Tổ chức dạy học theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế cho học sinh tiểu học quận Bắc Từ Liêm. Từ đó, đề xuất sáu giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả hơn dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức dạy học theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm - Thực trạng và giải pháp
- Tổ chỨc dẠy hỌc theo chương trình tiẾng Anh liên kẾt QuỐc tẾ tẠi các trưỜng tiỂu hỌc QuẬn BẮc TỪ Liêm - ThỰc trẠng và giẢi pháp TS. Phạm Thị Thanh Hải1 Trần Thị Thu Hằng2 Tóm tắt: Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới và là cầu nối giao tiếp không thể thiếu trong xu thế hội nhập quốc tế. Với nguồn lực còn hạn chế, tổ chức dạy học theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học là một phương án tốt nhằm huy động xã hội hóa giáo dục. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế cho học sinh tiểu học quận Bắc Từ Liêm. Từ đó, đề xuất sáu giải pháp nhằm tổ chức hiệu quả hơn dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Từ khóa: Tổ chức dạy học, Liên kết quốc tế, Trường tiểu học, Chương trình, Tiếng anh. 1. Đặt vấn đề Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới và là cầu nối giao tiếp không thể thiếu trong xu thế hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây, Philippines nổi lên như một hiện tượng điểm đến lý tưởng để học tiếng Anh ở châu Á. Sinh viên từ nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam,… chọn đến Philippines để phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Anh của mình.3 Ở Nhật Bản, theo Điều lệ hướng dẫn học tập trường THCS và PTTH năm 19894, “ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp hay một ngoại ngữ khác phải được tiến hành từ năm thứ nhất”. Trên tinh thần đó, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp trở thành môn học tự chọn trong trường. 1 Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN. 2 Trường Tiểu học Bắc Từ Liêm. 3 Theo https://tintucphilippines.com/tieng-anh-cua-nguoi-philippines/, nguồn internet, 2018. 4 Các bài tham luận tại Hội thảo quốc tế “Giảng dạy ngoại ngữ ở các nước ASEAN”, Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội, 2018.
- Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 583 Trong khi đó, ở Việt Nam, số người sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc chưa nhiều, theo kết quả một nghiên cứu “70% trong số họ không sử dụng ngoại ngữ trong công việc” (Hương VTT, 2012).1 Học tiếng Anh quan trọng vì nó góp phần đưa người Việt tiếp xúc với văn hóa thế giới. Giỏi tiếng Anh cũng giúp người học dễ tìm kiếm việc làm hơn và dễ có thu nhập cao hơn từ những công việc trong các tập đoàn đa quốc gia. Sử dụng nguồn lực tại chỗ để tổ chức đào tạo tiếng Anh gặp nhiều khó khăn. Đã có một số nghiên cứu cho rằng, liên kết đào tạo là việc làm cần thiết để tăng cường chất lượng và hiệu quả đào tạo, nhất là liên kết đào tạo quốc tế ( Trần Văn Phong, 20132; Nguyễn Thành Long, 20103; Văn Thị Huyền, 20124). Tại Việt Nam theo khảo sát thực tế chương trình liên kết dạy tiếng Anh trong các trường công lập tại Hà Nội của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP Hà Nội 5, cho thấy, 100% học sinh theo học chương trình liên kết. Cụ thể Trường Tiểu học Quang Trung (quận Hoàn Kiếm) có 1.451/1.453 HS theo học chương trình liên kết dạy tiếng Anh; Trường THCS Thanh Liệt (huyện Thanh Trì) cũng có tới 86% HS theo học chương trình; Trường Tiểu học Ngọc Lâm (quận Long Biên) chỉ có 4 trong tổng số 1.715 HS không học chương trình này... Con số thống kê phần nào cho thấy HS khá nhiệt tình với chương trình liên kết dạy tiếng Anh trong trường. Liên kết cũng được định nghĩa là: “Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tố chức riêng rẽ nhằm mục đích nào đó”. Khái niệm “liên kết” phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau nhằm hướng đến một