc bệnh, thời gian mắc bệnh theo tháng.<br />
- Chỉ số lâm sàng: thời gian phát hiện bệnh,<br />
các dấu hiệu thường gặp ban đầu trước khi vào<br />
viện, triệu chứng lâm sàng khi vào viện, phân bố<br />
theo độ, thời gian xuất hiện biến chứng sau khi<br />
vào viện, các dấu hiệu biến chứng, biến chứng<br />
thường gặp, tỷ lệ thời gian xuất hiện và các dấu<br />
hiệu biến chứng, kết quả điều trị.<br />
- Chỉ số cận lâm sàng: tìm hiểu thay đổi bạch<br />
cầu xét nghiệm lần đầu và tác nhân gây bệnh<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Theo phương pháp thống kê y học thông<br />
thường với sự hỗ trợ của phần mềm Medcalc,<br />
SPSS 11.5 và Microsoft Excel 2003.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm<br />
sàng, biến chứng và kết quả điều trị Bệnh<br />
tay chân miệng<br />
Phân bố theo giới<br />
Bảng 1: Tỷ lệ mắc bệnh theo giới<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng số<br />
<br />
n<br />
464<br />
281<br />
745<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
62,3<br />
37,7<br />
100<br />
<br />
2 = 44,462 p6 - ≤36<br />
>36 - ≤60<br />
>60<br />
Tổng số<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
n<br />
13<br />
683<br />
38<br />
11<br />
745<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
1,7<br />
91,7<br />
5,1<br />
1,5<br />
100<br />
<br />
= 1768,9 p