JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0148<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 85-91<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM KẾT NỐI MÁY TÍNH<br />
<br />
<br />
Mai Văn Trinh1 , Nguyễn Đăng Thuấn2<br />
1 Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
2 Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tóm tắt. Thí nghiệm kết nối máy tính được hiểu là những thí nghiệm mà các dữ liệu được<br />
thu thập bởi các cảm biến, sau đó được đưa lên máy tính nhờ một thiết bị kết nối và cuối<br />
cùng là được phân tích bằng các phần mềm trên máy tính. Với những ưu điểm ghi số liệu<br />
nhanh, tự động, khả năng phân tích số liệu đa dạng, chuyên sâu, các thí nghiệm kết nối máy<br />
tính đã mở ra một hướng mới trong thực hiện các thí nghiệm dạy học vật lí. Trong bài viết<br />
này, chúng tôi đề cập đến quy trình xây dựng một thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy<br />
học vật lí và minh họa bằng thí nghiệm chứng minh con lắc đơn dao động điều hòa với bộ<br />
cảm biến siêu âm Go! Motion và phần mềm kết nối Logger Pro của hãng Vernier.<br />
Từ khóa: Thí nghiệm, kết nối máy tính, cảm biến, vật lí, con lắc đơn, dao động điều hòa.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Các thí nghiệm trong dạy học vật lí không những là công cụ tổ chức dạy các kiến thức vật<br />
lí mà còn là công cụ rèn luyện các kĩ năng tư duy, các kĩ năng thao tác, khả năng sáng tạo và khả<br />
năng làm việc nhóm. Ngày nay, với sự xuất hiện và phát triển của máy vi tính và các bộ ghép nối<br />
đã mở ra một hướng cải tiến các thí nghiệm dạy học, ở đó các số liệu được đo đạc tự động nhờ<br />
cảm biến và được xử lí mạnh mẽ nhờ máy tính, các thí nghiệm (TN) như vậy là “thí nghiệm kết<br />
nối máy tính” (TNKNMT) [6]. Một số nghiên cứu đã bước đầu xây dựng các TNKNMT sử dụng<br />
trong dạy học vật lí như của tác giả Nguyễn Ngọc Lê Nam [5, 6] sử dụng ghép nối có sẵn GQY<br />
của Trung Quốc, hay của tác giả Cao Tiến Khoa [7] chế tạo thiết bị tạo dao động với tần số và<br />
pha thay đổi được từ máy tính. Các nghiên cứu này đều đã chỉ ra ưu điểm của việc sử dụng các<br />
bộ TNKNMT trong dạy học vật lí, đặc biệt với các TN xảy ra nhanh, khó đo đạc số liệu bằng các<br />
thiết bị đo thông thường. Trong các nghiên cứu đó, việc thiết kế thí nghiệm sao cho phù hợp với<br />
đặc điểm tâm sinh lí và đặc thù môn học đã được các tác giả quan tâm nhưng chưa đưa ra được quy<br />
trình xây dựng một TNKNMT. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng quy trình thiết kế, xây dựng một<br />
TNKNMT sử dụng trong dạy học rồi minh họa qua thí nghiệm kiểm chứng dao động điều hòa –<br />
vật lí 12 trung học phổ thông (THPT), một thí nghiệm xảy ra nhanh và khó thực hiện với các thiết<br />
bị đo thông thường.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2015. Ngày nhận đăng: 17/10/2015.<br />
Liên hệ: Mai Văn Trinh, e-mail: mvtrinh@moet.edu.com<br />
<br />
<br />
<br />
85<br />
Mai Văn Trinh, Nguyễn Đăng Thuấn<br />
<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Khái niệm thí nghiệm kết nối máy tính<br />
Thí nghiệm vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của<br />
hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và<br />
các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới [8]. Thí nghiệm trong dạy học vật<br />
lí rõ ràng cũng là một thí nghiệm vật lí, chỉ khác là tri thức mới thu được từ thí nghiệm đa phần chỉ<br />
là “mới” đối với học sinh. Tùy vào các tiêu chí khác nhau, ta có thể có nhiều loại thí nghiệm vật lí<br />
trong dạy học. Nếu căn cứ vào mục đích lí luận dạy học của TN, ta có các loại sau: TN biểu diễn và<br />
TN thực tập của HS [8]. Nếu dựa vào môi trường làm việc của TN, ta lại có thể chia TN ra thành<br />
hai loại TN thật và TN ảo. TN ảo là các TN được xây dựng trên máy tính, kể cả thiết bị thí nghiệm<br />
lẫn chủ thể nghiên cứu, học sinh tương tác thông qua màn hình và hệ thống chuột, bàn phím. TN<br />
thật là những TN được học sinh thực hiện trực tiếp, tương tác trực tiếp với chủ thể nghiên cứu và<br />
thiết bị đo. Với sự ra đời và phát triển mạnh của máy vi tính, ngày càng có nhiều công đoạn của<br />
TN được thực hiện hoặc hỗ trợ nhờ máy vi tính và cảm biến. Nếu dựa vào tiêu chí này, ta lại chia<br />
TN thật làm hai loại:<br />
+ TN truyền thống là TN trong đó người học thực hiện TN và không có sự hỗ trợ của máy<br />
vi tính.<br />
+ TN kết nối máy tính (hay thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy tính) là TN trong đó việc tiến<br />
hành TN được thực hiện như TN truyền thống nhưng có máy tính được sử dụng như là một công<br />
cụ hỗ trợ việc thu thập và xử lí số liệu.<br />
Như vậy có thể định nghĩa TNKNMT là các thí nghiệm vật lí được tiến hành trực tiếp và có<br />
sự kết nối với máy vi tính nhằm thu thập và xử lí số liệu.<br />
<br />
2.2. Tổ chức dạy học Vật lí với thí nghiệm kết nối máy tính<br />
2.2.1. Quy trình xây dựng thí nghiệm kết nối máy tính<br />
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí là vấn đề lí luận đã được nhiều nhà nghiên cứu quan<br />
tâm, đề cập. Trong các tài liệu [3, 5], các tác giả đã xây dựng quy trình chế tạo thiết bị thí nghiệm<br />
cũng như quy trình sử dụng thí nghiệm trong các giai đoạn của tiến trình dạy học. Tuy nhiên, quy<br />
trình xậy dựng một TNKNMT trong dạy học vật lí thì chưa được đề cập đến. Vì vậy, dựa trên cơ<br />
sở lí luận về tổ chức dạy học vật lí, nội dung chương trình dạy học vật lí THPT [1], và cơ sở lí luận<br />
về việc sử dụng phương tiện thí nghiệm nói chung [3], máy tính trong dạy học vật lí nói riêng [2,<br />
4], chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng TNKNMT trong dạy học vật lí gồm 5 bước như trong sơ<br />
đồ 1.<br />
Trước hết, thí nghiệm mà chúng tôi quan tâm xây dựng là các thí nghiệm dạy học chứ không<br />
phải các thí nghiệm nghiên cứu, vì vậy việc xác định mục tiêu dạy học là việc làm cần thiết và phải<br />
làm trước. Ở bước thứ hai, xác định các thí nghiệm cần tiến hành là bước quan trọng nhất trong<br />
quy trình. Việc xác định thí nghiệm nào cần tiến hành trong dạy học tùy vào mục tiêu dạy học,<br />
trọng tâm dạy, đặc điểm đối tượng học sinh, ý tưởng sư phạm của người dạy học và tính khả thi của<br />
các thiết bị thí nghiệm sẵn có. Một thí nghiệm được chọn là một thí nghiệm làm rõ được trọng tâm<br />
kiến thức, góp phần hiện thực mục tiêu dạy học, phù hợp với kiến thức của học sinh, tạo sự dễ dàng<br />
cho phương án giảng dạy của giáo viên và rõ ràng phải khả thi. Với ưu điểm của mình về khả năng<br />
đo đạc và xử lí số liệu, các bộ TNKNMT cho phép người giáo viên lựa chọn nhiều thí nghiệm đáp<br />
ứng nhu cầu trên. Sau khi xác định thí nghiệm cần tiến hành thì bước bước ba là xây dựng phương<br />
án thí nghiệm và lựa chọn thiết bị thí nghiệm. Việc chọn lựa các thiết bị trong TNKNMT cần đảm<br />
bảo tính khả thi, tính trực quan và đảm bảo thể hiện rõ bản chất hiện tượng vật lí cần nghiên cứu.<br />
<br />
86<br />
Tổ chức dạy học môn Vật lí ở trường Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của thí nghiệm...<br />
<br />
<br />
Từ phương án thí nghiệm đã vạch ra, bước bốn là giáo viên cần tiến hành làm thử để nhuần nhuyễn<br />
trong thao tác, lường trước các thao tác khó, các yếu tố gây nhiều sai số và các hiệu ứng phụ xảy ra<br />
trong quá trình thí nghiệm. Điều này đảm bảo việc thực hiện thí nghiệm trên lớp cũng như hỗ trợ<br />
HS thí nghiệm được thành công và hiệu quả. Sau khi phương án thí nghiệm đã thiết kế đảm bảo<br />
mục tiêu dạy học, đảm bảo tính khả thi thì ở bước năm, giáo viên cần thiết kế tiến trình dạy học<br />
phù hợp, nhằm khai thác tốt thí nghiệm đã thiết kế, làm rõ được bản chất vấn đề cần nghiên cứu.<br />
<br />
Bước 1: Xác định nội dung các kiến thức, kĩ năng mà học<br />
sinh (HS) cần có được trong quá trình học tập.<br />
⇓<br />
Bước 2: Xác định các thí nghiệm cần tiến hành<br />
⇓<br />
Bước 3: Xây dựng phương án thí nghiệm và lựa chọn<br />
thiết bị thí nghiệm.<br />
⇓<br />
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm thử.<br />
⇓<br />
Bước 5: Xây dựng tiến trình dạy học tương ứng<br />
<br />
Sơ đồ 1. Sơ đồ quy trình 5 bước xây dựng TNKNMT trong dạy học vật lí<br />
2.2.2. Tổ chức dạy học phần kiến thức Vật lí có sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính<br />
Để hiện thực hóa quy trình đã đề xuất ở trên, chúng tôi đã tiến hành xây dựng thí nghiệm<br />
kiểm chứng dao động điều hòa của con lắc đơn với bộ cảm biến siêu âm Go! Motion và phần mềm<br />
Logger Pro của hãng Vernier, từ đó đề xuất tiến trình dạy học phần kiến thức “Con lắc đơn” – Vật<br />
lí 12 THPT. Cụ thể như sau:<br />
Bước 1: Xác định nội dung các kiến thức, kĩ năng mà HS cần có được trong quá trình học<br />
tập.<br />
Bài “Con lắc đơn” thuộc chương trình vật lí12 THPT, đề cập đến các kiến thức: cấu tạo con<br />
lắc đơn và chứng minh dao động của con lắc đơn là dao động điều hòa [1]. Như vậy, mục tiêu kiến<br />
thức của bài là HS khẳng định được dao động của con lắc đơn dao động điều hòa. Để làm được<br />
điều này, sách giáo khoa vật lí 12 tổ chức cho HS phân tích các lực tác dụng lên vật khi dao động,<br />
sau đó khảo sát gia tốc chuyển động trong trường hợp góc nhỏ, từ đó khẳng định chuyển động của<br />
con lắc đơn là dao động điều hòa. Phương án này có ưu điểm là đảm bảo tính logic về mặt suy<br />
luận, dễ dàng có được biểu thức chu kì, nhưng lại thiếu tính thực tế vì chỉ suy luận lí tưởng. Vì vậy,<br />
thiết kế thí nghiệm nhằm mục đích chứng minh con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ sẽ điều<br />
hòa là cần thiết.<br />
Bước 2: Xác định các thí nghiệm cần tiến hành trong dạy học.<br />
Với phân tích như trên, chúng tôi xác định cần thiết kế thí nghiệm kiểm chứng dao động của<br />
con lắc đơn là điều hòa.<br />
Bước 3: Xây dựng phương án thí nghiệm và lựa chọn thiết bị thí nghiệm.<br />
Việc xác định dao động của con lắc đơn là điều hòa có nhiều phương án khác nhau. Tuy<br />
nhiên, chúng tôi chọn phương án sử dụng cảm biến vị trí để xác định tọa độ của vật theo thời gian,<br />
sau đó dùng phần mềm trên máy tính vẽ đồ thị để tìm ra bản chất của dao động. Để thực hiện được<br />
phương án này, chúng tôi lựa chọn cảm biến Go! Motion của hãng Vernier, với các ưu điểm là ổn<br />
<br />
87<br />
Mai Văn Trinh, Nguyễn Đăng Thuấn<br />
<br />
<br />
định, có sẵn phần mềm xử lí là Pro Logger được cung cấp bởi hãng Vernier.<br />
Trong TN ta dùng dây treo là dây dù<br />
(hoặc dây chỉ) không co dãn và rất nhẹ. Cho<br />
quả nặng dao động trong mặt phẳng chứa<br />
cảm biến và dây treo.<br />
Lưu ý là trong quá trình dao động,<br />
quả nặng phải cách cảm biến tối thiểu 15<br />
cm. Để dao động của con lắc là dao động<br />
điều hòa thì biên độ góc phải nhỏ (< 100) và<br />
chiều dài con lắc đơn được tính từ điểm treo<br />
đến trọng tâm (điểm giữa) của quả nặng.<br />
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm thử.<br />
Chúng tôi tiến hành thí nghiệm thử<br />
với trình tự các bước như sau:<br />
- Kết nối cảm biến Go! Motion với<br />
máy tính bằng cáp USB và khởi động phần Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm<br />
mềm Logger pro. Hai hệ trục: li độ theo thời<br />
gian và vận tốc theo thời gian xuất hiện ở giao diện của Logger pro. Chọn thời gian thu thập dữ<br />
liệu cho Logger pro là 10 giây.<br />
- Đẩy nút gạt của cảm biến sang chế độ TN phù hợp như hình.<br />
- Đặt đầu dò cảm biến thẳng hàng với quả nặng của con lắc đơn,<br />
sao cho khi quả nặng ở vị trí cân bằng thì nó cách cảm biến 30 cm.<br />
- Vào thư mục “Experiment” của Logger pro, nhấp chuột để<br />
chọn chế độ đo “zero”. Khi đó vị trí cân bằng của quả nặng trở thành Hình 1: Sơ đồ<br />
gốc tọa độ - là mốc để thu thập dữ liệu ví trí. Vị trí của quả nặng được bố trí thí nghiệm<br />
xác định trong quá trình dao động chính là li độ của nó.<br />
- Kéo quả nặng lệch khỏi vị trí cân bằng một góc nhỏ, rồi thả nhẹ cho nó dao động. Chú ý<br />
thao tác thả phải thật nhẹ nhàng, để quả nặng dao động trong mặt phẳng chứa dây treo và cảm biến<br />
và tránh cho quả nặng lệch khỏi mặt phẳng này.<br />
- Khi con lắc lò xo dao động ổn định, nhấp chuột vào biểu tượng “Collect” trên cửa sổ phần<br />
mềm để bắt đầu quá trình thu thập dữ liệu.<br />
* Kết quả thí nghiệm<br />
- Quan sát đồ thị li độ, chúng ta có thể thấy đồ thị li độ là một hàm sin (cos) từ đó khẳng<br />
định dao động của con lắc đơn là điều hòa.<br />
- Để xác định chu kì dao động của con lắc, ta nhấp chuột vào biểu tượng trên cửa sổ phần<br />
mềm Logger pro. Công cụ này giúp ta xác định được các giá trị số liệu trên đồ thị, khi ta đưa chuột<br />
đến ví trí cần xác định. Do đó, ta có thể xác định khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc<br />
qua vị trí cân bằng, hoặc giữa hai lần liên tiếp con lắc qua vị trí biên dương (hoặc âm). Từ đó xác<br />
định đượcr chu kì của con lắc đơn và kiểm chứng kết quả có phù hợp với công thức tính chu kì<br />
