YOMEDIA
ADSENSE
Tinh sạch Peptid người tái tổ hợp có khả năng thấm qua màng, khả năng ứng dụng trong protein trị liệu
78
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết Tinh sạch Peptid người tái tổ hợp có khả năng thấm qua màng, khả năng ứng dụng trong protein trị liệu trình bày những khiếm khuyết của protein là nguyên nhân của phần lớn các bệnh ở người. Protein trị liệu là liệu pháp thay thế có hiệu quả cho phần lớn các bệnh liên quan tới quá trình tổng hợp sai protein hoặc ức chế tiến trình biệt hóa sai của tế bào ung thư,... Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tinh sạch Peptid người tái tổ hợp có khả năng thấm qua màng, khả năng ứng dụng trong protein trị liệu
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
TINH SẠCH PEPTID NGƯỜI TÁI TỔ HỢP CÓ KHẢ NĂNG THẤM<br />
QUA MÀNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG PROTEIN TRỊ LIỆU<br />
Nguyễn Văn Hạnh<br />
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn Lâm KH - CN Việt Nam<br />
Những khiếm khuyết của protein là nguyên nhân của phần lớn các bệnh ở người. Protein trị liệu là liệu<br />
pháp thay thế có hiệu quả cho phần lớn các bệnh liên quan tới quá trình tổng hợp sai protein hoặc ức chế<br />
tiến trình biệt hóa sai của tế bào ung thư. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả tổng hợp các<br />
peptid có khả năng thấm qua màng tế bào (CPP) từ bộ gen người nhằm cung cấp công cụ mới tạo các<br />
protein tái tổ hợp có thể xuyên màng để ứng dụng trong sinh học và y học. Hai CPP mới được chọn từ vùng<br />
chuyển tín hiệu vào nhân của tác nhân phiên mã ở người. Chúng được thử chức năng vận chuyển vào tế<br />
bào Hela và Jurkat trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy, những protein mới có hiệu quả vận chuyển<br />
tương tự đối TAT-EGFP mặc dù chúng có trình tự acid amin ngắn hơn. Các protein đi vào tế bào chất và<br />
nhân, từ đó giả thiết rằng các protein liên quan nội bào có thể ứng dụng cho mục đích trị liệu.<br />
Từ khóa: CPP, protein tái tổ hợp, protein trị liệu, TAT<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hướng quan trọng nhất của liệu pháp<br />
protein là tạo các protein có chức năng ngăn<br />
chặn sự kích hoạt các gen dẫn đến phát triển<br />
tế bào ung thư. Ngoài ra, protein cũng được<br />
định hướng để kích hoạt các gen sản xuất<br />
các sản phẩm cần thiết như insulin hay làm<br />
tác nhân đáp ứng trong các bệnh nhân thiếu<br />
hụt miễn dịch [1]. Hiện đã có một số thuốc là<br />
protein hay có nguồn gốc từ các protein đã<br />
được thương mại hóa và có mặt trên thị<br />
trường. Theo thông báo gần đây trong<br />
nghiên cứu “phân tích thị trường protein trị<br />
liệu toàn cầu”, thị trường này dự báo sẽ tăng<br />
trung bình 13% trong giai đoạn 2012 - 2014.<br />
Thông báo này cũng tiết lộ lĩnh vực kháng thể<br />
đơn dòng sẽ chiếm ưu thế nhất trong các loại<br />
thuốc. Ttuy nhiên các thuốc trong lĩnh vực<br />
protein cũng hứa hẹn tạo ra thị trường nhiều tỉ<br />
đô la [2].<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Hạnh - Viện Công nghệ Sinh<br />
học - 18 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội.<br />
Email: nvhanh@ibt.ac.vn<br />
Ngày nhận: 27/11/2012<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
8<br />
<br />
Các peptid có khả năng thấm qua màng tế<br />
bào (cell permeable peptides - CPP) bao gồm<br />
một nhóm các peptid có khả năng thấm qua<br />
màng sinh chất của tế bào sống [3]. Các<br />
nghiên cứu phát triển CPP được tiến hành<br />
sau khám phá ra cơ chế truyền nhiễm của HIV<br />
khi chúng dựa vào protein TAT để thâm nhập<br />
vào tế bào người [4]. Dựa vào phát hiện này,<br />
các CPP mới đã được phát triển là các peptid<br />
có chiều dài 10 - 14 acid amin, giàu arginin và<br />
leucin ở các loài sinh vật hay được tổng hợp<br />
nhân tạo [5]. Đánh giá chức năng của những<br />
CPP này thường dựa vào khả năng vận<br />
chuyển protein từ môi trường ngoài vào trong<br />
tế bào. Tuy nhiên, các peptid ngoài việc chúng<br />
có chức năng vận chuyển protein qua màng,<br />
chúng cũng là các yếu tố ngoại sinh nên<br />
thường gây độc cho các tế bào người. Do<br />
vây, để tăng khả năng ứng dụng trong y học<br />
do tránh được tính độc hại của các peotein<br />
ngoại lai, những peptid có nguồn gốc gần gũi<br />
hoặc tổng hợp từ DNA người sẽ là công cụ tốt<br />
để phát triển các thuốc theo định hướng<br />
protein trị liệu [6].<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Trong nghiên cứu này, nhằm mục tiêu thử<br />
nghiệm khả năng vận chuyển protein của các<br />
peptid có nguồn gốc từ các đoạn gen chuyển<br />
tín hiệu vào nhân tế bào (nuclear localling<br />
signal) ở người thay thế cho các peptid có<br />
nguốc gốc từ virus hay các vi sinh vật khác để<br />
ứng dụng tạo protein trị liệu trong tương lai.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Chuẩn bị protein tái tổ hợp<br />
Protein EGFP tái tổ hợp được tổng hợp và<br />
tinh sạch theo phương pháp của Choi và cộng<br />
sự [7]. Trình tự DNA của TAT và các CPP<br />
khác được nhân lên cùng với gen EGFP (hình<br />
1) trong vector pET28a(+), biểu hiện trong<br />
E. coli BL21 (hình 2).<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo thành phần các<br />
protein trong nghiên cứu<br />
<br />
Protein được hoạt hóa tổng hợp bằng<br />
IPTG (500 µM), tinh sạch bằng phương pháp<br />
sử dụng cột Niken (Qiagen) gắn kết với đuôi 6<br />
Histidin trong vector pET28a (+). Sau khi tinh<br />
sạch, protein được khử muối bằng cột PD10<br />
(Qiagen), trong môi trường PBS 20% glycerol.<br />
Protein được định lượng, chia nhỏ và bảo<br />
quản ở -20oC cho tới khi sử dụng.<br />
2. Đánh giá khả năng vận chuyển protein trên tế bào Jurket<br />
Phương pháp thử nghiệm chức năng<br />
xuyên màng của protein được thực hiện theo<br />
Gomez và cộng sự [3]. Tế bào lympho T (tế<br />
bào Jurkat, RIKEN) được nuôi trong môi<br />
trường RPMI-1640 có bổ sung 10% FBS, 50<br />
IU/ml penicillin và 50 µg/ml streptomycin. Thu<br />
toàn bộ tế bào sau 2 ngày nuôi, ly tâm 3000<br />
v/p, gieo tế bào theo nồng độ 1,5 triệu tế bào<br />
vào mỗi đĩa nuôi 6 giếng. Protein thử nghiệm<br />
được bổ sung vào các đĩa nuôi đạt nồng độ<br />
5 mM. Nuôi tế bào trong vòng 1 giờ ở 37oC,<br />
độ ẩm bão hòa, 5% CO2. Thu mẫu tế bào đã<br />
xử lý, rửa 2 lần bằng PBS trước khi đo độ<br />
phát xạ huỳnh quang bằng máy FACS<br />
(Beckman Coulter, Fullerton, CA, USA).<br />
3. Đánh giá khả năng vận chuyển<br />
protein trên tế bào Hela<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ vector biểu hiện các<br />
protein<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
Phương pháp thử nghiệm chức năng<br />
xuyên màng của protein được thực hiện theo<br />
Choi và cộng sự [3]. Tế bào Hela được nuôi<br />
trong môi trường D-MEM (Dulbecco’s<br />
modified Eagle’s medium), bổ sung 10% huyết<br />
thanh bò, trên các phiến kính tròn trong đĩa<br />
nuôi 4 giếng. Sau 2 ngày nuôi, tế bào mọc<br />
chiếm khoảng 60% diện tích phiến kính sẽ tiến<br />
hành thí nghiệm. Quá trình thí nghiệm được<br />
tiến hành theo bước sau: 1) hút toàn bộ môi<br />
trường nuôi cũ, thay bằng 500 ml môi trường<br />
nuôi mới chứa 5 mM protein, nuôi trong 1 giờ<br />
trong tủ nuôi 37oC, độ ẩm bão hòa, 5% CO2.<br />
<br />
9<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
2) hút toàn bộ môi trường, rửa 2 lần bằng 500<br />
ml dung dịch PBS, sau đó thêm 500 ml hóa<br />
chất nhuộm nhân Hoechst pha loãng theo tỷ lệ<br />
1/4000 trong PBS. Tế bào được nhuộm trong<br />
30 phút; 3) Tế bào được rửa 2 lần bằng 500<br />
<br />
ml dung dịch PBS, sau đó cố định bằng<br />
formaldehyd 10% trong 15 phút. 4) rửa tấm<br />
phiến kính 2 lần bằng nước cất và đặt lên lam<br />
kính để quan sát dưới kính hiển vi huỳnh<br />
quang (Olympus, Nhật Bản).<br />
<br />
Hình 3. Hình ảnh điện di gen SDS các sản phẩm protein sau tinh sạch<br />
Khối lượng EGFP (30,55 kDa); TAT-EGFP (30,1 kDa); CPP2-EGFP (29,85 kDa); CPP3EGFP (31,48kDa).<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Kết quả tổng hợp các protein tái tổ hợp được trình bày trong hình 3. Kết quả cho thấy, các<br />
protein có độ tinh sạch cao, kích thước từ 29,85 kDa (CPP2-EGFP) đến 31,48 kDa (CPP3EGFP). Hai CPP-EGFP mới có kích thước protein tương tự với TAT-EGFP. Kết quả hấp thụ<br />
protein vào trong tế bào Jurkat đánh giá bằng máy flow cytometric được thể hiện trong hình 4.<br />
<br />
a<br />
<br />
b<br />
Hình 4. So sánh khả năng vận chuyển protein của peptid mới với TAT<br />
trong vận chuyển protein vào tế bào jurkat<br />
<br />
a) với EGFP mức vận chuyển không có sự khác biệt so với đối chứng không tế bào và CPP2 EGFP có mức độ biểu hiện tương đương TAT-EGFP.<br />
b) với EGFP mức vận chuyển không có sự khác biệt so với đối chứng không tế bào và CPP3 EGFP có mức độ biểu hiện tương đương TAT-EGFP.<br />
10<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Với hàm lượng protein 5 mM, ủ trong vòng<br />
1 giờ biểu hiện phát quang của lô xử lý bằng<br />
EGFP là tương đương với lô đối chứng không<br />
xử lý trong khi ở lô xử lý CPP2-EGFP và<br />
CPP3-EGFP có mức độ biểu hiện tương tự<br />
với TAT-EGFP.<br />
Kết quả hấp thụ protein vào trong tế bào<br />
Hela được thể hiện trong hình 5. Hình ảnh<br />
<br />
hiển vi cho thấy, hàm lượng protein mới được<br />
hấp thụ vào tế bào là tương đồng với TATEGFP. Các protein CPP-EGFP mới thấm vào<br />
cả tế bào chất và nhân của tế bào. Trong hầu<br />
hết các lô thí nghiệm xử lý 100% tế bào có<br />
hấp thụ protein. Thời gian protein vận chuyển<br />
vào đến nhân tế bào giao động từ 15 đến<br />
30 phút.<br />
<br />
Hình 5. Protein biểu hiện trong tế bào Hela<br />
Với bước sóng ánh sáng chuyên dụng cho Hoechst tất cả các lô xử lý đều cho ánh sáng như<br />
nhau trong khi bước sóng cho ánh sáng phù hợp EGFP chỉ có các lô tế bào xử lý CPP - EGFP có<br />
phát quang tương tự TAT - EGFP.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Cơ chế vận chuyển qua màng của các<br />
peptid đã được nghiên cứu trong suốt thập kỷ<br />
qua. Mục tiêu của hướng nghiên cứu này là<br />
khẳng định khả năng ứng dụng trong trị liệu, vì<br />
trong quá trình xử lý cần tránh những tổn<br />
thương tới các tế bào khỏe mạnh. Gần đây,<br />
những nghiên cứu đã dần làm sáng tỏ các<br />
con đường vận chuyển qua màng của các<br />
CPP [1]. Từ những kết quả này, những CPP<br />
có khả năng kết hợp với protein trị bệnh mà<br />
có đặc tính phù hợp với từng loại tế bào sẽ<br />
được nghiên cứu phát triển. Các nghiên cứu<br />
đã cho thấy, các đoạn peptid ngắn thuộc đoạn<br />
gen chuyển tín hiệu vào nhân tế bào (nuclear<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
localization signal) trên các protein có hoạt<br />
động dẫn truyền protein qua màng sinh chất<br />
của tế bào sống [7]. Các protein tái tổ hợp<br />
thường được thiết kế để có thể vận chuyển<br />
được EGFP từ môi trường nuôi vào trong các<br />
tế bào, với cấu trúc gắn đầu cuối N của peptid<br />
với đầu cuối C của EGFP (hình 1) [8]. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào đánh<br />
giá khả năng vận chuyển protein của các<br />
peptid được khảo sát thông qua kết quả hình<br />
ảnh thu được của đích đến protein EGFP. Kết<br />
quả đã cho thấy các protein sau khoảng thời<br />
gian nhất định đã khu trú tại vùng nhân của tế<br />
bào (hình 5).<br />
Việc phát triển các CPP mới nhằm ứng<br />
11<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
dụng cho hướng protein trị liệu đã được<br />
nhiều phòng thí nghiêm trên thế giới theo<br />
đuổi. Từ việc thay đổi một vài acid amin trong<br />
trình tự của TAT để tăng tính thấm vào loại tế<br />
bào chuyên biệt [9] hay tạo các CPP tổng hợp<br />
có trình tự toàn arginin [10]. Đáng chú ý, việc<br />
xác định của một nhóm protein trên đó có một<br />
vùng khả năng đảm nhiệm chức năng vượt<br />
qua các màng tế bào một cách thụ động đã<br />
dẫn đến hướng nghiên cứu trong lĩnh vực<br />
đánh giá tính chất thâm nhập vào màng tế bào<br />
của protein [11]. Các CPP mới ngoài việc xác<br />
định có khả năng chuyển qua màng còn phát<br />
triển để đến những loại tế bào hay cơ quan<br />
nhất định [12]. Trong nghiên cứu này của<br />
chúng tôi, tuy khả năng vận chuyển của peptid<br />
mới không cao hơn so với TAT nhưng ưu thế<br />
của peptid mới là đều có nguồn gốc từ DNA<br />
người nên sẽ có khả năng ứng dụng cao hơn<br />
do hạn chế được tính độc và tính kháng miễn<br />
dịch đối với protein lạ của cơ thể.<br />
<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu này đã tổng hợp được các<br />
peptid mới có nguồn gốc từ người và có<br />
khả năng vận chuyển qua màng tế bào.<br />
Việc phát triển gắn các peptid này với các<br />
protein định hướng chữa bệnh sẽ được<br />
tiếp tục thực hiện trong các nghiên cứu<br />
tiếp theo.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Stewart K.M., Horton K.L., Kelley S.O.,<br />
(2008). Cell-penetrating peptides as delivery<br />
vehicles for biology and medicine. Org.<br />
Biomol. Chem. 6, 2242 - 2255.<br />
2. Szlachcic A., Zakrzewska M., Otlewski<br />
J., (2011). Longer action means better drug:<br />
Tuning up protein therapeutics. Biotech. Adv.<br />
29, 436 - 441.<br />
3. Gomez J.A., Chen J., Ngo J., et al. (2010).<br />
<br />
12<br />
<br />
Cell-Penetrating Penta-Peptides (CPP5s):<br />
Measurement of Cell Entry and ProteinTransduction<br />
3594 - 3613.<br />
<br />
Activity.<br />
<br />
Pharmaceuticals<br />
<br />
3,<br />
<br />
4. Frankel A.D., Pabo C.O (1988). Cellular<br />
uptake of the tat protein from human<br />
immunodeficiency virus. Cell 55 (6), 1189 - 1193.<br />
5. Torchilin V.P., (2008). Tat peptidemediated<br />
intracellular<br />
delivery<br />
of<br />
pharmaceutical nanocarriers. Adv. Drug Del.<br />
Rev. 60, 548 – 558.<br />
6. Torchilin V.P., (2011). Tumor delivery of<br />
macromolecular drugs based on the EPR<br />
effect. Adv. Drug Del. Rev. 63, 131 – 135.<br />
7. Choi J.M., Ahn M.H., Chae W.J., et al.<br />
(2006). Intranasal delivery of the cytoplasmic<br />
domain of CTLA-4 using a novel protein<br />
transduction<br />
domain<br />
prevents<br />
allergic<br />
inflammation. Nat. med. 12 (5), 574 - 579.<br />
8. Wadia J.S., Stan R.V., Dowdy S.F.,<br />
(2004). Transducible TAT-HA fusogenic<br />
peptide enhances escape of TAT-fusion<br />
proteins after lipid raft macropinocytosis. Nat.<br />
Med. 10 (3), 310 - 315.<br />
9. Lea N.C., Buggins A.G.S., Orr S.J., et<br />
al. (2003). High efficiency protein transduction<br />
of quiescent and proliferating primary<br />
hematopoietic cells. J. Biochem. Biophys.<br />
Methods 55, 251 - 258.<br />
10. Fuchs S.M., Raines R.T., (2005).<br />
Polyarginine as a multifunctional fusion tag.<br />
Protein Sci. 14, 1538 - 1544.<br />
11. Wadia J.S., Dowdy S.F., (2005).<br />
Transmembrane delivery of protein and<br />
peptide drugs by TAT-mediated transduction<br />
in the treatment of cancer. Adv. Drug Del.<br />
Rev. 57, 579 – 596.<br />
12. Foerg C., Merkle H.P., (2008). On the<br />
biomedical promise of cell penetrating<br />
peptides: limits versus prospects. J. Pharm.<br />
Sci. 97 (1), 144 - 162.<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn