Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH<br />
ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br />
Lê Thị Kim Nhung*, Vũ Thị Kim Cương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp gây bệnh đường hô hấp dưới tại<br />
bệnh viện Thống Nhất từ 1/4/2011-31/12/2011.<br />
Đối tượng: bệnh phẩm (đàm, dịch rửa phế quản) của bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Thống Nhất, từ<br />
1/4/2011-31/12/2011.<br />
Phương pháp: tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: 6 vi khuẩn thường gặp là Klebsiella spp 27.7%; P.aeruginosa 27.2%; Acinetobacter 16.4%;<br />
S.aureus 15.4%, E.coli 8.3%; Enterobacter 5.0%. K.pneumonia kháng Cephalosporin thế hệ 3 từ 27-43%, kháng<br />
Ciprofloxacin 41.1%. P.aeruginosa, A.baumanii kháng cao với tất cả các kháng sinh, A.baumanii kháng kháng<br />
mạnh hơn P.aeruginosa. S.aureus kháng penicillin 98.1% còn nhạy 100% với Vancomicin. E.coli và<br />
Enterobacter kháng mạnh trên 60% với Cephalosporin.<br />
Kết luận: Các vi khuẩn gram âm kháng Cephalosporin rất mạnh. Acinetobacter kháng sinh mạnh hơn<br />
P.aeruginosa. Klebsiella spp Enterobacter và E.coli còn tương đối nhạy với imipenem, meronem. S.aureus còn<br />
nhạy với Vancomycin.<br />
Từ khóa: vi khuẩn, kháng kháng sinh.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ANTIBIOTIC RESISTANCE BACTERIAl - LOWER RESPIRATORY TRACT PATHOGENS AT THONG<br />
NHAT HOSPITAL 1//2011-31/12/2012<br />
Le Thi Kim Nhung, Vu Thi Kim Cuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 89 - 93<br />
Objectives: To determined the resistant antibiotic of bacteria isolated from Lower respiratory tract between<br />
1/4/2011 to 31/12/2011 at Thong Nhat hospital.<br />
Methods: bacteria isolated from Lower respiratory tract infections (sputum; broncho-pneumonia secretions).<br />
Results: 6 common bacteria is Klebsiella spp: 22.7%; P.aeruginosa: 27.2%; Acinetobacter: 16.4%; S.aureus<br />
15.4%, E.coli: 8.3%; Enterobacter: 5.0%. Klebsiella spp resistance to third generation cephalosporins 27-43%,<br />
Ciprofloxacin 41.1%. P.aeruginosa, A.baumanii strong resistance to all antibiotics. A.baumanii more powerful<br />
resistance than P.aeruginosa. S.aureus resistance to penicillin 98.1%, sensitive to Vancomicin 100%. E.coli and<br />
Enterobacter strong resistance to third generation cephalosporins over 60%.<br />
Conclusions: Gram-negative Bacteria strong resistance to cephalosporins. A.baumanii more powerful<br />
resistance than P.aeruginosa. Two bacteria, Klebsiella spp, Enterobacter and E.coli are also sensitive to imipenem<br />
and meronem. S.aureus sensitive to Vancomicin.<br />
Keywords: Bacteria, Antibiotic resistance.<br />
*Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thi Kim Nhung<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
ĐT: 0918834211<br />
<br />
Email: bskimnhung@yahoo.com<br />
<br />
89<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là một<br />
bệnh thường gặp trong các bệnh lý nhiễm<br />
khuẩn. Ở Mỹ từ năm 1999 đến năm 2002 có 21<br />
triệu người nhập viện trên 65 tuổi, bệnh nhiễm<br />
trùng chiếm 48%, trong các bệnh nhiễm trùng<br />
thì nhiễm trùng hô hấp dưới chiếm 46%. Theo<br />
WHO năm 2003 nhiễm khuẩn hô hấp dưới gây<br />
17.000 ca tử vong tại châu Âu và chiếm 1/3 tổng<br />
số bệnh tật. Tại Việt Nam theo thống kê của<br />
T.T.B.Hà (2011) tại bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
Định cho thấy bệnh hô hấp đứng thứ 2 sau bệnh<br />
tim mạch, trong các bệnh hô hấp thì nhiễm<br />
khuẩn hô hấp dưới chiếm 45.8%. Tác nhân gây<br />
bệnh đường hô hấp dưới bao gồm nhiều tác<br />
nhân, người lớn tuổi thường có tăng thường trú<br />
vi khuẩn gram âm ở đường hô hấp, nên tác<br />
nhân gây bệnh thường do trực khuẩn gram âm<br />
chiếm ưu thế. Người lớn tuổi thường mắc nhiều<br />
bệnh mạn tính, hay phải nhập viện thường<br />
xuyên và thường dễ bị mắc các vi khuẩn đa<br />
kháng.Theo C.M.Nga tác nhân thường gặp gây<br />
nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới tại bệnh viện<br />
Thống Nhất (2008) là các vi khuẩn đa kháng như<br />
P. aeruginosa, K. pneumonia, A. baumanii, S. aureus.<br />
Các báo cáo gần đây tại bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
Bạch mai, Thống Nhất cho thấy vi khuẩn gây<br />
bệnh kháng kháng sinh mạnh. Các kháng sinh<br />
chuyên biệt đã dần mất hiệu lực, xuất hiện một<br />
số chủng kháng toàn bộ kháng sinh, dẫn đến<br />
tăng chí phí điều trị, tăng tỉ lệ thất bại và tăng tỉ<br />
lệ tử vong. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm mục tiêu khảo sát các vi khuẩn<br />
thường gặp gây nhiễm khuẩn đường hô hấp<br />
dưới và đánh giá tính kháng kháng sinh của<br />
chúng, giúp thầy thuốc lâm sàng tiên đoán vi<br />
khuẩn gây bệnh và sử dụng kháng sinh hợp lý.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Bệnh nhân bị viêm đường hô hấp dưới,<br />
được cấy đàm, dịch tiết hô hấp dưới qua hút rửa<br />
mù khí phế quản hoặc qua nội soi phế quản<br />
bằng phương pháp cấy định lượng.<br />
<br />
90<br />
<br />
Thời gian từ 1/4/2011 - 31/12/2011<br />
Cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ được thực<br />
hiện tại khoa vi sinh bệnh viện Thống Nhất<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả, tiền cứu và hồi cứu<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS<br />
11.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1: Các tác nhân gây bệnh thường gặp gồm có<br />
519 chủng<br />
STT<br />
A<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
B<br />
6<br />
<br />
Tác nhân gây bệnh (n=519)<br />
Trực khuẩn<br />
Klebsiella pneumoniae<br />
Pseudomonas aeruginosa<br />
Acinetobacter baumanii<br />
E.Coli<br />
Enterobacter spp<br />
Cầu khuẩn<br />
staphylococcus aureus<br />
<br />
chủng<br />
439<br />
144<br />
141<br />
85<br />
43<br />
26<br />
80<br />
80<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
84.6<br />
27.7<br />
27.2<br />
16.4<br />
8.3<br />
5.0<br />
15.4<br />
15.4<br />
<br />
Bảng 2: Tính kháng kháng sinh của Klebsiella<br />
pneumoniae (144 chủng)<br />
Kháng sinh<br />
<br />
Nhạy<br />
Trung gian Kháng<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
126 88.1<br />
3<br />
2.1 14 9.8<br />
85 59.0 13<br />
9.0 46 31.0<br />
<br />
Amikacin n = 144<br />
Amox-a.clavulanic n<br />
= 143<br />
Cefepim n = 142<br />
106 74.6<br />
Cefotaxim n = 79<br />
45 57.0<br />
Ceftazidim n = 144<br />
99 68.8<br />
Ceftriaxone n = 143<br />
95 66.4<br />
Ciprofloxacin n = 140 82 58.6<br />
Imipenem n = 144<br />
142 98.6<br />
Meronem n = 141<br />
112 98.2<br />
Netromicin n = 104<br />
82 78.8<br />
Ofloxacin n = 139<br />
95 68.3<br />
Tazobactam90 73.2<br />
piperacillin n= 123<br />
Ticarcillin56 58.9<br />
A.clavulanic n = 95<br />
<br />
7<br />
4<br />
6<br />
5<br />
14<br />
0<br />
0<br />
9<br />
4<br />
21<br />
<br />
4.9<br />
1.0<br />
4.2<br />
3.5<br />
10.0<br />
0<br />
0<br />
8.7<br />
2.9<br />
17.1<br />
<br />
49<br />
30<br />
39<br />
43<br />
44<br />
2<br />
2<br />
13<br />
40<br />
12<br />
<br />
18<br />
<br />
18.9 21 22.1<br />
<br />
20.4<br />
38.0<br />
27.1<br />
30.1<br />
31.4<br />
1.4<br />
1.8<br />
12.5<br />
28.8<br />
9.8<br />
<br />
Bảng 3: Tính kháng kháng sinh của Pseudomonas<br />
aeruginosa (141 chủng)<br />
Kháng sinh<br />
Amikacin n = 141<br />
Cefoperazone n = 87<br />
Ceftazidim n = 139<br />
Ciprofloxacin n = 141<br />
<br />
Nhạy<br />
Trung gian Kháng<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
72 51.1 10 7.1 59 41.8<br />
41 47.1 10 11.5 36 41.4<br />
72 51.8<br />
3<br />
2.2 64 46.0<br />
70 49.6<br />
4<br />
2.8 67 47.5<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Nhạy<br />
Trung gian Kháng<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
Levofloxacin n = 119 62 52.1<br />
1<br />
0.8 56 47.1<br />
Imipenem n = 140<br />
77 54.6<br />
2<br />
1.4 62 44.0<br />
Meronem n = 124<br />
76 61.3<br />
1<br />
0.8 47 37.9<br />
Tazobactam-piperacillin 70 56.5<br />
0<br />
0 54 43.5<br />
n = 124<br />
Ticarcillin-A.clavulanic 46 47.4<br />
0<br />
0 51 52.6<br />
n = 97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kháng sinh<br />
<br />
Bảng 4: Tính kháng kháng sinh của Acinetobacter<br />
baumanii (85 chủng)<br />
Kháng sinh<br />
Amikacin n = 84<br />
Amox-a.clavulanic n<br />
= 21<br />
Netromicin n = 20<br />
Cefepim n = 82<br />
Ceftazidim n = 85<br />
Ceftriaxone n = 85<br />
Ciprofloxacin n = 85<br />
Imipenem n = 85<br />
Meronem n = 75<br />
TicarcillinA.clavulanic n = 63<br />
Tazobactampiperacillin n = 77<br />
<br />
Nhạy<br />
Trung gian Kháng<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
25 29.8<br />
4<br />
4.8 55 65.5<br />
2<br />
1<br />
9.5<br />
4.8 18 85.7<br />
12<br />
25<br />
29<br />
4<br />
23<br />
27<br />
29<br />
15<br />
<br />
60.0<br />
30.5<br />
34.1<br />
4.7<br />
27.4<br />
31.8<br />
38.7<br />
23.8<br />
<br />
0<br />
6<br />
4<br />
23<br />
4<br />
2<br />
0<br />
0<br />
<br />
0<br />
7.3<br />
4.7<br />
27.1<br />
4.8<br />
2.4<br />
0<br />
0<br />
<br />
8<br />
51<br />
52<br />
58<br />
57<br />
56<br />
46<br />
48<br />
<br />
18<br />
<br />
23.7<br />
<br />
5<br />
<br />
6.6<br />
<br />
53 69.7<br />
<br />
40.0<br />
62.2<br />
61.2<br />
68.2<br />
67.9<br />
65.9<br />
61.3<br />
76.2<br />
<br />
Bảng 5: Tính kháng kháng sinh của E.Coli (43<br />
chủng)<br />
Kháng sinh<br />
<br />
Nhạy Trung gian<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
Amikacin n = 42<br />
38 90.5<br />
3<br />
7.1<br />
Amox-a.clavulanic n = 43 15 34.9 10 23.3<br />
Cefepim n = 42<br />
18 42.9<br />
1<br />
2.4<br />
Cefotaxim n = 34<br />
11 32.3<br />
1<br />
2.9<br />
Ceftazidim n = 43<br />
15 34.9<br />
1<br />
2.3<br />
Ceftriaxone n = 43<br />
