intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

41
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới" được nghiên cứu để có những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương phù hợp với nguyên tắc phân cấp, phân quyền ở Việt Nam là việc làm cần thiết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề đặt ra và định hướng đổi mới

  1. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI Nguyễn Thị Kim Quyên1 1. Khoa Khoa học Quản lý TÓM TẮT Trong thời gian qua, chính quyền địa phương các cấp ngày càng hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội; bộ máy chính quyền các cấp từng bước được đổi mới trên cơ sở quy định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn bộc lộ những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân về tổ chức đơn vị hành chính, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương phù hợp với nguyên tắc phân cấp, phân quyền ở Việt Nam là việc làm cần thiết. Từ khóa: Chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ĐẶT VẤN ĐỀ Hê ṭ hống các cơ quan chính quyền địa phương luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước. Trong đó, chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý và quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Về vấn đề lý luận, nhiều nhà nghiên cứu đã xây dựng khái niệm về chính quyền địa phương, vị trí, chức năng cơ bản của thiết chế này. Đồng thời, đề xuất các định hướng đổi mới hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy mỗi quan điểm luận giải vấn đề có sự khác nhau nhưng cũng đã cơ bản thể hiện những yếu tố hợp lý, khoa học về các luận điểm này.Trên thực tế, việc đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương trên thực tiễn luôn là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều điều kiện và yếu tố xã hội, đặc biệt là quyết tâm chính trị của đảng cầm quyền và sự đồng thuận xã hội. Thế nhưng, đây vẫn luôn là xu thế phát triển tất yếu của mọi nền hành chính hiện đại. Và, những tri thức khoa học, trong đó có tri thức khoa học luật hiến pháp sẽ dẫn đường cho quá trình chọn lựa cũng như chuẩn bị các điều kiện để xây dựng ở Việt Nam một hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương hoàn thiện. Một hệ thống chính quyền địa phương năng động, dân chủ, hoàn thành tốt mọi chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản lý nhà nước là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Quan điểm này cũng được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội XIII, trong đó đề cập đến nội dung “Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa 282
  2. bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ ngân sách trung ương, nâng cao tính chủ động, tự chủ ngân sách địa phương. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp”. Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về vấn đề này hiện nay cũng là nội dung mà Nhà nước đang quan tâm thực hiện. Phương pháp nghiên cứu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh các quy định của pháp luật liên quan cùng điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp ở Việt Nam để kiểm tra tính thống nhất, phát hiện những bất cập, tồn tại. Sắp xếp những thông tin thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống chặt chẽ. Từ đó, phân tích những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân của những bất cập, hạn chế để đề xuất các giải pháp phù hợp. Ngoài ra, tác giả cũng vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở và phương pháp luận, các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để đạt được mục đích nghiên cứu là góp phần hoàn chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, TINH CHẤT CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1.1 Khái niệm Căn cứ vào quy định của Hiến pháp và pháp luật thì khái niệm “địa phương” gắn với khái niệm đơn vị hành chính. Tại Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã quy định về các đơn vi ̣hành chính như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Khoản 2 Điều 110 của Hiến pháp đã xác định Nhân dân ở các đơn vị hành chính (được phân chia ở Khoản 1) là “Nhân dân địa phương” và tại Khoản 1 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”6; “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”7. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã có những quy định mới về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp. Theo đó, chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trừ trường hợp Quốc hội quy định không phải là cấp chính 6 Khoản 1 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 7 Khoản 2 Điều 111 Hiến pháp 2013 283