mục đích chung nào đó.6 Để triển khai thành công chương trình đạo tạo tiếng anh liên kết quốc tế, tổ chức hoạt động dạy tiếng Anh hết sức quan trọng và quyết định phần lớn sự thành công của chương trình. Tổ chức hoạt động dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học cần thực hiện những công việc như tổ chức một khóa học. Các bước tổ chức một khóa học tối thiểu bao gồm: Khảo sát thực tiễn, xác định và công khai mục tiêu khóa học; Thiết kế chương trình, nội dung khóa học; Sách giáo khoa, tài liệu học tập và các học 1 Hương VTT. “Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam”. Tạp chí Ngôn ngữ. 2012;8:13–25. 2 Trần Văn Phong, Luận văn thạc sĩ: Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo của Trường Đại học Trà Vinh, Đại học Đà Nẵng, 2013. 3 Nguyễn Thành Long, Luận văn: Nghiên cứu thực trạng liên kết đào tạo Đại học và sau đại học với nước ngoài ở Hà Nội, Đại học Ngoại thương, 2010. 4 Văn Thị Huyền, Luận văn thạc sĩ: Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo ở Trường Đại học Đồng Tháp, Đại học Vinh, 2012. 5 Theo kết quả khảo sát chương trình liên kết tiếng Anh trong các trường Công lập tại Hà Nội, Ban VHXH - Hội đồng Nhân Dân TP Hà Nội, 2018 6 Nguyễn Như Ý. Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, 2005.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 584 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành liệu khác; Lựa chọn phương thức tổ chức khóa học; Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất; Phân công nhân sự; Kế hoạch năm học; Giám sát chương trình (Phan Trọng Ngọ 2005)1. Bên cạnh đó, Ban Giám hiệu nhà trường cũng như đơn vị liên kết cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình tổ chức hoạt động giảng dạy tiếng Anh, mỗi bên cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ của mình. Hiện nay, có nhiều cơ sở giáo dục tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế. Để có bức tranh đầy đủ về việc này, nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế cho học sinh tiểu học theo các nội dung trên. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm tổ chức hiệu quả hơn dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện năm 2017-2018 tại 3 trường tiểu học trong tổng số 9 trường tiểu học thuộc quận Bắc Từ liêm – Hà Nội. Quận Bắc Từ Liêm, địa bàn đang thực hiện liên kết đào tạo dạy và học tiếng Anh Phonics Learning Box UK trong các trường Tiểu học của UBND thành phố Hà Nội và SGD & ĐT có đồng ý cho phép VPBOX triển khai chương trình tiếng Anh Phonics-LBUK. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi. Đối tượng khảo sát gồm 6 cán bộ quản lý của các trường tiểu học lựa chọn mẫu ngẫu nhiên (1 cán bộ quản lý thuộc Ban Giám hiệu và 1 tổ trưởng chuyên môn), 30 giáo viên tiếng Anh. Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: Thực trạng tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế cho học sinh tiểu học quận Bắc Từ Liêm như thế nào? Cần đề xuất giải pháp nào nhằm tổ chức hiệu quả hơn dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội? Phiếu hỏi được xây dựng theo thang likert gồm 5 mức độ, mức cao nhất 5 điểm, mức thấp nhất là 1 điểm; Sử dụng giá trị trung bình & thứ hạng để phân tích số liệu. Nghiên cứu sử dụng hệ số tin cây Cronbach’s Alpha để đánh giá các thang đo, hệ số tin cậy là của phiếu khảo sát đối tượng giáo viên và cán bộ quản lý lần lượt là > 0.6 và 0.9. Như vậy, các thang đo trong nghiên cứu này đảm bảo độ tin cậy. 3. Kết quả & bàn luận 3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về mục tiêu dạy học & thiết kế chương trình nội dung tiếng Anh liên kết quốc tế tại các Trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về mục tiêudạy học & thiết kế chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm thể hiện như bảng sau: 1 Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2005.
- Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 585 Bảng 1: Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về về mục tiêu dạy học & thiết kế chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Mức độ đánh giá Thứ TT Nội dung 1 2 3 4 5 Σ X bậc 1 Nghiên cứu nắm vững các tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo chương trình liên kết 6 0 0 0 0 30 5.00 1 quốc tế 2 Tham gia bồi dưỡng, tập huấn về chương trình tiếng Anh theo chương trình liên kết 5 1 0 0 0 29 4.83 2 quốc tế 3 Kiểm tra, đánh giá về việc nắm vững 0 4 1 1 0 21 3.50 3 chương trình của giáo viên 4 Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên và đưa ra định hướng bồi 0 0 4 2 0 16 2.67 4 dưỡng Qua kết quả khảo sát tác giả nhận thấy rất rõ việc thực hiện nâng cao nhận thức được các nhà trường thực hiện rất tốt cụ thể với 3 nội dung: “1. Nghiên cứu nắm vững các tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo chương trình”, “2. Tham gia bồi dưỡng, tập huấn về chương trình” và “3. Kiểm tra, đánh giá về việc nắm vững chương trình của giáo viên” đều có điểm trung bình cao từ 3.50 và đặc biệt nội dung 1 có điểm trung bình đạt tối đa là 5.00, nội dung 2 đạt 4.83. Nội dung cuối số “4. Sử dụng kết quả kiểm tra để đánh giá, xếp loại giáo viên và đưa ra định hướng bồi dưỡng” đạt điểm trung bình thấp nhất 2.67, Điều này có thể do hiện tại các trường chưa có chính sách cơ chế cụ thể cho nội dung này. 3.2. Thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế Thực trạng giáo viên sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế được thể hiện như bảng dưới đây:
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 586 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Bảng 2: Đánh giá của giáo viên về thực hiện những phương pháp & hình thức tổ chức dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế Mức độ đánh giá Thứ TT Nội dung 1 2 3 4 5 Σ X bậc Dạy theo truyền thống (GV 1 0 0 0 1 29 31 1.03 5 nói, HS nghe) Sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới như: 2 28 2 0 0 0 148 4.93 1 thảo luận, khăn trải bàn, phân vai… Tích cực cho học sinh 3 luyện nghe nói theo chủ 25 5 0 0 0 145 4.83 2 điểm của bài Sử dụng nhiều phương 4 20 8 2 0 0 138 4.60 3 tiện hiện đại Tổ chức rút kinh nghiệm 5 0 20 5 5 0 105 3.50 4 hàng tuần Theo bảng khảo sát đứng đầu là việc “Sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới như: thảo luận, khăn trải bàn, phân vai…” có tổng điểm 148 ( X = 4.93). Tiếp theo là phương pháp “Tích cực cho học sinh luyện nghe nói theo chủ điểm của bài” có ( X = 4.83). Đứng thứ 3 là hình thức “Sử dụng nhiều phương tiện hiện đại” - X = 4.60. Đứng cuối cùng là hình thức “Tổ chức rút kinh nghiệm hàng tuần” với X = 3.50. Kết quả này cho thấy phần lớn giáo viên đều nhận thấy việc tập trung vào các phương pháp và hình thức nhằm nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho học sinh quan trọng hơn việc tổ chức rút kinh nghiệm hàng tuần, việc này có thể được thực hiện ngay trong lúc thực hiện các phương pháp và hình thức dạy học. 3.3. Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế Để hiểu rõ hơn, tác giả cũng khảo sát cán bộ quản lý nhà trường về việc quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và thu được kết quả như sau:
- Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 587 Bảng 3: Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về việc quản lý sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế Mức độ đánh giá Thứ TT Nội dung Σ 1 2 3 4 5 X bậc Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy 1 5 1 0 0 0 29 4.83 1 học ngoại ngữ Xây dựng nội quy sử dụng phương tiện, thiết 2 4 2 0 0 0 28 4.67 2 bị dạy học Chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng 3 0 0 2 4 0 14 2.33 4 sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học Kiểm tra việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy 4 0 0 3 3 0 15 2.50 3 học để có kế hoạch kịp thời trong tương lai Kết quả khảo sát cho thấy việc trang bị các thiết bị , phương tiện dạy học ngoại ngữ được nhà trường rất quan tâm. Cụ thể “Trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị dạy học ngoại ngữ” có X = 4.83 và “Xây dựng nội quy sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học” có X = 4.67. Tuy nhiên, việc kiểm tra sử dụng và hướng dẫn sử dụng còn chưa được làm triệt để, điều này thể hiện ở điểm đánh giá chưa cao: “Kiểm tra việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học để có kế hoạch kịp thời trong tương lai” - X = 2.50 “Kiểm tra việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học để có kế hoạch kịp thời trong tương lai” - X = 2.33. 3.4. Thực trạng kế hoạch dạy học và giám sát chương trình dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Thực trạng về kế hoạch dạy học và giám sát chương trình dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm như bảng sau:
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 588 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Bảng 4: Đánh giá của giáo viên về thực trạng kế hoạch dạy học và phân bổ chương trình tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Mức độ đánh giá Thứ TT Nội dung 1 2 3 4 5 Σ X bậc Chỉ đạo tổ chuyên môn kết hợp với đơn vị liên kết xây dựng phân phối chương trình cụ 1 27 3 0 0 0 147 4.90 2 thể, hợp lý với điều kiện nhà trường dựa trên khung chương của đơn vị liên kết Thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch 2 30 0 0 0 0 150 5.00 1 quy định Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương 3 22 8 0 0 0 142 4.73 3 trình của giáo viên Hàng năm điều chỉnh phân phối chương trình 4 17 7 6 0 0 131 4.37 4 hợp lý với điều kiện nhà trường Sử dụng kết quả kiểm tra, thanh tra việc thực 5 hiện chương trình để xếp loại thi đua của giáo 0 22 5 3 0 109 3.63 5 viên Nhìn kết quả chúng ta có thể thấy các nội dung này được nhà trường thực hiện rất tốt và đầy đủ. Trong đó việc “Thực hiện chương trình đúng theo kế hoạc quy định” đứng đầu với 100% giáo viên đồng thuận. Đứng cuối là việc “Sử dụng kết quả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình để xếp loại thi đua”. Kết quả này có thể phản ánh thời điểm hiện tại chưa có đầy đủ cơ chế cho việc sử dụng kết quả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình để xếp loại thi đua của giáo viên. Đây là nội dung cần lưu ý khi triển khai đào tạo chương trình tiếng Anh liên kết, cụ thể đối với phân phối chương trình theo Phonics LBUK tại địa bàn quận Bắc Từ Liêm. 3.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh là việc làm hết sức quan trọng nhằm đánh giá đúng chất lượng đào tạo. Đối với chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế việc quan trọng nhất phải đánh giá được chính xác kiến thức của học sinh nhằm đưa ra định hướng hoặc thay đổi phương thức đào tạo giúp học sinh tiến bộ hơn. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
- Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 589 Bảng 5: Đánh giá của giáo viên về thực hiện những hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chương trình liên kết quốc tế Mức độ đánh giá Thứ TT Nội dung 1 2 3 4 5 Σ X bậc 1 Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp 0 20 3 7 0 103 3.43 6 2 Chú ý nghe giảng trên lớp 0 22 1 7 0 105 3.50 5 Tích cực tham gia các hoạt động học tập 3 trên lớp (thảo luận theo nhóm, tích cực 15 10 5 0 0 130 4.33 2 phát biểu và trả lời các câu hỏi) Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong 4 10 15 5 0 0 125 4.17 3 các hoạt động học tập trên lớp Tích cực làm bài tập giáo viên giao về 5 17 8 5 0 0 132 4.40 1 nhà Tự học, tự rèn luyện các kỹ năng Nghe, 6 0 25 3 2 0 113 3.77 4 Nói, Đọc, Viết ngoài giờ học Kết quả cho thấy các tiêu chí đặt ra đều được giáo viên thực hiện rất tốt. Đứng đầu là đánh giá thông qua việc “Tích cực làm bài tập giáo viên giao về nhà” của học sinh với X = 4.40. xếp thứ 2 là hoạt động “Tích cực tham gia các hoạt động học tập trên lớp (thảo luận theo nhóm, tích cực phát biểu và trả lời các câu hỏi)” cũng có điểm trung bình khá cao X = 4.33. Lần lượt ở thứ bậc 3, 4, 5 là các hình thức “Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các hoạt động học tập trên lớp” - X = 4.17, “Tự học, tự rèn luyện các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết ngoài giờ học” - X = 3.77 và “Chú ý nghe giảng trên lớp” - X = 3.50. Đúng cuối cùng là hình thức “Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp” có điểm trung bình cũng không nhỏ X = 3.43. Như vậy, có thể thấy các hình thức đánh giá đưa ra được các giáo viên đồng thuận và thực hiện rất tốt. 3.6. Thực trạng phối hợp giữa Ban Giám hiệu nhà trường với đơn vị liên kết tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Thực trạng phối hợp giữa Ban Giám hiệu nhà trường với đơn vị liên kết tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm được đánh giá như sau:
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 590 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Bảng 6. Thực trạng phối hợp giữa Ban Giám hiệu nhà trường với đơn vị liên kết tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Ý kiến của giáo viên Ý kiến của CBQL TT Nội dung Thứ Thứ Σ Σ X bậc X bậc Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của 1 117 3.90 1 26 4.33 1 giảng dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế Kết hợp với đơn vị liên kết tổ chức 2 bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ 112 3.73 3 22 3.67 3 cho cán bộ giáo viên Kết hợp với đơn vị liên kết dự giờ, 3 87 2.90 5 17 2.83 5 đánh giá giáo viên Khuyến khích, động viên, tạo điều 4 kiện cho giáo viên tự nâng cao 115 3.83 2 24 4.00 2 trình độ chuyên môn nghiệp vụ Khen thưởng những giáo viên có 5 sáng kiến kinh nghiệm trong giảng 105 3.50 4 19 3.17 4 dạy Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy mặc dù điểm trung bình có thể chênh lệch khác nhau giữa đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên nhưng lại có 1 sự đồng nhất về thứ bậc trong các nội dung của câu hỏi này. Đứng đầu là nội dung “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của giảng dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế”. Đứng thứ 2 là nội dung “Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”. Tiếp theo là nội dung “Kết hợp với đơn vị liên kết tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên”. Đứng thứ 4 là “Khen thưởng những giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy”. Đứng cuối cùng là nội dung “Kết hợp với đơn vị liên kết dự giờ, đánh giá giáo viên”. Mặc dù thứ bậc đánh giá đồng nhất giữa cán bộ quản lý và giáo viên tuy nhiên, có một số nội dung điểm đánh giá chưa cao. Điều này có thể nhận thấy rằng Ban Giám hiệu nhà trường mặc dù thực hiện việc giảng dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế nhưng vẫn chưa có sự chỉ đạo sát sao và phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên kết trong công tác đào tạo. Điều này có thể sẽ dẫn tới một số bất cập làm giảm đi hiệu suất cũng như chất lượng giảng dạy.
- Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 591 3.7. Thực trạng về độ ngũ giáo viên dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm như trong bảng sau: Chất lượng giảng dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Để giáo viên nắm bắt được tất cả các kỹ năng giảng dạy, thì việc đào tạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên là hết sức quan trọng. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng sau: Bảng 7: Đánh giá của cán bộ quản lý nhà trường về việc quản lý giảng dạy của giáo viên tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Mức độ đánh giá Thứ TT Nội dung Σ X bậc 1 2 3 4 5 Chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên về phương 1 0 0 3 3 0 15 2.50 2 pháp dạy theo chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế Bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương 2 pháp, phương tiện dạy học ngoại ngữ 0 0 1 4 1 12 2.00 3 mới, hiện đại Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo 3 các chuyên đề về phương pháp dạy các 0 0 0 4 2 10 1.67 5 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết Kiểm tra việc thực hiện thông qua dự giờ, 4 0 1 3 2 0 17 2.83 1 kiểm tra giáo án định kỳ, đột xuất Sử dụng các kết quả kiểm tra để xếp loại 5 0 0 1 3 2 11 1.83 4 giáo viên Kết quả trên cho thấy, các hoạt động về bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện chưa được tốt: Đứng đầu là “Kiểm tra việc thực hiện thông qua dự giờ, kiểm tra giáo án định kỳ, đột xuất” với điểm trung bình X = 2.83. Tiếp theo là nội dung “Chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên về phương pháp dạy theo chương trình tiếng Anh liên kết Quốc tế” - X = 2.50. Đứng thứ 3 là nội dung “Bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ngoại ngữ mới, hiện đại” - X = 2.00. Nội dung “Sử dụng các kết quả kiểm tra để xếp loại giáo viên” đứng thứ 4 với X = 1.83. Đứng cuối cùng là nội dung “Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chuyên đề về phương pháp dạy các kỹ năng Nghe,
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 592 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Nói, Đọc, Viết” có X = 1.67. Kết quả kháo sát với nội dung đứng đầu chỉ có điểm trung bình 2.5 thể hiện rằng hoạt động này được BGH nhà trường thực hiện chưa tốt, cần có biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao việc quản lý nội dung này. 3.8. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Để triển khai chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế thì việc được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất là điều cần thiết và quan trọng hàng đầu. Tác giả tiến hành khảo sát giáo viên về vấn đề này và kết quả được thể hiện như sau: Bảng 8: Đánh giá của giáo viên về thực trạng CSVC phục vụ việc dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm Mức độ đánh giá Thứ TT Nội dung Σ X bậc 1 2 3 4 5 1 Phần mềm dạy học 30 0 0 0 0 150 5.00 1 2 Máy tính 2 27 1 0 0 121 4.03 2 3 Máy chiếu 3 22 5 0 0 118 3.93 3 4 E book 0 0 5 25 0 65 2.17 4 5 Phầm mềm đánh giá trắc nghiệm ….. 0 0 0 28 2 58 1.93 5 Kết quả khảo sát cho thấy 100% giáo viên đều thống nhất “Phần mềm dạy học” được trang bị đầy đủ. Hệ thống phòng máy tính cũng đáp ứng được tốt cho việc giảng dạy, kết quả thể hiện X = 4.03. Tiếp theo là máy chiếu phục vụ cho giảng dạy cũng đáp ứng đầy đủ với X = 3.93. Tuy nhiên, về phần E book và Phầm mềm trắc nghiệm thì còn chưa đủ điều này được thể hiện qua điểm trung bình đánh giá thấp: X = 2.17 và X = 2.93. Vì vậy, các trường tiểu học đang thực hiện chương trình đào tạo tiếng Anh liên kết quốc tế cần lưu ý đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất để triển khai chương trình hiệu quả. 4. Kết luận & khuyến nghị Nhìn chung, tổ chức dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm đã thu được một số kết quả nhất định. CBQL và GV đã tích cực trong việc phối hợp với đơn vị liên kết để tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó vẫn còn
- Phần 4. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC CHỦ THỂ GIÁO DỤC 4.0 593 một số hạn chế trong công tác quản lý, công tác chỉ đạo hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh. Việc kiểm tra giám sát còn hình thức. Việc chú trọng bồi dưỡng cán bộ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ đã được thực hiện nhưng chưa được quan tâm chú trọng nhiều. Nhiều giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc tổ chức các sân chơi tiếng Anh mặc dù đã có nhưng chưa được tuyền truyền phổ biến rộng rãi. Để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học của học sinh môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học Bắc Từ Liêm, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị cho đổi mới tổ chức hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình liên kết quốc tế tại các trường tiểu học quận Bắc Từ Liêm như sau: (i) Tăng cường sự phối hợp giữa Ban Giám hiệu nhà trường với đơn vị liên kết trong việc dạy môn Tiếng Anh tại trường tiểu học; (ii) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh liên kết định kỳ hàng năm; (iii) Tổ chức dự giờ và đánh giá giáo viên tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả; (iv) Sử dụng thiết bị, đường truyền hiện có để phối hợp tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh bằng công nghệ thi tiếng Anh trực tuyến, đồng bộ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết; (v) Liên kết và hợp tác quốc tế về việc sử dụng giáo viên bản ngữ. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ quận Từ Liêm, Hà Nội nơi có địa bàn dân cư chủ yếu là cán bộ công chức là gia đình có con em theo học chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế. Các đề xuất khuyến nghị trên chỉ áp dụng cho địa bàn nghiên cứu vì đang thực hiện thí điểm đào tạo tiếng Anh theo chương tình liên kết quốc tế./. Tài liỆu tham khẢo 1. Theo https://tintucphilippines.com/tieng-anh-cua-nguoi-philippines/, nguồn internet, 2018 2. Các bài tham luận tại Hội thảo quốc tế “Giảng dạy ngoại ngữ ở các nước ASEAN”, Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội, 2018. 3. Hương VTT. “Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam”. Tạp chí Ngôn ngữ. 2012;8:13–25.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 594 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành 4. Trần Văn Phong, Luận văn thạc sĩ: Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo của trường đại học trà vinh, Đại học Đà Nẵng, 2013. 5. Nguyễn Thành Long, Luận văn: Nghiên cứu thực trạng liên kết đào tạo đại học và sau đại học với nước ngoài ở Hà Nội, Đại học Ngoại thương, 2010. 6. Văn Thị Huyền, Luận văn thạc sĩ: Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo ở Trường Đại học Đồng Tháp, Đại học Vinh, 2012. 7. Theo kết quả khảo sát chương trình liên kết tiếng Anh trong các trường Công lập tại Hà Nội, Ban VHXH - Hội đồng Nhân Dân TP Hà Nội, 2018. 8. Nguyễn Như Ý. Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin, 2005. 9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. 10. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, 2005. ORGANIZE TEACHINGACCORDING TO THE INTERNATIONAL COLLABORATIVE ENGLISH PROGRAM IN NORTH TU LIEM DISTRICT PRIMARY SCHOOLS - CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS Abstrasct: English is a popular language in the world and an indispensable means of communication in international integration. With limited resources, the Organization of Teaching in the International Collaborative English Program at primary schools is a good plan to promote educational socialization. This study aims to assess the status of the organization of English teaching according to the international collaborative program for primary school students in North Tu Liem District. Based on this study, we would propose five solutions to more effectively organize English teaching according to the international collaborative program at North Tu Liem - Ha Noi primary schools. Key word: Organization of teaching, International collaborative, Primary schools, Programs, English.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới
378 p | 210 | 39
-
Thiết kế tổ chức dạy học chủ đề STEM hệ thống cấp nước tự động đơn giản theo quy trình dạy học 6E chương trình trung học cơ sở
16 p | 145 | 11
-
Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề giáo dục STEM “Nước rửa tay khô” theo mô hình 5E trong chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11
9 p | 28 | 7
-
Xây dựng và tổ chức dạy học theo chủ đề môn hóa học ở trường trung học
9 p | 49 | 6
-
Tổ chức dạy học theo dự án trong dạy học “Lập trình hướng đối tượng” cho sinh viên cao đẳng nghề Tin học ứng dụng tại trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
5 p | 60 | 6
-
Thiết kết tổ chức dạy học chủ đề STEM hệ thống cấp nước tự động đơn giản theo quy trình dạy học 6E chương trình trung học cơ sở
16 p | 23 | 6
-
Dạy học nội dung hình học cho học sinh lớp 4 theo hướng phát triển năng lực
6 p | 74 | 5
-
Tổ chức dạy học hình học không gian lớp 12 tiếp cận giáo dục STEM
9 p | 16 | 5
-
Các hình thức tổ chức dạy học trong mối quan hệ với phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo tín chỉ
15 p | 115 | 5
-
Thiết kế và tổ chức dạy học thí nghiệm chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học 11
11 p | 45 | 4
-
Áp dụng hình thức dạy học theo dự án cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn tại các trường cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa mới
7 p | 55 | 3
-
Nghiên cứu quy trình thiết kế và tổ chức dạy học môn học đại cương theo tiếp cận CDIO bằng mô hình lớp học đảo ngược ở Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 11 | 2
-
Tổ chức dạy học khám phá nội dung “Công và năng lượng” nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
12 p | 11 | 2
-
Thiết kế và tổ chức dạy học Toán theo hướng tăng cường gắn kết với thực tiễn
6 p | 9 | 2
-
Gợi ý tổ chức dạy học môn học lựa chọn ở trường trung học phổ thông theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới
6 p | 32 | 2
-
Một số vấn đề lý luận về tổ chức dạy học trải nghiệm trong trường phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
10 p | 5 | 2
-
Tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học
10 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn