Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
TÌNH HÌNH CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THALASSEMIA<br />
TẠI KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ<br />
Võ Thế Hiếu*, Tôn Thất Minh Trí*, Phạm Thị Ngọc Phương*, Nguyễn Thanh Sơn*, Lê Thị Thanh Hoa*<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Thalassemia là bệnh di truyền về gen do rối loạn hemoglobin bởi sự khiếm khuyết tổng hợp<br />
chuỗi globin. Đây là một trong những bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Nghiên cứu 96 bệnh nhân tại<br />
khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2018 đến 12/2018.<br />
Mục đích: Khảo sát tình hình chăm sóc và điều trị bệnh thalassemia tại khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh<br />
viện Trung ương Huế.<br />
Đối tượng - Phương pháp: Bệnh nhân thalassemia điều trị tại khoa Huyết học Lâm sàng bệnh viện Trung<br />
Ương Huế. Mô tả hồi cứu hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Độ tuổi trung bình lúc nhập viện: 37,81 ± 13,04; nữ chiếm 76,04% ; thể bệnh chiếm cao nhất là<br />
beta thalassemia 64,58%, tiếp đến là thể bệnh alpha thalassemia 27,08%; HbE/beta thalassemia 6,25% và đồng<br />
hợp tử HbE: 2,08%; 100% bệnh nhân biểu hiện thiếu máu, trong đó 72,92% thiếu máu mức độ trung bình,<br />
18,75% thiếu máu nặng; đã cắt lách: 17,7%; xơ gan: 10,42%; suy tim: 5,21%; đái tháo đường: 4,17%; suy giáp:<br />
1,04%. Số lần nhập viện trung bình 3 ± 1,42; số đơn vị hồng cầu khối sử dụng trung bình cho một bệnh nhân:<br />
4,39 ± 2,36; số ngày trung bình điều trị thải sắt cho một bệnh nhân: 5 ± 3,65.<br />
Kết luận: Thalassemia là bệnh lý di truyền thường gặp nhất cần truyền máu thường xuyên. Truyền<br />
máu nhiều lần dẫn đến quá tải sắt trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, suy tim,<br />
đái tháo đường... Chính vì vậy, việc tuân thủ điều trị là hết sức cần thiết để giúp bệnh nhân có chất lượng<br />
cuộc sống tốt hơn.<br />
Từ khóa: bệnh di truyền, quá tải sắt<br />
ABTRACT<br />
THE SITUATION OF CARE AND TREATMENT FOR THALASSEMIA IN CLINICAL HEMATOLOGY<br />
DEPARTMENT AT HUE CENTRAL HOSPITAL<br />
Vo The Hieu, Ton That Minh Tri, Pham Thi Ngoc Phuong, Nguyen Thanh Son, Le Thi Thanh Hoa<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 305 – 309<br />
Thalassemia is an inherited disease caused by disorders of hemoglobin due to the defect of globin chain<br />
synthesis. This is one of the most common genetic pathologies in the world. Study 96 patients at the Clinical<br />
Hematology Department - Hue Central Hospital from January 2018 to December 2018.<br />
Objective: This study aimed to describe the situation of care and treatment for thalassemia in department of<br />
hematology clinic at Hue Central Hospital.<br />
Subjects: The patients with thalassemia were treated in department of hematology clinic at Hue central<br />
hospital<br />
Methods: Retrospective case – series study.<br />
Results: The median age of the patients was 37.81 ± 13.04; among of those 96 patients studied, 76.04% were<br />
