intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tính toán thiết bị lái bằng phương pháp lí thuyết với yêu cầu quy phạm, chương 1

Chia sẻ: Nguyen Van Luong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết bị lái đặc biệt là bánh lái khi làm việc chịu tác dụng của hệ lực tương đối phức tạp như: Lực thủy động tác dụng lên bánh lái, lực do chân vịt tạo ra khi làm việc tác dụng lên bánh lái, mômen máy lái truyền qua trục lái tác dụng lên bánh lái…Dưới tác dụng của những lực này có thể nói thiết bị lái làm việc trong môi trường và điều kiện hết sức phức tạp. Do đó khi tính toán thiết bị lái phải đảm bảo độ bền, độ ổn định và độ cứng vững...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tính toán thiết bị lái bằng phương pháp lí thuyết với yêu cầu quy phạm, chương 1

  1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT II.1. Những yêu cầu đặt ra khi tính toán thiết bị lái. II.1.1. Tính an toàn. - Thiết bị lái đặc biệt là bánh lái khi làm việc chịu tác dụng của hệ lực tương đối phức tạp như: Lực thủy động tác dụng lên bánh lái, lực do chân vịt tạo ra khi làm việc tác dụng lên bánh lái, mômen máy lái truyền qua trục lái tác dụng lên bánh lái…Dưới tác dụng của những lực này có thể nói thiết bị lái làm việc trong môi trường và điều kiện hết sức phức tạp. Do đó khi tính toán thiết bị lái phải đảm bảo độ bền, độ ổn định và độ cứng vững cần thiết để dưới tác dụng của hệ lực đó thì thiết bị lái vẫn làm việc bình thường, không bị phá hủy, mất ổn định và đảm bảo được tính năng hàng hải cho tàu trong khai thác. II.1.2. Tính công nghệ. - Khi tính toán thiết bị lái phải đảm bảo được tính công nghệ, thuận lợi cho quá trình thi công để giảm thời gian và cường độ công việc, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm nâng cao năng suất lao động. II.1.3. Tính kinh tế.
  2. - Ngoài việc phải đảm bảo hai yêu cầu trên khi tính toán thiết bị lái còn phải đảm bảo các kích thước ở dạng tối ưu nhất để giảm bớt trọng lượng thiết bị lái, hạ giá thành đóng mới nhằm đảm bảo tính kinh tế trong chế tạo, sửa chữa và sử dụng tàu. II.2. Cơ sở tính toán thiết bị lái bằng phương pháp lí thuyết. II.2.1. Những khái niệm cơ bản về thiết bị lái. II.2.1.1. Tính ăn lái của tàu và nhiệm vụ của thiết bị lái. - Tính ăn lái của tàu thuỷ là khả năng giữ nguyên hoặc thay đổi hướng đi của tàu theo ý người lái. Tính ăn lái bao gồm hai lĩnh vực chính liên hệ mật thiết với nhau là tính ổn định hướng và tính quay trở. + Tính ổn định hướng là khả năng giữ hướng đi của tàu mà không có sự tham gia giữ hướng của người lái hoặc chỉ với góc nghiêng bánh lái rất nhỏ. + Tính quay trở là khả năng thay đổi hướng đi về một phía bất kỳ của tàu. - Qua đó ta thấy, tính ổn định hướng và tính quay trở là hai khái niệm tương phản nhau, một con tàu có tính ổn định hướng tốt thì sẽ có tính quay trở kém và ngược lại. Do đó khi thiết kế nhà thiết kế phải có nhiệm vụ dung hòa hai mâu thuẫn đó, phải nhấn mạnh những đặc tính nào cần thiết đối với con tàu cần thiết kế.
  3. - Tính ăn lái của tàu phụ thuộc rất nhiều vào kích thước (L, B) và hình dáng thân tàu, nhất là phần đuôi. Không những thế, tính ăn lái còn phụ thuộc rất nhiều vào những bộ phận ổn định cố định như ky hông, ky đuôi…vào độ lớn và số lượng chân vịt cũng như vị trí đặt chúng trên tàu. - Thiết bị lái có nhiệm vụ đảm bảo tính ăn lái của tàu, bằng cách tạo ra mômen quay làm quay tàu quanh trục thẳng đứng đi qua trọng tâm tàu. - Các đại lượng đặc trưng cho tính quay trở: + Đường kính vòng quay Dc: đây là thông số quan trọng nhất xác định tính quay vòng của tàu và có thể đo trực tiếp khi thử tàu. + Đường kính quay “chiến thuật” Dt: Dt = (0,9 ÷ 1,2).Dc. + Chiều dài quay trở A: A = (0,6 ÷ 1,3).Dc. + Chiều dài dịch chuyển ngang T: T = (0,25 ÷ 0,5).Dc. + Độ lệch phương lái C: C = (0 ÷ 0,1).Dc . II.2.1.2. Các loại thiết bị lái và các bộ phận chính của thiết bị lái. II.2.1.2.1. Các loại thiết bị lái. - Thiết bị lái dùng bánh lái là loại thiết bị lái đơn giản và phổ biến nhất. Bánh lái có dạng tấm phẳng hoặc tấm có prôfin lưu tuyến. Khi tàu chạy thẳng bánh lái nằm trong mặt phẳng đối xứng của tàu hoặc song song với mặt phẳng đó.
  4. - Thiết bị lái dùng bánh lái chủ động để tăng tính quay trở của tàu, nhất là khi tàu chạy ở tốc độ thấp. Với loại bánh lái này người ta lắp thêm vào nó một chân vịt phụ. Hình II-1. Bánh lái chủ động với chân vịt lái phụ. 1. Gối đỡ dưới 2. Bánh lái 3. Ống đạo lưu 4. Đường trục 5. Trục lái 6. Động cơ điện quay chân vịt 7. Máy lái 8. Mấu lắp ráp 9. Ổ đỡ chịu lực 10. Mấu lắp ráp - Thiết bị lái dùng đạo lưu quay: Đạo lưu quay là một ống có profin lưu tuyến đặt bao quanh chân vịt. Ngoài tác dụng lái tàu, đạo lưu còn là một bộ phận của thiết bị đẩy, có tác dụng cải thiện chất lượng đẩy của chân vịt.
  5. - Ngoài các thiết bị lái kể trên còn có thiết bị lái kiểu phụt nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2