  3. quyền địa phương đối với quận, phường, đơn vị hành chính cấp xã thuộc cấp huyện ở hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương được quy định theo từng loại đơn vị hành chính. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đã gián tiếp xác định “địa phương” bao hàm tất cả các đơn vi ̣hành chính từ cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) trở xuống. Đây là một quan điểm hợp lý, bởi ngay trong khái niệm “đơn vị hành chính” cũng đã thể hiện đầy đủ yếu tố phân biệt ranh giới, vùng miền. Và, với một quốc gia thống nhất, trong một nền hành chính hiện đại yếu tố “lãnh thổ” của các địa phương cũng chỉ là vấn đề xác định ranh giới phục vụ cho mục tiêu quản lý hành chính chứ không phải là vấn đề chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ biệt lập nào. Chính quyền địa phương có thể định nghĩa là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan đại diện – quyết nghị do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện – quyết nghị này để quản lý các lĩnh vực xã hội ở địa phương theo quy định của hiến pháp và pháp luật. 1.2. Vị trí Chính quyền địa phương là một thiết chế thống nhất nhưng trong kết cấu nội tại của nó bao gồm hai hệ thống cơ quan có tính độc lập tương đối: cơ quan đại diện – quyết nghị do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và cơ quan hành chính – chấp hành được thành lập trên cơ sở cơ sở cơ quan đại diện – quyết nghị (hoặc do nhân dân trực tiếp bầu người đứng đầu). Chính vì vậy, các cơ quan chính quyền địa phương vừa có vị trí phụ thuộc vừa có vị trí độc lập trong cơ cấu tổ chức của toàn thể bộ máy nhà nước. - Vị trí phụ thuộc của các cơ quan chính quyền địa phương với chính quyền trung ương: Thứ nhất, chúng ta thấy rằng sự tồn tại của chính quyền địa phương là hệ quả của việc công nhận từ phía nhà nước. Các đơn vi ̣lãnh thổ có thể hình thành tự nhiên trong lịch sử nhưng để trở thành một cấp chính quyền thì chúng phải được Hiến pháp và các đạo luật ghi nhận. Ở Việt Nam, chỉ có Quốc hội mới có quyền quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Thứ hai, những nội dung mà Hội đồng nhân dân bàn bạc, quyết nghị cũng không nằm ngoài phạm vi đã được xác định và không được trái với pháp luật, chính sách của nhà nước trung ương. Đó vẫn là hoạt động chấp hành pháp luật, tổ chức thực hiện những quy định, chính sách đã định của chính quyền trung ương. Mặt khác, trong cơ cấu chính quyền địa phương, cơ quan chấp hành đồng thời cũng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và là một bộ phận trong hệ thống do Chính phủ lãnh đạo. Với vị trí này, chính quyền địa phương cấp dưới chịu sự lãnh đạo của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên và chịu trách nhiệm trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong phạm vi, mức độ phân cấp, phân quyền theo luật định. - Vị trí độc lập tương đối của các cơ quan chính quyền địa phương: Cơ quan đại diện – quyết nghị (Hội đồng nhân dân) không chỉ là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương mà còn là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân địa phương. Do vậy, có thể nói cơ quan đại diện – quyết nghị của địa phương có thể độc lập quyết định các vấn đề của địa phương theo các mức độ khác nhau, điều này thể hiện rõ nét quyền tự chủ ở mỗi cấp chính quyền. 284
  4. Vị trí phụ thuộc cũng như độc lập tương đối của chính quyền địa phương đối với chính quyền trung ương cơ bản đã được Hiến pháp và luật quy định. Sự phát triển của nền hành chính cho thấy xu hướng duy trì vi ̣trí phụ thuộc của chính quyền địa phương vào chính quyền trung ương bằng cơ chế kiểm soát của pháp luật chứ không phải bằng các giải pháp nhân sự, nhằm phát huy cao nhất sự chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương. Đồng thời, nhiều hình thức, cơ chế hợp tác giữa các địa phương với nhau cũng được thiết lập, tạo nên những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. 1.3. Tính chất Các cơ quan chính quyền địa phương là những tổ chức công quyền, là những cơ quan nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, các cơ quan này được thành lập và nhận quyền lực từ hai nguồn: nhà nước cấp trên và nhân dân địa phương. Vì vậy, họ hoạt động theo ý chí và phục vụ cho quyền lợi của hai chủ thể đó. Đây chính là tính chất cơ bản của các cơ quan chính quyền địa phương. Thứ nhất, chính quyền địa phương là cánh tay nối dài nối dài của chính quyền trung ương trong thực hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước là thống nhất, là một bộ phận trong cái toàn thể - một kết cấu trong hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất. Thứ hai, chính quyền địa phương không chỉ đại diện cho quyền lực nhà nước của cả quốc gia mà còn đại diện cho lợi ích, ý chí, nguyện vọng của các cộng đồng dân cư trong phạm vi lãnh thổ. Chính quyền địa phương do nhân dân địa phương bầu ra nên tất yếu nó phải là tổ chức của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân trong phạm vi một địa phương cụ thể. Có thể thấy rằng tính chất quyền lực nhà nước của bộ máy chính quyền địa phương là rất quan trọng. Việc thực hiện ý chí của nhân dân trong một cộng đồng nhỏ (địa phương) và ý chí nhân dân trong một cộng đồng lớn (quốc gia) về nguyên tắc lại là một hoạt động thống nhất. Một chính quyền áp đặt từ trung ương xuống, tuy không hiệu quả nhưng vẫn có thể duy trì hoạt động và vẫn là một nhà nước thống nhất. Đồng thời, thực hiện quyền lực của nhà nước trung ương và tự quản của địa phương cũng là mối quan hệ mâu thuẫn. Trung ương tập trung quyền lực là rất cần thiết nhưng phải được quy định thành luật và nên giữ lại những quyền lực thuộc về địa phương. Địa phương về phía mình cần chủ động sáng tạo trong phạm vi luật định.8 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VA HOẠT DỘNG CỦA CHINH QUYỀN DỊA PHƯƠNG Tính hợp lý, khoa học trong việc xác định chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá tiêu chí này qua mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và các cơ quan chính quyền địa phương, quan hệ giữa chính quyền địa phương với nhau, đặc biệt là chính quyền địa phương ở nông thôn và chính quyền địa phương ở đô thị. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã tạo được hành lang pháp lý để cơ quan nhà nước ở địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, bảo đảm việc tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các cấp trong thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương; tạo thuận lợi trong củng cố bộ máy của 8 PGS.TS Bùi Xuân Đức (2004-2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 285
  5. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương các cấp “trong sạch, vững mạnh”. Năm 2019, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020). Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019 có những điểm mới như: - Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương được quy định theo hướng linh hoạt. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. - Việc phân cấp, phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân cấp, phân quyền với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp. - Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp, Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể ủy quyền cho phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. Các quy định này đã rõ ràng hơn để tránh việc phân cấp, ủy quyền không cụ thể, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đồng thời xác định cụ thể các nguồn lực để bảo đảm thực hiện trong thực tế. - Việc quy định theo hướng giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã quy định rõ khung số lượng theo hướng giảm từ 10 – 15% số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng loại hình đơn vị hành chính. - Quy định cơ cấu tổ chức phù hợp với thực tiễn theo hướng giảm số lượng phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, phó ban Hội đồng nhân dân. Về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã, tăng số lượng Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã loại II lên không quá 2 Phó chủ tịch. Điều này xuất phát từ thực tiễn và phù hợp với yêu cầu thực tiễn… - Tuy nhiên, trước yêu cầu của cải cách hành chính và đổi mới quản trị quốc gia bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, thể chế tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, như: tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ vẫn chưa thực sự hợp lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức của chính quyền địa phương chưa kiện toàn đồng bộ và triệt để; phân quyền, phân cấp quản lý giữa trung ương với địa phương mới dừng lại ở những nguyên tắc, yêu cầu và chưa thật sự hợp lý; một số địa phương có điều kiện và khả năng phát triển kinh tế – xã hội tiếp tục đề xuất được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù; mô hình tổ chức chính quyền đô thị chưa được định hình rõ nét, vẫn đang trong quá trình tìm tòi, thử nghiệm; việc đổi mới phương thức hoạt động theo hướng xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hướng tới chính quyền số còn chậm và thiếu đồng bộ. - Đánh giá về sự phân định chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của chính quyền trung ương và các cơ quan chính quyền địa phương các cấp: Có thể thấy rằng việc đẩy mạnh phân cấp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là một nội dung quan trọng trong cải cách bộ máy 286
  6. hành chính nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chính phủ đã có nhiều giải pháp tích cực để đổi mới tăng cường phân cấp trong thực thi quyền lực giữa nhà nước trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn phải thừa nhận rằng sự phân cấp này vẫn mang tính chất từ trên xuống, chưa chú ý thỏa đáng đến năng lực thực tế và sự sẵn sàng của chính quyền cấp dưới trong việc đảm nhận nhiệm vụ. Việc phân cấp này chỉ nặng về chuyển giao công việc từ cấp trên xuống chứ chưa tương xứng với thẩm quyền và nguồn lực cần thiết. Việc phân cấp còn mang tính đồng loạt và chưa rõ ràng, chưa xác định cụ thể cấp nào có quyền gì. Cấp tỉnh, huyện, xã đều thực hiện các nhiệm vụ luật định gần giống nhau trong khi nguồn lực, năng lực của các chính quyền địa phương rất khác nhau. Điều này dẫn đến việc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương chồng chéo, trùng lắp. Đánh giá về sự phân định chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn : Chính quyền địa phương đô thi ̣và nông thôn về nguyên tắc là những chủ thể bình đẳng, tuy nhiên trong hoạt động quản lý nhà nước của hai loại chủ thể này có sự khác biệt rất lớn. Sự khác biệt về nội dung quản lý nhà nước tất yếu dẫn đến sự khác biệt trong chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy của chúng. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã từng bước cụ thể hóa các nguyên tắc phân định thẩm quyền cho các cơ quan chính quyền địa phương, vấn đề phân quyền, phân cấp cũng như ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cũng được xác định. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định thẩm quyền cho các cơ quan chính quyền địa phương. Tuy nhiên, những nguyên tắc, quy định này cần có một quá trình tổ chức thực hiện trên cơ sở khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước trung ương và hê ̣thống các cơ quan chính quyền địa phương hiện nay. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và có những chuyển biến tích cực, nhanh chóng trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung các đô thị ở nước ta hiện nay vẫn còn yếu kém về cơ sở vật chất, kỹ thuật (đặc biệt là cơ sở hạ tầng). Sự tăng trưởng kinh tế chưa cân đối với sự phát triển đô thị và tăng trưởng dân số; công tác lập quy hoạch phát triển đô thị tầm nhìn dài hạn, bền vững còn nhiều hạn chế và đặc biệt công tác quản lý nhà nước tại các đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu khách quan của quá trình đô thị hoá, trong đó có việc phân cấp quản lý nhà nước tại các đô thị chưa rõ ràng, chưa hợp lý; trình độ quản lý nhà nước chưa theo kịp với trình độ phát triển kinh tế xã hội đã và đang làm chậm quá trình đô thị hoá nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Đánh giá sự tham gia của người dân vào hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng đã quy định chặt chẽ hơn sự giám sát của nhân dân trong việc thực thi quyền lực. Mối quan hê ̣giữa các cơ quan chính quyền địa phương với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính tri ̣– xã hội ở địa phương được tiếp tục hoàn thiện, hình thành nên cơ chế giám sát của xã hội đối với các cơ quan chính quyền địa phương. Trên thực tế, người dân là chủ thể chịu tác động cuối cùng của chính sách phân cấp, tuy nhiên, lại chưa thực sự được tham gia có hiệu quả vào việc hoạch định cũng như việc giám sát 287
  7. thi hành các chính sách ở địa phương. Quyền tự quyết của chính quyền địa phương được mở rộng, nhưng cơ chế để buộc chính quyền địa phương phải hành động thực sự vì nhân dân phải được đảm bảo tương ứng. Sự công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các cơ quan chính quyền địa phương chưa được quy định chặt chẽ và việc triển khai trong thực tế cũng chưa đảm bảo hiệu quả. 3. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY Thứ nhất, tăng cường phân cấp, phân quyền giữa giữa trung ương với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau. Cần phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức trực thuộc các bộ, ngành, địa phương và cơ cấu tổ chức của các cấp chính quyền địa phương; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ theo hướng một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Hoàn thiện quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở định hướng của trung ương; tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Thứ hai, tiếp tục kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương các cấp, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật chuyên ngành cần căn cứ vào nguyên tắc của Hiến pháp để tiếp tục cụ thể hóa phù hợp với từng cấp chính quyền, với địa bàn đô thị, nông thôn, hải đảo; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện đúng tinh thần phân cấp, phân quyền theo Hiến pháp năm 2013. Thứ ba, đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn và đô thị. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương cần phải tiếp tục đổi mới cho phù hợp với đặc điểm dân cư, phân chia đơn vị hành chính – lãnh thổ và đặc thù quản lý hành chính nhà nước giữa nông thôn và đô thị đã được các Nghị quyết của Đảng đã đề ra và Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính… Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định”. Do đó, không nên rập khuôn tổ chức chính quyền ba cấp hành chính ở đô thị giống như ở nông thôn. Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, thực hiện các chương trình, kế hoạch nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp. Hoàn thiện quy chế hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, cải tiến hoạt động của đại biểu theo hướng nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật và hiệu quả của công tác giám sát đáp ứng yêu cầu lý nhà nước… 288
  8. Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính các cấp, bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt theo hướng đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan nhà nước. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước; huy động sự tham gia của cộng đồng, của các tổ chức chính trị – xã hội trong giám sát và phản biện xã hội gắn với yêu cầu công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước, xử lý nghiêm và kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân tham nhũng, tiêu cực. Thứ năm, phân định rõ thẩm quyền giữa tập thể và cá nhân theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhân dân và thẩm quyền, trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo hướng tăng thẩm quyền của người đứng đầu phù hợp với đặc thù của chế độ làm việc và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Thể chế hóa nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của Đảng và chính quyền; phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ điều hành, thẩm quyền quyết định thuộc về cá nhân người đứng đầu và thẩm quyền thuộc về tập thể. Thứ sáu, triển khai mạnh mẽ việc xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Chính quyền cấp tỉnh phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động rà soát, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định pháp lý về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công như quy định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu; định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, làm cơ sở để các cấp chính quyền địa phương chuyển từ hình thức làm việc giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến và giao tiếp với các cấp chính quyền địa phương thông qua hệ thống chính quyền điện tử nhằm ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ để đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng lực quản lý, điều hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền địa phương, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển nền kinh tế số, xã hội số. 4. KẾT LUẬN Trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi mới hệ thống chính trị là một trong những nội dung mang tính cốt lõi, cấp bách và hệ trọng. Trong đó, “đổi mới hệ thống chính trị phải đồng bộ ở cấp trung ương và cấp địa phương, cơ sở; đổi mới hệ thống chính trị toàn diện, đồng bộ, nhưng phải có bước đi vững chắc, cách làm phù hợp, đúng đắn, có trọng tâm, trọng điểm” là một trong những nguyên tắc quan trọng đã được xác định trong nội dung văn kiện Đại hội XIII. Đồng thời, nhấn mạnh “Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ ngân sách trung ương, nâng cao 289
  9. tính chủ động, tự chủ ngân sách địa phương. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp”.9 Chính quyền địa phương là một cơ quan chức năng quản lý nhà nước trên đơn vị hành chính địa phương cụ thể có chức năng quản lý mọi mặt của đời sống xã hôi tại địa phương. Do dó, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung là một yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Để xây dựng giải pháp khả thi và thật sự hiệu quả cho việc hoàn thiện tổ chức và đổi mới hoạt động của các chính quyền địa phương đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời trước mắt, đồng thời phải có giải pháp lâu dài, căn cơ. Yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra đối với vấn đề này là yêu cầu thực thi hiến pháp và pháp luật, yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và yêu cầu đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy, vấn đề mấu chốt của một cơ quan trong bộ máy nhà nước là phân định quyền lực, tổ chức thực hiện quyền lực và kiểm soát quyền lực nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Dung (2006). Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Thái Vĩnh Thắng (2019). Giáo trình Luật Hiến pháp, Hà Nội: Nxb Công an nhân dân. 3. Nguyễn Minh Đoan (2014), Những yêu cầu hiện nay về tổ chức chính quyền địa phương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 21, 45-54. 4. Nguyễn Văn Cương (2013), “Một số vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng Luật Tổ chức Chính quyền địa phương”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, 74-83. 5. Thái Xuân Cường (2014), Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, truy cập ngày 27/4/2022, từ trang web https://www.slideshare.net/trongthuy1/luan- van-to-chuc-va-hoat-dong-cua-chinh-quyen-cap-xa-hay 6. Nguyễn Minh Sản (2021), Hoàn thiện thể chế tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, truy cập ngày 27/4/2022, từ trang web https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/11/02/hoan-thien-the-che-to-chuc-va-hoat-dong-cua-chinh- quyen-dia-phuong-dap-ung-yeu-cau-cai-cach-hanh-chinh/ 7. Nguyễn Duy Thăng (2022), Thực trạng và định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam, truy cập ngày 29/4/2022, từ trang web https://tcnn.vn/news/detail/53227/Thuc-trang-va-dinh-huong-doi-moi-to-chuc-va-hoat-dong-cua- chinh-quyen-dia-phuong-o-Viet-Nam.html 8. Thái Vĩnh Thắng (2013). “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND địa phương. Bộ Tư pháp - Đề tài khoa học cấp Bộ. 9. Trương Đắc Linh (2002), Chính quyền địa phương với việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương (Luận án tiến sĩ), Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật – Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. 10. Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngày 28 tháng 11 năm 2013. 11. Quốc hội (2015). Luật số 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015. 12. Quốc hội (2019). Luật số 47/2019/QH14, ngày 22/11/2019. 9 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. 290
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2