females. The percentage of beta thalassemia was highest 64.58%; alpha thalassemia was 27.08%; HbE/beta<br />
<br />
*Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Trung ương Huế.<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Thế Hiếu ĐT: 0914 623 835 Email: drthehieuvo@gmail.com<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 305<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
thalassemia was 6.25% and homozygous HbE: 2.08%. 100% of the patients had anemia, in which: medium<br />
anemia is 72.92%, severe anemia is 18.75%. 17.70% of the patients had splenectomy; cirrhosis: 10.42%; heart<br />
failure: 5.21%; diabetes: 4.17%; hypothyroidism: 1.04%. Average number of hospitalizations 3 ± 1.42; the average<br />
number of red blood cell unit per patient: 4.39 ± 2.36; the average number of days treated for chelation: 5 ± 3.65.<br />
Conclusion: Thalassemia is one of the most common single gene disorders that require blood transfusion.<br />
Repeated blood transfusions lead to the overload of iron in the body that cause in many dangerous complications<br />
such as: cirrhosis, heart failure, diabetes ... Therefore, adherence to treatment is very important to improve the<br />
quality of life of the patients.<br />
Key words: inherited disease; overload of iron<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân được chẩn đoán Thalassemia<br />
nhưng đang mang thai sau đó chuyển khoa sản.<br />
Thalassemia là bệnh di truyền về gen do rối<br />
loạn hemoglobin bởi sự khiếm khuyết tổng hợp Phương pháp nghiên cứu<br />
chuỗi globin. Đây là một trong những bệnh lý di Thiết kế nghiên cứu<br />
truyền phổ biến nhất trên thế giới(1,7). Bệnh phân Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu<br />
bố ở khắp các tỉnh và các dân tộc trong cả nước mô tả hàng lọat ca.<br />
và đang gây ra nhiều khó khăn trong việc điều<br />
Các bước nghiên cứu<br />
trị cũng như chăm sóc sức khỏe cộng đồng(8).<br />
Bước 1: Lập danh sách tất cả những bệnh<br />
Bệnh Thalassemia có nhiều thể lâm sàng, từ<br />
nhân thalassemia đến nhập viện điều trị nội trú<br />
thể không có triệu chứng đến thể có biểu hiện<br />
tại khoa Huyết học lâm sàng từ 1/2018 – 12/2018.<br />
nặng cần phải truyền máu nhiều lần đưa đến<br />
Bước 2: Chọn các bệnh án bệnh nhân<br />
gây ứ đọng sắt làm tổn thương nhiều cơ quan,<br />
thalassemia được điều trị truyền máu/thải sắt để<br />
chậm phát triển thể chất, tâm thần, có thể gây tử<br />
đưa vào nghiên cứu.<br />
vong cho bệnh nhân(3,8).<br />
Bước 3: Thu nhập số liệu, phân tích.<br />
Hiện nay, điều trị bệnh Thalassemia ở người<br />
lớn vẫn chủ yếu là truyền máu và thải sắt. Khoa Xử lý số liệu<br />
Huyết học lâm sàng – Bệnh viện Trung ương Theo phương pháp thống kê y học với phần<br />
Huế là tuyến cuối điều trị các bệnh lý về máu mềm SPSS20.0.<br />
của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả KẾT QUẢ<br />
nước, trong đó có bệnh lý Thalassemia. Đặc điểm chung<br />
Vì những lý do trên chúng tôi thực hiện<br />
Phân bố bệnh nhân theo địa dư, nhóm tuổi và<br />
nghiên cứu này nhằm:<br />
giới<br />
Khảo sát tình hình chăm sóc và điều trị bệnh<br />
Bảng 1. Phân bố theo giới và nhóm tuổi<br />
thalassemia tại khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh<br />
Tuổi bệnh nhân Nam Nữ Chung Tỷ lệ %<br />
viện Trung ương Huế. 16 - 25 4 16 20 20,83<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU 26 - 35 5 19 24 25,00<br />
36 - 45 8 23 31 32,29<br />
Đối tượng<br />
46 – 55 3 8 11 11,46<br />
Gồm 190 bệnh án của 96 bệnh nhân > 55 3 7 10 10,42<br />
thalassemia được điều trị tại khoa Huyết học Tổng cộng 23 73 96 100<br />
lâm sàng – Bệnh viện Trung ương Huế từ 1/2018 Tỷ lệ % 23,96 76,04 100%<br />
đến 12/2018. X ± SD 37,81 ± 13,04 (17 – 81)<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ Độ tuổi trung bình lúc nhập viện là 37,81 ±<br />
13,04, thấp nhất là 17 tuổi và cao nhất 81 tuổi,<br />
Theo dõi là người mang gen Thalassemia.<br />
<br />
<br />
306 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trong đó độ tuổi 36 – 45 chiếm tỷ lệ cao nhất 32, độ nặng chiếm 18,75% và mức độ nhẹ chiếm<br />
29%. Nữ chiếm tỷ lệ 76,04%, nam: 23,96%(Bảng 1). 8,33% (Bảng 4).<br />
Bảng 2. Phân bố theo địa dư Tăng ferritin huyết thanh mức độ nặng<br />
Địa dư N Tỷ lệ % chiếm 69,79%.<br />
Thừa Thiên Huế 24 25<br />
Bệnh nhân đã cắt lách là 17 chiếm 17,70%.<br />
Quảng Bình 22 22,92<br />
Quảng Trị 18 18,75 Bệnh nhân có tình trạng xơ gan là 10 chiếm<br />
Quảng Nam 13 13,54 10,42%; suy tim 5,21%; đái tháo đường là 4,17%;<br />
Quảng Ngãi 11 11,46 suy giáp 1,04%.<br />
Bình Định 4 4,17<br />
Tình hình chăm sóc và điều trị<br />
Hà Tĩnh 2 2,08<br />
Đăk Lăk 1 1,04 Tình hình nhập viện của bệnh nhân<br />
Gia Lai 1 1,04 Bảng 5. Số lần nhập viện<br />
Tổng cộng 96 100 % Nhập viện Số lần<br />
Bệnh nhân Thừa Thiên Huế chiếm tỷ lệ 25%; Tổng 190<br />
Quảng Bình là 22%; Quảng Trị 18%; bệnh nhân X ± SD 3 ± 1,42 (1 – 9)<br />
<br />
là người Quảng Nam và Quảng Ngãi lần lượt Số lần nhập viện trung bình trong 1 năm của<br />
chiếm tỷ lệ là 13,54% và 11,46% (Bảng 2). bệnh nhân: 3 ± 1,42; ít nhất là 1 lần; nhiều nhất là<br />
Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh 9 lần (Bảng 5).<br />
Bảng 3. Phân bố theo thể bệnh Tình hình truyền hồng cầu khối<br />
Thể bệnh N Tỷ lệ % Bảng 6. Số lượng máu sử dụng<br />
Beta thalassemia 62 64,58 Hồng cầu khối Đơn vị<br />
Alpha thalassemia 26 27,08 Tổng 834<br />
HbE/Beta thalassemia 6 6,25 X ± SD 4,39 ± 2,36 (1 – 15)<br />
Đồng hợp tử HbE 2 2,08<br />
Số đơn vị hồng cầu khối sử dụng là 834 đơn<br />
Tổng cộng 96 100 %<br />
vị, trung bình cho 1 lần nhập viện: 4,39 ± 2,36<br />
Thể bệnh beta Thalassemia chiếm tỷ lệ (Bảng 6).<br />
64,58%; alpha Thalassemia 27,08%; HbE/beta<br />
Tình hình điều trị thải sắt<br />
Thalassemia 6,25%; đồng hợp tử HbE chiếm tỷ lệ<br />
2,08% (Bảng 3). Bảng 7. Số ngày điều trị thải sắt<br />
Thải sắt Ngày<br />
Một số đặc điểm lâm sàng Tổng 1065<br />
Bảng 4. Một số đặc điểm lâm sàng – sinh học N=96 X ± SD 5 ± 3,65 (1 – 24)<br />
Các đặc điểm lâm sàng Số BN Tỷ lệ % Số ngày thải sắt trung bình cho 1 lần nhập<br />
Nặng (Hb < 60 g/l) 18 18,75<br />
Thiếu viện là 5 ± 3,65 (Bảng 7).<br />
Trung bình (Hb = 60-90 g/l) 70 72,92 100<br />
máu<br />
Nhẹ (Hb > 90 g/l) 8 8,33 BÀN LUẬN<br />
>2500 ng/ml 67 69,79 Đặc điểm chung<br />
Ferritin<br />
huyết 1000 – 2500 ng/ml 17 17,71 100<br />
thanh<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Huyết<br />
< 1000 ng/ml 12 12,50<br />
học lâm sàng – bệnh viện Trung ương Huế, nơi<br />
Đã cắt lách 17 17,70<br />
nhận khám và điều trị bệnh Thalassemia phần<br />
Xơ gan 10 10,42<br />
Suy tim 5 5,21<br />
lớn các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên.<br />
Đái tháo đường 4 4,17 Bệnh nhân là người lớn; trong đó độ tuổi trung<br />
Suy giáp 1 1,04 bình lúc nhập viện là: 37,81 ± 13,04; nhỏ nhất là<br />
Bệnh nhân thiếu máu mức độ trung bình 17 tuổi và cao nhất là 81 tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân nữ<br />
chiếm tỷ lệ 72,92%; tiếp theo là thiếu máu mức chiếm đa số: 76,04%. Bệnh nhân nhập viện trong<br />
nghiên cứu này bao gồm hầu hết các tỉnh khu<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 307<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
vực miền Trung, trong đó bệnh nhân chủ yếu ở Có thể do bệnh nhân khu vực miền Trung –<br />
các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Tây Nguyên kinh tế còn thấp, chưa chú trọng về<br />
Trị, Quảng Nam và Quảng Ngãi, điều này phù sức khỏe, hơn nữa sự đi lại từ nơi cư trú đến<br />
hợp với các nghiên cứu trước đó cho thấy tỷ lệ bệnh viện khá xa, điều này ảnh hưởng không<br />
bệnh phổ biến ở các khu vực này(3,4,9). nhỏ đến việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.<br />
Tỷ lệ bệnh beta Thalassemia nhập viện KẾT LUẬN<br />
chiếm cao nhất 64,58%; alpha Thalassemia Nghiên cứu 96 bệnh nhân Thalasemia người<br />
27,08%; HbE/beta Thalassemia 6,25%; đồng hợp lớn điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ<br />
tử HbE chiếm tỷ lệ 2,08%. Điều này cũng cho 1/2018 đến 12/2018, chúng tôi có một số kết luận:<br />
thấy khu vực miền Trung - Tây nguyên cũng là<br />
Độ tuổi trung bình lúc nhập viện: 37,81 ±<br />
nơi lưu hành tất cả các thể bệnh Thalassemia(3).<br />
13,04; nữ chiếm 76,04%.<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Thể bệnh chiếm cao nhất là beta Thalassemia<br />
Đa số bệnh nhân đến nhập viện có mức độ 64,58%, tiếp đến là thể bệnh alpha Thalassemia<br />
thiếu máu trung bình chiếm 72,92%, mức độ 27,08%; HbE/beta Thalassemia 6,25% và đồng<br />
nặng chiếm 18,75%. Hầu hết các bệnh nhân đều hợp tử HbE: 2,08%.<br />
có tình trạng quá tải sắt, trong đó mức độ nặng<br />
100% bệnh nhân biểu hiện thiếu máu, trong<br />
chiếm 69,79%. Quá tải sắt mức độ nặng và kéo<br />
đó 72,92% thiếu máu mức độ trung bình, 18,75%<br />
dài sẽ gây ra các biến chứng của các cơ quan<br />
thiếu máu nặng.<br />
trong cơ thể, đặc biệt là gan, tim, tuyến nội tiết...<br />
Đã cắt lách: 17,7%; xơ gan: 10,42%; suy tim:<br />
trong các bệnh nhân nhập viện chúng tôi ghi<br />
5,21%; đái tháo đường: 4,17%; suy giáp: 1,04%.<br />
nhận 10,42% bệnh nhân bị xơ gan, 5,21% bệnh<br />
nhân bị suy chức năng tim, 4,17% bệnh nhân có Số lần nhập viện trung bình: 3 ± 1,42.<br />
bệnh lý đái tháo đường, 1,04% bệnh bị suy giáp. Số đơn vị hồng cầu khối sử dụng trung bình:<br />
Nghiên cứu này cũng ghi nhận có 17,70% bệnh 4,39 ± 2,36.<br />
nhân Thalassemia đã cắt lách. Số ngày trung bình điều trị thải sắt: 5 ± 3,65.<br />
Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân KIẾN NGHỊ<br />
thalassemia vẫn chủ yếu là truyền máu và thải Cần tiến hành tư vấn cho bệnh nhân và gia<br />
sắt. nếu bệnh nhân không tuân thủ việc điều trị đình về việc tuân thủ điều trị.<br />
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
cũng như tuổi thọ của bệnh nhân(2,5,6).<br />
1. Eleftheriou A (2008). About thalassemia. Thalassemia<br />
Chăm sóc và điều trị International Federation, Nicosia, Cyprus, pp.64 – 69.<br />
2. Mourad FH, Hoffbrand A, et al (2003). Comparison between<br />
Mặc dù bệnh nhân đến nhập viện với mức<br />
desferrioxamine and combined therapy with desferrioxamine<br />
độ thiếu máu trung bình và nặng chiếm đa số, and deferiprone in iron overloaded thalassaemia patients. Br J<br />
tuy nhiên chúng tôi ghi nhận số lần nhập viện Haematol, 121(2):187-189.<br />
3. Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Thị Thu Hà (2010). Cập nhật chẩn<br />
trung bình là khá thấp 3 ± 1,42. Số đơn vị máu đoán và điều trị Thalassemia. Chuyên đề Huyết học truyền<br />
trung bình sử dụng cho bệnh nhân là 4,39 ± 2,36. máu, 3. NXB Y học, pp.203 - 212.<br />
Các bệnh nhân có tình trạng quá tải sắt đều được 4. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Duy Thăng và cs (2014). Đánh<br />
giá một số đặc điểm lâm sàng và truyền máu của bệnh nhân<br />
điều trị thải sắt, tuy nhiên số ngày trung bình thalassemia điều trị tại Bệnh viên Trung ương Huế. Tạp chí Y học<br />
thải sắt là 5 ± 3,65, rất thấp so với tình trạng quá Việt Nam, 423:295 - 303.<br />
5. Nguyễn Thị Thu Hà, Bạch Quốc Khánh và cs (2015). Xác định<br />
tải sắt của bệnh nhân(2).<br />
tình trạng quá tải sắt trên bệnh nhân thalassemia tại viện Huyết<br />
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quang học truyền máu trung ương năm 2013 – 2014. Y học Việt Nam,<br />
(2014): cũng cho thấy số lần truyền máu của 434:19 – 28.<br />
6. Phạm Quang Vinh, Phùng Thị Hồng Hạnh (2009). Một số đặc<br />
bệnh nhân khá thấp 2,03 ± 2,39(4). điểm và kết quả truyền máu ở bệnh nhân Thalassemia được<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
308 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương năm 2009, 9. Võ Thế Hiếu, Nguyễn Duy Thăng và cs (2014). Nghiên cứu tình<br />
Y học Việt Nam, 373:36 - 41. hình bệnh thalassemia ở hai huyện miền núi Nam Đông và A<br />
7. TIF (2014). Guidelines for the management of transfusion Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Y học Việt Nam, 423:304 - 310.<br />
dependent thalassaemia, 3rd revised edition, pp.24 – 30.<br />
8. Trần Văn Bé (2000). Tình hình điều trị bệnh về máu tại trung<br />
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019<br />
tâm Truyền máu-Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh. Y học<br />
Thực hành, 10:6-8. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/08/2019<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 309<br />