Tổ chức hoạt động dạy học theo B-learning với sự hỗ trợ của phiếu học tập
lượt xem 3
download
Qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) và phiếu học tập (PHT) trong dạy học vật lý THPT, tác giả đã đề xuất quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổ chức hoạt động dạy học theo B-learning với sự hỗ trợ của phiếu học tập
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO B-LEARNING VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP HỒ THỊ TRÀ MY Trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế Tóm tắt: Qua phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT) và phiếu học tập (PHT) trong dạy học vật lý THPT, tác giả đã đề xuất quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT. Các kết quả thống kê và phản hồi từ người học cho thấy việc tổ chức hoạt động dạy học theo mô hình b-Learning với sự hỗ trợ của PHT có khả năng cung cấp cho học sinh những trải nghiệm học tập mang tính cá nhân, tính tương tác và phong phú hơn. Đây là những giá trị nổi bật mà mô hình giáo dục này hứa hẹn mang lại cùng với những công nghệ hỗ trợ. Từ khóa: b-Learning, dạy học giáp mặt, e-Learning, phiếu học tập. 1. MỞ ĐẦU Những nghiên cứu về quá trình nhận thức của con người đã rút ra nhiều kết luận đánh giá mức độ quan trọng của sự gắn kết, sự tương tác, sự hợp tác trong quá trình học mà dạy học giáp mặt đã phần nào đáp ứng được. Tuy nhiên, cũng từ những nghiên cứu quá trình học một cách cụ thể hơn cho thấy dạy học giáp mặt lại tỏ ra kém hiệu quả trong việc cá nhân hóa hoạt động học tập của học sinh, dẫn tới sự mất cân đối trong quá trình phát triển nhận thức của người học. E-Learning được đưa ra như là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhược điểm này của dạy học giáp mặt. Nhưng thực tiễn dạy và học cho thấy việc tăng cường cá nhân hóa hoạt động học tập của học sinh bằng e-Learning lại được thực hiện tách rời với dạy học giáp mặt, học sinh thiếu sự định hướng khi học với e-Learning. Như vậy, hai hình thức này cần được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau với mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Yêu cầu này dẫn tới sự ra đời của một hình thức tổ chức dạy học mới được chúng tôi nghiên cứu ở đây là hình thức dạy học kết hợp (b-Learning). 2. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO B-LEARNING VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP 2.1. Hình thức tổ chức dạy học theo b-Learning Hình thức dạy học b-Learning là sự kết hợp của hai hình thức dạy học giáp mặt và dạy học trực tuyến [1]. Theo cách này, e-Learning được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ đề phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, những nội dung khác vẫn được triển khai theo hình thức dạy học giáp mặt nhằm phát huy tối đa lợi thế của nó [4]. - Hình thức 1: Học sinh học tập theo các phương thức học tập khác nhau với với sự hướng dẫn của giáo viên theo một lịch trình cố định, trong đó ít nhất có hình thức học tập trực tuyến. - Hình thức 2: Học sinh tự thiết lập cho mình một thời khóa biểu cá nhân và linh động giữa các phương thức học tập. Ở hình thức này, nội dung học tập được giáo viên đứng lớp biên soạn và đưa lên hệ thống e-Leanring. Học sinh được học các nội dung này ngay tại trường với sự hỗ trợ của dạy học giáp mặt với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc điều kiện cụ thể. - Hình thức 3: Học tập trực tuyến hỗ trợ cho việc học tập trên lớp. Nội dung học tập được giáo viên biên soạn và đưa lên hệ thống e-Learning. Điểm đặc trưng của hình thức này là thời lượng học tập trực tuyến được mở rộng, học sinh có thể vừa học ở trường vừa học ở nhà. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 146-149
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO B-LEARNING... 147 Hình thức này khác với hình thức học trực tuyến đơn thuần ở chỗ: Học trực tuyến đơn thuần không có được các kinh nghiệm học tập trên lớp. - Hình thức 4: Học sinh được học giáp mặt một phần nhỏ nội dung cần học, sau đó, học sinh được tự do hoàn thành tất cả các nội dung còn lại mà không cần đến lớp. Với hình thức này, học tập trực tuyến đóng vai trò xương sống hỗ trợ việc tự học của học sinh. Lúc đó giáo viên là người vừa định hướng cả việc học trực tuyến lẫn việc học giáp mặt [2]. 2.2. Phiếu học tập và chức năng của phiếu học tập trong dạy học Dựa trên định nghĩa về PHT và học liệu điện tử, chúng tôi đưa ra định nghĩa về PHT điện tử như sau: “PHT điện tử là PHT được số hóa nhằm hỗ trợ cho quá trình dạy học”. Dù được thể hiện dưới hình thức nào thì PHT cũng thực hiện được đầy đủ các chức năng của nó, bao gồm: cung cấp thông tin và sự kiện, công cụ hoạt động và giao tiếp [3]. 2.3. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT 2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị dạy học Giáo viên cập nhật nội dung chương trình, lớp học theo đúng quy định của nhà trường đồng thời cập nhật các học liệu cần thiết cho chương trình mình đảm nhận thông qua hệ thống e-Learning. Hệ thống hỗ trợ cung cấp mỗi học sinh một tài khoản đăng nhập, dựa vào đó giáo viên quản lý hoạt động của các thành viên khi tham gia vào hệ thống. Tiến hành lập kế hoạch dạy học dựa trên nội dung chương trình và đặc điểm học sinh từ đó kiến thiết chương trình học phù hợp với người học nhất. Việc lập kế hoạch bao gồm các khâu lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học; phương pháp và công cụ kiếm tra đánh giá; gia công nội dung dạy học và giao nhiệm vụ chuẩn bị thông qua PHT.
- 148 HỒ THỊ TRÀ MY 2.3.2. Giai đoạn tổ chức dạy học Khâu 1: Kiểm tra nhiệm vụ được giao Nhiệm vụ của học sinh trước khi đến lớp là hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao ở buổi học trước. Hệ thống e-Leaning sẽ hỗ trợ học sinh hoàn thành các nhiệm vụ đó dưới sự định hướng của giáo viên thông qua PHT điện tử. Đồng thời hệ thống cũng hỗ trợ giáo viên kiểm tra kết quả làm bài tập ở nhà của các học sinh một cách nhanh chóng. Khâu 2: Đặt vấn đề Việc đặt vấn đề trước mỗi nội dung của bài học có vai trò trong việc định hướng hoạt động nhận thức của học sinh, từ đó giúp học sinh chủ động nắm bắt vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy để giai đoạn đặt vấn đề tập trung sự chú ý của học sinh có thể sử dụng phương tiện dạy học để hỗ trợ. Khâu 3: Giải quyết vấn đề Trong giai đoạn giải quyết vấn đề giáo viên dẫn dắt học sinh để họ tự lực tìm tòi tri thức, đồng thời giúp học sinh quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học trong giải quyết vấn đề. Hai khâu quan trọng cần thực hiện trong giai đoạn này là xây dựng giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Giáo viên tiến hành tổ chức thảo luận theo cá nhân hoặc nhóm để tìm ra các giả thuyết, hướng dẫn học sinh kiểm chứng từng giả thuyết. Sự định hướng của giáo viên có thể là trực tiếp hoặc được thực hiện thông qua nội dung PHT. Khâu 4: Kết luận kiến thức mới Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên PHT, giáo viên dẫn dắt học sinh đi đến kết luận kiến thức mới một cách chính xác như hình thức khái quát của mô hình- giả thuyết đã được hợp thức hóa. Khâu 5: Vận dụng kiến thức Sau khi kết luận kiến thức mới, giáo viên định hướng cho học sinh vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế và luyện tập. Tùy vào mức độ vận dụng kiến thức và thời lượng tiết học mà giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể cho học sinh gồm: các nhiệm vụ trên lớp (hoàn thành trên PHT thông thường) và các nhiệm vụ ở nhà (PHT điện tử trên hệ thống e-Learning). 2.3.3. Giai đoạn tổ chức KTĐG Giáo viên có thể tổ chức kiểm tra và đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và cá nhân trong quá trình học tập của từng bài ngay trên lớp. Bên cạnh đó, hệ thống e-Learning hỗ trợ giáo viên tổ chức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm hoặc tự luận thông qua PHT điện tử sau từng bài, từng chương thường xuyên và định kỳ đồng thời xuất kết quả cho học sinh biết và lưu kết quả để giáo viên làm căn cứ để biết được tiến độ học tập của học sinh, những khó khăn các em gặp phải để hỗ trợ kịp thời. 2.3.4. Giai đoạn cải tiến, hoàn thiện Sau khi hoàn thành một bài hay một chương, giáo viên có thể tổ chức thăm dò ý kiến học sinh về các mặt của quá trình dạy học nhờ hệ thống phát phiếu tới email của học sinh. Sự phản hồi của học sinh là cứ liệu để giáo viên rút kinh nghiệm toàn bộ quá trình dạy học từ hình thức tổ chức lên lớp, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đến từng nội dung cụ thể. 3. KẾT LUẬN Ở Việt Nam, b-Learning là một hình thức dạy học mới mẻ và thực tế cho thấy cơ sở vật chất hiện nay vẫn chưa đủ để đáp ứng cho việc dạy học theo hình thức này. Tuy nhiên, b-Learning
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO B-LEARNING... 149 là một hướng đi phù hợp, sẽ tiếp tục được phát triển và thúc đẩy bởi những kết quả đã được chứng minh cũng như kỳ vọng vào việc tăng cường những sự gắn kết và hợp tác rộng rãi hơn trong môi trường số hóa ngày nay. Việc tổ chức dạy học theo hình thức b-Learning đòi hỏi sự thay đổi thực sự trong mô hình giảng dạy hiện nay. Giáo viên có thể sẽ yêu cầu những sự triển khai đồng bộ và hỗ trợ liên tục, khi đó các địa phương cần phải tạo ra các chính sách mới xung quanh xã hội học tập, quy mô lớp học và các vấn đề khác. Để thực sự thành công, các ứng dụng công nghệ cần thiết hỗ trợ cho mô hình mới này phải được đơn giản hóa tối đa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Văn Hiền (2008). “Tổ chức Học tập hỗn hợp, biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học”, Tạp chí Giáo dục, (192), tr. 34-43;44. [2] Horn Michael, Staker Heather (2011). “The Rise of K-12 Blended Learning”, http://www.christenseninstitute.org/blended-learning-definitions-and-models/, 10/06/2014. [3] Đặng Thành Hưng (2004). “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học hợp tác”, Tạp chí Phát triển Giáo Dục, (8), tr. 8-10;14. [4] Phạm Xuân Lam (2010). Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Hà Nội. Title: ORGANIZING TEACHING ACTIVITIES IN B-LEARNING WITH THE SUPPORT OF HANDOUTS Abstract: From the analyses of the theory and the reality of organizing teaching activities with the support of Information technology and handouts in teaching Physics at high school, the author has suggested a procedure for organizing teaching activities in b-Learning with the support of handouts. The statistical results and feedbacks from students show that organizing teaching activities in b- Learning with handouts is able to provide students with a highly personalized, interactive and more productive learning experience. These are the main features that this education model promises to bring about with the support of Information technology. Keywords: b-Learning, face to face learning, e-Learning, handouts HỒ THỊ TRÀ MY Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lý, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm đảm bảo cho trẻ khiếm thính học hòa nhập thành công trong trường tiểu học
8 p | 268 | 26
-
Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy (tt)
11 p | 185 | 24
-
Bài giảng Bài 2: Tổ chức hoạt động dạy học trẻ khiếm thính mầm non
10 p | 228 | 17
-
Đề xuất một số phương án tổ chức hoạt động dạy nói thành đoạn – bài trong tiết Tập làm văn nói ở tiểu học
8 p | 96 | 9
-
Thiết kế hoạt động dạy học môn Công nghệ
7 p | 65 | 6
-
Thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực
9 p | 96 | 6
-
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học dự án nghiên cứu trường hợp dạy học bài “Dòng điện trong chất điện phân” (Vật lí 11)
6 p | 11 | 5
-
Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả đọc thẩm mĩ trong thơ trữ tình ở trường trung học phổ thông
12 p | 38 | 5
-
Thiết kế và tổ chức hoạt động dạy - học lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh
8 p | 116 | 4
-
Một số đề xuất tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm trong giảng dạy học phần kĩ năng nói tiếng Anh cho sinh viên sư phạm Toán - Tiếng Anh khoa Sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội: Một cách tiếp cận tới nội dung hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
12 p | 9 | 3
-
Tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho sinh viên sư phạm Ngữ văn, khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang
3 p | 12 | 3
-
Tổ chức hoạt động tự học môn Phương pháp dạy học tiếng Việt cho sinh viên cao đẳng sư phạm tiểu học
8 p | 54 | 3
-
Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cao cấp cho sinh viên ngành kĩ thuật ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 p | 50 | 2
-
Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực
5 p | 18 | 2
-
Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực khi giảng dạy học phần chính trị quân sự
8 p | 63 | 2
-
Xây dựng bài tập để tổ chức hoạt động dạy học nội dung Thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa môn Ngữ văn
7 p | 18 | 2
-
Tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
7 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn