JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 108-117<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0165<br />
<br />
TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI - NGHIÊN CỨU<br />
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
Võ Hoàng Ngọc1 , Võ Văn Thông2<br />
1 Trường<br />
<br />
Trung học cơ sở Lê Lợi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An<br />
Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An<br />
<br />
2 Khoa<br />
<br />
Tóm tắt. Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) vật lí không chỉ giúp HS củng cố kiến thức, rèn<br />
luyện kĩ năng mà còn giúp HS phát triển năng lực trên nhiều phương diện, có thể góp phần<br />
tích cực vào việc chuyển đổi từ dạy học chủ yếu “cung cấp kiến thức” sang dạy học “phát<br />
triển năng lực” của người học trong tiến trính đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào<br />
tạo.<br />
Dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu HS được trải nghiệm nhận thức về vấn đề<br />
nghiên cứu, đề xuất dự đoán, tìm tòi, làm thí nghiệm kiểm tra tương tự như các nhà khoa<br />
học để xây dựng kiến thức cho mình dưới sự giúp đỡ khi cần thiết của giáo viên.<br />
Bài viết là sự vận dụng, cụ thể hóa lí luận về dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu<br />
vào HĐNK vật lí. Trong bài viết chúng tôi đã xác định và trình bày rõ về khái niệm, mục<br />
đích, nội dung, đặc điểm, các hình thức tổ chức, quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện<br />
một buổi dạy học ngoại khóa vật lí THCS theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu.<br />
Từ khóa: Dạy học vật lí, ngoại khóa vật lí, tìm tòi-nghiên cứu, thí nghiệm.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Thế giới hiện đại thay đổi từng ngày. Để kịp thích ứng và tồn tại, con người không chỉ cần<br />
có hiểu biết mà còn rất cần có năng lực hành động. Năng lực hành động là sự kết hợp của năng lực<br />
kiến thức, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Do đó, UNESCO xác định<br />
4 trụ cột giáo dục hiện đại là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng<br />
định [4, trg 17,18,19].<br />
Thực tế nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông nước ta những năm đầu<br />
thế kỉ 21 vẫn đang chú trọng truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát<br />
triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Chương trình còn nghiêng về trang bị kiến thức lí thuyết,<br />
chưa coi trọng kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức. Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu<br />
là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Chưa<br />
chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.<br />
Vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI tại Hội nghị lần thứ tám đã ban hành Nghị<br />
quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào<br />
Ngày nhận bài: 8/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016.<br />
Liên hệ: Võ Văn Thông, e-mail: vothong.cdsp@gmail.com<br />
<br />
108<br />
<br />
Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu...<br />
<br />
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng<br />
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội cũng đã xác<br />
định: “Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với<br />
lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn;<br />
tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”.<br />
Theo định hướng đó, dạy học vật lí phổ thông, trong đó có hoạt động ngoại khóa (HĐNK)<br />
vật lí cần phải điều chỉnh nội dung, thay đổi cách thức thực hiện. Thời gian qua, ở các trường phổ<br />
thông nước ta, việc tổ chức HĐNK vật lí đang thực hiện bằng các hình thức trong đó chủ yếu HS<br />
hoạt động tái tạo lại kiến thức đã học. Để góp phần phát triển năng lực HS thì HĐNK cần phải<br />
được tổ chức theo các hình thức mà HS được hoạt động tìm tòi - nghiên cứu, được trải nghiệm như<br />
nhà khoa học. Chúng tôi đã nghiên cứu chuyển hóa phương pháp dạy học theo định hướng tìm tòi<br />
- nghiên cứu vào việc tổ chức HĐNK vật lí, góp phần phát triển năng lực HS. Bài viết này chia sẻ<br />
với các đồng nghiệp một số kết quả nghiên cứu về mục đích, nội dung, về cách thức tổ chức thực<br />
hiện HĐNK vật lí bậc THCS theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động dạy học<br />
<br />
Xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là phát triển chương trình theo hướng<br />
tiếp cận năng lực, coi trọng các năng lực chung cần thiết cho việc tham gia cuộc sống lao động,<br />
sinh hoạt hàng ngày và cho việc học tập suốt đời. Một số năng lực chung được chú ý là: tự học,<br />
học cách học; tự chủ, tự quản lí; xã hội, hợp tác; giao tiếp; tư duy và giải quyết vấn đề, sử dụng<br />
công nghệ thông tin và truyền thông.<br />
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng và Nghị quyết<br />
số 88/2014/QH13 của Quốc hội, việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông từ 2018 trở đi xác<br />
định hướng tới phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,<br />
năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng<br />
lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông [4, trang 23-27]. Nội dung chương trình phải điều<br />
chỉnh theo hướng tinh giản, thiết thực, tăng cường vận dụng, ứng dụng giải quyết các vấn đề thực<br />
tiễn.<br />
Nhằm phát triển năng lực học sinh phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: tổ<br />
chức cho HS hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phương pháp tự học, dạy HS tự học; tăng<br />
cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của<br />
trò. Phải tổ chức dạy học sao cho: HS được suy nghĩ nhiều hơn, được thảo luận nhiều hơn, được<br />
thực hành nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn. Theo tinh thần đó, GV phải tăng cường sử dụng<br />
kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động học tập của HS theo các định hướng chính:<br />
- Giáo viên phải tổ chức tình huống học tập để chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.<br />
- Học sinh phải được tạo điều kiện hoạt động giải quyết nhiệm vụ (cá nhân, cặp đôi, nhóm),<br />
giáo viên định hướng, hỗ trợ khi cần.<br />
- Giáo viên phải tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.<br />
- Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Dạy học theo định hướng tìm tòi nghiên cứu<br />
<br />
Dạy học theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu là GV tổ chức cho HS hoạt động nhận thức<br />
theo logic của tiến trình nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm quá<br />
trình nghiên cứu khoa học. GV tạo điều kiện cho HS bộc lộ những quan niệm sai lầm vốn có của<br />
họ, khuyến khích họ trao đổi, thảo luận với nhau về các quan sát, dữ liệu thu thập được từ đối tượng<br />
109<br />
<br />
Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông<br />
<br />
nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết, xây dựng các kế hoạch hành động, tiến hành các thí nghiệm,<br />
thu thập thông tin, tìm kiếm bằng chứng, nhằm kiểm chứng các giả thuyết ban đầu, từ đó rút ra các<br />
kết luận khoa học [2].<br />
Dạy học theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu có các đặc trưng cơ bản:<br />
- GV làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu sao cho HS không những hiểu rõ vấn đề cần<br />
nghiên cứu (có câu hỏi khoa học về vấn đề mới) mà còn bị vấn đề hấp dẫn, lôi cuốn, mong muốn<br />
hành động để tìm hiểu, giải quyết vấn đề, tìm ra cái mới.<br />
- GV hỗ trợ cách thức, tài liệu, thiết bị để HS thực hiện hoạt động tìm tòi – nghiên cứu (tìm<br />
tư liệu, làm thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu, điều tra, . . . ), tự lực giải quyết vấn đề nêu ra<br />
(xử lí tư liệu, số liệu thu thập được, rút ra nhận xét, trình bày kết quả, tranh luận, điều chỉnh, hoàn<br />
thiện, kết luận) và thu nhận được kiến thức, kinh nghiệm mới [2].<br />
Như vậy, tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu sẽ tạo điều kiện<br />
cho học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp,<br />
năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Hoạt động ngoại khóa vật lí<br />
<br />
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục ngoài chương trình chính khóa (nội khóa), mà<br />
Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT đã giao cho các cơ sở giáo dục. Hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho giáo dục<br />
chính khóa, được tổ chức có mục tiêu, kế hoạch xác định, được tiến hành trên tinh thần tự nguyện<br />
của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm bổ sung và mở rộng kiến thức, góp phần phát triển và<br />
hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và khả năng sáng tạo của HS.<br />
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, kiến thức của nhân loại tăng<br />
lên từng ngày nhưng thời gian học tập của học sinh không thay đổi. Chương trình chính khóa bắt<br />
buộc cho mọi học sinh phổ thông có khối lượng bị giới hạn, rất nhiều kiến thức của nhân loại cần<br />
cho sự phát triển đa dạng của nhân lực không thể đưa vào được. Vì vậy, cần phải quan tâm phát<br />
triển HĐNK. Ở một số nước phát triển, người ta còn chủ trương giảm thời lượng lên lớp và tăng<br />
cường các HĐNK, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các nước có nền giáo dục phổ thông phát triển<br />
như Pháp, Nga, Đức các nước Tây Âu và Mỹ nhà trường tổ chức cho HS được tham gia HĐNK<br />
một số môn học. Chương trình dạy học ngoại khóa, sách giáo khoa ngoại khóa, tài liệu tham khảo<br />
phục vụ dạy học ngoại khóa khá phổ biến và HĐNK đã trở thành quen thuộc đối với GV và HS.<br />
Những HS thường xuyên tham gia vào các HĐNK thường có thành tích học tập tốt hơn, có<br />
hành vi đạo đức tốt hơn, có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn. Hoạt động ngoại khóa thực sự góp<br />
phần phát triển toàn diện năng lực học sinh, nên việc nghiên cứu và áp dụng HĐNK ở trường phổ<br />
thông là một yêu cầu cần thiết hiện nay [3].<br />
Mục đích hoạt động ngoại khóa vật lí là: củng cố, mở rộng kiến thức vật lí đã học; rèn luyện<br />
các kĩ năng cơ bản về vật lí, kĩ thuật; kích thích hứng thú học tập bộ môn; hình thành năng lực tìm<br />
tòi, nghiên cứu, thực hành chế tạo, . . . .<br />
Nội dung hoạt động ngoại khóa vật lí có thể bao gồm:<br />
- Nhận dạng, phân biệt, hệ thống hóa các kiến thức vật lí đã học;<br />
- Vận dụng kiến thức vật lí giải thích ứng dụng, dự đoán hiện tượng;<br />
- Tìm hiểu mở rộng, trình bày các ứng dụng của kiến thức vật lí đã học trong kĩ thuật sản<br />
xuất và thực tế đời sống;<br />
- Đề xuất cấu tạo, quy trình vận hành một số thiết bị kĩ thuật;<br />
- Thiết kế, chế tạo, vận hành một số thiết bị kĩ thuật đơn giản.<br />
Hoạt động ngoại khóa vật lí có thể tổ chức bằng nhiều hình thức như: nói chuyện chuyên<br />
đề vật lí; đố vui, hội vui, dạ hội vật lí; triển lãm vật lí – kĩ thuật; báo tường về vật lí; hội thi vật lí<br />
110<br />
<br />
Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu...<br />
<br />
- kĩ thuật; tham quan vật lí-kĩ thuật [4, trang 160-164]. Một buổi HĐNK vật lí có thể kết hợp vài<br />
hình thức.<br />
So với bài học chính khóa, HĐNK vật lí có các điểm khác biệt: nội dung có tính mới so với<br />
nội dung bài học chính khóa; hình thức hoạt động lạ hơn, phong phú hơn; tinh thần tự nguyện, tự<br />
chủ; không gian ngoài lớp học; thời gian thoải mái hơn; có thể huy động bạn bè, người thân cùng<br />
tham gia [5]. Do vậy, HĐNK nói chung và HĐNK vật lí nói riêng luôn có sức cuốn hút lớn đối với<br />
HS.<br />
Xét về nội dung, về các hình thức tổ chức, về những điểm khác biệt so với dạy học chính<br />
khóa, nếu tổ chức tốt thì HĐNK vật lí sẽ là cơ hội rất tốt để phát triển cho học sinh nhiều năng<br />
lực: năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,<br />
năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức hợp tác, năng lực tự học,...<br />
Thời gian qua, một số trường có tổ chức HĐNK theo phong trào. Phần nhiều các HĐNK<br />
như thế nặng về hình thức, đối phó, chưa thật sự mang tính khoa học, hiệu quả chưa cao. Khi chưa<br />
có hình thức tổ chức sinh động, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn HS thì chưa thể phát huy được tính<br />
tự giác, chủ động, tích cực tham gia, sáng tạo của HS.<br />
<br />
2.4.<br />
<br />
Tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu<br />
<br />
Tổ chức HĐNK theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu thể hiện trên các phương diện sau:<br />
+ Chọn nội dung ngoại khóa gắn trực tiếp với kiến thức vật lí của chương, phần vừa học<br />
xong, có điểm mới, có mức độ khó vừa với khả năng suy luận, tìm tòi, thời gian vật chất có thể có<br />
của HS. Nội dung ngoại khóa có thể bao gồm các mảng đề tài:<br />
- Đố vui, trả lời nhanh các kiến thức vật lí chương, phần vừa học.<br />
- Tự hệ thống hóa các kiến thức vật lí vừa học và trình bày sơ đồ hệ thống.<br />
- Vận dụng kiến thức vật lí giải thích một hiện tượng, ứng dụng kĩ thuật.<br />
- Vận dụng kiến thức vật lí để dự đoán hiện tượng có thể xảy ra, suy luận nguyên lí hoạt<br />
động của một mô hình máy kĩ thuật đơn giản.<br />
- Tìm hiểu thêm các ứng dụng kiến thức vật lí vừa học trong kĩ thuật sản xuất, thực tế đời<br />
sống và trình bày báo cáo kết quả tìm hiểu.<br />
- Thử đề xuất mô hình cấu tạo, quy trình vận hành một thiết bị kĩ thuật để đáp ứng một yêu<br />
cầu nào đó của đời sống, sản xuất có liên quan đến kiến thức vật lí vừa học và các kiến thức đã học<br />
trước đó.<br />
- Tập thiết kế, chế tạo, vận hành một số thiết bị kĩ thuật đơn giản có liên quan trực tiếp đến<br />
kiến thức vật lí đã học và trình bày, giới thiệu sản phẩm.<br />
+ Chọn hình thức hoạt động ngoại khóa không nên chỉ đố vui đơn giản cho số lượng lớn<br />
HS cùng tham gia, mà nên dành nhiều thời gian cho hình thức nhóm các nhà khoa học trẻ tìm<br />
tòi-nghiên cứu ứng dụng, chế tạo và trình bày kết quả, sản phẩm.<br />
+ Triển khai cho HS đăng kí tham gia các đề tài ngoại khóa vật lí GV cần phải làm cho<br />
được các việc sau:<br />
- Tổ chức giới thiệu nội dung, cho HS đăng kí lập các nhóm đề tài. HS được tìm hiểu các<br />
đề tài, lựa chọn, HS đăng kí tham gia và lập các nhóm HS cùng thực hiện mỗi đề tài. Để tăng hiệu<br />
quả, nên đăng tải các đề tài vật lí trên website của trường hoặc phát văn bản và thông báo cho HS<br />
xem trước khi tổ chức buổi giới thiệu,.<br />
- Với mỗi đề tài, cách đặt vấn đề tạo tình huống bằng một câu chuyện, bằng các hình ảnh,<br />
bằng mô hình,. . . phải thực sự gây chú ý, tạo sự tò mò khoa học.<br />
- Phải giúp HS, nhóm HS xác định rõ ràng vấn đề hay câu hỏi khoa học mà “nhóm các nhà<br />
111<br />
<br />
Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông<br />
<br />
khoa học trẻ” phải giải quyết, phải trả lời ở mỗi đề tài.<br />
+ Hỗ trợ HS xác lập cơ sở để giải quyết vấn đề của mỗi đề tài:<br />
- Gợi ý, hỗ trợ HS, nhóm HS xác lập nhóm các vấn đề cần phải lần lượt giải quyết để làm<br />
căn cứ giải quyết câu hỏi chính của đề tài.<br />
- Hướng dẫn HS cách tìm tư liệu liên quan (trên Internet, trong thư viện, . . . ).<br />
- Giới thiệu với HS phòng thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm có liên quan. Định hướng HS<br />
tìm và sử dụng các vật liệu liên quan. Giới thiệu những người có khả năng giúp đỡ về kĩ thuật, . . .<br />
+ Hỗ trợ HS lập kế hoạch giải quyết các vấn đề của đề tài hợp lí.<br />
+ Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ HS thực hiện tìm hiểu, chế tạo, . . .<br />
+ Hướng dẫn, hỗ trợ HS trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả nghiên cứu:<br />
- Giới thiệu với HS các cách trình bày kết quả tìm tòi-nghiên cứu.<br />
- Giới thiệu, hướng dẫn HS sử dụng các phương tiện trình chiếu cần thiết.<br />
+ Tổng kết, đánh giá, khen thưởng khi kết thúc buổi ngoại khóa, GV cần phải:<br />
- Khẳng định thành quả nghiên cứu - tìm tòi của từng nhóm ngoại khóa.<br />
- Chỉ ra những ưu, nhược điểm của từng nhóm ngoại khóa trong việc lập kế hoạch tìm<br />
hiểu-nghiên cứu của nhóm, việc phân công, hợp tác thực hiện.<br />
- Phân các giải cao thấp và có phần thưởng động viên cho thành tích các nhóm.<br />
Hiện nay chưa có tài liệu nào đưa ra quy trình cơ bản để tổ chức một buổi HĐNK vật lí mà<br />
các GV đang tự mày mò chuẩn bị, tổ chức theo cách riêng của mình. Qua quá trình nghiên cứu,<br />
chúng tôi thấy việc chuẩn bị, tổ chức một buổi HĐNK vật lí cho HS THCS cần phải thực hiện theo<br />
các bước: 1.Lập kế hoạch ngoại khóa; 2.Chuẩn bị cho buổi ngoại khóa; 3.Thực hiện buổi ngoại<br />
khóa. Mỗi bước có một số công việc cụ thể, thể hiện bằng sơ đồ sau đây:<br />
Lưu ý: Việc triển khai thực hiện mỗi bước phải thấm nhuần tinh thần dạy học theo định<br />
hướng tìm tòi - nghiên cứu đã nêu trên mới có tác dụng phát triển năng lực học sinh.<br />
<br />
2.5.<br />
<br />
Ví dụ tổ chức một buổi ngoại khóa phần Quang học (Vật lí trung học cơ sở)<br />
<br />
Bước 1: Lập kế hoạch ngoại khóa:<br />
+ Xác định mục tiêu:<br />
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức về quang học lớp 7 và lớp 9 gồm phản xạ, khúc<br />
xạ, các loại gương, thấu kính, dụng cụ quang, nguồn sáng, màu ánh sáng, màu của các vật.<br />
- Rèn các kĩ năng xác định mục tiêu, vạch kế hoạch, tìm kiếm tài liệu, tư liệu, thiết bị, vật<br />
liệu để giải quyết vấn đề, chế tạo các chi tiết, thiết bị máy đơn giản, trình bày, thuyết minh sản<br />
phẩm, xử lí thông tin, dự đoán kết quả, sử dụng ngôn ngữ khoa học. Rèn luyện khả năng tư duy,<br />
sáng tạo, sử dụng những sản phẩm phế liệu để làm dụng cụ, đồ chơi đồng thời thể hiện khả năng<br />
làm việc nhóm, thuyết trình.<br />
- Kích thích sự say mê, hứng thú học tập bộ môn vật lí đồng thời xây dựng tinh thần đoàn<br />
kết, ý thức tập thể; xây dựng lòng tự tin, ý thức vươn lên hết mình.<br />
- Góp phần hình thành các năng lực: năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,<br />
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức hợp tác, năng lực tự<br />
học,...<br />
+ Xác định nội dung:<br />
- Các câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức quang học lớp 7 và 9 để giải thích các hiện<br />
tượng, ứng dụng, dự đoán các hiện tượng, hệ quả có thể xảy ra.<br />
112<br />
<br />