intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tính toán định mức chi phí hàn cho một phân đoạn tàu vỏ thép, chương 2

Chia sẻ: Duong Ngoc Dam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

257
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơ lược lịch sử phát triển công nghệ hàn tàu vỏ thép Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu gắn liền với lịch sử phát triển của công nghệ hàn. Năm 1802, viện sĩ Nga V.V Pê-tơ-rốp đã tìm ra hiện tượng hồ quang điện và chỉ rõ khả năng sử dụng nhiệt năng của nó để làm nóng chảy kim loại, mở ra thời kỳ hàn hồ quang tay trong ngành công nghiệp đóng tàu. Năm 1888, N.G Sla-vi-a-nốp đã áp dụng điện cực nóng chảycực điện kim loại vào hồ quang điện, đến năm 1907, kỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tính toán định mức chi phí hàn cho một phân đoạn tàu vỏ thép, chương 2

  1. Chương 2: Sơ lược lịch sử phát triển công nghệ hàn tàu vỏ thép Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu gắn liền với lịch sử phát triển của công nghệ hàn. Năm 1802, viện sĩ Nga V.V Pê-tơ-rốp đã tìm ra hiện tượng hồ quang điện và chỉ rõ khả năng sử dụng nhiệt năng của nó để làm nóng chảy kim loại, mở ra thời kỳ hàn hồ quang tay trong ngành công nghiệp đóng tàu. Năm 1888, N.G Sla-vi-a-nốp đã áp dụng điện cực nóng chảy- cực điện kim loại vào hồ quang điện, đến năm 1907, kỹ sư Thuỵ Điển Kenbbécgơ đã phát hiện ra phương pháp ổn định quá trình phóng hồ quang và bảo vệ vùng hàn khỏi tác động của không khí xung quanh bằng cách bọc lên điện cực kim loại một lớp thuốc. Việc ứng dụng que hàn bọc thuốc bảo đảm chất lượng của mối hàn trong ngành công nghiệp đóng tàu lúc bấy giờ. Năm 1928, Alecxanđerơ (Mỹ) tìm ra phương pháp hàn hồ quang trong khí bảo vệ và đưa vào sản xuất. Hàn trong khí bảo vệ làm tăng vọt chất lượng mối hàn và hiện nay là một trong những phương pháp hàn được sử dụng rộng rãi nhất tại các nhà máy đóng tàu với những ưu điểm về chất lượng mối hàn và đặc biệt là khả năng sử dụng dễ dàng ở mọi tư thế hàn và mọi vị trí hàn khác nhau.
  2. Năm 1929, người ta đã tìm ra phương pháp hàn tự động dưới lớp thuốc trong điều kiện thí nghiệm. Thời kỳ phát triển cao của công nghệ hàn tàu đã được mở ra vào những năm cuối thập kỷ 30 và đầu thập kỷ 40 sau những công trình nổi tiếng của viện sĩ E.O.Pa-tôn về hàn dưới lớp thuốc. Phương pháp hàn này được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đóng tàu, đó là thành tựu vô cùng to lớn của kỹ thuật hàn hiện đại. Cho đến nay, hàn dưới thuốc vẫn là phương pháp cơ khí hoá cơ bản trong kỹ thuật hàn trong ngành công nghiệp đóng tàu với những ưu điểm vượt trội về hiệu suất và chất lượng của mối hàn. Năm 1949 đã ra đời phương pháp hàn nóng chảy đặc biệt - hàn điện xỉ. Đó là một phát minh nổi tiếng nữa của tập thể Viện hàn điện B.O Pa-tô. Hàn điện xỉ được nghiên cứu và đưa vào sản xuất trong ngành công nghiệp đóng tàu từ những năm 50 để chế tạo các thiết bị nặng trên tàu như lò hơi, tua bin, máy tời… Các phương pháp hàn ngày càng được nghiên cứu và cải tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng mối hàn cũng như nâng cao khả năng tự động hóa. 1.1.1.4. Các phương pháp hàn được áp dụng cho hàn tàu vỏ thép hiện nay