l<br />
T = 2π .<br />
g<br />
- Ta thay đổi các quả nặng khác nhau, hay thay đổi chiều dài dây treo trong quá trình TN và<br />
tiến hành thu thập dữ liệu để kiểm chứng sự ảnh hưởng của khối lượng, chiều dài dây treo đến chu<br />
kì của con lắc.<br />
Bước 5: Xây dựng tiến trình dạy học phần kiến thức có sử dụng thí nghiệm.<br />
<br />
88<br />
Tổ chức dạy học môn Vật lí ở trường Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của thí nghiệm...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Đồ thị li độ - thời gian (trên) và vận tốc – thời gian (dưới)<br />
<br />
<br />
Với kết quả thí nghiệm khả quan ở trên, chúng tôi thiết kế tiến trình dạy học phần kiến thức<br />
“Con lắc đơn” như sau:<br />
<br />
Thời<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS<br />
gian<br />
Hoạt động 1: Cấu tạo Con lắc đơn<br />
- Giới thiệu cấu tạo Con lắc đơn.<br />
- Yêu cầu HS lắp Con lắc đơn và thực hiện<br />
dao động. - Tiến hành lắp Con lắc đơn và thực hiện<br />
2’ - Yêu cầu HS nhận xét sự khác biệt gì về dao động (theo nhóm).<br />
quỹ đạo của dao động con lắc đơn so với - Nhận xét và trả lời câu hỏi.<br />
dao động con lắc lò xo.<br />
Từ đó đổi kí hiệu li độ x thành s.<br />
Hoạt động 2: Con lắc đơn có dao động điều hòa không?<br />
- Làm việc theo nhóm, thảo luận dưới sự<br />
gợi ý của giáo viên để đề xuất được hai<br />
phương án:<br />
- Giáo viên đặt vấn đề: “Làm sao để biết<br />
+ Phương án 1: Khảo sát hợp lực rồi<br />
dao động của con lắc đơn có điều hòa hay<br />
5’ tìm gia tốc, kiểm chứng gia tốc có dạng<br />
không?”<br />
a = −ω 2 x.<br />
- Hướng dẫn HS tìm ra hai phương án.<br />
+ Phương án 2: Xác định tọa độ của vật<br />
theo thời gian, vẽ đồ thị và kiểm chứng tọa<br />
độ thay đổi theo quy luật hàm cos.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
89<br />
Mai Văn Trinh, Nguyễn Đăng Thuấn<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động 3: Khảo sát dao động con lắc đơn<br />
- Giáo viên tiến hành cho HS thực hiện - HS tiến hành 2 phương án dưới sự hỗ trợ<br />
phương án thí nghiệm trước sau đó hướng của giáo viên.<br />
15’<br />
dẫn các nhóm thực hiện phương án 1 để - Từ đó đưa ra kết luận, dao động của con<br />
kiểm chứng. lắc đơn có điều hòa hay không?<br />
Hoạt động 4: Khảo sát cơ năng của Con lắc đơn<br />
- Đặt vấn đề: “Con lắc đơn khi dao động<br />
có những dạng năng lượng nào?” - Thảo luận và trả lời câu hỏi.<br />
- Hướng dẫn HS nhớ lại biểu thức tính - Nhớ lại biểu thức.<br />
10’ động năng và thế năng đàn hồi. - Làm việc theo nhóm nhằm trả lời câu hỏi:<br />
- Hướng dẫn HS khảo sát sự thay đổi của động năng, thế năng, cơ năng thay đổi theo<br />
động năng, thế năng, cơ năng. Và khảo sát quy luật nào?<br />
lại bằng thực nghiệm.<br />
Hoạt động 5: Củng cố<br />
- Hệ thống hóa lại kiến thức. - Cho một ví - Phối hợp với giáo viên và giải bài ví dụ<br />
10’<br />
dụ minh họa. do giáo viên đưa ra.<br />
<br />
Như vậy, có thể thấy trong tiến trình dạy học đã đề xuất, giai đoạn đặt vấn đề, đề xuất<br />
phương án thí nghiệm được quan tâm đúng mức, nhằm góp phần tích cực hóa hoạt động tư duy<br />
của người học.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Tổ chức dạy học bài “Con lắc đơn” với phương án phối hợp thí nghiệm kết nối máy tính như<br />
