intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Toàn cầu hóa kinh tế: Xu hướng và thách thức mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

111
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này hệ thống lại một số lý luận cơ bản về vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại nhằm thảo luận về những xu hướng và thách thức mới trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Toàn cầu hóa kinh tế: Xu hướng và thách thức mới

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ: XU HƯỚNG VÀ THÁCH THỨC MỚI PGS.TS. Bùi Văn Trịnh1, ThS.Đoàn Tuấn Phong2 1 Trường Đại học Cần Thơ, 2Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau bvtrinh@ctu.edu.vn, phongcamau2003@gmail.com TÓM TẮT Bài viết này hệ thống lại một số lý luận cơ bản về vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại nhằm thảo luận về những xu hướng và thách thức mới trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thực trạng vấn đề toàn cầu hóa ở khía cạnh kinh tế, qua đó để đánh giá được xu hướng và thách thức mới của vấn đề toàn cầu hóa trên thế giới nhằm có thể nghiên cứu, vận dụng phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam, cụ thể là đã xác định được các xu hướng: (1) xu hướng chuyên môn hóa; (2) xu hướng khoa học công nghệ cao và nền kinh tế nối mạng; (3) xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia; và (4) xu hướng phát triển bền vững. Ngoài ra cũng xác định được các thách thức mới: (1)Thách thức của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chống lại vấn đề toàn cầu hóa; (2) Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã “tàn phá” các nền kinh tế thị trường mới nổi; và (3) Những yếu kém của hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu. Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một số ý kiến đóng góp đến các nhà hoạch định chính sách để có cách nhìn một bức tranh tổng thể nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, xu hướng và thách thức toàn cầu hóa. ABSTRACT This paper reviews a number of basic arguments on globalization, economic integration and trade liberalization to discuss new trends and challenges in the process of economic globalization. The paper uses a method to study the status of globalization in the economic aspect, thereby assessing the new trends and challenges of globalization in order to research and apply suitable in the context of international economic integration in Vietnam, identified trends: (1) specialization trends; (2) high-tech science trend and network economy; (3) the trend of labor mobility among countries; and (4) sustainable development trends. In addition, new challenges were identified: (1) The challenge of trade protectionism, against globalization; (2) The global financial crisis has "devastated" emerging market economies; and (3) Weaknesses of the global economic management system. Through the study, the authors have proposed some comments to policy makers to have a way to look at an overall picture of the economy in the current context. 1. Giới thiệu Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn của Đảng ta trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Trong đó, sự kiện lớn nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư… một cách đồng bộ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán tổng cộng 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và các diễn đàn kinh tế lớn trong khu vực và thế giới… 116
  2. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thì đến nay, Việt Nam đã đưa vào thực hiện tổng số 10 FTA. Trong đó, tất cả các thị trường có FTA đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu cao so với thời điểm trước khi có FTA. Đơn cử, 3 tháng đầu năm 2018, kim ngạch XK sang Trung Quốc đạt 8,25 tỷ USD, tăng 33,6%; sang Hàn Quốc đạt 4,35 tỷ USD, tăng 14,4%; sang Nhật Bản đạt 4,34 tỷ USD, tăng 36,9%; sang Ấn Độ đạt 1,57 tỷ USD, tăng 111%; sang ASEAN đạt 5,92 tỷ USD, tăng 19,2%; sang Nga đạt 543,5 triệu USD, tăng 30,6%(1)... Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã và đang mở ra nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Do đó, vấn đề phát triển kinh tế phải đảm bảo mang tính bền vững, đặc biệt là tính hiệu quả của các ngành kinh tế có lợi thế nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi đôi với việc giảm phân hóa giàu nghèo… 2. Cơ sở lý luận về vấn đề toàn cầu hóa kinh tế Trong những năm gần đây, quá trình hội nhập hàng hóa và thị trường vốn trong thương mại thế giới ngày càng gia tăng, việc thiết lập mạng lưới kết nối giữa các quốc gia tạo ra các mối quan hệ phức tạp của sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, giữa các nước với nhau, vấn đề toàn cầu hóa đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về việc ủng hộ hoặc chống lại vấn đề toàn cầu hóa. Mối quan tâm về toàn cầu hóa đã tăng lên do hệ quả của thương mại quốc tế, nghèo đói, bất bình đẳng, khác biệt văn hóa, ảnh hưởng môi trường, an ninh… Theo cách này, các hiệu ứng toàn cầu hóa đã trở thành một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất, dẫn đến không có sự đồng thuận về vấn đề toàn cầu hóa. Một số nhà nghiên cứu thấy rằng toàn cầu hóa làm tăng trưởng kinh tế bằng cách đóng góp vào mở rộng khối lượng ngoại thương, tăng đầu tư và năng suất và sức mạnh cạnh tranh toàn cầu. Quan điểm chống lại tiến trình này thì cho rằng toàn cầu hóa đã làm tăng bất bình đẳng thu nhập, nhu cầu về năng lượng, nguyên nhiên vật liệu sẽ gia tăng dẫn đến một số suy giảm các tiêu chuẩn môi trường và xã hội, tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế và do đó ảnh hưởng đến phúc lợi của các quốc gia tiêu cực. Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, của phân công lao động quốc tế quyết định. Nên việc hội nhập kinh tế thể hiện sự thích ứng của nền kinh tế quốc gia với xu thế toàn cầu hoá kinh tế là không thể chậm trễ. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình liên kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện tự do hoá nền kinh tế của mỗi nước trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế phải được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của nhà nước, các chủ thể kinh tế xã hội và cả người dân. Trong đó, vai trò nhà nước là vô cùng quan trọng để định hướng các chính sách phát triển kinh tế nhằm phân tích và đánh giá đúng đắn bối cảnh quốc tế và xu hướng tự do hóa thương mại, từ đó nhận diện các cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do. Xuất phát từ những vấn đề như đã nêu, nên vấn đề “Toàn cầu hóa kinh tế: xu hướng và thách thức mới” là cần được tham luận. 3. Một số khái niệm có liên quan 3.1. Khái niệm về toàn cầu hóa Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để mô tả các thay đổi về xã hội, chính trị và kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân trên quy mô toàn cầu. Trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự (2) http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-cu-huych-hieu-qua-cho-xuat-khau- 139789.html 117
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng do hóa thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa(2). Các khía cạnh kinh tế của toàn cầu hóa dẫn đến sự phát triển của một thị trường thế giới, nơi các nhà sản xuất, các quốc gia có thể cạnh tranh, bằng cách đảm bảo dòng chảy về vốn, công nghệ… 3.2. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế và thị trường của một quốc gia với nền kinh tế thị trường thế giới và khu vực thông qua biện pháp tự do hoá, mở của thị trường trên các cấp độ đơn phương song phương và đa phương. Hiện nay, khái niệm hội nhập có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ ký kết với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Mức độ hội nhập tuy có khác nhau, nhưng tất cả là nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tự do hoá hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước, góp phần sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn và nâng cao mức sống người dân. Ở Việt Nam, thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế mới chỉ được sử dụng rộng rãi từ thập niên 1990 trở lại đây khi nước ta thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 3.3. Khái niệm về tự do hóa thương mại Theo quan điểm kinh tế học, tự do hóa thương mại được hiểu là sự nới lỏng can thiệp của nhà nước hay chính phủ trong lĩnh vực trao đổi, buôn bán quốc tế. Tự do hóa thương mại là loại bỏ hoặc giảm các hạn chế hay những rào cản về tự do trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Các chỉ tiêu đo lường tự do hóa thương mại có thể là các rào cản thương mại, khối lượng thương mại trên tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài… Tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đến nay có thể có những nội dung chính sau: giảm hoặc bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với lưu thông cả hàng hoá, dịch vụ, vốn, tiền tệ, công nghệ...; thừa nhận nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia, không phân biệt đối xử, minh bạch hoá, ưu đãi lẫn nhau… 4. Thực trạng vấn đề toàn cầu hóa kinh tế: xu hướng và thách thức mới Có thể nói rằng, những tác động của toàn cầu hóa đối với các quốc gia thể hiện ở việc phân phối tài nguyên. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề giữa các nước hoặc khu vực địa lý khác nhau sẽ có lợi thế cạnh tranh kinh tế khác nhau, dẫn đến xuất hiện các vấn đề mới do mối quan hệ tác động qua lại trong thương mại quốc tế. Qua nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin trình bày thực trạng vấn đề toàn cầu hóa ở khía cạnh kinh tế: xu hướng và thách thức mới, từ đó đề xuất một số ý kiến đóng góp đến các nhà hoạch định chính sách để có cách nhìn một bức tranh tổng thể nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay, cụ thể như sau: 4.1. Các xu hướng mới trong vấn đề toàn cầu hóa kinh tế (1) Xu hướng chuyên môn hoá Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế không những mở rộng thị trường ra nước ngoài mà còn mở rộng thị trường trong nước do nền kinh tế có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Ý tưởng chuyên môn hóa trong thương mại quốc tế là một ý tưởng cơ bản trong kinh tế học. Trên cơ sở kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith (1723- 1790), tác gia David Ricardo (1772- 1823) của trường phái cổ điển đã nhấn mạnh: những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác. Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi (2) https://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n_c%E1%BA%A7u_h%C3%B3a 118
  4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng thế so sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế. Như vậy, trên thực tế sẽ diễn ra cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa của Việt Nam với hàng hóa các nước, điều này cho thấy doanh nghiệp cần thiết phải lựa chọn sản phẩm có nhiều lợi thế để xuất khẩu nhằm mang lại lợi ích thương mại cao nhất. Tuy nhiên việc lựa chọn hàng hóa nào để sản xuất và xuất khẩu thì phải trông cậy vào tính nghiên cứu và nhạy bén của các nhà doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ nhiều mặt của cơ quan nhà nước. Tính đến 8 tháng đầu năm 2018, mức xuất siêu của Việt Nam đã đạt con số kỷ lục 4,69 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay nhờ sự đóng góp của 10 nhóm hàng xuất khẩu, bao gồm: nhóm hàng điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nhóm hàng nông sản; máy móc thiết bị; giày dép; gỗ; thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép(3). Do đó, lĩnh vực ưu tiên trong xuất khẩu phù hợp để đưa vào chuyên môn hóa phải mang tính chiến lược của một quốc gia. (2) Xu hướng khoa học công nghệ cao và nền kinh tế nối mạng Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã hội của các nước, đây là tiền đề phát triển khoa học công nghệ nói chung làm xuất hiện một nền kinh tế tri thức tạo nên một kỷ nguyên kết nối toàn cầu thông qua internet và công nghệ mạng di dộng ngày càng hiện đại có vai trò rất quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách về địa lý, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy giao thương, nâng cao năng suất lao động… Mặt khác, sự phát triển đồng đều giữa các ngành khoa học trong tất cả các lĩnh vực cũng góp phần tạo nên triển vọng phát triển cho loài người. Theo thống kê từ liên minh viễn thông quốc tế (ITU) thuộc liên hiệp quốc, tới hết năm 2018, tổng lượng người sử dụng Internet trên toàn cầu sẽ chiếm đến 51,2% dân số toàn cầu, tỷ lệ lớn nhất từ trước đến nay. Hầu hết dân số toàn cầu (96%) hiện sống trong độ phủ sóng của mạng lưới điện thoại di dộng và 90% có thể truy cập Internet qua mạng 3G hoặc mạng tốc độ cao hơn(4). Như vậy, trong xu hướng khoa học công nghệ ngày càng phát triển và bối cảnh toàn cầu hoá. Thương mại quốc tế sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn do việc tiếp cận thông tin toàn cầu không còn là trở ngại trong một quốc gia, hoặc giữa các quốc gia khác nhau. (3) Xu hướng chuyển dịch lao động giữa các quốc gia Trong điều kiện toàn cầu hóa, nền kinh tế sản xuất đi theo tiến trình chuyên môn hoá mang tính quốc tế, điều này làm cho thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn, sản xuất nhiều hơn dẫn đến quy mô sản xuất ngày càng mở rộng sẽ làm cho sự chuyển dịch lao động quốc tế diễn ra một cách mạnh mẽ. Hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong khu vực sẽ là cơ hội cho lao động các nước có thể tự do làm việc ở các quốc gia. Mặt khác, trong bối cảnh tự do hóa thương mại, sự di chuyển công việc của người lao động được các nước tạo điều kiện trong việc đi lại nên chính sách này có thể bị lợi dụng trong vấn đề khó kiểm soát an ninh, khủng bố… Việc tự do hoá lưu thông hàng hoá, tiền tệ, thông tin và vốn ở một gó độ nào đó đã giúp cho các lực lượng khủng bố thực hiện các vụ rửa tiền, mua sắm và vận chuyển vũ khí. Bên cạnh đó, vấn đề giảm dân số cơ học ở các nước phát triển, đồng thời tăng dân số cơ học ở các nước đang phát triển dẫn đến quá tải trong vấn đề kết cấu hạ tầng do chưa được đầu tư mở rộng kịp thời, chất lượng cuộc sống sẽ có nhiều thay đổi do khác biệt văn hóa, kinh tế… (4) Xu hướng phát triển bền vững 3 http://vneconomy.vn/10-nhom-hang-giup-viet-nam-dat-muc-xuat-sieu-ky-luc-20180918170717057.htm 4 https://baomoi.com/gan-4-ty-nguoi-tren-the-gioi-su-dung-internet/c/28934276.epi 119
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia. Phát triển bền vững được thể hiện trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trường. Trong ngôn ngữ của các nhà khoa học, một môi trường đáng sống đã trở thành một hàng hóa công cộng. 4.2. Một số thách thức mới Hầu hết chính phủ của các quốc gia đã thấy rõ tầm quan trọng của việc phải đẩy mạnh tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên vẫn còn một số rào cản trong cách tiếp cận xu hướng toàn cầu hóa của một số nước, điều này tạo nên thách thức to lớn đối với sự phát triển của kinh tế thế giới. (1) Thách thức của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chống lại vấn đề toàn cầu hóa Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ kinh tế học, chỉ việc áp dụng các biện pháp để bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của quốc gia bằng cách đưa ra các rào cản thương mại đối với một số mặt hàng trong thương mại giữa các nước. Với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chính phủ muốn bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước đối với hàng hóa cùng loại được nhập khẩu từ đối thủ cạnh tranh nước ngoài với giá thấp hơn. Tại Mỹ, một trong các hành động lập pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ngừng đàm phán FTA với EU, áp đặt thuế nhập khẩu cao…; Nước Anh đã rời khỏi EU- một tổ chức hợp tác khu vực lớn nhất thế giới, đang tiến hành đàm phán lại toàn bộ những quy chế thương mại với Châu Âu; Trung Quốc, cường quốc kinh tế số hai thế giới vốn được xem là hưởng lợi từ thương mại tự do, đang theo đuổi một chính sách giảm nhập khẩu mạnh mẽ bằng nhiều biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Trong khi toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng chủ đạo của thương