15 34.9<br />
1<br />
2.3<br />
Ciprofloxacin n = 42<br />
10 23.8<br />
1<br />
2.4<br />
Imipenem n = 43<br />
43 100.0 0<br />
0<br />
Meronem n = 35<br />
35 100.0 0<br />
0<br />
Netromicin n = 26<br />
24 92.3<br />
1<br />
3.8<br />
Levofloxacin n = 43<br />
11 25.6<br />
0<br />
0<br />
Ofloxacin n = 41<br />
11 26.8<br />
0<br />
0<br />
Tazobactam-piperacillin n 83 65.7<br />
9 25.7<br />
= 35<br />
Ticarcillin-A.clavulanic n 9 36.0 11 44.0<br />
= 25<br />
<br />
Kháng<br />
n (%)<br />
1 2.4<br />
18 41.9<br />
23 54.8<br />
22 64.7<br />
27 62.8<br />
27 62.8<br />
31 73.8<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1 3.8<br />
32 74.4<br />
30 73.2<br />
3 8.6<br />
5 20.0<br />
<br />
Bảng 6: Tính kháng kháng sinh của Enterobacter spp<br />
(26 chủng)<br />
Kháng sinh<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Nhạy<br />
<br />
Trung<br />
<br />
Kháng<br />
<br />
n (%)<br />
Amikacin n = 25<br />
Amox-a.clavulanic n = 26<br />
Ceftazidim n = 26<br />
Ceftriaxone n = 26<br />
Imipenem n = 26<br />
Meronem n = 24<br />
Cefoperazone n = 12<br />
Ofloxacin n = 26<br />
Tazobactam-piperacillin n =<br />
20<br />
Ticarcillin-A.clavulanic n =<br />
13<br />
<br />
gian<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
1 4.0 5 20.0<br />
2 7.7 21 80.8<br />
0 0 12 46.2<br />
2 7.7 12 46.2<br />
0 0<br />
4 15.4<br />
1 4.2 4 16.7<br />
0 0<br />
1 8.3<br />
0 0<br />
7 26.9<br />
0 0<br />
5 25.0<br />
<br />
19<br />
3<br />
14<br />
12<br />
22<br />
19<br />
11<br />
19<br />
15<br />
<br />
76.0<br />
11.5<br />
53.8<br />
46.2<br />
84.6<br />
79.2<br />
91.7<br />
73.1<br />
75.0<br />
<br />
8<br />
<br />
65.1 0<br />
<br />
0<br />
<br />
5<br />
<br />
38.5<br />
<br />
Bảng 7: Tính kháng kháng sinh của Staphylococcus<br />
aureus (80 chủng)<br />
Kháng sinh<br />
Amikacin n = 77<br />
Augmentin n =<br />
Cefalotin n = 79<br />
Chloramfenicol n = 10<br />
Ciprofloxacin n = 78<br />
Penicillin n=51<br />
Oxacylin n = 79<br />
TazobactamPiperacillin n = 61<br />
Ticarcillin-A.clavulanic<br />
n = 51<br />
Vancomicin n = 80<br />
<br />
Nhạy<br />
n (%)<br />
43 55.8<br />
47<br />
1<br />
11<br />
1<br />
20<br />
19<br />
<br />
Trung gian Kháng<br />
n (%)<br />
n (%)<br />
8<br />
10.4 26 33.8<br />
<br />
59.5<br />
10.0<br />
14.1<br />
1.9<br />
25.3<br />
31.1<br />
<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0<br />
<br />
2.5<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1.3<br />
0<br />
<br />
30<br />
9<br />
67<br />
50<br />
58<br />
42<br />
<br />
10 19.6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
41 80.4<br />
<br />
80 100.0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
38.0<br />
90.0<br />
85.9<br />
98.1<br />
73.4<br />
68.9<br />
<br />
0<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong tổng số 514 chủng phân lập được<br />
gồm có 439 chủng vi khuẩn gram âm chiếm<br />
84.6%, năm tác nhân hay gặp nhất là Klebsiella<br />
pneumonia (27,7%), Pseudomonas aeruginosa<br />
(27,2%), Acinetobacter (16,4%) và E.coli (8,3%),<br />
Enterobacter spp (5,0%). Cầu khuẩn chủ yếu là<br />
Staphylococcus aureus (15,6%). Tương tự nghiên<br />
cứu của tác giả Kofteridis (2004) các tác nhân<br />
gây nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp là P.<br />
aeruginosa, Acinetobacter, Klebsiella pneumonia và<br />
Staphylococcus aureus(3). Cũng tương tự nghiên<br />
cứu của tác giả C. M. Nga (2008) 4 tác nhân gây<br />
bệnh hàng đầu là P. aeruginosa (33,7%), K.<br />
pneumonia (33,46), A. bauminii (14,28%), S. aureus<br />
(7,3%)(1). Tuy nhiên trong nghiên cứu này S.<br />
aureus tăng cao hơn, năm 2011 so với năm 2008<br />
<br />
91<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
(15,6% so với 7,3%), cảnh báo cần kiểm soát môi<br />
trường bệnh viện và giám sát quy trình chống<br />
lây chéo của nhân viên y tế một cách chặt chẽ<br />
hơn.<br />
Vấn đề giám sát kháng kháng sinh của vi<br />
khuẩn còn nghèo nàn, việc sử dụng kháng sinh<br />
một cách rộng rãi và không được kiểm soát chặt<br />
chẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy đề kháng<br />
kháng sinh ngày càng gia tăng. Tỉ lệ kháng<br />
kháng sinh cao dẫn đến gia tăng sử dụng các<br />
kháng sinh đắt tiền là gánh nặng cho một nước<br />
nghèo. Bốn tác nhân gây bệnh thường gặp (K.<br />
pneumonia, P. aeruginosa, A. bauminii, S. aureus) là<br />
các tác nhân có độc lực cao đề kháng kháng sinh<br />
mạnh và thường gây nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
Theo tác giả N.T.B.Hà (2011), nghiên cứu tính<br />
kháng thuốc của các trực khuẩn gram âm tại 15<br />
bệnh viện toàn quốc cho thấy trực khuẩn gram<br />
âm kháng Cephalosporins thế hệ 3 từ 30-70% và<br />
Acinetobacter giảm nhạy cảm với Imipenem(2).<br />
Trong nghiên cứu này K. pneumonia kháng<br />
các Cephalosporin mạnh (từ 27-43%), điều này<br />
thúc đẩy sử dụng kháng sinh chuyên biệt đắt<br />
tiền gây tăng chi phí điều trị. Đã xuất hiện 1,4%<br />
chủng kháng Imipenem và 1,8% chủng kháng<br />
Meronem, tương tự tác giả C.M.Nga, K.<br />
pneumonia kháng IMP là 1,48%. Đặc biệt kháng<br />
Ciprofloxacin tăng lên 41,1% năm 2011 so với<br />
18,98% năm 2008. Fluoroquinolon là kháng sinh<br />
được kê đơn rộng rãi trong cộng đồng và là loại<br />
kháng sinh bị đề kháng nhanh nhất.<br />
P. aeruginosa là tác nhân thứ hai (27,2%) gây<br />
nhiễm khuẩn hô hấp dưới bệnh viện thường<br />
gặp. Năm 2008 P. aeruginosa đứng hàng thứ nhất<br />
(33,72%)(1). các Cephalosporin và Aminoside bị<br />
kháng khoảng 50%. Carbapenem bị đề kháng<br />
cao, Imipenem kháng cao hơn so với năm 2008<br />
(45,4% so với 40,6%). Meronem mới được đưa<br />
vào sử dụng nhiều trong ba năm gần đây cũng<br />
bị đề kháng rất mạnh (39,7%). Nhiều chủng<br />
phân lập được đã kháng tất cả các kháng sinh<br />
chuyên biệt trừ Colistin. P. aeruginosa kháng<br />
mạnh Cephalosporin đã thúc đẩy gia tăng sử<br />
<br />
92<br />
<br />
dụng Carbapenem gây đề kháng cảm ứng, làm<br />
gia tăng kháng Carbapenem.<br />
A. baumanii là một trong bốn tác nhân gây<br />
bệnh thường gặp, đứng thứ ba sau K. pneumonia<br />
và P. aeruginosa, có độc lực và có tính kháng sinh<br />
mạnh, nhanh hơn P. aeruginosa. Hầu hết các<br />
kháng sinh chuyên trị bị kháng trên 60%. A.<br />
baumanii kháng Imipenem cao hơn P. aeruginosa<br />
(68,2% so với 40,6%), kháng Meronem cao hơn<br />
P. aeruginosa (61,3% so với 49,6%). Tốc độ kháng<br />
Imipenem của A.Baumanii nhanh hơn P.<br />
aeruginosa từ năm 2008 đến năm 2011. A.<br />
baumanii kháng (45,4% tăng lên 68,2%) so với P.<br />
aeruginosa (40,6% tăng lên 45,4%)(1).<br />
S. aureus thường gặp đứng hàng thứ tư<br />
chiếm 15,4%. Tỉ lệ nhiễm S. aureus tăng từ 2008<br />
đến 2011 (từ 7,3% lên 15,4%). S. aureus đã kháng<br />
gần hoàn toàn Penicillin 98,1% nhưng còn nhạy<br />
Vancomicin 100%. Tuy nhiên có báo cáo cho<br />
thấy đã có chủng S. aureus đề kháng trung gian<br />
với vancomycin(1). Hiện nay Vancomicin là<br />
kháng sinh dự phòng để điều trị S. aureus kháng<br />
Methicillin, cần phải giám sát chặt chẽ kê toa<br />
vancomycin để duy trì tính nhạy cảm với<br />
vancomycin của S. aureus.<br />
E. coli là tác nhân gây bệnh thường gặp<br />
thứ năm, đề kháng mạnh với Cephalosporin<br />
thế hệ 3 trên 60 % và kháng mạnh<br />
Cipolofloxcacin 72,2%. Tuy nhiên còn nhạy<br />
100% với Carbapenem. E. coli cũng gia tăng<br />
kháng Ceftazidim (33,36% tăng lên 65,1%) và<br />
Ciprofloxacin (45,24% tăng lên 72,2%) từ năm<br />
2008 đến 2011. Tương tự Enterobacter cũng đề<br />
kháng khá cao với Cephalosporin và gia tăng<br />
nhanh chóng từ 2008 đến 2011, kháng<br />
Ceftazidim tăng từ 21,5% lên 46,2%,<br />
ceftriaxone tăng từ 27,78% lên 53.8% E.coli và<br />
Enterobacter là các vi khuẩn sinh men ESBLs<br />
đã làm gia tăng đề kháng các Cephalosporin.<br />
Nên được xác định men ESBLs thường xuyên<br />
tại các labo vi sinh để phòng chống sự lây<br />
truyền tính kháng thuốc của các trực khuẩn<br />
gram âm này.<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
KẾT LUẬN<br />
Các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp<br />
dưới thường gặp là K. pneumonia (27,7%), P.<br />
aeruginosa (27,2%), A. baumanii (16,4%),<br />
Staphylococcus aureus (15,6%), E. coli (8,3%),<br />
Enterobacter spp (5,0%).<br />
K. pneumonia kháng Cephalosporins thế hệ 3<br />
từ 27-43%, kháng Ciprofloxacin 41.1%.<br />
P. aeruginosa, A. baumanii kháng cao với tất<br />
cả các kháng sinh, A. baumanii kháng kháng<br />
mạnh hơn P. aeruginosa.<br />
S. aureus kháng penicillin 98,1% còn nhạy<br />
100% với Vancomicin<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
E. coli và Enterobacter kháng mạnh trên 60%<br />
với Cephalosporin<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Cao Minh Nga và cộng sự (2008), Sự đề kháng kháng sinh của vi<br />
khuẩn gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở bệnh nhân lớn tuổi, Y học<br />
thành phố Hồ chí Minh, Hội nghị KHKT lần thứ 25, (2008) tr<br />
194-200.<br />
Cao Xuân Minh (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xác<br />
định kiểu gien kháng thuốc của vi khuẩn Acinetobacter<br />
Baumanni trong viêm phổi bệnh viện tại bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
tr.98-118.<br />
Kofterdis D., et al (2004), “Nosocomial lower respiratory tract<br />
infection; prevalence and risk factors in 14 Greek hospitals”<br />
European Journal of Clinical Microbiology and Infectious<br />
Diseases, 2004, 23(12): p.888-891.<br />
Ngô Thị Bích Hà và cộng sự (2011), “khảo sát sử dụng kháng<br />
sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam” Hội<br />
Truyền Nhiễm Việt Nam, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa<br />
học 9/2011 tr 6-7.<br />
<br />
93<br />
<br />