Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG SƠ SINH SỚM <br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC CƠ SỞ 2 <br />
Trần Thị Bích Huyền* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu đề tài: Khảo sát tỷ lệ trẻ mắc bệnh nhiễm trùng sơ sinh sớm. Xác định yếu tố liên quan đến tình <br />
trạng nhiễm trùng sơ sinh sớm. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. <br />
Kết quả: Tỷ lệ trẻ nhiễm trùng sơ sinh sớm là 4,93%, thời gian vỡ ối trung bình là 266,40 phút. Trẻ bị <br />
nhiễm trùng sơ sinh cao khi có các yếu tố nguy cơ sau: thời gian ối vỡ trước sinh lâu (≥ 72 giờ), mẹ chuyển dạ <br />
kéo dài (≥ 24 giờ) và tình trạng nhiễm trùng của mẹ (p=0,001). Tỷ lệ trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái. <br />
Kết luận: Tỷ lệ trẻ nhiễm trùng sơ sinh sớm là 4,93%. Thời gian ối vỡ và tình trạng nhiễm trùng của mẹ có <br />
liên quan đến nhiễm trùng sơ sinh sớm. <br />
Từ khóa: Nhiễm trùng sơ sinh sớm, CRP. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
EARLY ONSET NEONATAL SEPSIS SITUATION AT HOSPITAL MEDICAL UNIVERSITY BRANCH 2 <br />
Tran Thi Bich Huyen* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 92 ‐ 96 <br />
Objective: To determine the percentage of early onset neonatal sepsis. To determine the relative factors with <br />
the the percentage of early onset neonatal sepsis. <br />
Methods: Retrospective descriptive study of cases series. <br />
Result: Research result showed the percentage early onset neonatal sepsis is 4.93%. Neonates with extreme <br />
risk factors: very prolonged rupture of membranes (≥72 hours), very prolonged labor (≥24 hours), maternal <br />
septicemia or other systemic infections (p=0.001). The boys acquired higher than the girls. <br />
Conclusion The percentage early onset neonatal sepsis is 4.93%. The rupture of membranes and the <br />
maternal inffections are related in the early onset neonatal sepsis. <br />
Keywords: Early onset neonatal sepsis, CRP. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Nhiễm trùng sơ sinh là nguyên nhân gây tử <br />
vong đứng hàng thứ 2 sau suy hô hấp cấp. <br />
Nhiễm trùng sơ sinh sớm là nhiễm trùng xảy ra <br />
trong khoảng 72 giờ đầu sau sinh, nhiễm trùng <br />
sơ sinh muộn là nhiễm trùng xảy ra sau 72 giờ. <br />
Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh sớm chủ <br />
yếu xảy ra trong thai kỳ và trong lúc sinh. Ngày <br />
nay với sự phát triển của ngành sản khoa trên <br />
thế giới vấn đề đặt ra là khi sinh đẻ phải an toàn <br />
cho mẹ và cho ra đời các trẻ sơ sinh khỏe mạnh <br />
<br />
thông minh. Theo dõi xác định rõ những yếu tố <br />
nguy cơ, phát hiện sớm những biến đổi lâm <br />
sàng, những biến đổi về huyết học có thể phát <br />
hiện sớm bệnh nhiễm trùng sơ sinh cho phép xử <br />
trí sớm góp phần đáng kể giảm tỷ lệ tử vong sơ <br />
sinh và nâng cao chất lượng phục vụ và mang <br />
lại niềm hạnh phúc cho gia đình sản phụ. <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định tỷ lệ trẻ mắc nhiễm trùng sơ sinh <br />
sớm. <br />
Xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng <br />
<br />
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc: Ths.BS Trần Thị Bích Huyền ‐ ĐT: 0913122840 ‐ Email: huyenbssk@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
93<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
nhiễm trùng sơ sinh sớm. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thời gian nghiên cứu <br />
Từ tháng 06/2012 đến tháng 12/ 2012. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Đối tượng: các trẻ sơ sinh được chẩn đoán <br />
nhiễm trùng sơ sinh sớm có mẹ là các sản phụ <br />
đến sanh tại Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2. <br />
Áp dụng công thức <br />
Cỡ mẫu được ước lượng theo công thức sau <br />
<br />
n=<br />
<br />
Z(21−α / 2) P (1 − P )<br />
<br />
<br />
d2<br />
Chọn α = 0,05 ⇒ Z1‐α/2 = 1,96 (độ tin cậy <br />
95%) <br />
<br />
<br />
P = 0,03 tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh sớm theo y <br />
văn; d = 5% <br />
Cỡ mẫu tính được là n = 44 trẻ. <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu <br />
Các trẻ sơ sinh được chẩn đoán là nhiễm <br />
trùng sơ sinh sớm, có mẹ là các sản phụ đến <br />
sanh Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2. <br />
Các trẻ được điều trị kháng sinh và được <br />
theo dõi điều trị tại BVĐHYD 2. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. <br />
<br />
phép kiểm χ2 và Exact Fisher để kiểm định, có ý <br />
nghĩa khi p 40 - 41,5 tuần<br />
Cân nặng<br />
30<br />
60<br />
2700 - < 3500g<br />
16<br />
32<br />
3500 - < 4000g<br />
4<br />
8<br />
≥ 4000g<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
27<br />
23<br />
<br />
54<br />
46<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ <br />
gái. Những trẻ cân nặng 3500g. 46% trẻ có mẹ <br />
vỡ ối trong khoảng thời gian 1 ‐6 giờ bị nhiễm <br />
trùng. <br />
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng các <br />
trẻ trong nhóm nghiên cứu. <br />
Đặc điểm<br />
Lâm sàng<br />
Vàng da trước 24 giờ<br />
Bú kém, bú ọc<br />
Sốt nhẹ 38 – 38,5oC<br />
Không có triệu chứng<br />
Bạch cầu (số lượng /mm3)<br />
≤ 5.000<br />
> 5.000 – < 25.000<br />
≥ 25.000<br />
CRP (mg/l) trước khi điều trị<br />
10 – 20<br />
> 20<br />
<br />
Số lượng Tỷ lệ<br />
(%)<br />
16<br />
9<br />
01<br />
24<br />
<br />
32<br />
18<br />
2<br />
48<br />
<br />
01<br />
44<br />
05<br />
<br />
2<br />
88<br />
10<br />
<br />
25<br />
9<br />
9<br />
7<br />
<br />
50<br />
18<br />
18<br />
14<br />
<br />
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Số lượng Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
Thời gian điều trị Kháng sinh (ngày)<br />
1–2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
05<br />
34<br />
03<br />
07<br />
01<br />
<br />
10<br />
68<br />
6<br />
14<br />
2<br />
<br />
Nhận xét: Các trẻ khi sanh tại viện được <br />
theo dõi rất sát nhất là khi mẹ có các yếu tố <br />
nguy cơ lúc chuyển dạ và được xét nghiệm <br />
máu kiểm tra sau sinh 8 giờ nên đa số chưa có <br />
triệu chứng lâm sàng. <br />
Tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh sớm trong thời <br />
gian nghiên cứu là: 50/1015 = 49, 3 o/ oo. <br />
<br />
Các yếu tố liên quan <br />
Bảng 4: Các yếu tố liên quan tình trang nhiễm <br />
trùng. <br />
Yếu tố của mẹ<br />
Thời gian từ lúc ối vỡ đến lúc<br />
sinh<br />
Màu sắc của nước ối<br />
Bạch cầu của mẹ<br />
Kháng sinh điều trị cho mẹ<br />
Nơi ở<br />
Nơi ở và số lượng bạch cầu<br />
<br />
Yếu tố con<br />
CRP<br />
Bạch cầu<br />
CRP<br />
Bạch cầu<br />
CRP<br />
CRP<br />
<br />
P<br />
0,04<br />
0,001<br />
0,04<br />
0,001<br />
0,01<br />
0,001<br />
0,001<br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Nhiễm trùng sơ sinh là nguyên nhân đứng <br />
hàng thứ 2 gây tử vong sơ sinh sau nguyên <br />
nhân suy hô hấp. <br />
Ở các nước phát triển như ở Pháp 1‐4/1000 <br />
trẻ sơ sinh bị mắc bệnh nhiễm trùng sơ sinh, ở <br />
các nước đang phát triển tỷ lệ khoảng 10 ‐<br />
50/1000 trẻ sinh sống(4,8). Trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh sớm là <br />
49,30/00 cũng tương tự với các nghiên cứu <br />
trước(4,8). Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ các bé trai <br />
mắc bệnh cao hơn bé gái (5). <br />
‐ Trong nhiễm trùng sơ sinh sớm, cách lây <br />
nhiễm chủ yếu: <br />
+ Lây nhiễm trước sinh: sớm (truyền bằng <br />
đường máu qua nhau thường do virus như <br />
Rubeole, Cytomegalovirus), chậm (truyền bằng <br />
đường máu do vi khuẩn E.coli, Listeria; hay bằng <br />
<br />
95<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br />
<br />
đường tiếp xúc như viêm màng ối – trường hợp <br />
ối vỡ sớm). <br />
+ Lây nhiễm trong khi sinh: do nhiễm <br />
trùng ối (có hoặc không có vỡ ối sớm > 6 giờ; <br />
lây nhiễm khi sinh qua đường sinh dục mẹ <br />
(mẹ bị viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung); lây <br />
nhiễm qua những dụng cụ trong khi can thiệp <br />
những thủ thuật sản khoa. <br />
Các dạng lâm sàng: dạng nhiễm trùng <br />
huyết, dạng viêm màng não mủ, dạng khu trú, <br />
dạng tại chỗ… Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sơ <br />
sinh sớm có thể không có triệu chứng đặc hiệu <br />
hoặc chỉ có triệu chứng khu trú(9). Trong nghiên <br />
cứu của chúng tôi, các mẹ có các yếu tố nguy cơ <br />
như ối vỡ sớm, nước ối xấu, xét nghiệm bạch <br />
cầu trong máu mẹ tăng, mẹ sốt khi chuyển dạ…, <br />
các bé khi sinh ra được chúng tôi theo dõi sát các <br />
triệu chứng lâm sàng và cho xét nghiệm máu <br />
kiểm tra sau sinh 8 giờ, tùy theo kết quả cận lâm <br />
sàng phối hợp theo dõi lâm sàng và đánh giá các <br />
yếu tố nguy cơ của mẹ, các trẻ sơ sinh được <br />
chúng tôi chẩn đoán và điều trị sớm. Thời gian <br />
vỡ ối trung bình của các bà mẹ trong nhóm <br />
nghiên cứu là 266,40 phút tương ứng khoảng 4 <br />
giờ 30 phút, thời gian ngắn hơn so với các <br />
nghiên cứu trước đây(6), từ đó chúng tôi đề nghị <br />
nên cho kháng sinh dự phòng cho các thai phụ <br />
vỡ ối sớm ở thời điểm sớm hơn thời gian chuẩn <br />
hiện tại chúng tôi đang áp dụng là 6 giờ (2). <br />
Phân tích các yếu tố liên quan: chúng tôi <br />
nhận thấy các yếu tố thời gian ối vỡ, sự biến <br />
đổi màu sắc nước ối, số lượng bạch cầu của <br />
mẹ(1,4,6) và khoảng cách từ nơi ở của mẹ đến <br />
bệnh viện có liên quan đến yếu tố bạch cầu và <br />
CRP của con. <br />
Các chỉ số sinh học (bạch cầu, tiểu cầu, thiếu <br />
máu) đều thay đổi trong vòng 24 giờ sau sinh. <br />
Biểu thị nhiễm trùng sớm của trẻ sơ sinh là ngay <br />
từ khi còn trong tử cung mẹ tất cả trẻ sơ sinh có <br />
nhiễm trùng đều có tình trạng CRP (Protein C <br />
reactive) dương tính cao. Đây là một loại protein <br />
có trong giai đoạn viêm cấp được tổng hợp tại <br />
gan, CRP không qua nhau thai, tăng nhanh 6 – <br />
10 giờ sau khi nhiễm trùng, thời gian bán hủy <br />
<br />
96<br />
<br />
ngắn, giảm nhanh sau khi nhiễm trùng được <br />
kiểm soát. Vì thế sau khi điều trị hết nhiễm <br />
trùng, CRP trở về âm tính nhanh. CRP được coi <br />
là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán và <br />
điều trị nhiễm trùng sơ sinh(1,9). Thời gian điều <br />
trị kháng sinh trước sinh có liên quan đến các <br />
yếu tố CRP của trẻ (p