intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tình huống: Xung đột sử dụng nước tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lƣu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn

Chia sẻ: Quách Thị Xuân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

121
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước là tài nguyên quý giá đối với sự sống của con người và hoạt động sản xuất. Hiện nay việc quản lý và khai thác tài nguyên nước trên các lưu vực sông của Việt Nam nói chung, lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn nói riêng còn nhiều bất cập. Mâu thuẫn giữa cấp nước và phát điện thường xuất hiện trong quản lý các hồ chứa đa mục tiêu. Tuy nhiên, mâu thuẫn này đối với hồ chứa Đắc Mi4 trên sông Vũ Gia lại cực kỳ phức tạp vì nhà máy thủy điện này sau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tình huống: Xung đột sử dụng nước tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lƣu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ----------------------- LỚP BỒI DƢỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH Tổ chức tại Đà Nẵng. Năm 2013 TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Tên tình huống: Xung đột sử dụng nƣớc tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lƣu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn Họ và tên: Quách Thị Xuân Chức vụ: Phó trƣởng phòng Nghiên cứu Đô thị Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng Đà Nẵng, tháng 7 năm 2013 1
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ----------------------- LỚP BỒI DƢỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH Tổ chức tại Đà Nẵng. Năm 2013 Từ ngày 18 tháng 5 năm 2013 đến ngày 10 tháng 8 năm2013 TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC Tên tình huống: Xung đột sử dụng nƣớc tại hồ thủy điện Đăk Mi 4 trên sông Vũ Gia thuộc lƣu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn Họ và tên: Quách Thị Xuân Chức vụ: Phó trƣởng phòng Nghiên cứu Đô thị Đơn vị công tác: Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng Ngƣời hƣớng dẫn : PGS. TS. Hoàng Văn Chức Đà Nẵng, tháng 7 năm 2013 2
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................................... 4 I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG .................................................................................................................................... 4 1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI ................................................................................................................................................ 4 1.2. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG ............................................................................................................................................... 6 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG .............................................................................................................................. 10 2.1. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ..................................................................................................................... 10 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................................................................... 10 2.3. PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÌNH HUỐNG ..................................................................................................................... 16 2.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH HUỐNG ................................................................................................................. 17 2.5. HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG.................................................................................................................................. 18 III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ...................................................................................................................................... 21 3.1. MỤC TIÊU XỬ LÝ ................................................................................................................................................... 21 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................................................................................................. 21 3.3. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ........................................................................................................................................... 23 III. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................................................... 23 4.1. KIẾN NGHỊ VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC .................................................................................................................. 23 4.2. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG .......................................................................................................... 24 III. KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................ 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................................ 25 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................................. 25 3
  4. Mở đầu Nước là tài nguyên quý giá đối với sự sống của con người và hoạt động sản xuất. Hiện nay việc quản lý và khai thác tài nguyên nước trên các lưu vực sông của Việt Nam nói chung, lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn nói riêng còn nhiều bất cập. Mâu thuẫn giữa cấp nước và phát điện thường xuất hiện trong quản lý các hồ chứa đa mục tiêu. Tuy nhiên, mâu thuẫn này đối với hồ chứa Đắc Mi4 trên sông Vũ Gia lại cực kỳ phức tạp vì nhà máy thủy điện này sau khi phát điện lại trả nước sang sông Thu Bồn, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ở hạ lưu sông Vu Gia thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng. Đây là vấn đề cần phải được giải quyết càng sớm càng tốt. I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1.1. Hoàn cảnh ra đời Ngày 21/4/2007, tại xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn -Quảng Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam (Bộ Xây dựng) đã khởi công xây dựng thuỷ điện Đăk Mi 4. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đến dự lễ phát lệnh khởi công. Thủy điện Đăk Mi 4 là một trong những dự án thủy điện quan trọng nằm trong quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), có công suất thiết kế 190 MW, với tổng vốn đầu tư 4.547 tỉ đồng, cung cấp điện lượng trung bình hằng năm gẩn 1 tỉ KWh. Tổng công ty IDICO vừa là chủ đầu tư vừa đảm nhiệm vai trò tổng thầu thi công xây lắp công trình. Sau hơn 5 năm triển khai, dự án có các mốc thời gian quan trọng như sau: ngày 25/01/2008, ngăn sông phục vụ công tác đào hố móng đập chính Nhà máy thủy điện Đak Mi 4A, ngày 29/10/2010 thông hầm dẫn nước với tổng chiều dài 3,3km chính thức, ngày 24/8/2011 hoàn thành toàn bộ công tác đào hố móng, gia 4
  5. cố mái, đổ bê tông các hạng mục đập chính - đập tràn, cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước; thu dọn vệ sinh lòng hồ và tích nước hồ chứa. Ngày 10/01/2012 hoàn thành đóng điện đường dây 220 KV Đak Mi 4 - Thạnh Mỹ dài 44,471km và nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia phục vụ công tác thử nghiệm nhà máy. Ngày 17/01/2012, tổ máy đầu tiên H2, công suất 74 MW chính thức hòa lưới điện Quốc gia. Sau đó lần lượt các tổ máy H3, H4 hòa lưới điện Quốc gia vào ngày 21/02/2012 và 24/02/2012. Và ngày 10/4/2012, tổ máy cuối cùng H1 cũng đã chính thức hòa lưới điện Quốc gia. Hình 1. Bản đồ vị trí các trạm thủy điện trên lưu vực sông Vũ Gia – Thu Bồn Kể từ khi đi vào vận hành công trình này đã gây ra một số khó khăn cho việc cấp nước của thành phố Đà Nẵng và việc cấp nước tưới cho các huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam. Mùa khô năm 2013, “cuộc chiến” đòi nước giữa UBND TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam với thủy điện Đắk Mi 4 (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) 5
  6. đã trải qua giai đoạn căng thẳng nhất mà nguyên nhân là do nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 không tuân thủ quy trình vận hành, không xả về hạ du lưu lượng 25 m3/giây như thiết kế. 1.2. Mô tả tình huống Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 2840 ngày 29-4-2010 của Văn phòng Chính phủ với nội dung yêu cầu Đắk Mi 4 xả nước về lại cho sông Vu Gia với lưu lượng 25 m3/giây. Tuy nhiên, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đã không làm như vậy, và mâu thuẫn giữa Đà Nẵng, Quảng Nam và nhà máy đã lên tới đỉnh điểm. Quan điểm của thành phố Đà Nẵng Theo lãnh đạo Đà Nẵng thì việc đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà máy là rất quan trọng nhưng ưu tiên số một bây giờ là nước sinh hoạt cho người dân. Nếu cần thiết Thành phố sẽ dùng đến pháp luật để buộc thủy điện Đắk Mi 4 trả nước cho sông Vu Gia. Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng nói: “Các anh lấy của Vu Gia thì phải trả lại cho Vu Gia. Nếu không trả, Thành Phố sẽ gửi công văn đến Thủ tướng và các bộ, ngành để buộc thủy điện Đắk Mi 4 trả lại dòng chảy cơ bản vốn có của Vu Gia. Cần thiết phải hy sinh ĐắK Mi 4 để phục vụ nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nhân dân. Chúng tôi kiên quyết đòi thủy điện phải xả 25 m3/giây và ngừng phát điện để tích nước. Vì mực nước tự nhiên chảy về Đắk Mi 4 vẫn tương đối cao từ 25 m3/giây đến 40 m3/giây. Lượng nước này đủ cứu hạn cho Đà Nẵng” - ông Thắng nhấn mạnh. Theo ông Thắng, Thành Phố đang phải cật lực chống hạn cho hơn 3.000 ha lúa. Nguồn nước sinh hoạt phải lấy tại đập An Trạch cách nhà máy Cầu Đỏ 10 km. Đến thời điểm này, hạn hán đã ở mức độ báo động khẩn cấp. Nước tại sông Ái Nghĩa đang thấp nhất trong vòng gần 40 năm qua. Khoảng 10.000 ha lúa các huyện bắc Quảng 6
  7. Nam và Đà Nẵng đang có nguy cơ mất trắng, hơn 1 triệu dân đang thiếu nước sinh hoạt. “Trước đây, nước từ hệ thống sông Vu Gia đổ về Thu Bồn thông qua sông Quảng Huế chỉ 20% nhưng sau khi có thủy điện Đắk Mi 4 lượng nước này đã tăng lên 60%. Vì vậy, nước từ sông Ái Nghĩa đổ về hạ du Vu Gia từ 80% đã giảm xuống còn 40%. Bây giờ thì hoàn toàn cạn kiệt. Sông không có nước làm độ mặn ở mức kỷ lục”. Quan điểm của tỉnh Quảng Nam Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Tổng cục Thủy lợi, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các nhà máy thủy điện trên địa bàn nhằm đề xuất kế hoạch điều tiết xả nước các hồ thủy điện trên hệ thống sông Vu gia – Thu Bồn phục vụ làm đất, gieo, sạ lúa hè thu. Theo đó, các nhà máy thủy điện A Vương, Đăk Mi 4, Sông Tranh 2, Sông Côn, Sông Bung 5 và Sông Bung 6 ngừng hoàn toàn hoạt động xả nước phát điện về hạ du kể từ ngày 12/4/2013 đến ngày 14/5/2013 để tích nước chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu; Kể từ ngày 15/5/2013 đến ngày 31/5/2013, các thủy điện sẽ thực hiện xả nước liên tục để phục vụ đổ ải và gieo sạ vụ hè thu 2013. Kế hoạch tích nước và xả nước này cũng đã được các bên liên quan thống nhất tại cuộc họp do Cục Điều tiết điện lực chủ trì tổ chức ngày 5/4/2013. “Những tưởng mọi sự cam kết được thực hiện nghiêm túc, nhưng không ngờ qua thực tế, vẫn có thủy điện coi thường sự quản lý của Nhà nước, không thực hiện đúng lịch tích nước và xả nước như trên. Cụ thể, ngày 26/4 vừa qua, chúng tôi đã cử đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 vẫn đang vận hành phát điện bình thường. Phía đại diện Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 cho rằng, Nhà máy được huy động vận hành theo sự điều độ của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia, phụ thuộc vào an ninh hệ thống điện và 7
  8. theo quy trình vận hành máy phát điện phải chạy sấy máy để đảm bảo độ cách điện.”- ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam nói. Ngay lúc đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản yêu cầu Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 dừng phát điện. Đồng thời ngày 2/5/2013, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn gửi Cục Điều tiết Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan chỉ đạo Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 dừng xả nước phát điện để tích nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, liên tiếp những ngày sau, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 vẫn tiếp tục vận hành, bất chấp yêu cầu của Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT Quảng Nam. Qua số liệu theo dõi hoạt động của Nhà máy Thủy điện Đăk Mi 4, từ ngày 12/4/2013 đến ngày 4/5/2013, nhà máy đã xả nước phát điện 15 ngày với tổng số 167 giờ và hiện nay vẫn đang tiếp tục vận hành. Phía Sở NN&PTNT Quảng Nam đã gọi điện trực tiếp đề nghị cho dừng xả nước phát điện, nhưng lãnh đạo Nhà máy cho biết việc vận hành Nhà máy phải chấp hành theo điều động của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Quan điểm của Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 và ngành điện. Ngày 26/4, Sở NN-PTNT Quảng Nam đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 về việc thủy điện này tự ý phá vỡ cam kết để xả nước phát điện. Nhưng tại cuộc họp này, ông Võ Tấn Dũng, Phó Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 cho rằng, Nhà máy được huy động vận hành theo sự điều độ của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia. Ban QL TĐ Đăk Mi 4 cho rằng, khi mực nước hồ đã đạt cao trình 254,5m, trên mực nước chết 14,5m, và theo ghi nhận, dự báo thì thời tiết có mưa nên vẫn có nguồn nước về hồ, nếu không xả nước phát điện thì nước về hồ sẽ đến mực nước dâng bình thường và chảy tự do qua tràn. 8
  9. Phó Tổng Giám đốc thủy điện Đắk Mi 4, ông Đào Minh Tiến, giải trình: “Hiện lưu lượng nước về hồ Đắk Mi 4 chỉ đạt khoảng 15 m3/giây, dung tích hữu ích của hồ hiện nay chỉ khoảng 85 triệu m3/158 triệu m3, tương ứng với cao trình cao hơn mực nước chết khoảng 10 m. Hiện nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng theo yêu cầu sử dụng nước tại hạ du của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam. Trong tháng 3, thủy điện đã xả 14 lần, mỗi lần 18-20 giờ, lượng xả 50 m3/giây để phục vụ sản xuất. Những điều này đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất điện (chỉ đạt 50% kế hoạch), gây khó khăn về nguồn tiền trả nợ ngân hàng cho thủy điện”. “Chúng tôi sẵn sàng phối hợp với hai địa phương nhưng các anh phải cân nhắc điều tiết nước cho Quảng Nam bao nhiêu, Đà Nẵng bao nhiêu. Phải làm sao có hiệu quả nhất về tài nguyên nước và giảm thiệt hại cho nhà máy. Khi có số liệu rõ ràng chúng tôi sẽ chấp hành” - ông Tiến nói. Trung tâm điều độ quốc gia Ông Vũ Xuân Khu, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), thông tin: “Trong quý IV-2012, lượng nước về các hồ thủy điện thiếu hụt 15,2 tỉ m3 nước, trong đó miền Trung thiếu 11,5 tỉ m3. Vì vậy, thủy điện A Vương, Đắk Mi 4 phải sáu ngày nghỉ, sáu ngày vận hành. Hiện EVN khó can thiệp buộc các thủy điện phải xả nước vì hầu hết các thủy điện đều hoạt động theo cơ chế thị trường và không phụ thuộc vào EVN”. Cũng theo ông Khu, thủy điện Đắk Mi 4 có tuổi đời 30 năm. Vì vậy, người ta đã thiết kế để trong vòng đời đó có thể thu hồi được vốn. Còn nếu xả theo yêu cầu của TP Đà Nẵng thì nhà đầu tư không thể thu hồi lại vốn. “Nếu các thủy điện xả cứu hạn trong vòng 15 ngày thì nhà đầu tư đã lỗ 50 tỉ đồng” - ông Khu nói. 9
  10. II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu phân tích tình huống Căn cứ vào các văn bản qui phạm pháp luật và các qui định hiện hành của Trung ương và Địa phương trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về tài nguyên nước để làm rõ hành vi tùy ý xả nước của Ban quản lý hồ thủy điện Đắc Mi 4; đồng thời chỉ ra được những yếu kém trong công tác quản lý tài nguyên nước; Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý hợp tình, hợp lý và những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông nhằm đáp ứng hài hòa các mục tiêu. 2.2. Cơ sở lý luận Việc phân tích và giải quyết tình huống dựa vào các luật, nghị định và quy định sau: 1. Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 2. Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. 3. Căn cứ Luật Điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004; 4. Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001; 5. Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; 6. Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; 7. Thông tư số 34/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 7/10/2010. Điều 64 Luật Tài nguyên Môi trƣờng quy định về bảo vệ môi trƣờng hồ chứa nƣớc phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện 10
  11. 1. Việc xây dựng, quản lý và vận hành hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải gắn với bảo vệ môi trường. 2. Không được lấn chiếm diện tích hồ; đổ chất thải rắn, đất, đá, nước thải chưa qua xử lý vào lòng hồ. 3. Môi trường nước trong hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện phải được quan trắc định kỳ nhằm dự báo diễn biến chất lượng nước, chế độ thuỷ văn để điều hoà nguồn nước và bảo vệ môi trường. 4. Cơ quan quản lý hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thuỷ điện có trách nhiệm thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Để việc phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo có hiệu quả thì hồ chứa phải có quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước. Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được phê duyệt. Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du và bố trí dung tích để thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả dung tích để phòng, chống lũ, an toàn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và bất thường. Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục, xây dựng và trình. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa sẽ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa. Tất cả những điều này được quy định trong Luật Tài nguyên nước, chương V, điều 60, 61. Điều 60. Phòng, chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, Luật Tài nguyên nƣớc: 1. Hồ chứa phải có quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước. 2. Hồ chứa lớn, quan trọng trên lưu vực sông phải vận hành theo quy trình vận 11
  12. hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu, phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước cho hạ du và bố trí dung tích để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của hồ chứa, bao gồm cả dung tích để phòng, chống lũ, an toàn cấp nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường, biến động về chất lượng nước có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu. 4. Quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, tổ chức lưu vực sông, tổ chức liên quan khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Trách nhiệm xây dựng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục các hồ chứa phải vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa và xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa. 6. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hồ chứa phải xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân. Điều 61. Phòng, chống xâm nhập mặn, Luật Tài nguyên nƣớc. 1. Việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy phải tuân theo quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn. 2. Việc thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển phải bảo đảm phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước dưới đất. 3. Việc khai thác nước lợ, nước mặn để sử dụng cho sản xuất không được gây xâm nhập mặn các nguồn nước và làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. 4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước để sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp phòng, chống chua, mặn, xói mòn đất và bảo đảm không 12
  13. gây ô nhiễm nguồn nước. Điều 54. Điều hòa, phân phối tài nguyên nƣớc 1. Việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, khả năng thực tế của nguồn nước, kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước và bảo đảm các nguyên tắc sau đây: a) Bảo đảm công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trên cùng một lưu vực sông, giữa thượng lưu với hạ lưu, giữa bờ phải với bờ trái; b) Ưu tiên về số lượng, chất lượng nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác của người dân; c) Bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, ngưỡng khai thác nước dưới đất; d) Kết hợp khai thác, sử dụng nguồn nước mặt với khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất, nước mưa; tăng cường việc trữ nước trong mùa mưa để sử dụng cho mùa khô. 2. Trong trƣờng hợp thiếu nƣớc, việc điều hòa, phân phối phải ƣu tiên cho mục đích sinh hoạt; các mục đích sử dụng khác phải được điều hòa, phân phối theo quy định trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông và bảo đảm nguyên tắc công bằng hợp lý. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nƣớc trên lƣu vực sông liên tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều hòa, phân phối tài nguyên nước trong phạm vi địa phương. Điều 12, 13 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trƣờng các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi. Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa. 2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng quy định về dòng chảy tối thiểu ở hạ du các hồ chứa và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. 13
  14. 3. Chỉ đạo xây dựng, quản lý thống nhất số liệu và hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa lớn. 4. Tổng hợp, xác định nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế ở hạ du và giám sát việc bảo đảm thông tin, dữ liệu, dự báo khí tượng thủy văn và tài nguyên nước đến các hồ chứa lớn. 5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lập kế hoạch điều tiết nước liên hồ chứa đối với các hồ chứa có tầm quan trọng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông. 6. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông phải xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa. 7. Chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư liên quan xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã xác định trong Danh mục nêu tại khoản 6 Điều này. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt quy trình khi được ủy quyền. 8. Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên và môi trường các hồ chứa. Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Công Thƣơng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm sử dụng tài nguyên hồ chứa tiết kiệm, đa mục tiêu, bảo vệ cảnh quan, môi trường các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Chỉ đạo xây dựng, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành và các địa phương liên quan thẩm định quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa (nếu có) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phê duyệt theo thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa (nếu có) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật. 3. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch điều tiết nước hồ chứa; chỉ đạo việc điều tiết nước các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác trên lưu vực sông. 4. Chỉ đạo, quản lý, cấp phép các hoạt động sản xuất, kinh doanh khai thác tài 14
  15. nguyên hồ chứa theo thẩm quyền. 5. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường các hồ chứa lớn. 6. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có hồ chứa kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Điều 10 chƣơng V về bảo đảm an toàn đập và vùng hạ du đập quy định về Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện 1. Quy trình vận hành do chủ đập lập theo nội dung quy định tại Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về nội dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện, trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước vào hồ chứa. 2. Thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện a) Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện có quy mô dung tích một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên hoặc hồ chứa nằm trên địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, ngoại trừ quy trình vận hành liên hồ chứa thuỷ điện thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý bảo vệ khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyêt quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện còn lại trên địa bàn. 3. Việc điều tiết nước hồ chứa phải tuân theo các quy định trong Quy trình vận hành đã được phê duyệt. 4. Vận hành thử cửa van các công trình a) Chế độ vận hành thử khô các cửa van do chủ đập lập tùy theo đặc điểm của công trình và tiến hành thử ít nhất mỗi năm một lần vào thời điểm trước mùa lũ. Công tác khắc phục các khiếm khuyết các cửa van sau khi chạy thử khô phải được thực hiện xong trước mùa lũ hàng năm; b) Chế độ vận hành thử ướt các cửa van do chủ đập lập. Tùy theo điều kiện thủy văn và theo đặc điểm của từng công trình có thể tiến hành thử ướt các cửa van vào đầu mùa lũ nhưng không được gây ảnh hưởng cho hạ du do xả nước qua đập tràn. 15
  16. 2.3. Phân tích diễn biến tình huống Tình huống bắt đầu xuất hiện từ ngày 10/4/2012 khi Hồ Đăk Mi 4 chính thức đưa vào vận hành. Nhưng mâu thuẫn về dùng nước giữa phát điện và tưới khu vực hạ du sông Vũ Gia lên tới đỉnh điểm trong tháng 5 năm 2013. Kế hoạch tích nước và xả nước hồ đã được các bên liên quan thống nhất tại cuộc họp do Cục Điều tiết điện lực chủ trì tổ chức ngày 5/4/2013. Theo đó, kể từ ngày 12/4/2013 đến ngày 14/5/2013 các nhà máy phải ngừng hoàn toàn hoạt động xả nước phát điện để tích nước chuẩn bị cho sản xuất vụ hè thu và từ ngày 15/5/2013 đến ngày 31/5/2013, các thủy điện sẽ thực hiện xả nước xuống hạ du liên tục để phục vụ đổ ải và gieo sạ vụ hè thu 2013. Yêu cầu của Quảng Nam và Đà Nẵng là chính đáng vì nước là tài sản của toàn dân, việc khai thác cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Trước khi có Đăk Mi 4 thì mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân đều bình thương, nhưng từ khi Đăk Mi 4 đi vào hoạt động thì xuất hiện các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của các hộ dùng nước ở hạ lưu sông Vũ Gia. Như vậy, thủ phạm gây ra những vấn đề nghiêm trọng này có thể khẳng định chắc chắn rằng đó là hồ thủy điện và Ban quản lý thủy điện Đăk Mi 4. Lẽ ra Ban quản lý hồ thủy điện Đăk Mi 4 phải đáp ứng yêu cầu của Quảng Nam và Đà Nẵng theo như thỏa thuận giữa các bên vào ngày 5/4/2013. Thế nhưng, ngày 26/4/2013, Quảng Nam tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 vẫn đang vận hành phát điện bình thường. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản yêu cầu Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 dừng phát điện. Ngày 2/5/2013, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn gửi Cục Điều tiết Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan chỉ đạo Nhà 16
  17. máy thủy điện Đăk Mi 4 dừng xả nước phát điện để tích nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, liên tiếp những ngày sau, Nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 vẫn tiếp tục vận hành, bất chấp yêu cầu của Đoàn kiểm tra của Sở NN&PTNT Quảng Nam (xem phụ lục). Có thể thấy rằng Ban quản lý nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 đã phá vỡ cam kết mà họ đã ký, phát điện xả nước sang sông Thu Bồn gây thiệt hại cho các hộ dùng nước hạ lưu sông Vũ Gia. Đăk Mi 4 đã vì lợi ích của riêng mình, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích chính đáng của công dân Đà nẵng và Quảng Nam. Có thể khẳng định một điều rằng Ban quản lý thủy điện Đăk Mi 4 đã vi phạm các điều khoản sau đây: Khoản 1 và Khoản 4 Điều 64 Luật Tài nguyên Môi trường quy định về bảo vệ môi trường hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thủy điện; Khoản 6 Điều 60 và Khoản 1 Điều 61 của Luật Tài nguyên nước; Khoản 2 Điều 54 Luật Tài nguyên nước về ưu tiên sử dụng nước trong trường hợp thiếu nước. 2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình huống Xảy ra mâu thuẫn này là do: thư nhất công trình đã đi vào hoạt động nhưng lại chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa; thứ hai việc thiết kế nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 chưa hợp lý. Với những công trình thủy điện khác, sau khi phát điện, nước sẽ vẫn chảy về cùng một dòng sông phía hạ lưu đập. Như vậy, dòng chảy về phía hạ lưu đập trước và sau khi có đập không có sự thay đổi về tổng lượng, đồng thời còn góp phần làm tăng dòng chảy về mùa kiệt. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Đăk Mi 4 thì khác, sau khi phát điện, nước không được trả về hạ lưu sông Vũ Gia như trước đây mà được chuyển sang sông Thu Bồn. Theo thiết kế (theo quy định của Chính Phủ) thì nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 phải xả liên tục về hạ lưu Vũ Gia là 25 m3/s. Ban quản lý Hồ Đăk Mi 4 không tuân thủ nên dòng chảy về hạ du Vũ Gia gần như bằng không. Điều này ảnh hưởng không chỉ tới sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt mà còn 17
  18. de dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái của dòng sông, đặc biệt là tình hình nhiễm mặn tại sông Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Đúng ra thì các bên phải bàn bạc thống nhất, không ai trong các bên, địa phương hay chủ hồ có quyền quyết định thay cho bên kia, địa phương không có thẩm quyền quyết định việc xả nước hay tích nước của hồ thủy điện dù nó ở ngay trên địa bàn quản lý của mình, Ban quản lý thủy điện cũng không có quyền xả nước theo mục tiêu của riêng họ bất chấp việc gây khó khăn cho các ngành khác. Ở đây, các bên đã có biên bản thống nhất về lịch tích và xả nước nhưng Ban quản lý thủy điện đã không thực hiện đúng cam kết mà họ đã ký. Nguyên nhân sâu xa thứ nhất là do ý thức của các bên tham gia đặc biệt là sự thiếu hợp tác của Ban quản lý thủy điện Đăk Mi 4. Thứ hai do quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn lỏng lẻo. Thứ ba là do chưa thực hiện nghiêm minh Luật và các quy định pháp lý về tài nguyên nước. Cơ quan chưa hoàn thành nhiệm vụ là Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ này chưa thực hiện trách nhiệm được giao theo Khoản 3 Điều 54 Luật tài nguyên nước rằng “ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông liên tỉnh”. 2.5. Hậu quả của tình huống Đối với tƣới Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Quảng Nam, nếu nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 còn tiếp tục phát điện, xả nước như hiện nay thì trong cao điểm của mùa khô (từ nay đến hết tháng 8), nguồn nước của hồ chứa thủy điện này sẽ cạn kiệt, không thể hỗ trợ sản xuất cũng như đẩy mặn ở khu vực hạ du sông Thu Bồn; toàn bộ hệ thống các trạm bơm được xây dựng để chống hạn cũng sẽ hoạt động không hiệu qủa, gây thiệt hại rất lớn cho ngành nông nghiệp địa phương. 18
  19. Khoảng 3.000 ha lúa, 5.000 ha hoa màu và nhiều loại cây trồng khác dọc hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam ) có nguy cơ thiếu nước trầm trọng trong vụ hè thu 2013. Đó là những thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam nếu nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 không chịu phối hợp thực hiện thời gian tích nước và xả nước như cam kết. Đối phó với tình hình hạn hán trầm trọng trong vụ hè thu năm nay, cùng với triển khai nạo vét các bãi bồi dưới lòng sông, tạo dòng chảy vào các trạm bơm, huyện Điện Bàn đang tiến hành đắp một đập tạm trên sông Vĩnh Điện (đoạn qua Tứ Câu, xã Điện Ngọc) để ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ nước tưới cho hơn 1.000 ha lúa của các xã vùng hạ du hệ sông Thu Bồn. Tỉnh đã phải bỏ tiền ra để xây đập tạm. Đập tạm Tứ Câu có chiều dài 104m, chiều cao từ chân trụ đến đỉnh đập 8,5m, chiều rộng đáy 30m và đỉnh đập 4m. Dự toán vốn đầu tư công trình hơn 1,5 tỷ đồng từ nguồn kinh phí chống hạn năm 2013 của tỉnh. Công trình do công ty Khai thác thủy lợi Quảng Nam thiết kế và công ty Phú Quang thi công từ ngày 24/5. Đơn vị thi công huy động tối đa phương tiện, nhân lực và tranh thủ triều kiệt đẩy mạnh thi công đập, phấn đấu từ 5 đến 7 ngày nữa phát huy hiệu quả công trình. Đây là công trình đập tạm Tứ Câu đầu tiên kể từ trước đến nay phục vụ chống hạn hè thu. Với giải pháp này, huyện Điện Bàn và ngành nông nghiệp tỉnh hy vọng trạm bơm Tứ Câu sẽ kịp phục vụ nước tưới đưa vào sạ cấy hơn 230ha lúa hè thu của các xã Điện Ngọc, Điện Nam và Điện Dương trong vòng 1 tuần đến. Bởi đến thời điểm này, trạm Tứ Câu vẫn bị nhiễm mặn chưa thể hoạt động được. Đồng thời công trình cũng giữ ngọt để các trạm bơm Vĩnh Điện, Cẩm Sa… tưới dưỡng gần 1.000ha trong suốt vụ. Đập Tứ Câu cũng sẽ hỗ trợ cho các địa phương Duy Xuyên, Hội An có nước sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô hạn. 19
  20. Đối với cấp nƣớc Từ năm 2010 đến tháng 04/2013 do nước về sông Vu Gia rất ít, nguồn nước tại Cầu Đỏ liên tục bị nhiễm mặn vượt quy chuẩn, nên đã vận hành trạm bơm phòng mặn An Trạch.  Năm 2010: 52 ngày. Độ mặn cao nhất: 1080 mg/l; Lưu lượng nước bơm: 1.649.100m3 với số giờ vận hành Trạm bơm phòng mặn An Trạch: 426h 33’.  Năm 2011: 11 ngày. Độ mặn cao nhất: 655 mg/l; Lưu lượng nước bơm: 370.183m3 với số giờ vận hành Trạm bơm phòng mặn An Trạch: 95h 30’  Năm 2012: 99 ngày. Độ mặn cao nhất: 6.084 mg/l; Lưu lượng nước bơm: 9.801.450m3 với số giờ vận hành Trạm bơm phòng mặn An Trạch: 1724h 20’.  Năm 2013 (Từ tháng 1 đến tháng 4/2013: 95 ngày. Độ mặn cao nhất: 6.9615mg/l; Lưu lượng nước bơm: 12.151.150m3 với số giờ vận hành Trạm bơm phòng mặn An Trạch: 2183 giờ. Từ năm 2012 đến nay, nguồn nước tại Cầu Đỏ liên tục bị nhiễm mặn, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Dawaco. Ông Nguyễn Hữu Ba cho biết, năm 2012 có 87 ngày nước bị nhiễm mặn, có thời điểm độ mặn lên đến 6.084mg/l. Trạm bơm phòng mặn An Trạch phải vận hành 24/24 giờ liên tục trong ngày và hiện nay vẫn duy trì chế độ này. Năm qua, thời gian vận hành của Trạm bơm An Trạch là 1.721 giờ 20 phút, tất cả các máy bơm chạy 5.444 giờ 55 phút, lượng nước thô lấy từ đập An Trạch 9,8 triệu m3. Chi phí sản xuất nước do vận hành Trạm bơm An Trạch tăng trong năm 2012 khoảng 4,5 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm 2013, độ mặn nguồn nước sông tại Cầu Đỏ càng trở nên nghiêm trọng, có lúc lên gần 3.000mg/lít, không thể sử dụng để xử lý thành nước sinh hoạt. Nguyên nhân khiến nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn là do nguồn nước từ sông Vu Gia và Thu Bồn phía thượng nguồn tỉnh Quảng Nam đổ về ít, khiến nước biển lấn sâu vào đất liền. Trước tình hình này, Dawaco phải bơm dẫn nước từ đập phòng mặn An Trạch trên sông Yên cách Nhà máy nước Cầu Đỏ khoảng 8km về xử lý. Tại đập An Trạch, 3 tổ máy bơm luôn hoạt động hết công suất 24/24 giờ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2