intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÌNH HÌNH PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ.

Chia sẻ: Bích Phượng Bích Phượng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

574
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của Quốc gia. Phương châm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự…ngày càng đa dạng, phong phú. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển đó, thì nền kinh tế thị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÌNH HÌNH PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ.

  1. 1 MỤC LỤC PHẦN I – MỞ ĐẦU PHẦN II – NỘI DUNG Chương I: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huy ện H ương Khê 1. Giới thiệu một số nét về huyện Hương Khê 2. Tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê 3. Tình hình trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê Chương II: Nguyên nhân, điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản 1. Nguyên nhân kinh tế 2. Nguyên nhân gia đình 3. Nguyên nhân nhà trường 4. Nguyên nhân của người quản lý tài sản Chương III: Đánh giá thực tiễn áp dụng luật hình sự tai địa phương. 1. Ưu điểm 2. Hạn chế Chương IV: Một số giải pháp kiến nghị trong việc nâng cao hi ệu qu ả hoạt động đấu trang, phòng trống tội trộm cắp tài sản Phần III: Kết luận
  2. 2 PHẦN I - PHẦN MỞ ĐẦU Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là một trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển kinh t ế c ủa Qu ốc gia. Phương châm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự…ngày càng đa dạng, phong phú. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh sự phát triển đó, thì nền kinh tế thị trường đã làm nẩy sinh những mặt trái, đó là s ự tha hoá, biến chất về đạo đức và nhân ph ẩm của một s ố b ộ ph ận con ng ười, làm phát sinh tệ nạn xã hội, dẫn đến tình hình chính tr ị, an ninh và tr ật t ự xã hội đi theo khuynh hướng xấu. Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất mức độ hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, tinh vi hơn, trong đó thì loại tội phạm xâm hại đến quy ền sở hữu chiếm tỉ lệ lớn trong các loại tội phạm như: tội "cướp giật tài s ản", "l ừa đảo chiếm đoạt tài sản", "lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài s ản", "tr ộm c ắp tài sản"…xảy ra rất phức tạp dưới nhiều hình thức, nó xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ, đó là quy ền s ở h ữu của con người, sở hữu của Nhà nước đã được ghi nhận tại điều Điều 58 Hiến pháp 1992 Nước CHXHCNVN quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt … Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”, đây là một quy ền cơ bản gắn liền với lợi ích cá nhân của mỗi con người, có đảm b ảo đ ược quyền này thì mới khích lệ, động viên mọi người vận dụng h ết kh ả năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Nhận thấy, vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong th ực ti ễn, v ới những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập tại nhà trường và những kiến thức thực tế trong đợt đi thực tập cuối khoá tại Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Hương Khê, tôi đã mạnh dạn chọn đ ề tài”Tình hình t ội tr ộm cắp tài sản tại địa phương nơi sinh viên thực tập. Th ực tiễn áp d ụng luâth
  3. 3 hinh sự và các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này”. làm bài viết cho mình. Do trình độ, khả năng hiểu biết và kinh nghiệm trong thực tế còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đ ề c ủa tôi đ ược hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn bài viết của mình. I. Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 1. Thời gian Trong khuôn khổ thời gian thực tập từ ngày 08/01/2008 đến ngày 18/04/2008 với phạm vi nghiên cứu thực hiện đề tài tại Viện Kiểm Sát nhân dân huyện Hương Khê, một số cơ quan làm án, các xã, th ị trấn thu ộc đ ịa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. 2. Quá trình thu thập thông tin: - Thu thập hồ sơ lưu; báo cáo thống kê của Viện Kiểm Sát Nhân dân huyện Hương Khê trong 3 năm 2005, 2006,2007; hồ sơ vụ án, thông qua đó l ựa ch ọn ra những nội dung, vấn đề còn tồn đọng có liên quan. - Sổ thụ lý các vụ án hình sự sơ thẩm, sổ kết quả xét xử sơ th ẩm các vụ án hình sự. Từ đó thu thập số liệu đưa vào bài viết. - Đối chiếu với những văn bản pháp luật đã học có liên quan. - Tìm hiểu số liệu tội phạm tại Viện Kiểm Sát Nhân dân - Học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ viện kiểm sát nơi thực tập. Từ những thông tin thu thập được cho ta thấy thực trạng nguyên nhân giải pháp và các biện pháp khắc phục, xử lý chúng ở Viện Kiểm Sát Nhân dân huyện Hương Khê. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài: - Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp mang tính thực tế cao đó là sự thu thập các thông tin khác nhau của xã hội về các đối tượng nghiên cứu bằng sự tri giác trực tiếp, thông qua việc hỏi, ghi nhận các ý kiến của các ông, bà viện trưởng trực tiếp tham gia hoạt động tố tụng và thực tiễn tham gia xét xử các vụ án tại địa phương nơi tôi thực tập
  4. 4 - Phương pháp thống kê: là việc thu thập các tài liệu cần thiết liên quan đ ến đề tài, từ đó phân loại tài liệu, sắp xếp theo trình tự th ời gian, đặc đi ểm t ội phạm, thủ đoạn và phương pháp thực hiện tội phạm, công cụ và ph ương tiện phạm tội trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân mục đích của lo ại tội ph ạm này. - Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp xem xét các ch ứng c ứ có trong các hồ sơ vụ án, xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê, từ đó phân tích, đánh giá rút ra những kết luận nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số phương pháp, như: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp so sánh phục vụ cho đề tài của mình. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn !
  5. 5 PHẦN II - NỘI DUNG CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ. 1. Giới thiệu đôi nét về huyện Hương Khê. Huyện Hương Khê - nằm ở vị trí Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Vũ Quang, phía Nam giáp huyện Tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Đông giáp huy ện Can l ộc và huyện Kỳ Anh. Là đơn vị hành chính - kinh tế cấp huyện, có diện tích tự nhiên khá rộng chú yếu là đồi núi trùng điệp có diện tích 1299,1km2 huy ện Hương Khê có 20 xã, 1 thị trấn. Dân số 106300 người.Số lượng ng ười trong độ tuổi lao động 76.000 người chiếm 60,04%. Lao động của huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 90%) có ti ềm năng r ất lớn cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp các nghành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật thấp như khai thác chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng... Từ năm 2002 đến nay, huyện Hương Khê đã th ực hiện nhi ều chính sách phát triển kinh tế với mục tiêu chú trọng phát tri ển công nghiêp và giẩi quyết việc làm, hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh. Trong tiến trình phát triển kinh tế đó, huyện đã từng bước thu hút v ốn đầu tư từ bên ngoài ngoài và các thành phần kinh tế, góp ph ần phân công lao động trên địa bàn, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mức sống của người dân làm cho đời sống nhân dân ngày càng thay đổi và khởi sắc. Không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp mà công nghiệp cũng từng bước phát triển, nhiều nhà máy xí nghiệp đ ược xây dựng: như nhà máy sản xuất chế biến gỗ, công ty cao su Hà Tĩnh,
  6. 6 công ty đá La Khê,…đã tạo ra nhiều việc làm cho hàng ngàn lao động cho con em địa phương. Song bên cạnh sự phát triển đó, vẫn còn tồn tại những mặt trái của nó đó là những tệ nạn xã hội như tệ nạn c ờ bạc, ma tuý, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản…Những năm gần đây, các tệ nạn này càng gia tăng làm cho tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn địa phương mất ổn định. 2. Tình hình tội phạm hình xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê. Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trên địa bàn huy ện Kim Thành xảy ra hết sức phức tạp, số lượng các vụ án có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng có xu hướng gia tăng so với các loại tội ít nghiệm trọng và nghiêm trọng. Trong thời gian từ năm 2005-2007 trên địa bàn huyện đã xảy ra rất nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng. Trong đó co nhiều vụ giết người cướp của, đánh nhau agaay thương tích và gây hậu quả nghiêm trọng. 30vụ về tội trộm cắp tài sản…nhiều vụ có tổ chức, quy mô lớn, liên quan đến nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh, s ố l ượng tài s ản b ị xâm hại, hoăc bị chiếm đoạt tới hàng chục tỷ đồng. Theo số liệu đã được thống kê tại báo cáo tổng kết cuối năm thì tình hình tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn huyên như sau. Tội phạm hình sự Năm S ố vụ Bị cáo 2005 45 65 2006 56 73 2007 68 80 (Số liệu từ hồ sơ lưu của Viên Kiểm Sát Nhân dân huyện Hương Khê) 3. Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản xảy ra trên đ ịa bàn huy ện Hương Khê.
