BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM<br />
------------------<br />
<br />
NGUYỄN THANH PHÚ<br />
<br />
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ<br />
NGHIỆP CHO<br />
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM<br />
MIỀN ĐÔNG NAM BỘ<br />
<br />
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC<br />
Mã số: 62. 14. 01. 14<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
Hà Nội, 2014<br />
<br />
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br />
<br />
1. Nguyễn Thanh Phú (2012), “ Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho<br />
sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện<br />
giáo dục”, Tạp chí khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục<br />
Việt Nam. ( số 84, tháng 9/2012), tr 31-32<br />
2. Nguyễn Thanh Phú (2013), “Thực trạng nhận thức về đạo đức<br />
nghề nghiệp của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Bình<br />
phước”, Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục<br />
Việt Nam (số 98, tháng 12/ 2013), tr 52-53<br />
3. Nguyễn Thanh Phú ( 2014) “Quản lý giáo dục đạo đức nghề<br />
nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm miền Đông<br />
Nam bộ” Tạp chí Quản lý giáo dục, Học viện quản lý giáo<br />
dục- Bộ giáo dục và đào tạo (Số 65, tháng 10/2014), Tr 50-53<br />
<br />
2<br />
<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp quản lý<br />
nhằm đổi mới và nâng cao kết quả giáo dục ĐĐNN cho SV các trường CĐSP,<br />
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm.<br />
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu<br />
2.1. Khách thể nghiên cứu<br />
Quá trình giáo dục ĐĐNN cho Sinh viên (SV) ở trường CĐSP<br />
2.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các biện pháp quản lý giáo dục ĐĐNN cho sinh viên trường CĐSP<br />
3. Giả thuyết khoa học<br />
- Các văn bản cũng như thực tiễn QLGD cho thấy việc tổ chức giáo dục ĐĐNN<br />
cho sinh viên các trường CĐSP có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quy trình<br />
đào tạo giáo viên. Song thực tế, kết quả tổ chức giáo dục ĐĐNN cho SVSP<br />
hiện nay còn nhiều hạn chế, do nhiều yếu tố chi phối, trong đó việc quản lý giáo<br />
dục ĐĐNN cho SV trong các trường CĐSP là một yếu tố cơ bản.<br />
- Nếu đề xuất và triển khai được những biện pháp quản lý giáo dục ĐĐNN cho<br />
sinh viên trong các trường CĐSP theo hướng thực hiện đồng bộ các chức năng<br />
quản lý phù hợp với thực tiễn đào tạo của các trường CĐSP hiện nay sẽ nâng<br />
cao được kết quả giáo dục ĐĐNN cho SVSP. Trong số các biện pháp thì biện<br />
pháp cải tiến và quản lý tốt thực tập sư phạm (TTSP) là biện pháp có tác dụng<br />
tích cực và kết quả rõ rệt nhất về giáo dục ĐĐNN cho SVSP so với các biện<br />
pháp khác.<br />
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
4.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục ĐĐNN cho SVSP trường CĐSP.<br />
4.1.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV CĐSP.<br />
4.1.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục ĐĐNN trong các trường CĐSP nhằm<br />
nâng cao kết quả giáo dục ĐĐNN cho SV CĐSP.<br />
4.1.4. Tổ chức khảo nghiệm các biện pháp được đề xuất và tổ chức thực nghiệm<br />
một biện pháp được đánh giá là quan trọng, cấp thiết nhất.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Nội dung nghiên cứu được giới hạn tập trung chủ yếu trong phạm vi quản lý giáo<br />
dục ĐĐNN cho SV ở các trường CĐSP thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ.<br />
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu được đánh giá thông qua điều tra, khảo sát, các<br />
đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 3 trường CĐSP tại khu vực<br />
miền Đông Nam bộ (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu).<br />
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường Cao đẳng sư phạm Bình Phước.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
5.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận<br />
quản lý giáo dục và đạo đức nghề nghiệp sư phạm để khái quát hóa các lý<br />
thuyết, quan điểm khoa học, xây dựng cơ sở lý luận về quản lý giáo dục ĐĐNN<br />
cho SVSP.<br />
<br />
1.<br />
<br />
4<br />
<br />
trường CĐSP” cho thấy nâng cao ĐĐNN của SVSP một cách đáng tin cậy, có<br />
thể áp dụng cho các trường CĐSP.<br />
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, GV, SVSP...là cơ<br />
sở khoa học cho việc đề xuất một số chính sách và cơ chế mới cho công tác<br />
quản lý giáo dục ĐĐNN cho SV trong các trường CĐSP.<br />
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC<br />
NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM<br />
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề<br />
1.1.1. Nghiên cứu về ĐĐNN và ĐĐNN sư phạm<br />
Hoạt động nghề nghiệp là phương thức sống chủ yếu nhất của con người. Vì<br />
vậy, ĐĐNN chính là một phần quan trọng trong đạo đức xã hội. Để sống, con<br />
người phải lao động và để lao động có kết quả tốt nhất, con người phải tuân thủ<br />
ĐĐNN.<br />
ĐĐNN là yêu cầu không thể thiếu của bất cứ loại hình công việc nào. Mỗi một<br />
nghề nghiệp có những yêu cầu ĐĐNN đặc thù, có chuẩn mực đạo đức riêng biệt.<br />
Liên đoàn báo chí quốc tế IFJ (International Federation of Journalists) đề ra<br />
những nguyên tắc ĐĐNN tại Đại hội các nghiệp đoàn báo chí toàn thế giới lần<br />
thứ hai, tổ chức tại Bordeaux –Pháp, tháng 4 năm 1954.<br />
Tổ chức quốc tế các hiệp hội thư viện ( IFLA) ban hành bản quy tắc về ĐĐNN<br />
và được xem như các khuyến nghị về mặt đạo đức mang tính định hướng cho<br />
cán bộ thư viện- thông tin.<br />
Quy định về ĐĐNN của Hiệp hội Tham vấn tâm lý Hoa Kỳ ACA (ACA Code of<br />
Ethics, 2005) nhằm phục vụ cho năm (05) mục đích chính về ĐĐNN.<br />
Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đã giải mã được 5 tiêu chuẩn đạo đức<br />
chung cần phải có của tất cả các kế toán chuyên nghiệp.<br />
Ở Việt Nam ngày nay, những ngành nghề được ban hành các nguyên tắc quy<br />
định về các tiêu chuẩn, chuẩn mực ĐĐNN.<br />
-Nghề y: Ngày 06/11/1996, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành “Quy định về y đức”,<br />
số 2088/BYT-QĐ<br />
-ĐĐNN của nghề làm báo được quy định thành 9 điều về đạo đức báo chí Việt<br />
Nam, được Đại hội VIII Hội Nhà báo Việt Nam thông qua<br />
-Đạo đức trong kinh doanh: Khẩu hiệu “ Khách hàng là thượng đế” hay “ Vui<br />
lòng khách đến vừa lòng khách đi”.<br />
-Nghề kế toán:. Bộ tài Chính đã ban hành và công bố Chuẩn mực đạo đức nghề<br />
nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam số 87/2005/QĐ-BTC.<br />
-Ngành tòa án: 10 điều quy định về “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức<br />
ngành Tòa án nhân dân”.<br />
-Ngành văn hóa, thể thao và du lịch ban hành bộ quy tắc ứng xử (Quyết định<br />
số 61/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn<br />
hóa, Thể thao và Du lịch).<br />
<br />
6<br />
<br />
Vấn đề GDĐĐ ở Việt Nam rất được quan tâm nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu điều tra xu hướng nhân cách sinh viên - Ban Lý luận giáo dục và<br />
tâm lý học, Viện nghiên cứu Đại học và giáo dục chuyên nghiệp (1987 - 1988).<br />
- Xây dựng lối sống và đạo đức cho sinh viên đại học sư phạm phục vụ cho sự<br />
nghiệp CNH - HĐH đất nước (mã số QG/96/08, Nguyễn Quang Uẩn).<br />
- Hội thảo: “Định hướng giáo dục giá trị đạo đức trong các trường Đại học”, Bộ<br />
GD&ĐT (10/1996)<br />
- Lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối<br />
sống cho sinh viên (Đề tài cấp Bộ, mã số B94 - 38-32, Mạc Văn Trang làm chủ<br />
đề tài).<br />
- Tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn “tâm lí học” đã dành riêng chương VIII<br />
để đề cập đến người thầy giáo…<br />
Tác giả Hà Nhật Thăng nghiên cứu đúc kết về những giá trị đạo đức của nhà<br />
giáo Việt Nam.Tác giả Trần Quốc Thành cho rằng, “Trong giáo dục đại học,<br />
cùng với việc trang bị cho sinh viên một nền học vấn tiên tiến thì việc rèn luyện<br />
đạo đức, lối sống cho sinh viên trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng” [54,tr.19].<br />
Tác giả Nguyễn Hữu Long nghiên cứu về cấu trúc của “Lương tâm nghề dạy<br />
học” đã đề xuất chương trình “Nhập môn sư phạm” được thực hiện ngay trong<br />
tuần đầu tiên của năm học thứ nhất [54, tr.155].<br />
Theo tác giả Nguyễn Đình Chỉnh: “Lý tưởng nghề nghiệp có vai trò rất quan<br />
trọng, là hạt nhân trong nhân cách sư phạm”. Vai trò của công tác thực tập sư<br />
phạm phải được đặc biệt coi trọng.<br />
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý giáo dục ĐĐNN sư phạm<br />
Ở Canada và một số nước Nam Á đã có các chương trình nghiên cứu về giáo<br />
dục đạo đức giáo viên bằng việc xây dựng luật giáo viên.<br />
Tại bang Victoria-Úc, các nhà quản lý đã đưa ra “Quy định về đạo đức sư<br />
phạm của bang Victoria, Australia”.<br />
Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến khẳng định: hầu như nước nào cũng có luật hoặc<br />
bộ quy tắc về ĐĐNN trong giáo dục (gọi tắt là sư đức).<br />
Ở Việt Nam, vấn đề quản lý giáo dục ĐĐNN cho sinh viên nói chung và<br />
SVSP nói riêng đã được đặt ra từ quan điểm của Đảng và Nhà nước.<br />
Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo khẳng định, đội<br />
ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp giáo<br />
dục..do vậy, giáo viên cần phải đạt “Chuẩn về đạo đức tư cách người thầy…”<br />
Tác giả Bùi Văn Huệ thì khẳng định: “Trường sư phạm ngoài nhiệm vụ dạy học<br />
cho sinh viên - giáo sinh các môn khoa học cơ bản và khoa học sư phạm còn<br />
phải chăm lo rèn luyện nhân cách cho sinh viên - giáo sinh và định hướng nghề<br />
nghiệp cho họ”[52, tr.2-3].<br />
Các vấn đề nghiên cứu về quản lý giáo dục ĐĐNN còn được trình bày ở một số<br />
đề tài luận án tiến sĩ.<br />
- Luận án: Những biện pháp giáo dục ĐĐNN cho SVSP trong nền kinh tế thị<br />
trường ở Việt Nam- Nguyễn Anh Tuấn, 2008<br />
<br />