Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TỪ NGOÀI THÀNH ỐNG<br />
VÀ TỪ TRONG LÒNG ỐNG THÔNG TIỂU TẠI KHOA TIẾT NIỆU,<br />
BVĐK TP CẦN THƠ NĂM 2013-2014<br />
Trần Văn Nguyên*, Võ Xuân Huy*, Quách Trương Nguyện*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do ống thông tiểu là loại nhiễm trùng thường gặp nhất trong<br />
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với tỷ lệ từ 21% đến 61,4%. Khoa Ngoại Niệu có tỷ lệ đặt thông tiểu khá cao, do đó<br />
nghiên cứu này nhằm xác định tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến thông tiểu lưu nhằm góp<br />
phần cho việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân tốt hơn.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh<br />
nhân đặt thông tiểu lưu tại Khoa Niệu, Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ.<br />
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được điều trị tại khoa Ngoại Niệu Bệnh viện Đa khoa<br />
Thành Phố Cần Thơ có chỉ định đặt thông tiểu lưu > 2 ngày - Nghiên cứu cohort tiền cứu.<br />
Kết quả: Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 01/09/2013 đến ngày 30/04/2014 đạt 30 mẫu với kết quả: Tỷ<br />
lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu là 36,7%. Tác nhân thường gặp là Pseudomonas<br />
aeruginosa với tỷ lệ 45,4%, Escherichia coli và candida spp đồng tỷ lệ 18,2%. Tác nhân gây bệnh xâm nhập theo<br />
đường ngoài ống chiếm 54,5%, đường trong ống chiếm 45,5%. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu không triệu chứng là 72,7%. Xét nghiệm nước tiểu có bạch cầu trung bình là 142,3 ± 196,2 bạch<br />
cầu/µl, protein trung bình 0,4 g/l, hồng cầu niệu trung bình 103,6/µl. Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết<br />
niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu: ≥ 60 tuổi (RR: 7,7), thời gian lưu trên 6 ngày (RR: 7,7), đái tháo đường (RR:<br />
7,1), suy thận (RR: 14,2).<br />
Kết luận: Vi khuẩn xâm nhập theo đường ngoài ống cao hơn đường trong ống và chủ yếu là Pseudomonas<br />
aeruginosa.<br />
Từ khóa: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bệnh viện, thông tiểu lưu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FIGURES OF INTRALUMINAL AND EXTRAMURAL CATHETER-RELATED URINARY INFECTIONS<br />
IN CANTHO GENERAL HOSPITAL IN 2013-2014<br />
Tran Van Nguyen, Vo Xuan Huy, Quach Truong Nguyen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 123 - 127<br />
Introduction: Catheter-related urinary infection is not uncommon in hospitals, from 21% to 61.4%,<br />
specially in urological department. So, this study aims at that concern.<br />
Objectives: To confirm the rate of urinary infection due to pathogens of intraluminal and extramural<br />
indwelling catheter.<br />
Patients and method: Prospective, cross-sectional and comparative study of patients with indwelling<br />
catheter longer than 2 days.<br />
Results: From 1st Sep 2013 to 30th Apr 2014, thirty patients are collected. General figure of urinary infection<br />
* Khoa ngoại niệu BV Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Văn Nguyên<br />
ĐT: 0913816650<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Email: tvnguyen@ctump.edu.vn<br />
<br />
123<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
is 36.7%. Pseudomonas aeruginosa accounts for 45.4%; Escherichia coli and candida spp are the same of 18.2%.<br />
Extramural and intraluminal pathogens are of 54.5% and 45.5%, respectively.Asymptomatic urinary infection is<br />
of 72.7%. Leukocyturia is up to 142.3 ± 196.2 /µl. Proteinuria of 0.4g/L, Erythrocyturia of 103.6/µl. Risk factors<br />
of urinary infection relates strongly to age > 60 Y.O (RR: 7.7), to time of indwelling (RR: 7.7), and to Diabetes<br />
Mellitus (RR: 7.1).<br />
Conclusion: Extramural pathogen dominate the indwelling catheter-related urinary infection and<br />
Pseudomonas aeruginosa is the first concern.<br />
Key word: Catheter-related urinary infection.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) trên<br />
bệnh nhân đặt thông tiểu được xem là loại<br />
nhiễm trùng thường gặp nhất trong lĩnh vực<br />
chăm sóc sức khỏe(13). Tỷ lệ NKĐTN do thông<br />
tiểu theo Liedberg và Lundeberg, Riley, Bùi Đức<br />
Tiến, Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Trọng<br />
Hiệp lần lượt chiếm 24%, 21%, 28,4 %, 36,7 % và<br />
28,9%(14,7,9,6,4). Trực khuẩn mủ xanh gây NKĐTN<br />
bệnh viện lên đến 12-16%. Vi khuẩn này gây nên<br />
các biến chứng nặng như mủ thận, teo thận và<br />
nhiễm khuẩn huyết(3). Khoa Ngoại Niệu có tỷ lệ<br />
đặt thông tiểu khá cao, do đó chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm:<br />
<br />
MỤC TIÊU<br />
1. Xác định tỷ lệ NKĐTN ở bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu lưu tại Khoa Niệu, Bệnh viện Đa khoa<br />
Thành Phố Cần Thơ (BVĐKTPCT).<br />
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng<br />
của NKĐTN trên bệnh nhân NKĐTN có đặt<br />
thông tiểu lưu tại Khoa Niệu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân điều trị tại khoa ngoại niệu<br />
BVĐKTPCT có chỉ định đặt thông tiểu lưu > 2<br />
ngày.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân đã bị NKĐTN trước khi đặt<br />
thông tiểu hoặc đặt thông tiểu lưu trước đó, tổn<br />
thương đường tiết niệu, đã được phẫu thuật hay<br />
làm các thủ thuật liên quan đến đường tiết niệu,<br />
<br />
124<br />
<br />
mắc các bệnh nhiễm trùng khác, bệnh tâm thần,<br />
người có trí nhớ không minh mẫn.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu<br />
Nghiên cứu cohort tiền cứu, nghiên cứu trên<br />
30 bệnh nhân<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Phương pháp lấy mẫu xét nghiệm<br />
Lấy mẫu nước tiểu ngay sau khi đặt ống<br />
(mẫu 1) và mẫu trước khi rút thông tiểu (mẫu 2)<br />
bằng phương pháp “clean catch techique”. Đối<br />
với ống thông tiểu đã rút chúng tôi dùng 2 que<br />
tăm bông: một phết bên trong (mẫu 3) và một<br />
phết bên ngoài thành ống (mẫu 4).<br />
Đánh giá kết quả xét nghiệm<br />
Mẫu 1 dùng để loại trừ bệnh nhân bị<br />
NKĐTN từ trước.<br />
Chẩn đoán NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu<br />
Một trong các triệu<br />
chứng sau:<br />
+ Sốt >38°C<br />
+ Đau trên khớp mu<br />
+ Đau góc sườn<br />
lưng, cạnh sườn<br />
<br />
Cấy mẫu (2) ≥<br />
5<br />
10 khuẩn<br />
lạc/ml<br />
<br />
Một trong các kết quả sau:<br />
+ Que nhúng thử esterase<br />
và/hoặc nitrite (+)<br />
+ Bạch cầu niệu ≥ 10 BC/<br />
mẫu nước tiểu không quay<br />
ly tâm hoặc ≥ 5 BC/ mẫu<br />
nước tiểu quay ly tâm<br />
3<br />
<br />
Cấy mẫu (2) ≥ 10 và<br />
5<br />
6 ngày<br />
<br />
7,7<br />
<br />
1,3 - 46,4<br />
<br />
Béo phì<br />
<br />
2<br />
<br />
0,3 - 12,2<br />
<br />
Đái tháo đường<br />
<br />
7,1<br />
<br />
1,1 - 46,7<br />
<br />
Suy thận<br />
<br />
14,2<br />
<br />
2,3 - 87<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy mối tương quan thuận giữa<br />
các yếu tố như tuổi, thời gian lưu thông tiểu, đái<br />
tháo đường, suy thận với NKĐTN trên bệnh<br />
nhân đặt thông tiểu lưu, đều có RR lớn hơn 1 và<br />
