An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 12 – 21<br />
<br />
TỐI ƯU HÓA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN THANH TRÙNG SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT<br />
THUỐC DÒI BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG<br />
Nguyễn Duy Tân1<br />
Trường Đại học An Giang<br />
<br />
1<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 23/05/2017<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
25/11/2017<br />
Ngày chấp nhận đăng: 12/2017<br />
Title:<br />
An application of response<br />
surface method to optimize<br />
pasteurization temperature and<br />
time of Pouzolzia zeylanica<br />
beverage<br />
Keywords:<br />
Pouzolzia zeylanica plant,<br />
bioactive conpounds, beverage,<br />
response surface methodology<br />
(RSM), optimization,<br />
pasteurization<br />
Từ khóa:<br />
Cây thuốc dòi, hợp chất<br />
sinh học, nước giải khát,<br />
phương pháp bề mặt đáp<br />
ứng, sự tối ưu hóa,<br />
thanh trùng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Response surface methodology (RSM) was applied to optimize temperature and<br />
time of pasteurization of “thuoc doi” beverage basing on the parameters such<br />
as the content of vitamin C, anthocyanin, flavonoid, polyphenol and tannin. The<br />
experiment was set with central composite design (CCD) with 23+star for<br />
investigating the effects of pasteurization temperature (70 ÷ 90 oC) and time (15<br />
÷ 35 minutes) on the selected parameters. The results showed that the optimal<br />
pasteurization process was obtained at 83 oC for 31 minutes. Consequently,<br />
vitamin C, anthocyanin, flavonoid, polyphenol and tannin contents of the<br />
product were 60,26 mg/L; 6,18 mg/L; 147,55 mg/L; 312,01 mg/L and 422,95<br />
mg/L, respectively.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) được sử dụng để tối ưu hóa nhiệt độ và<br />
thời gian thanh trùng sản phẩm nước giải khát thuốc dòi dựa vào các chỉ tiêu<br />
như hàm lượng vitamin C, anthocyanin, flavonoid, polyphenol và tannin. Thí<br />
nghiệm được thiết kế theo kiểu phức hợp điểm tâm (CCD) với mô hình 23+star<br />
để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ (70÷90oC) và thời gian thanh trùng (15÷35<br />
phút) đến các chỉ tiêu được chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình thanh<br />
trùng tối ưu đạt được ở 83oC trong 31 phút. Hàm lượng vitamin C,<br />
anthocyanin, flavonoid, polyphenol và tannin trong sản phẩm lần lượt là 60,26<br />
mg/L; 6,18 mg/L; 147,55 mg/L; 312,01 mg/L và 422,95 mg/L.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
polyphenol và tannin) và dịch trích ly từ cây thuốc<br />
dòi có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống<br />
oxy hóa và khử gốc tự do (Ghani, 2003; Lê Thanh<br />
Thủy, 2007; Li et al., 2011; Saha & Paul, 2012a;<br />
Paul & Saha, 2012; Saha et al., 2012; Saha & Paul,<br />
2012b; Sarma & Dinda, 2013). Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu chế biến nước giải khát từ cây thuốc dòi là rất<br />
cần thiết để tạo ra sản phẩm tiện ích và có tác<br />
dụng hỗ trợ sức khỏe vì có chứa nhiều chất có<br />
hoạt tính sinh học. Ngoài việc tìm ra các thông số<br />
tối ưu cho quá trình trích ly và phối chế, thì quá<br />
trình thanh trùng sản phẩm cũng là một công đoạn<br />
<br />
Cây thuốc dòi có tên khoa học là Pouzolzia<br />
zeylanica L. Benn, thuộc họ Gai Urticaceae, rất<br />
phổ biến và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu<br />
ở Việt Nam. Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị<br />
ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu<br />
đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho lao, viêm họng,<br />
viêm thanh phế quản (Đỗ Tất Lợi, 2004; Võ Văn<br />
Chi, 2012). Các nghiên cứu trong và ngoài nước<br />
cho thấy, cây thuốc dòi có chứa nhiều hợp chất có<br />
hoạt tính sinh học (anthocyanin, flavonoid,<br />
<br />
12<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 12 – 21<br />
<br />
quan trọng cần được khảo sát để tìm ra nhiệt độ<br />
và thời gian thanh trùng tốt nhất cho quy trình chế<br />
biến nhằm giữ được hàm lượng vitamin C,<br />
anthocyanin, flavonoid, polyphenol và tannin cao<br />
nhất.<br />
<br />
Nguyên liệu thuốc dòi khô được trích ly ở nhiệt<br />
độ 81 oC trong thời gian 30 phút với tỷ lệ<br />
nước/nguyên liệu 27/1 (v/w). Tiến hành lọc thu<br />
được dịch trích thuốc dòi, phối chế bằng đường<br />
phèn đến 15 oBrix và bằng acid citric/acid<br />
ascorbic = 1/1 đến pH 3,6 (kết quả của nghiên cứu<br />
trước); rót chai thủy tinh với dung tích 330 ml sau<br />
đó đóng nắp để bố trí thí nghiệm thanh trùng.<br />
<br />
Phương pháp bề mặt đáp ứng RSM trong phần<br />
mềm Statgraphic là phương pháp đơn giản để tối<br />
ưu hóa các nhân tố được khảo sát với số mẫu<br />
được đơn giản đi rất nhiều so với bố trí hai hay ba<br />
nhân tố theo kiểu thông thường. Và có thể tìm ra<br />
được điểm tối ưu chung cho nhiều hàm mục tiêu<br />
cần đạt được. Vì thế, nghiên cứu sử dụng phương<br />
pháp này cho việc bố trí khảo sát nhiệt độ và thời<br />
gian thanh trùng nước giải khát thuốc dòi.<br />
<br />
2.2 Thiết kế thí nghiệm<br />
Bước 1: Chọn nhân tố (2, 3 hoặc nhiều hơn) và<br />
chọn khoảng khảo sát để tối ưu hóa (thường dựa<br />
vào kết quả nghiên cứu thăm dò). Thí nghiệm<br />
được tiến hành với 2 nhân tố: nhiệt độ thanh<br />
trùng, X1 (oC): 70 ÷ 90; thời gian thanh trùng, X2<br />
(phút): 15 ÷ 35.<br />
<br />
2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Chuẩn bị mẫu thí nghiệm<br />
<br />
Bước 2: Chọn mức độ khảo sát (3 hoặc 5 mức độ)<br />
và mô hình thiết kế (nhiều loại mô hình) có sẵn<br />
trong phần mềm Statgraphic. Thí nghiệm sử dụng<br />
RSM trong phần mền Statgraphic XV để bố trí và<br />
tối ưu hóa các nhân tố thí nghiệm. Mỗi nhân tố<br />
được khảo sát với 5 mức độ (-α, -1, 0, +1, + α)<br />
được tính toán từ việc chạy phần mềm và kết quả<br />
được trình bày ở Bảng 1.<br />
<br />
Cây thuốc dòi được trồng tại khu thực nghiệm<br />
Trường Đại học An Giang, được thu hoạch với<br />
thời gian sinh trưởng 1,5 ÷ 2 tháng (chiều cao đạt<br />
25 - 40 cm). Loại bỏ những cây bị sâu bệnh, vàng<br />
úa, rửa sạch và phơi khô đến độ ẩm ≤ 12%. Sau<br />
đó, cắt khúc với chiều dài 2 - 3 cm, cho vào bao bì<br />
nilong PP, tồn trữ nhiệt độ phòng để sử dụng cho<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình (Central<br />
composite design: 22+star). Chọn số lần lặp lại<br />
của điểm trung tâm (5 lần) và chạy phần mềm sẽ<br />
tìm được số mẫu thí nghiệm (13 mẫu) với bố trí<br />
nhiệt độ và thời gian thanh trùng ngẫu nhiên được<br />
trình bày ở Bảng 2.<br />
<br />
Quy trình chế biến: Nguyên liệu thuốc dòi khô <br />
Trích ly Lọc Dịch thuốc dòi Phối chế <br />
Rót chai, đóng nắp Thanh trùng Làm nguội<br />
Sản phẩm.<br />
Bảng 1. Mã hóa biến và các mức độ khảo sát<br />
<br />
Nhân tố (Biến)<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
Mã hóa<br />
-α<br />
<br />
-1<br />
<br />
0<br />
<br />
+1<br />
<br />
+α<br />
<br />
Nhiệt độ thanh trùng (oC)<br />
<br />
X1<br />
<br />
66<br />
<br />
70<br />
<br />
80<br />
<br />
90<br />
<br />
94<br />
<br />
Thời gian thanh trùng (phút)<br />
<br />
X2<br />
<br />
11<br />
<br />
15<br />
<br />
25<br />
<br />
35<br />
<br />
39<br />
<br />
tích (ANOVA) với độ khác biệt nhỏ nhất (LSD) ở<br />
mức ý nghĩa 95%.<br />
<br />
2.3 Phân tích số liệu<br />
Thí nghiệm được thực hiện theo thiết kế như ở<br />
Bảng 2. Các hàm mục tiêu như vitamin C,<br />
anthocyanin, flavonoid, polyphenol và tannin<br />
cũng thu thập theo các mẫu thí nghiệm đã bố trí.<br />
Các số liệu thu thập, sử dụng phần mềm để phân<br />
<br />
Mức độ phù hợp của các mô hình dự đoán cho các<br />
hàm mục tiêu được đánh giá thông qua hệ số xác<br />
định tương quan R2 và giá trị P của Lack of fit. Mô<br />
hình dự đoán cho các hàm mục tiêu có dạng bậc 2<br />
(Phương trình 1).<br />
13<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 12 – 21<br />
<br />
anthocyanin theo phương pháp pH vi sai (Ahmed<br />
et al., 2013; Lee et al., 2005); phân tích flavonoid<br />
theo phương pháp Aluminium Chloride<br />
Colorimetric (Mandal et al., 2013; Eswari et al.,<br />
2013); phân tích polyphenol theo phương pháp<br />
Folin - Ciocalteau (Hossain et al., 2013); phân<br />
tích tannin theo phương pháp Folin-Denis<br />
(Laitonjam et al., 2013).<br />
<br />
(1)<br />
Trong đó: Y - chỉ tiêu cần thu nhận; β0 - hằng số; βj<br />
- hệ số tuyến tính; βjj - hệ số bình phương; βij - hệ<br />
số tương tác; Xi, Xj - các biến khảo sát.<br />
2.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu<br />
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu theo dõi: phân<br />
tích vitamin C theo phương pháp chuẩn độ (Phạm<br />
Thị Hồng Ánh & cs., 2004); phân tích<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1 Ảnh hưởng của điều kiện thanh trùng đến hàm lượng vitamin C và hợp chất có hoạt tính sinh<br />
học<br />
Bảng 2. Bố trí thí nghiệm và kết quả phân tích các hàm mục tiêu (vitamin C, anthocyanin, flavonoid, plyphenol và<br />
tannin) theo nhiệt độ và thời gian thanh trùng<br />
<br />
Số mẫu<br />
TN<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
(oC)<br />
<br />
Thời gian Vitamin C Anthocyanin<br />
(phút)<br />
(mg/L)<br />
(mg/L)<br />
<br />
1<br />
<br />
80 (0)<br />
<br />
25 (0)<br />
<br />
60,33<br />
<br />
2<br />
<br />
80 (0)<br />
<br />
25 (0)<br />
<br />
3<br />
<br />
94 (+α)<br />
<br />
4<br />
<br />
Flavonoid<br />
(mg/L)<br />
<br />
Polyphenol<br />
(mg/L)<br />
<br />
Tannin<br />
(mg/L)<br />
<br />
6,19<br />
<br />
147,15<br />
<br />
298,81<br />
<br />
422,85<br />
<br />
60,21<br />
<br />
6,16<br />
<br />
148,06<br />
<br />
302,22<br />
<br />
423,15<br />
<br />
25 (0)<br />
<br />
59,26<br />
<br />
6,05<br />
<br />
145,28<br />
<br />
301,62<br />
<br />
417,98<br />
<br />
70 (-1)<br />
<br />
15 (-1)<br />
<br />
59,13<br />
<br />
6,06<br />
<br />
142,55<br />
<br />
306,11<br />
<br />
422,04<br />
<br />
5<br />
<br />
90 (+1)<br />
<br />
15 (-1)<br />
<br />
59,94<br />
<br />
6,14<br />
<br />
146,34<br />
<br />
311,75<br />
<br />
422,95<br />
<br />
6<br />
<br />
80 (0)<br />
<br />
25 (0)<br />
<br />
60,35<br />
<br />
6,18<br />
<br />
146,95<br />
<br />
312,05<br />
<br />
421,98<br />
<br />
7<br />
<br />
80 (0)<br />
<br />
39 (+α)<br />
<br />
59,74<br />
<br />
6,12<br />
<br />
145,46<br />
<br />
309,94<br />
<br />
421,55<br />
<br />
8<br />
<br />
70 (-1)<br />
<br />
35 (+1)<br />
<br />
58,71<br />
<br />
6,00<br />
<br />
142,05<br />
<br />
311,08<br />
<br />
420,24<br />
<br />
9<br />
<br />
66 (-α)<br />
<br />
25 (0)<br />
<br />
58,15<br />
<br />
5,99<br />
<br />
139,72<br />
<br />
311,81<br />
<br />
421,67<br />
<br />
10<br />
<br />
90 (+1)<br />
<br />
35 (+1)<br />
<br />
59,85<br />
<br />
6,03<br />
<br />
143,54<br />
<br />
308,65<br />
<br />
414,93<br />
<br />
11<br />
<br />
80 (0)<br />
<br />
25 (0)<br />
<br />
60,34<br />
<br />
6,17<br />
<br />
146,58<br />
<br />
310,64<br />
<br />
422,83<br />
<br />
12<br />
<br />
80 (0)<br />
<br />
25 (0)<br />
<br />
60,18<br />
<br />
6,18<br />
<br />
147,25<br />
<br />
306,44<br />
<br />
423,01<br />
<br />
13<br />
<br />
80 (0)<br />
<br />
11 (-α)<br />
<br />
60,17<br />
<br />
6,09<br />
<br />
143,87<br />
<br />
307,76<br />
<br />
419,67<br />
<br />
Phân tích Anova dữ liệu ở Bảng 2; vẽ đồ thị bề<br />
mặt đáp ứng và contour cho các hàm mục tiêu<br />
vitamin C, anthocyanin, flavonoid, polyphenol và<br />
tannin; tìm ra phương trình hồi quy cho các hàm<br />
mục tiêu. Kết quả được trình bày ở Hình 1, Bảng<br />
3 và Hình 2.<br />
<br />
Đồ thị bề mặt đáp ứng và contour ở Hình 1 (a, b,<br />
c, d và e) cho thấy, nhiệt độ và thời gian thanh<br />
trùng đều có ảnh hưởng theo mô hình bậc hai đến<br />
hàm lượng vitamin C, anthocyanin, flavonoid,<br />
polyphenol và tannin hiện diện trong sản phẩm<br />
với giá trị P 0,05.<br />
14<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 12 – 21<br />
<br />
Hàm lượng vitamin C của sản phẩm có xu hướng<br />
tăng khi tăng nhiệt độ thanh trùng từ 66 – 83 oC<br />
và đạt đến giá trị tối ưu 82,62 oC sau đó giảm<br />
xuống khi tăng nhiệt độ tiếp tục đến 94 oC. Ngược<br />
lại, thời gian thanh trùng có ảnh hưởng theo mô<br />
hình bậc hai chưa rõ ràng đến hàm lượng vitamin<br />
C, hàm lượng vitamin C giữ ở mức cao trong<br />
khoảng thời gian từ 15 ÷ 30 phút và đạt tối ưu ở<br />
22,07 phút. Hàm lượng vitamin C trong sản phẩm<br />
giữ được cao nhất là 60,36 mg/L tương ứng với<br />
nhiệt độ và thời gian thanh trùng lần lượt là 82,62 oC<br />
và 22,07 phút (Hình 1a).<br />
<br />
hơn, hàm lượng polyphenol giữ ở mức cao trong<br />
khoảng thời gian từ 26 ÷ 32 phút và đạt tối ưu ở<br />
28,61 phút. Hàm lượng polyphenol đạt giá trị tối<br />
ưu là 312,22 mg/L tương ứng với nhiệt độ và thời<br />
gian thanh trùng lần lượt là 84,53 oC và 28,61 phút<br />
(Hình 1d).<br />
Ngược lại, đồ thị bề mặt đáp ứng và contour ở Hình<br />
1e cho thấy, nhiệt độ và thời gian thanh trùng có ảnh<br />
hưởng theo mô hình bậc hai chưa rõ đến hàm lượng<br />
tannin trong sản phẩm. Hàm lượng tannin có xu<br />
hướng giảm khi tăng nhiệt độ và kéo dài thời gian<br />
thanh trùng. Hàm lượng tannin trong sản phẩm đạt<br />
giá trị tối ưu là 423,04 mg/L tương ứng với nhiệt độ<br />
và thời gian thanh trùng lần lượt là 80,35 oC và 30,33<br />
phút.<br />
<br />
Tương tự, hàm lượng anthocyanin trong sản phẩm<br />
giữ ở mức cao khi nhiệt độ thanh trùng nằm trong<br />
khoảng 81 ÷ 84 oC, tối ưu ở 82,31 oC. Bên cạnh<br />
đó, khi kéo dài thời gian thanh trùng hàm lượng<br />
anthocyanin có xu hướng duy trì được tốt hơn,<br />
hàm lượng anthocyanin giữ ở mức cao trong<br />
khoảng thời gian từ 25 ÷ 30 phút và đạt tối ưu ở<br />
27,90 phút. Hàm lượng anthocyanin trong sản<br />
phẩm được duy trì cao nhất là 6,18 mg/L tương ứng<br />
với nhiệt độ và thời gian thanh trùng lần lượt là 82,31<br />
o<br />
C và 27,90 phút (Hình 1b).<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy, khi thanh trùng sản phẩm với<br />
nhiệt độ thấp dưới 75 oC và thời gian ngắn có thể<br />
chưa tiêu diệt được hết vi sinh vật trong sản phẩm nên<br />
hàm lượng vitamin C và các hoạt chất sinh học có thể<br />
bị phân hủy do vi vật còn lại trong sản phẩm (vì mẫu<br />
được để ổn định sau 1 ngày mới tiến hành phân tích).<br />
Ngược lại, các mẫu được thanh trùng ở nhiệt độ từ 90<br />
o<br />
C trở lên với thời gian dài trên 20 phút thì hàm lượng<br />
các hợp chất sinh học trong sản phẩm giảm đi. Điều<br />
này là do các hợp chất sinh học vitamin C,<br />
anthocyanin, flavonoid, polyphenol và tannin có tính<br />
chất nhạy cảm với nhiệt độ cao và thời gian xử lý<br />
nhiệt dài (Hà Duyên Tư & Vũ Hồng Sơn, 2009).<br />
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình thanh trùng<br />
nhiệt có thể làm giảm hợp chất phenolic trong hầu hết<br />
nước quả (Chen et al., 2013). Noci et al. (2008) quan<br />
sát thấy có sự phân hủy hợp chất phenolic trong nước<br />
táo thanh trùng ở 94 oC nhiều hơn khi thanh trùng ở<br />
72 oC. Cũng như thế, thời gian thanh trùng được xem<br />
là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lên sự phân hủy<br />
hợp chất phenolic trong nước quả. Odrizola Serrano et al. (2008) cho thấy khi thanh trùng<br />
nước quả dâu tây ở 90 oC trong 1 phút dẫn đến sự<br />
phân hủy hợp chất phenolic nhiều hơn trong 30<br />
giây.<br />
<br />
Nhiệt độ và thời gian thanh trùng có ảnh hưởng<br />
theo mô hình bậc hai khá rõ ràng đến hàm lượng<br />
flavonoid trong sản phẩm. Hàm lượng flavonoid<br />
duy trì ở mức cao khi nhiệt độ thanh trùng nằm<br />
trong khoảng 81 ÷ 87 oC, tối ưu ở 84,15 oC.<br />
Tương tự như anthocyanin, khi kéo dài thời gian<br />
thanh trùng hàm lượng flavonoid có xu hướng<br />
tăng, hàm lượng flavonoid duy trì ở mức cao<br />
trong khoảng thời gian từ 24 ÷ 32 phút và đạt tối<br />
ưu ở 28,62 phút. Hàm lượng flavonoid trong sản<br />
phẩm dạt cao nhất là 147,64 mg/L tương ứng với<br />
nhiệt độ và thời gian thanh trùng lần lượt là 84,15 oC<br />
và 28,62 phút (Hình 1c).<br />
Tương tự, nhiệt độ và thời gian thanh trùng cũng<br />
có ảnh hưởng theo mô hình bậc hai rõ đến hàm<br />
lượng polyphenol trong sản phẩm. Hàm lượng<br />
polyphenol sản phẩm giữ ở mức cao khi nhiệt độ<br />
thanh trùng nằm trong khoảng 82 ÷ 87 oC, tối ưu<br />
ở 84,53 oC. Khi kéo dài thời gian thanh trùng hàm<br />
lượng polyphenol có xu hướng duy trì được tốt<br />
<br />
15<br />
<br />
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 18 (6), 12 – 21<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(c)<br />
<br />
(d)<br />
<br />
(e)<br />
Hình 1. Đồ thị bề mặt đáp ứng và contour thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng<br />
vitamin C (a), anthocyanin (b), flavonoid (c), polyphenol (d) và tannin (e)<br />
theo nhiệt độ và thời gian thanh trùng.<br />
<br />
Kết quả phân tích thống kê ANOVA cho thấy, mô<br />
hình tương quan xây dựng với các hệ số tuyến<br />
tính, tương tác và bình phương của hai nhân tố<br />
nhiệt độ và thời gian thanh trùng đều có ảnh<br />
hưởng đến hàm lượng vitamin C, anthocyanin,<br />
flavonoid, polyphenol và tannin trong sản phẩm<br />
với P-value ≤ 0,05 (Bảng 3).<br />
<br />
lại đối với các hệ số tuyến tính của thời gian,<br />
bình phương của nhiệt độ, thời gian có quan hệ<br />
tỷ lệ nghịch với hàm lượng vitamin C trong sản<br />
phẩm sau khi thanh trùng. Tương tự, phương<br />
trình dự đoán hàm lượng anthocyanin (3) cho thấy,<br />
các hệ số tuyến tính của nhân tố nhiệt độ, tương tác<br />
của nhiệt độ và thời gian có quan hệ tỷ lệ thuận với<br />
hàm lượng anthocyanin. Ngược lại đối với các hệ<br />
số tuyến tính của thời gian, bình phương của nhiệt<br />
độ và thời gian có quan hệ tỷ lệ nghịch với hàm<br />
lượng anthocyanin. Phương trình dự đoán hàm<br />
<br />
Phương trình dự đoán hàm lượng vitamin C (2)<br />
cho thấy, các hệ số tuyến tính của nhân tố nhiệt<br />
độ, tương tác giữa nhiệt độ và thời gian có quan<br />
hệ tỷ lệ thuận với hàm lượng vitamin C. Ngược<br />
16<br />
<br />