  7. 7 a.Thực trạng Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trộm cắp tài sản ở huyện Hương Khê xảy ra rất phức tạp cả về số lượng đến cách th ức thực hiện phạm tội. Theo thống kê của Viện Kiểm nhân dân huyện Hương Khê: Tội trộm cắp tài sản Năm Số vụ Bị cáo 2005 20 30 2006 26 34 2007 38 46 Từ các số liệu thống kê trên ta thấy: Năm 2005 Viện Kiểm Sát Nhân dân đã truy tố và được toà đưa ra xét xử 45vụ với 65 bị cáo, trong đó các vụ án trộm cắp tài sản có 20 vụ chiếm 55%, số lượng bị cáo là 30 bị cáo, chiếm hơn 50% Như vậy năm 2005 so với các loại tội phạm khác thì các vụ án về tội trộm cắp tài sản chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn huyện, trong khi đó các loại tội phạm khác như tội: " Cưỡng đoạt tài sản" có 4 vụ chiếm gần 10% ; "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 5vụ chiếm 10%; "Gá bạc, 3 vụ chiếm 6%"; "Tổ ch ức đánh bạc" có 2 vụ chiếm 5%, "Tội cướp tài sản có 1 vụ. Năm 2006: Số vụ án hình sự được Viện Kiểm Sát Nhân dân huyện Hương Khê truy tố là 56 vụ với 73 bị cáo, trong đó: tội " trộm cắp tài sản" có 26 vụ chiếm 51%, số bị cáo chiếm 47%. Các loại tội phạm khác: còn lại là các tội phạm hình sự khác. Năm 2007: số vụ án bị truy tố là 68 vụ, với 80 bị cáo trong đó tội " Trộm cắp tài sản" có 38 vụ chiếm gần 50% với 40 bị cáo chiếm còn lại các loại tội phạm khác chỉ chiếm hơn 50%.
  8. 8 Như vậy, số liệu trên ta thấy tình hình tội phạm trên địa bàn huyện có xu hướng tăng trong các năm 2005, 2006, 2007. Năm 2005 tội trộm cắp tài sản chỉ có 20 vụ nhưng đến năm 2006 chiếm 26 vụ tăng 6 vụ. Đặc biệt năm 2007 chiếm 38 vụ, tăng 18 vụ so với năm 2005. Qua quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các thẩm phán trực tiếp tham gia trong công tác truy tố cho biết. Tình hình tội trộm cắp tài sản đang phát triển theo chiều h ướng gia tăng. Do tính phức tạp địa bàn huyện Hương Khê là huyện có tuyến quốc lộ 15A, đương mòn Hồ Chí Minh đi qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn đi qua dài trên 30 km và nằm trên đó là các nhà ga Thanh Luyện, Chua Lễ , Hương Phố, Phúc Trạch, La Khê. Đây là một trong những địa bàn hoạt động thuận lợi cho loại tội ph ạm này. Chúng ho ạt động có tổ chức, hoạt động theo băng nhóm, có sự liên kết chặt ch ẽ với các đối tượng ở nhiều huyện, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, móc nối từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tiêu th ụ, thông tin v ới nhau bằng phương tiện liên lạc hiện đại, thường xuyên di chuyển địa bàn và phương thức hoạt động nhằm gây khó khăn cho công tác điều tra và đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn huyện. - Về địa bàn hoạt động của tội trộm cắp tài sản: Qua các vụ án về tội trôm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huy ện Hương Khê thì phần lớn tập trung ở những nơi như: + Dọc theo theo quốc lộ 15A từ xã Hà Linh đến xã Phúc Trạch, dọc theo đương mòn HCM từ xẫ Phương Mỹ đến xã Phúc Trạch và trung tâm chợ Sơn: Mà trọng tâm là ở các quán và nhà hàng bên đường, chúng thường đóng giả là khách ăn của quán rồi lợi dụng sơ hở của khách hàng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
  9. 9 + Các nhà ga bến tàu: Bọn tội phạm thường lợi dụng lúc đông người trà trộn với hàng khách rồi móc túi của họ. + Khu vực thị trấn Hương Khê: Đây là một trong những khu vực tập trung nhiều trường học, chợ, công sở, vì vậy đây là khu vực th ường xuyên xảy ra mất trộm tài sản, chủ yếu là xe đạp, xe máy. + Khu vực nông thôn: Tội phạm thường lợi dụng lúc đêm tối để tiến hành thực hiện hành vi trộm cắp, đối tượng mà chúng thực hiện ch ủ yếu là gia súc, gia cầm, xe đạp, xe máy, - Thời điểm thực hiện tội phạm: Đa số các vụ án "Trộm cắp tài sản" trên địa bàn huyện Hương khê thường xảy ra vào ban đêm, một số ít xảy ra vào ban ngày. Qua công tác đấu tranh và phòng chống tội ph ạm cho th ấy các lo ại t ội phạm trộm cắp vào ban đêm thì đối tượng ph ạm tội chủ yếu là ng ười địa phương, do chúng thông thạo đường đi lối lại, am hiểu l ối sống sinh hoạt của người dân, nên đêm tối là thời điểm thích hợp đ ể chúng thực hiện hành vi nhằm che dấu bộ mặt thật của mình tránh sự phát giác của quần chúng. Đối với tội trộm cắp tài xảy ra vào ban ngày, ngoài đối tượng là người địa phương còn có một số đối tượng ở nơi khác đến, như ở Quảng Bình, Nghệ An…. Chúng thường hoạt động theo từng nhóm, t ừ hai đối tượng trở lên ít mang tính đơn lẻ, th ường có s ự liên k ết với nhau. b. Đặc điểm của tội: “Trộm cắp tài sản": - Về giới tính: Theo bảng tổng hợp báo cáo của Viện Kiểm Sát nhân dân huy ện Hương Khê và qua tìm hiểu ông viện trưởng trong việc truy tố. Năm 2005: Tội trộm cắp tài sản, người phạm tội là nữ giới chiếm 2 vụ trong tổng số 20 vụ, năm 2007 có 4 vụ trong tổng số 48 vụ.Ch ủ
  10. 10 yếu đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản là nam giới chiếm tỉ lệ khoảng 94% còn nữ giới chiếm tỉ lệ rất nhỏ chiếm koảng 4- 6%. Đối với tội phạm là nữ giới, do yếu tố về kinh tế mà nẩy sinh ý đ ịnh tr ộm cắp tài sản, đối tượng này thường lợi dụng sự thân quen, nhân lúc sơ hở, thiếu cảnh giác của chủ tài sản để thực hiện hành trộm căp tài sản, đối với những trường hợp này thường ít nghiêm trọng, chủ y ếu các hành vi mang tính đơn lẻ. Đối với nam giới: Tội ph ạm bao giờ cũng mang tính chất mức độ nguy hiểm cao hơn, liều lĩnh, táo t ợn h ơn. Các đối tượng này thường không có công ăn việc làm lại lười lao đ ộng, dẫn tới hành vi phạm tội. Ngoài ra, một số đối tương do ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, nghiện ma tuý cũng là nguyên nhân làm phát sinh tội trộm cắp tài sản. - Về độ tuổi: Dựa theo bảng tổng hợp báo cáo kết quả xét xử của Toà án nhân dân huyện Hương Khê thì độ tuổi phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện như sau. Qua nghiên cứu hồ sơ và số liệu tại Viện Kiểm Sát Nhân dân huyện Hương Khê ta thấy số người ở độ tuổi dưới 18 ph ạm tội trộm cắp tài sản là không nhiều, chiếm trung bình khoảng 5- 8% trong t ổng số tội trộm cắp tài sản. Đối với những vụ án ở độ tuổi nay th ường mang tính ít nghiêm trọng hơn, tài sản chiếm được có gia trị không l ớn nguyên nhân là do thiếu tiền tiêu sài như chát, đánh bi- a, trò ch ơi đi ện tử dẫn đến trộm cắp tài sản của gia đình, của bạn bè, làng xóm. Độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, chiếm tỉ lệ lớn, như: Năm 2005 có 17/30 bị cáo chiếm 57,5%, năm 2006 có 25/34 bị cáo, chiếm 73,5%, năm 2007 có 31/40 bị cáo chiếm 80,4%. Trong độ tuổi này họ thường
  11. 11 là những người không có công ăn việc làm và lười lao động, bản tính ham chơi, một số ít do khó khăn về kinh tế dẫn đến phạm tội. + Nhân thân của người phạm tội: Đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện H ương Khê thường là những người có trình độ văn hoá th ấp, không có vi ệc làm ổn định, bản thân thì lười lao động, ham chơi, đàn đúm. Về hoàn cảnh gia đình: Những đối tượng này thường sinh ra trong gia đình có bố mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, đánh cãi ch ửi nhau, bố thường xuyên uống rượu say xỉn đánh đập con cái hoăc bố mẹ ly hôn nên thiếu sự quản lý giáo dục con cái. 4. Phương pháp, thủ đoạn của tội trộm cắp tài sản. Trong hàng loạt các loại tội, thì mỗi loại tội phạm đều có một dấu hiệu đặc trưng riêng. Đối với tội trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn huyện Hương Khê do đặc điểm địa lý của nơi đây là huy ện có diện tích tương đối rộng, nhiều tuyến đường quốc lộ cắt qua, lại có sông bao quanh, dân cư phân bố không đồng đều đã tạo nên nh ững đ ặc trưng riêng của loại tội phạm này xảy ra ở nơi đây. Thứ nhất: về số lượng số lượng các vụ án trộm cắp tài sản chiếm một tỉ lệ lớn so với các loại án khác. Thứ hai: Phương pháp, thủ đoạn của tội trộm cắp tài sản mang tính chuyên nghiệp, thủ đoạn xảo quyệt và nguy hiểm hơn. - Về phương pháp thực hiện hành vi : Chúng hoạt động có tổ chức, hoạt động theo băng nhóm tư 3 đối tượng trở lên, có s ự liên kết chặt chẽ với các đối tượng ở nhiều huyện, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, móc nối từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tiêu thụ.
  12. 12 - Về thủ đoạn : Chúng sử dụng các thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt nhằm tiếp cận chủ tài sản hoặc tài sản để thuận tiện cho hành vi chiếm đoạt như: + Ở khu vực nông thôn những đối tượng này thường lợi dụng đêm tối lẻn vào nhà ẩn nấp, đợi đến khi mọi người ngủ say rổi lấy chìa khoá mở cửa tiến hành thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. + Đối với khu vực thị trấn: Đây là khu vực tập trung đông các hàng quán, các công sở lại không có người quản lý trông coi, lợi dụng yếu điểm đó các đối tượng này thường đóng giả khác hàng của quán nhân lúc không để ý của mọi người rồi thực hiện hành vi trộm c ắp tài sản. + Đặc biệt gần đây xuất hiện một số thủ đoạn hết sức tinh vi đó là sự móc nối giữa người có trách nhiệm quản lý tài s ản nh ư ng ười trông giữ xe với một nhóm đối tượng xấu để tháo, tráo đổi phụ tùng xe. Một số các đối tượng khác còn làm giả vé xe để thực hi ện hành vi phạm tội.