CI 95% không chứa 1.<br />
<br />
Tác nhân gây bệnh<br />
Tác nhân gây NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu lưu: đứng đầu là Pseudomonas<br />
aeruginosa với tỷ lệ lên đến 45,4% (5/11 BN),<br />
Escherichia coli và candida spp đồng chiếm tỷ lệ<br />
18,2% (2/11 BN), Enterococci 9,1%, Klebsiella 9,1%.<br />
<br />
Lâm sàng NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu lưu<br />
<br />
Đường xâm nhập của tác nhân gây bệnh<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác nhân gây<br />
bệnh xâm nhập theo đường ngoài ống chiếm tỷ<br />
lệ 54,5% cao hơn 9% so với xâm nhập theo<br />
đường trong ống.<br />
<br />
Cận lâm sàng NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu lưu<br />
<br />
Yếu tố nguy cơ<br />
Mối tương quan giữa thời gian lưu thông tiểu<br />
và NKĐTN trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu<br />
Thời gian lưu thông tiểu ở nhóm có NKĐTN<br />
trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu có thời gian<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Số bệnh nhân NKĐTN khi đặt thông tiểu lưu<br />
có triệu chứng là 3 người tương đương 27,3%<br />
trong đó sốt 18,2 % (2/11 BN), nước tiểu đục lắng<br />
cặn 18,2 % (2/11BN).<br />
<br />
Ở nhóm có NKĐTN số lượng bạch cầu trung<br />
bình là 142,3 ± 196,2 bạch cầu/µl cao hơn 125<br />
bạch cầu/µl so với nhóm không có NKĐTN (p:<br />
0,042). Lượng protein trung bình trong nước tiểu<br />
ở bệnh nhân có NKĐTN là 0,4 g/l cao hơn gấp 4<br />
lần so với nhóm không có NKĐTN (p: 0,029).<br />
Hồng cầu niệu trung bình là 103,6/µl ở nhóm có<br />
<br />
125<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
NKĐTN cao hơn khoảng 50 hồng cầu/µl so với<br />
nhóm không bị NKĐTN (p: 0,170).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tỷ lệ NKĐTN trên bệnh nhân đặt thông<br />
tiểu lưu<br />
Bảng 2: So sánh tỷ lệ NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu lưu của chúng tôi với các nghiên cứu<br />
khác(14,7 9,15,8,10,6,4)<br />
Tác giả<br />
<br />
Tỷ lệ NKĐTN trên bệnh<br />
nhân đặt thông tiểu (%)<br />
<br />
Platt và CS (1983)<br />
<br />
27<br />
<br />
Liedberg và Lundeberg (1993)<br />
<br />
24<br />
<br />
Riley và CS (1995)<br />
<br />
21<br />
<br />
Saint (2000)<br />
<br />
24<br />
<br />
Nguyễn Trọng Hiệp và CS (2001)<br />
<br />
28,9<br />
<br />
Bùi Đức Tiến và CS (2009)<br />
<br />
28,4<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết Trinh và CS<br />
(2009)<br />
<br />
36,7<br />
<br />
Chúng tôi (2014)<br />
<br />
36,7<br />
<br />
Tỷ lệ NKĐTN phụ thuộc vào nhiều yếu tố:<br />
tuổi, giới nữ, thời gian lưu, đặt thông tiểu ngoài<br />
phòng phẫu thuật, bệnh lý mạn tính kèm theo,<br />
các thủ thuật liên quan thông tiểu, sử dụng<br />
kháng sinh, vệ sinh cá nhân. Nghiên cứu của<br />
Nguyễn Thị Tuyết Trinh và CS có lợi ở 2 điểm:<br />
tuổi trung bình là 55,5 tuổi nhỏ hơn tuổi trung<br />
bình của nghiên cứu chúng tôi (p: 0,019), tỷ lệ<br />
mắc các bệnh mạn tính thấp hơn (13,3% và 60%),<br />
thời gian lưu thông ngắn hơn (6,75 và 9,7 ngày;<br />
p: 0,329). Tuy nhiên lại có 2 điểm sẽ làm tăng<br />
nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu: giới nữ<br />
chiếm tỷ lệ cao (40% và 13,3%), đối tượng nghiên<br />
cứu ở khoa nội thần kinh bao gồm cả bệnh nhân<br />
tai biến(6). Do đó kết quả của chúng tôi và<br />
Nguyễn Thị Tuyết Trinh có cùng kết quả. Đối<br />
với các tác giả nước ngoài như Platt và CS, Riley<br />
và CS, Liedberg và Lundeberg đa số các nghiên<br />
cứu đều có kết quả thấp hơn đáng kể so với kết<br />
quả của chúng tôi có thể do việc áp dụng các<br />
biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đối với<br />
thông tiểu lưu như tưới rửa bàng quang<br />
(bladder irrigation), thêm thuốc kháng sinh vào<br />
<br />
126<br />
<br />
túi nước tiểu, sử dụng ống thông có lớp áo bạc<br />
(silver-coated urinary catheters), vệ sinh ống<br />
thông hàng ngày(9,8,4).<br />
<br />
Tác nhân gây NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu lưu<br />
Trong đa số nghiên cứu tác nhân gây<br />
NKĐTN trên bệnh nhân đặt thông tiểu chiếm<br />
cao nhất là Escherichia coli. Tuy nhiên trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi vị trí hàng đầu lại là<br />
Pseudomonas aeruginosa. Hầu hết tác nhân gây<br />
bệnh từ 2 nguồn: 1) vi khuẩn thường trú ở đại<br />
tràng và vùng đáy chậu, 2) vi khuẩn từ bàn tay<br />
người chăm sóc sức khỏe(5). Vi khuẩn thường<br />
trú đường ruột bao gồm Escherichia coli,<br />
Streptococcus<br />
viridans,<br />
và<br />
Streptococcus<br />
salivarius(2). Trong khi vi khuẩn từ bàn tay<br />
người chăm sóc sức khỏe bao gồm<br />
Pseudomonas aureus, bacilli gram âm hoặc<br />
nấm(1). Tuy nhiên sự phát triển vi khuẩn còn<br />
phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có cơ địa<br />
của bệnh nhân. Dựa theo công trình nghiên<br />
cứu của James H. Tabibian và cs. công bố<br />
2008(12) cho thấy trong nghiên cứu của chúng<br />
tôi có rất nhiều yếu tố làm cho Pseudomonas<br />
aeruginosa là tác nhân gây NKĐTN cao hơn<br />
Escherichia coli như: giới nam chiếm 86,7%, tắc<br />
nghẽn đường tiểu dưới 73,3%, bàng quang<br />
thần kinh, đái tháo đường.<br />
<br />
Yếu tố nguy cơ NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu lưu<br />
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như<br />
các nghiên cứu của các tác giả Dennis G. Maki<br />
và CS, Nguyễn Thị Tuyết Trinh và CS, Bùi<br />
Đức Tiến và CS(13,14,6). Trong các yếu tố trên<br />
thời gian lưu thông tiểu được xem yếu tố quan<br />
trọng nhất, chúng tôi ghi nhận nhóm có<br />
NKĐTN trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu có<br />
thời gian lưu trung bình là 9,73 ± 3,663 ngày<br />
dài hơn khoảng 4 ngày (p: 0,01). Theo Nguyễn<br />
Thị Tuyết Trinh và CS cho thấy nhóm có<br />
NKĐTN có thời gian lưu dài hơn nhóm không<br />
có NKĐTN khoảng 15 giờ (162,1 giờ so với<br />
147,3 giờ). Nếu lưu thông tiểu từ 3 đến 5 ngày<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
thì tỷ lệ NKĐTN là 3,3, đến 6-8 ngày:13,3%, 911 ngày: 23,3%. Theo Nguyễn Thị Tuyết Trinh<br />
và CS (2009) tỷ lệ NKĐTN khi đặt thông tiểu<br />
lưu đến 48 giờ là 10% và từ 148,2 giờ đến 176<br />
giờ là 36,7%(6).<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của<br />
NKĐTN trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu<br />
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị<br />
NKĐTN khi đặt thông tiểu thường không có<br />
triệu chứng khoảng 70-90%(14,11), nếu có các<br />
triệu chứng này cũng không đặc trưng cho<br />
bệnh nhân NKĐTN trên bệnh nhân đặt thông<br />
tểu. Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho<br />
kết quả tỷ lệ NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu không triệu chứng là 72,7% cũng<br />
nằm trong giới hạn trên.<br />
<br />
5.<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
12.<br />
<br />
Tỷ lệ NKĐTN trên bệnh nhân đặt thông tiểu<br />
lưu: 36,7%. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là<br />
Pseudomonas spp chiếm 45,5%. Tác nhân xâm<br />
nhập đường ngoài ống chiếm 54,5% và đường<br />
trong ống chiếm 45,5%.<br />
<br />
13.<br />
<br />
Các yếu tố nguy cơ: tuổi ≥ 60, đái tháo<br />
đường, suy thận, thời gian lưu thông trên 6<br />
ngày. Bệnh nhân NKĐTN trên bệnh nhân đặt<br />
thông tiểu không triệu chứng chiếm 72,7%.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
Adams BG, Marrie TJ (1982). Hand carriage of aerobic gramnegative rods may not be transient. J Hyg (Lond), 89: 33-46.<br />
Hill MJ, Drasar BS (1975). The normal colonic bacterial flora.<br />
Gut, 16: 318-323.<br />
Hoàng Mạnh An, Trần Văn Hinh (2008). Nhiễm khuẩn tiết<br />
niệu trong một số bệnh. Nhiễm khuẩn tiết niệu, Nxb. Y học.<br />
Lundeberg T, Liedberg H (1993). Prospective study of<br />
incidence of urinary tract infection in patients catheterized<br />
with bard hydrogel and silver-coated catheters or bard<br />
hydrogel-coated catheters. J Urol, 149: 405A.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Maki DG, Tambyah PA (2001). Engineering out the risk for<br />
infection with urinary catheters. Emerg Infect Dis, 7: 342-7.<br />
Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Lê Thị Anh Thư, Nguyễn Ngọc Anh<br />
(2009). Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm khuẩn đường<br />
tiết niệu ở bệnh nhân đặt thông tiểu lưu. Y Học Thành Phố Hồ<br />
Chí MInh, 5: 97-102.<br />
Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Thành, Bùi Tùng Hiệp<br />
(2001). Góp phần nghiên cứu tình hỉnh nhiễm trùng tiểu bệnh<br />
viện. Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 5: 99-106.<br />
Platt R, Polk BF, Murdock B, Rosner B (1983). Reduction of<br />
mortality associated with nosocomial urinary tract infection.<br />
Lancet, 1: 893-7.<br />
Riley DK, Classen DC, Stevens LE, Burke JP (1995). A large<br />
randomized clinical trial of a silver-impregnated urinary<br />
catheter: lack of efficacy and staphylococcal superinfection.<br />
Am J Med, 98: 349-56.<br />
Saint S (2000). Clinical and economic consequences of<br />
nosocomial catheter-related bacteriuria. Am J Infect Control, 28:<br />
68-75.<br />
Saint S, Kowalski CP, Kaufman SR, Hofer TP, Kauffman CA,<br />
Olmsted RN (2008). Preventing hospital-acquired urinary<br />
tract infection in the United States: a national study. Clin Infect<br />
Dis, 46: 243-50.<br />
Tabibian JH (2008). Uropathogens and Host Characteristics. J<br />
Clin Microbiol, 46: 3980–3986.<br />
Tambyah PA, Maki DG (2000). Catheter-associated urinary<br />
tract infection is rarely symptomatic: a prospective study of<br />
1,497 catheterized patients. Arch Intern Med, 160: 678-82.<br />
Trần Minh Đạo, Bùi Đức Tiến (2009). Nghiên cứu một số đặc<br />
điểm vi sinh, căn nguyên và kết quả điều trị nhiễm khuẩn tiết<br />
niệu trên bệnh nhân hôn mê có đặt sonde bàng quang. Y học<br />
thực hành, 5: 50-52.<br />
Trần Văn Nguyên, Nguyễn Đức Duy, Trần Đỗ Hùng (2007).<br />
Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân chấn<br />
thương sọ não mang ống thông niệu đạo lưu tại bệnh viện Đa<br />
Khoa Trung Ương Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa<br />
khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.<br />
Vương Minh Nguyệt (2010). Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiểu<br />
bệnh viện liên quan đến ống thông tiểu. Y Học Thành Phố Hồ<br />
Chí Minh, 3: 181-184.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
15/5/2014<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
31/5/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/7/2014<br />
<br />
127<br />
<br />