trên không những góp phần giúp HS hiểu rõ hơn bản chất điều hòa của dao động con lắc, mà còn<br />
giúp HS phát triển tư duy sáng tạo thông qua hoạt động đề xuất phương án kiểm tra tính điều hòa<br />
của con lắc đơn.<br />
Với các ưu điểm của các cảm biến và bộ ghép nối, nhiều thí nghiệm khác trong dạy học vật<br />
lí cũng có thể được tiến hành để hiểu một cách rõ ràng hơn về bản chất hiện tượng vật lí, ví dụ thí<br />
nghiệm va chạm, dao động tắt dần,. . . Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài báo chúng tôi chỉ giới thiệu<br />
một thí nghiệm để minh họa cho những kết quả nghiên cứu của nhóm trong thời gian qua.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2007. Sách giáo khoa Vật lí 10, 11, 12. Nxb Giáo dục.<br />
[2] D.Scott Mackenzie, Duane G.Jasnen, 1996. Impact of Multimedia Computer – Based<br />
Intruction on Student Comprehension of Drafting Principles. Clolorado Sate University.<br />
[3] Lê Công Triêm, 2005. Sử dụng máy vi tính trong dạy học. Nxb Giáo dục.<br />
[4] Nguyễn Anh Thuấn, 2007. Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học chương<br />
“Sóng cơ học” ở lớp 12 THPT theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tự lực, sáng tạo<br />
của học sinh. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
[5] Nguyễn Ngọc Lê Nam, 2011. Mô phỏng thí nghiệm trên máy vi tính để sử dụng phối hợp với<br />
thí nghiệm thật trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lí 11 THPT.<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 10-2011, tr.55 - 56.<br />
<br />
90<br />
Tổ chức dạy học môn Vật lí ở trường Trung học phổ thông với sự hỗ trợ của thí nghiệm...<br />
<br />
<br />
[6] Nguyễn Quang Lạc, Nguyễn Ngọc Lê Nam, 2011. Thiết kế, lắp ráp và sử dụng thí nghiệm<br />
ghép nối máy vi tính để thiết lập định luật ôm của dòng điện trong chất điện phân. Kỉ yếu<br />
hội thảo quốc gia về giảng dạy vật lí, tháng 10/2011, tr. 5 - 11.<br />
[7] Phạm Xuân Quế, Cao Tiến Khoa, 2011. Thiết kế, chế tạo thiết bị tạo dao động với các tần<br />
số thích hợp để dạy bài “giao thoa sóng” Vật lí 12 (Nâng cao). Tạp chí Thiết bị Giáo dục -<br />
Tháng 10 năm, số 2011, tr. 48.<br />
[8] Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, 2003. Phương pháp<br />
dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Connected computer experiments to – aid the teaching of physics in upper secondary school<br />
<br />
In connected computer experiments, data is collected automatic by sensors, posted to a<br />
computer using a connected device and analyzed by software. With this ability to record data<br />
quickly and automatically, and analyze diverse data, connected computer experiments have opened<br />
up a new direction in teaching physics experiments. In this article, we look at the process of<br />
building a connected computer experiment in teaching physics using a simple pendulum harmonic<br />
oscillator with ultrasonic sensors Go! Motion and Logger Pro software, provided by Vernier.<br />
Keywords: Experiments, computer connection, sensor, simple pendulum, harmonic<br />
oscillator.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
91<br />