mại và đầu tư thì hoạt động chống toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng(5). (2) Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã “tàn phá” các nền kinh tế thị trường mới nổi. Những cuộc khủng hoảng tiền tệ, tài chính còn khó kiểm soát. Những cuộc khủng hoảng này đã cho thấy là những dòng vốn chảy vào và chảy ra khỏi một nước một cách tự do không có sự điều tiết cần thiết ở cấp quốc gia cũng như quốc tế. Theo tính toán của IMF, trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 2007, có đến 127 cuộc khủng (6) hoảng . Tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy quá trình tự do hoá thị trường tiền tệ và vốn và đã phát triển mạnh mẽ tới mức chưa có sự kiểm soát hữu hiệu. Trong điều kiện tự do hoá thị trường vốn hiện nay, các dòng vốn hàng tỷ USD có thể rút khỏi một nước trong một đêm, và đã dẫn tới những hậu quả khó lường. Do đó, nếu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục lặp lại có thể khiến dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam suy giảm và Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đưa hàng hóa ra thị trường bên ngoài. (3) Những yếu kém của hệ thống quản lý kinh tế toàn cầu Sự ra đời của các tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF, APEC… và các nguyên tắc của chúng cũng đã được hình thành, ở góc độ nào đó cũng vẫn chưa đạt được sự công bằng. Thế giới đang thiếu một hệ thống thể chế kinh tế, một bộ máy điều hành có đủ quyền lực, hình thành một cách dân chủ. Do vậy, các quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tự do chưa có sự quản lý hiệu quả. Do đó, những xung đột, tranh chấp là khó tránh khỏi. 5. Kết luận và hàm ý quản trị (5) https://vietnamfinance.vn/chu-nghia-bao-ho-mau-dich-van-de-cua-viet-nam-20180504224208703.htm (6) http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/10-nam-sau-khung-hoang-tai-chinh-the-gioi-van-con-mac-nhieu-sai-lam- 149323.html 120
  6. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp vượt qua quốc gia biên giới, tập hợp các nền kinh tế quốc gia, văn hóa, công nghệ, và do đó vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Một quốc gia có thể hưởng lợi nhiều hơn từ toàn cầu hóa kinh tế bằng cách tăng thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài, bằng cách giảm rào cản nhập khẩu và bằng cách cải thiện chính sách thuế. Do đó, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần xây dựng các chính sách để giảm tác động tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa. Đặc biệt, chính sách kinh tế phải phản ánh đúng thực tiễn bối cảnh hiện nay. Mặc dù các quan điểm toàn cầu hóa vẫn còn nhiều tranh luận đối lập nhau, tuy nhiên toàn cầu hóa kinh tế vẫn là xu hướng trên thế giới. Đây chính là thời cơ để Việt Nam có thể nghiên cứu, đánh giá và vận dụng để có những hành động cụ thể nhằm bắt kịp các nước có nền khoa học, kinh tế phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu tiếng Việt [1] baomoi.com/gan-4-ty-nguoi-tren-the-gioi-su-dung-internet/c/28934276.epi [2] tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-cu-huych-hieu-qua-cho-xuat-khau- 139789.html [3] tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/10-nam-sau-khung-hoang-tai-chinh-the-gioi-van-con-mac-nhieu- sai-lam-149323.html [4] vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n_c%E1%BA%A7u_h%C3%B3a [5] vietnamfinance.vn/chu-nghia-bao-ho-mau-dich-van-de-cua-viet-nam-20180504224208703.htm [6] vneconomy.vn/10-nhom-hang-giup-viet-nam-dat-muc-xuat-sieu-ky-luc-20180918170717057.htm  Tài liệu tiếng Anh [7] David Ricardo (1817), “Principles of Political Economy and Taxation”, Irwin 1963. [8] Gygli, S., Haelg, F., Sturm, J.E. (2018), The KOF Globalization Index- Revisited, KOF Working Paper, No. 439. [9] Jarosław M. Nazarczuk, Stanisław Umiński, Krystyna Gawlikowska- Hueckel (2018), The Role of Specialisation in the Export Success of Polish Counties in 2004-2015, Entrepreneurial Business and Economics Review, Vol. 6, No. 2. 121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1