  13. 13 CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ Trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, một trong những yếu tố hàng đầu không chỉ là việc đưa ra những bản án, quyết định mang tính nghiêm khắc để răn đe trừng ph ạt mà còn tìm ra nh ững nguyên nhân, điều kiện nào dẫn tới con người thực hiện hành vi ph ạm tội. Đây chính là căn nguyên cội nguồn giữ một vai trò quyết định trong công tác phòng chống tội phạm. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của trộm cắp tài s ản r ất đa dạng. Nó có thể là nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng có quan hệ tác động qua lại với nhau.Tất cả những yếu tố đó, xét ở mỗi khía cạnh khác nhau, mỗi chừng mực khác nhau giúp cho chúng ta hiểu để đưa ra những biện pháp cách thức đúng đắn trong việc hạn chế và nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Nắm được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng đó, tôi rút ra một số nguyên nhân và điều kiện, trực tiếp làm phát sinh tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hương Khê như sau: 1. Nguyên nhân điều phạm tội trộm cắp tài sản. 1.1 Nguyên nhân kinh tế. Với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua kinh tế ở huyện Hương Khê đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao, tăng trưởng c ả v ề ch ất, lượng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, có sự ổn định, có thu nhập. Nhiều người giàu lên nhanh chóng bằng khả năng, sức lực và trí tuệ của mình. Bên cạnh đó cũng còn những mặt trái của xã hội, như: nạn cờ bạc, ma tuý, trộm cắp, …tình trạng thất nghi ệp ngày m ột
  14. 14 gia tăng, do tính ham chơi, lười lao động… dẫn đến hành vi phạm tội nói chung hành vi trộm cắp tài sản nói riêng. Thông qua các vụ án về trộm cắp tài sản ở địa bàn huy ện Hương khê, ta thấy phần lớn các đối tượng phạm tội lần đầu thường không có công ăn việc làm hoặc việc làm không ổn định, thu nhập ít ỏi, đồng tiền kiếm được không đủ trang trải cho bản thân, dẫn đến những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Một số đối tượng khác do cờ bạc, rượu chè, sinh ra nợ nần cũng dẫn tới con đường phạm tội. Một số ít đối tượng còn lại do chơi bời, giao du với nh ững đối t ượng x ấu nên b ị xúi dục, lôi kéo cũng dẫn đến phạm tội. 1.2 Nguyên nhân gia đình. * Ảnh hưởng của yếu tố gia đình. Gia đình là môi trường hình thành các chuẩn mực về nhân cách, đạo đức của con người. Đây là yếu tố quyết định tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi con người.Trên thực tế hiện nay nhiều gia đình do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường cha mẹ mải lo kiếm tiền buông lỏng quản lý và giáo dục con cái. Có những gia đình quan niệm sai lệch, họ cho rằng có tiền thì có quy ền lực và địa vị trong xã hội. Vì vậy, đã đánh mất đi vai trò làm cha, làm mẹ của mình trong việc giáo dục con cái. Một số gia đình trước những việc làm sai trái của con mình nhưng khi có sự phản ánh góp ý của mọi người thì lại không nhận ra sự sai, khuyết điểm của con cái mà ùa theo,đồng tình bênh vực cho con mình dẫn đến sai lầm nối tiếp sai lầm. 1.3 Nguyên nhân nhà trường. Toàn huyện Hưong Khê có 45 trường trong đó có 21 trường Tiểu học, 20 trường trung học cơ sở và 4 trường phổ thông trung học nhìn chung phần lớn các trường mới chỉ chú trọng đến việc giảng dạy ki ến
  15. 15 thức mà chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục tư cách đạo đức làm người cho các em, trong trường mang tính giáo dục cao, giúp cho em có vốn kiến thức hiểu biết về pháp luật , có cách ứng xử thích hợp trong cuộc sống, thì lại ít được quan tâm chú trọng ch ỉ được coi là môn phụ, số tiết học còn ít, 1 tiết trên tuần . 1.4 Nguyên nhân của người quản lý tài sản Đây là một vấn đề tương đối phổ biến trên địa bàn huyện làm phát sinh tội trộm cắp tài sản nó là môi trường, điều kiện để cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Nguyên nhân là do chủ tài sản hoặc người được giao trách nhiệm quản lý tài sản còn sơ hở và chưa cảnh giác, để tài sản không có người trông coi, khi ra kh ỏi nhà không khoá cửa, để xe đạp, xe máy không có khoá an toàn…đã tạo cơ hội cho bọn tội phạm trộm cắp tài sản dễ dàng th ực hiện hành vi c ủa chúng. 2. Điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản Trong quá trình làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến tình hình phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Hương khê cho ta thấy có rất nhiều những yếu tố làm phát sinh tội trộm cắp tài s ản có những yếu tố vừa là nguyên nhân cũng đồng thời là điều kiện phạm tội nhưng giữa chúng lại có sự khác nhau đáng kể, nguyên nhân chính là yếu tố làm phát sinh tội phạm còn điều kiện chính là môi tr ường thuân lợi cho sự hình thành và phát triển tội phạm. - Yếu tố tự nhiên và xã hội: Như đã đề cập đến ở trên thì huyên Hương Khê có diện tích tương đối lớn, dân cư phân bố không đồng đều địa hình phức tạp có nhiều tuyến đường cắt qua đ ịa bàn huyên trong đó có tuyến quốc nộ 15A, cùng với đó là địa hình đồi núi ph ức tạp.
  16. 16 - Về công tác đấu tranh, xử lý tội phạm nói chung, tội trộm c ắp tài sản nói riêng còn chưa thực sự nghiêm khắc hãy còn áp d ụng nhi ều biện pháp xử phạt hành chính, trong công tác xét xử còn áp d ụng nhi ều hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc cải t ạo không giam gi ữ dẫn đến việc phòng ngừa và tính giáo dục của bản án ch ưa cao, có nhiều trường hợp sau khi xử lý mà vẫn “ngựa quen đường cũ” không chỉ tái phạm mà còn tái phạm với mức độ nguy hiểm hơn. - Công tác quản lý, cải tạo phạm nhân còn nhiều khuyết điểm, nhiều đối tượng được mãn hạn tù khi trở về địa phương thì chính quyền địa phương không thực sự quan tâm, động viên an ủi, giúp đỡ tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống hoà nhập với cộng đồng, đôi khi còn gây nhiều khó khăn cho đối với họ trong việc xin gi ấy xác nh ận là con em địa phương để xin vịêc làm, đi làm ăn kinh tế, hoặc vay v ốn đ ể làm ăn, chỉ vì nhân thân không tốt dẫn đến một mặt do không có công ăn vịêc làm, kinh tế thì khó khăn cộng thêm bạn bè, làng xóm thì xa lánh làm cho họ càng sinh ra chán nản mất niềm tin trong cuộc sống. Đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến tỉ lệ tái phạm cao. Những yếu tố trên cũng chính là những điều kiện thuận lợi để tội trộm cắp tài sản lợi dụng hoạt động.Vì vậy chúng ta cần loại bỏ những điều kiện thuận lợi đó mới góp phần hạn chế tình hình tội phạm diễn ra trên địa bàn huyện.
  17. 17 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÌNH SỰ TẠI ĐỊA PHƯƠNG. 1. Một số nét về thực tiễn áp dụng luật hình sự của huyện Hương Khê trong những năm qua: Nhìn chung công tác truy tố và xét xử tội trộm cắp tài sản có c ủa Vi ện kiểm Sát Nhân dân và Toà án nhân dân huyện Hương Khê qua nh ững năm gần đấy có nhiều điểm nổi bật. Căn cứ vào số liệu đã được nêu trên cho ta thấy trong các năm 2006, 2007 số lượng các vụ án về trộm cắp tài sản tăng dần trong các năm. Năm 2006 các vụ án về trộm cắp tài sản có 26 vụ đến năm 2006 có 38 vụ như vậy nó đã tăng lên 12 vụ. Năm 2006 2007 Tổng số vụ án 26 38 Số vụ trả lại viện kiểm 2 3 sát Số vụ đã xét xử 25 33 Số vụ còn lại 3 2 Tỉ lệ phần trăm 88,9% 87,1% (Số liệu được thống kê từ sổ kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự) Viện trưởng viện kiểm sát ông Phạm Víêt Th ụ cho bi ết đối v ới những vụ án mà toà án trả lại cho viện kiểm sát thì chủ yếu là do: Thứ nhất: Tình tiết của vụ án chưa rõ ràng cần phải xác minh thu thập thêm chứng cứ thêm Thứ hai: Phát sinh tình tiết mới tại phiên toà Năm 2007 tổng số các vụ án đã thụ lý là 38 vụ nhưng khi đ ưa ra xét xử chỉ có 33vụ nguyên nhân là do 2 vụ còn tồn đọng đ ến năm 2008
  18. 18 và có một vụ trong quá trình thụ lý xét thấy vụ án không thuộc phạm vi, thẩm quyền của toà an cấp huyện do đó ph ải chuy ển v ụ án lên t ỉnh để giải quyết theo đúng thẩm quyền. Thực tiễn áp dụng luật hình sự trong nh ững năm qua đã đ ạt d ược nhưng kêt quá đang khen ngợi. Nhất là trong lĩnh vực tội trộm cắp tài sản. 90% vụ trôm cắp tài sản đều được viện truy tố và toà xét xứ nghiêm minh. đảm bảo nghiêm minh của pháp lật,đúng người đúng tội xảy ra những sai sót nghiêm trong trong công tác xet xư, tránh oan sai trong xét xử. Tạo được niềm tin cho nhân dân đối v ới phap lu ật và người thực thi pháp luât. Qua tìm hiểu được biết án treo chiếm một tỉ lệ tương đ ối nhi ều bởi lẽ các vụ án xảy ra trên địa bàn huyện th ường mang tính ch ất ít nghiêm trọng, một số ít rơi vào trường hợp nghiêm trọng và không có trường hợp rất nghiệm trọng, và đặc biệt nghiêm trọng ở loại tội này mặt khác do huyện Hương khê là một đơn vị hành chính c ấp huy ện do dó chức năng quyền hạn còn hạn chế và công tác quản lý nhưng đối tượng đang trong thời gian thứ thách.tại địa phương đạt đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. 2.Ưu điểm và hạn chế trong công tác truy tố. 2.1 Ưu điểm - Các vụ án đã được viện kiểm sát nhân dân truy tố theo đúng “ Nguyên tắc xét xử công công băng và nghiêm minh”và “ công khai khi xét xứ” cho phép phóng viên dự và đưa tin phiên toà. - Số lượng vụ án khi bị kháng cáo, kháng nghị lên cấp phúc thẩm thường ít xảy ra. - Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật và tuyên truy ền mục đích chính trị địa phương bằng các tổ chức truy tố của viện kiểm sát và
  19. 19 xét xử được các phiên Toà lưu động ở các địa bàn dân cư nơi thường diễn ra trộm cắp tài sản. 2.2 Hạn chế - Số vụ án trộm cắp tài sản đưa ra xét xử lưu động còn ch ưa nhiều chỉ mới đạt chỉ tiêu mà toà án tỉnh đưa ra. - Nhiều vụ có chưa bảo đảm được tính nhanh chóng,kịp thời - Thời gian tranh tụng còn ít
  20. 20 CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ, TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 1. Những giải pháp a. Giải pháp kinh tế Như đã phân tích ở trên thì yếu tố kinh tế chính là m ột trong những nguyên nhân dẫn đến tội trộm cắp tài sản vì vậy bi ện pháp này đưa ra, một mặt khắc phục tình trạng khó khăn về kinh t ế, giúp đ ỡ và tạo cộng ăn việc là cho con em địa phương nhằm nâng cao mức s ống. Mặt khác đây cũng một biện pháp giúp họ có một tư tưởng, lập trường vững vàng trong cuộc sống, biết tôn trọng, gìn giữ những gì là thành quả do chính sức lao động của mình làm ra, từ đó nâng cao ý th ức b ảo quản tài sản của bản thân và của mọi người. Để làm được đi ều đó chúng ta cần phải: Thứ nhất: Tăng cường xây dựng cơ sở dạy nghề, hướng nghiệp,từng bước mở rộng quy mô, đầu tư trang thiết bị nhằm tao công ăn việc làm phù hợp khả năng của từng đối tượng. Đảm b ảo tới mức cao nhất khả năng dạy và tạo nghề cho mọi người Thứ hai: Các xã phường, thị trấn và chính quyền địa phương cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ về kinh tế cho các gia đinh nghèo, có hoàn cảnh khó để đảm bảo mức sống cũng như tạo điều kiên giúp đỡ h ọ làm ăn và phát triển kinh tế. Đặc biệt đối với nh ững đối t ượng có ti ền án tiền sự khi mãn hạn tù trở về địa phương phải có sự quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, cần tìm cho họ những công việc phù h ợp, thường xuyên động viên, an ủi giúp họ hoà nhập với cộng đồng xoá đi những mặc cảm của cuộc sống để trở thành người có ích cho xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2