  3. Hiện nay, có hơn 120 phương pháp hàn khác nhau. Trong đó, ngành công nghiệp đóng tàu chủ yếu chỉ sử dụng phương pháp hàn nóng chảy. Các phương pháp hàn nóng chảy được ứng dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp đóng tàu là: - Hàn hồ quang tay; - Hàn hồ quang tự động và bán tự động; - Hàn điện xỉ. a/ Hàn hồ quang tay: Là phương pháp hàn hồ quang có điện cực là que hàn. Trong quá trình hàn các chuyển động như gây hồ quang, dịch chuyển que, dịch chuyển hồ quang theo dọc mối hàn được thực hiện bằng tay. Phương pháp công nghệ hàn này được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Mặc dù đã có những phương pháp mới có năng suất, chất lượng cao; nhưng phương pháp hàn hồ quang tay vẫn không thể thiếu trong dạng sản xuất sửa chữa, sản xuất loạt nhỏ, đặc biệt ở những qui trình công nghệ hàn không thể tiến hành cơ khí hóa và tự động hóa. Chất lượng của mối hàn phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của người công nhân và dòng điện hàn.
  4. Kìm hàn que hàn hồ quang kim loại sỉ cơ bản Nguồn hàn kim loại kim loại bể mối hàn lỏng hàn Hình 1.2. Nguyên lý hàn hồ quang tay b/ Hàn hồ quang tự động và bán tự động 1. Nguyên lý và đặc điểm _ Nguyên lý Hàn hồ quang tự động là quá trình hàn trong đó các khâu của quá trình được tiến hành tự động bởi máy hàn, bao gồm: gây hồ quang, chuyển dịch điện cực hàn xuống vũng hàn để duy trì hồ quang cháy ổn định, dịch chuyển điểm hàn dọc mối hàn, cấp thuốc hàn hoặc khí bảo vệ. Khi chỉ một số khâu trong quá trình hàn được tự động hóa người ta gọi là hàn bán tự động. Thường khi hàn bán tự động người ta chỉ tự động hóa khâu cấp điện cực hàn vào vũng hàn còn di chuyển điện cực thực hiện bằng tay. _ Đặc điểm  Năng suất hàn cao (thường gấp 5÷10 so với hàn hồ quang tay) nhờ sử dụng dòng điện hàn cao.  Chất lượng mối hàn tốt và ổn định.  Tiết kiệm kim loại nhờ hệ số đắp cao.
  5.  Tiết kiệm năng lượng vì sử dụng triệt để nguồn nhiệt.  Cải thiện điều kiện lao động.  Thiết bị hàn tự động và bán tự động đắt, không hàn được các kết cấu hàn và vị trí hàn phức tạp. 2. Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ (Submerged Arc Welding - SAW) Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ còn gọi là hàn hồ quang chìm, tiếng Anh viết tắt là SAW (Submerged Arc Welding), là quá trình hàn nóng chảy mà hồ quang cháy giữa dây hàn (điện cực hàn) và vật hàn dưới một lớp thuốc bảo vệ. Dưới tác dụng nhiệt của hồ quang, mép hàn, dây hàn và một phần của thuốc hàn sát hồ quang bị nóng chảy tạo thành vũng hàn. Dây hàn được đẩy vào vũng hàn bằng một cơ cấu đặc biệt với tốc độ phù hợp với tốc độ cháy của nó (Hình 1.3a). Theo độ chuyển dịch của nguồn nhiệt (hồ quang) mà kim loại vũng hàn sẽ nguội và kết tinh tạo thành mối hàn (Hình 1.3b). Trên mặt vũng hàn và phần mối hàn đã đông đặc hình thành một lớp xỉ có tác dụng tham gia vào các quá trình luyện kim khi hàn, bảo vệ và giữ nhiệt cho mối hàn, và sẽ tách khỏi mối hàn sau khi hàn. Phần thuốc hàn chưa được nóng chảy có thể sử dụng lại. Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có thể được tự động cả
  6. hai khâu cấp dây vào vùng hồ quang và di chuyển hồ quang theo trục mối hàn. Trường hợp này được gọi là “hàn hồ quang tự động dưới lớp thuốc bảo vệ”. Nếu chỉ tự động hóa khâu cấp dây hàn vào vùng hồ quang còn khâu chuyển động hồ quang dọc theo trục mối hàn được thao tác bằng tay thì gọi là “hàn hồ quang bán tự động dưới lớp thuốc bảo vệ”. b) Hình 1.3. Sơ đồ hàn dưới lớp thuốc bảo vệ a. Sơ đồ nguyên lý; b. Cắt dọc theo trục mối hàn Hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cơ khí chế tạo như trong sản xuất: các kết cấu thép dạng tấm vỏ kích thước lớn, các dầm thép có khẩu độ và chiều cao, các ống thép có đường kính lớn, các bồn, bể chứa, bình
  7. chịu áp lực và trong công nghệ đóng tàu… Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu được ứng dụng để hàn các mối hàn ở vị trí hàn bằng, các mối hàn có chiều dài lớn và có quỹ đạo không phức tạp. Phương pháp hàn hồ quang dưới lớp thuốc bảo vệ có thể hàn được các chi tiết có chiều dày từ vài mm đến hàng trăm mm. Hình 1.4. Máy hàn tự động dưới lớp thuốc hàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2