Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các VNPT địa bàn tỉnh, thành phố
lượt xem 4
download
Luận án thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các VNPT trên địa Tỉnh, Thành phố trực thuộc Tập đòn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các VNPT địa bàn tỉnh, thành phố
- PHẠMBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM ĐỨC HÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC VNPT ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN
- Tp. Hồ Chí Minh Năm 2020
- 3 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Hà Minh Quân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường, họp tại: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ……. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
- 4 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học: Phạm Đức Hùng (2019). Thực trạng và giải pháp cho nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Đồng nai trong thời kỳ hội nhập. Tạp chí khoa học công nghệ giao thông vận tải, 34(11). Phạm Đức Hùng (2019). Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhận lực viễn thông (VNPT) tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Kinh tế Kỹ thuật, trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình dương, 36(12). Pham Duc Hung (2020). Impact of human resource management practices on enterprises' competitive advantages and business performance – A case study of Vietnam Post and Telecommunications Group enterprises. Management Science Letters, 10(4), 721732. (SCOPUS Q2). CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- 5 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn: Đối với lĩnh vực dịch vụ viễn thông, sự phát triển của ngành công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập và đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã làm cho lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở tất cả quốc gia. Ở một phương diện khác, cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập đã làm cho NNL trở thành nguồn lực quan trọng nhất, quyết định LTCT của doanh nghiệp. Bởi vậy, nhu cầu nghiên cứu thực tiễn QTNNL nhằm đặt cơ sở cho việc hoàn thiện chế độ QTNNL tại các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà quản trị lẫn các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, như đã đề cập trên đây là sẽ không có đầy đủ cơ sở khoa học và do đó sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu việc hoàn thiện chế độ QTNNL không gắn liền với LTCT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia và lãnh đạo trong ngành bưu chính viễn thông đều thống nhất ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt trong nền kinh tế số thì môi trường kinh doanh thay đổi không ngừng, thì “thách thức từ thay đổi của môi trường đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích ứng từ lực lượng lao động. Do đó, lực lượng lao động phải đồng thời đáp ứng yêu cầu một cách nhanh chóng việc học hỏi và áp dụng những kỹ năng mới, thực hiện công nghệ mới, hoặc tổ chức lại công việc” (Snow và Snell, 1992). Bởi vậy, thực hành QTNNL trong các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực chịu áp lực thay đổi của khoa học và công nghệ như bưu chính viễn thông, bên cạnh các hoạt động chức năng, cần phải dẫn dắt và khuyến khích nhân viên đổi mới, sáng tạo thông qua các hoạt động khuyến khích nhân viên đề xuất các ý tưởng mới; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp làm việc; các hoạt động đa dạng hóa công việc theo chiều dọc và chiều ngang để tăng khả năng thích ứng với yêu cầu cụ thể của môi trường kinh doanh như: giao thêm nhiệm vụ mới; luân chuyển nhân viên và công việc, vv. Nghĩa là, dẫn dắt, khuyến khích sự thay đổi cần thiết các thành phần của thực tiễn QTNNL. Hơn nữa, xét về tính logic khi nhân viên được khuyến khích sự thay đối càng cao thì hiệu quả công việc của họ và do đó hiệu quả của tổ chức cũng sẽ càng cao. Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các công sự (2010) tại thị trường Việt Nam cũng đã kiểm định thành phần khuyến khích sự thay đổi (đổi mới) có quan hệ dương với thực tiễn QTNNL.
- 6 Xuất phát từ khoảng trống lý thuyết qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan: Vận dụng lý thuyết dựa vào nguồn lực, các nghiên cứu trên thế giới đã tích hợp các lý thuyết về QTNNL ở cấp vi mô, đồng thời chứng minh NNL như một nguồn tiềm năng quan trọng của LTCT bền vững của một doanh nghiệp và thực tiễn QTNNL như là điều kiện đủ giúp doanh nghiệp đạt được và duy trì của LTCT bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu vừa đề cập trên còn có một số khoảng trống nghiên cứu. Vì thế, luận án này được thực hiện nhằm lấp vào khoảng trống nghiên cứu của các nghiên cứu trên. Điểm mới 1: Nhiều nghiên cứu đã xem xét vai trò của thực tiễn QTNNL, tuy nhiên còn hạn chế các nghiên cứu chưa đi sâu và xem xét (đo lường) một cách toàn diện vai trò của thực tiễn QTNNL (các thành phần của thực tiễn QTNNL). Vì vậy, điểm mới thứ nhất của luận án là sẽ xem xét và kiểm định các thành phần đo lường thực tiễn QTNNL. Điểm mới 2: Mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL, lợi thế cạnh tranh về NNL và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa được kiểm định từ các nghiên cứu trước. Điểm mới 3: Vấn đề nghiên cứu về thực tiễn QTNNL chủ yếu được thực hiện tại thị trường phát triển, còn hạn chế các nghiên cứu thực hiện tại thị trường chuyển đổi như Việt Nam, đặc biệt là ngành bưu chính viễn 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Luận án thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các VNPT trên địa Tỉnh, Thành phố trực thuộc Tập đòn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra hàm ý quản trị nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các VNPT. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, nghiên cứu cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: xác định các thành phần của thực tiễn QTNNL; LTCT về NNL và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp – Nghiên cứu trường hợp các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Mục tiêu 2: điều chỉnh thang đo của các thành phần đo lường thực tiễn QTNNL; LTCT về NNL và kết quả kinh doanh của các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Mục tiêu 3: xây dựng và kiểm định mô hình thang đo và mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL, LTCT về NNL và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nghiên cứu trường hợp các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
- 7 Nam, trên cơ sở đó định vị cường độ tác động qua lại giữa các yếu tố này và đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện thực tiễn QTNNL góp phần nâng cao LTCT và kết quả kinh doanh của các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, với sự tham gia của một nhóm giảng viên chuyên ngành QTNNL và một nhóm chuyên viên phòng quản trị nhân sự hiện đang công tác tại Viễn thông Đồng Nai và một số tỉnh, thành khác, để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần của thực tiễn QTNNL; LTCT từ thực tiễn QTNNL và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông cùng các biến quan sát đo lường các thành phần của các khái niệm này (chương 3). 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng (chương 3 và chương 4) được thực hiện nhằm khẳng định các các giá trị, độ tin cậy của thang đo các thành phần của thực tiễn QTNNL; LTCT từ thực tiễn QTNNL và kết quả kinh doanh của các VNPT tỉnh, Thành phố; kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu; kiểm định có hay không sự khác biệt về ảnh hưởng của thực tiễn QTNNL đến LTCT và kết quả kinh doanh của các VNPT tỉnh, Thành phố. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: thực tiễn QTNNL; lợi thế canh tranh dựa theo lý thuyết nguồn nhân lực và kết quả kinh doanh của các VNPT dưới góc độ thực tiễn QTNNL và LTCT nguồn nhân lực. Đơn vị phân tích là các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Đáp viên được khảo sát là các trưởng các bộ phận; nhân viên văn phòng và nhân viên lao động trực tiếp sản xuất đang làm việc tại các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố. Số lượng đáp viên được xác định tối thiểu của mỗi vùng là 30 (đảm bảo cở mẫu của một đơn vị phân tích đủ lớn tối thiểu để được xem là có phân phối chuẩn). 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1.6.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà QTNNL có cách nhìn tổng quan hơn về ảnh hưởng của thực tiễn QTNNL đến LTCT và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông tại Việt
- 8 Nam. Vì thế, nghiên cứu này sẽ đặt cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, các chính sách về thực tiễn QTNNL trong các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam. 1.6.2. Ý nghĩa về mặt lý thuyết Nghiên cứu là sự tổng kết và hệ thống hóa các lý thuyết về QTNNL và LTCT; các nghiên cứu về thực tiễn QTNNL trong mối quan hệ với LTCT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả hy vọng nghiên cứu sẽ góp phần hình thành khung lý thuyết để triển khai các nghiên cứu khác về các chủ đề liên quan đến thực tiễn QTNNL, LTCT về NNL và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu phát triển hệ thống thang đo và mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL, LTCT nhìn từ góc độ thực tiễn QTNNL và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế sẽ góp phần vào phát triển lý thuyết và đóng góp vào hệ thống thang đo còn thiếu nhất là hệ thống thang đo tại các nước đang phát triển để thiết lập hệ thống có giá trị như nhau về đo lường như nhận định của Craig & Douglas (2000). Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các kỹ thuật, phương pháp hiện đại trong nghiên cứu định tính, định lượng như Focus Group, phân tích Cronbach Alpha, EFA, CFA, phân tích mô hình cấu trúc SEM, kiểm định bootstrap, ... Vì vậy, nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp luận, về thiết kế mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu,… cho các nhà nghiên cứu, học viên trong lĩnh vực quản trị nói chung, lĩnh vực QTNNL nói riêng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là việc thực hiện một chiến lược kinh doanh mà đối thủ cạnh tranh không thực hiện được để tạo điều kiện giảm chi phí, khai thác cơ hội thị trường hoặc vô hiệu hóa các mối đe dọa cạnh tranh (Barney, 1991). Mô hình đầu tiên về cách tiếp cận của áp lực cạnh tranh đã được phổ biến rộng rãi bởi Porter (1980). Theo Peteraf và Barney (2003), một doanh nghiệp đã đạt được lợi thế cạnh tranh thì tạo ra giá trị kinh tế cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh liên quan đến giá trị kinh tế được tạo ra từ việc khai thác khả năng sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động đề cập đến giá trị kinh tế từ việc thương mại hoá. Như vậy, doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao sẽ tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn đối thủ cạnh tranh.
- 9 2.2. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp Lý thuyết về nguồn lực (resource basic view of the firm) được Wernerfelt (1984) tập trung vào phân tích cạnh tranh dựa vào các nguồn lực bên trong. Barney (1991) phân loại nguồn lực thành 3 loại: nguồn vốn vật chất (Williamson, 1975), nguồn vốn con người (Beckei; 1964), và nguồn vốn tổ chức (Tdmei; 1987). Barney (1991) đã kiểm tra mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp (firm resource) và lợi thế cạnh tranh bền vững (sustained competitive advantage). Tuy nhiên lý thuyết RBV đã không giải thích đầy đủ làm thế nào (how) và tại sao (why) các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng và khó lường trước. 2.3. Lý thuyết về năng lực động Lý thuyết năng lực động (theory dynamic capabilities) của Teece và cộng sự (1997) ra đời dựa trên cơ sở lý thuyết RBV đã ứng dụng trong thị trường biến động nhanh chóng (thị trường động). Teece và cộng sự (1997) định nghĩa năng lực động là khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại năng lực bên trong và bên ngoài để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. Năng lực động phản ánh khả năng của một tổ chức đạt được sáng tạo mới tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường (LeonardBarton, 1992). Năng lực động của doanh nghiệp khá khó khăn để sao chép và thay thế. Vì vậy, năng lực động chính là cơ sở để tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Barney, 1986; Eisenhardt và Martin, 2000) 2.6. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Thành phần thực thực tiễn QTNNL: hoạt động chức năng (khái niệm bậc 2 gồm: xác định công việc; tuyển dụng; đào tạo; đánh giá công việc; lương, thưởng; hoạch định nghề nghiệp và thăng tiến), sự tham gia của nhân viên, hoạt động đội, nhóm, hoạt động hành chính và dẫn dắt, khuyến khích sự thay đổi. Thành phần lợi thế cạnh tranh: chất lượng NNL và hành vi NNL.
- 10 Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng dương đến LTCT về NNL của các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố. Giả thuyết H2: Thực tiễn QTNNL có ảnh hưởng dương đến kết quả kinh doanh của các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố. Giả thuyết H3: LTCT về NNL có ảnh hưởng dương đến kết quả kinh doanh các VNPT địa bàn Tỉnh, Thành phố.
- 11 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ: Nghiên cứu sơ bộ định tính: Từ mục tiêu nghiên cứu, luận án tổng hợp cơ sở lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thông qua phương pháp chuyên gia bằng hình thức phỏng vấn tay đôi, mô hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hoá mô hình lý thuyết, xuất hiện yếu tố mới và thang đo được điều chỉnh/bổ sung cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo được dùng để phỏng vấn thử với mẫu 135 doanh nghiệp VNPT theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức: Trong bước này, luận án tiến hành kiểm định mức độ phù hợp của dữ liệu khảo sát và giá trị của thang đo (độ tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ, tính đơn hướng, tính riêng biệt). Ngoài ra, luận án kiểm định mức độ phù hợp mô hình và giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Cuối cùng, phân tích Bootstrap để kiểm định độ tin cậy của giá trị ước lượng mẫu.
- 12 3.2. Kết quả nghiên cứu định tính 3.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết Hình 3.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình lý thuyết 3.2.2. Kết quả điều chỉnh thang đo Từ các ý kiến đóng góp điều chỉnh thang đo, tác giả tổng hợp bổ sung, điều chỉnh các thang đo của các khái niệm nghiên cứu: Bảng 3.1. Đo lường thang đo Kí hiệu Thành phần Thành phần Số biến Nguồn gốc bậc 1 bậc 2 quan sát thang đo 1. Tham gia 3 2. Đội nhóm 4 1. Công việc 4 Trần Kim Dung và cộng sự 3. Tuyển dụng 5 Thực tiễn (2010); Singh (2004); Lê 5. Đào tạo 4 QTNNL 3. Chức năng Chiến Thắng và Trương 7. Đánh giá 5 Quang (2005) 9. Lương 4 thưởng 11. Thăng tiến 4 4. Thay đổi 5 Lợi thế 1. Chất lượng NNL 5 Wright, McMahan và cạnh tranh 2. Hành vi NNL 4 McWilliams (1993) Kết quả 5 Nguyễn Đình Thọ và
- 13 kinh doanh Nguyễn Thị Mai Trang (2009) Nguồn: Kết quả bổ sung, điều chỉnh từ thang đo gốc 3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp thu thập dữ liệu: Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn dưới ba hình thức là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua email và phỏng phấn trực tuyến bằng Google Dos các cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại các VNPT của các tỉnh, thành phố. Phương pháp chọn mẫu: Do hạn chế về thời gian, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các doanh nghiệp VNPT được phân loại theo tiêu chí: Vùng miền, giới tính, độ tuổi, học vấn, trình độ, chức vụ và thâm niên. Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), phân tích đa nhóm, phân tích Bootstrap. 3.4. Mẫu nghiên cứu chính thức Mô hình nghiên cứu (sau khi đã loại 5 biến trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ) có 117 tham số cần ước lượng. Vì thế, nếu tính theo qui tắc của Bollen (1989) là 5 mẫu/ tham số cần ước lượng thì cỡ mẫu tối thiểu là 585. Nghiên cứu này sử dụng phân tích cấu trúc đa nhóm, hơn nữa để cỡ mẫu đủ lớn (n ≥ 30) tối thiểu cho mỗi đơn vị phân tích (các vùng VNPT), tác giả quyết định chọn cỡ mẫu là 750. Song, để đạt được cỡ mẫu đã xác định trong trường hợp số mẫu không được thu về đầy đủ, hoặc không đạt yêu cầu do thiếu nhiều thông tin hoặc chất lượng thấp, tác giả quyết định số lượng bản câu hỏi phát ra để phỏng vấn cán bộ, nhân viên của các VNPT bằng 125 % kích thước mẫu dự kiến, tức bằng 940. Tác giả thu về 812 bản câu hỏi (đạt tỉ lệ 86,38%), số bản câu hỏi đáp ứng yêu cầu còn lại là 773 (đạt tỉ lệ 82,23% số bản câu hỏi phát ra). CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Các đặc điểm nhân khẩu học Tần số Tần suất (%) Giới Nam 434 56,1 Tính Nữ 339 43,9 Cộng 773 100
- 14 Độ 20 35 299 38,7 tuổi 36 50 406 52,5 Trên 50 68 8,8 Cộng 773 100 Học Chưa học qua cao đẳng 141 18,2 vấn Cao đẳng đại học 589 76,2 Trên đại học 43 5,6 Cộng 773 100 Chức Giám đốc và phó giám đốc 31 4,0 vụ Trưởng, phó các phòng ban 116 15 Chuyên viên 207 26,8 Nhân viên văn phòng 348 45,0 Công nhân 71 9,2 Cộng 773 100 Thâm niên Dưới 5 năm 96 12,4 công tác Từ 5 dưới 10 năm 154 19,9 tại VNPT Từ 10 dưới 20 năm 433 56,0 Từ 20 năm trở lên 90 11,6 Cộng 773 100 4.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy Số biến Hệ số Hệ số tương STT Thang đo Ký hiệu quan sát Conbach alpha biếntổng 1 Xác định công việc CV 4 0,880 0,701 – 0,758 2 Tuyển dụng TD 5 0,944 0,796 – 0,891 3 Đào tạo DT 4 0,910 0,786 – 0,819 4 Đánh giá nhân viên DG 5 0,911 0,700– 0,836 5 Lương – Thưởng LT 4 0,910 0,772– 0,844 6 Hoạch định nghề nghiệp TT 4 0,922 0,758 – 0,867 và thăng tiến 7 Sự tham gia TG 3 0,892 0,766 – 0,810 8 Hoạt động đội nhóm DN 4 0,925 0,800– 0,878 9 Môi trường làm việc MT 5 0.,881 0,502– 0,868 11 Chất lượng nhân viên CL 5 0,900 0,680 – 0,791 12 Hành vi nhân viên HV 4 0,924 0,787 – 0,863 13 Kết quả kinh doanh KQ 5 0,901 0,423 – 0,770 . 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.3.1. Phân tích EFA cho yếu tố thực tiễn quản trị nguồn nhân lực Chỉ số KMO = 0,956 với giá trị sig = 0,000, chứng tỏ dữ liệu phân tích phù hợp để EFA.
- 15 37 biến quan sát (sau khi đã loại TT1 và TT2) được rút trích vào 8 nhân tố như EFA lần đầu tại Eigenvalue = 1,001, tổng phương sai trích đạt 71,240%, đồng thời các hệ số Cronbach alpha được kiểm tra lại đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, nhân tố kết hợp 2 thành phần hoạch định nghề nghiệp thăng tiến có biến TT4 có hệ số tải nhân tố không đạt yêu cầu (λ = 0,368
- 16 Các Các nhân tố biến quan sát 1 2 3 4 5 6 7 8 CV1 0,595 CV2 0,114 0,854 CV3 0,101 0,829 CV4 0,108 0,716 TD1 0,904 TD2 0,758 0,104 0,106 TD3 0,690 0,130 0,118 TD4 0,968 TD5 0,949 DT1 0,840 0,116 DT2 0,981 DT3 0,791 0,151 DT4 0,837 0,152 DG1 0,149 0,745 0,107 DG2 0,127 0,102 0,150 0,569 DG3 0,811 DG4 0,117 0,781 DG5 0,866 LT1 0,909 LT2 0,940 LT3 0,705 LT4 0,734 0,113 TT4 0,242 0,265 0,487 TT3 0,228 0,327 0,368 TG1 0,791 TG2 0,131 0,102 0,904 TG3 0,872 DN1 0,830 0,128 DN2 0,842 0,151 DN3 0,803 0,106 0,102 0,129 DN4 0,967 MT1 0,758 0,116 MT2 0,838 MT3 0,612 0,140 MT4 0,748 0,111 MT5 0,687 0,197 0,108 Engenvalue 17,455 2,508 1,624 1,558 1,432 1,207 1,109 1,001 Phương sai trích 47,707 6,195 3,819 3,504 3,209 2,532 2,268 2,005 Cronbach alpha 0,944 0,881 0,920 0,925 0,910 0,910 0,906 0,880 Bảng 4.4. Phân tích EFA cho LTCT và KQKD
- 17 Các biến Các nhân tố quan sát 1 2 3 CL1 0,812 CL2 0,208 0,623 CL3 0,937 CL4 0,796 HV1 0,920 HV2 0,760 HV3 0,938 HV4 0,791 KQ1 0,610 0,239 KQ2 0,652 0,138 KQ3 0,938 KQ4 0,947 KQ5 0,766 Engenvalue 6,816 2,131 1,031 Phương sai trích 50,172 14,154 5,923 Cronbach alpha 0,901 0,880 0,894 4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA Các trọng số hồi qui (Standardized Regression Weights) đều đạt tiêu chuẩn lớn hơn 0,5 (thấp nhất là λKQ5=0,608 và có ý nghĩa thống kê (p
- 18 Sự tham 2 0,84 0,85 0,74 gia (TG) Hoạt động đội nhóm 3 0,90 0,91 0,76 (DN) Môi trường làm việc 4 0,87 0,87 0,63 (MT) LTCT Chất lượng 3 0,85 0,86 0,67 NNL (CL) Hành vi 3 0,91 0,91 0,78 NNL (HV) Kết quả kinh doanh (KQKD) 3 0,83 0,85 0,69 4.5. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Bảng 4.6. Mô hình ước lượng SEM Quan hệ Ước lượng Sai số chuấn Giá trị Pvalue tới hạn TTQTNNL → LLCT 0,736 0,053 12.380 *** TTQTNNL → KQKD 0,249 0,086 4,080 *** LTCT → KQKD 0,468 0,102 7,195 *** Kết quả SEM mô hình lý thuyết cho thấy: p =0,000; Chisquare/df =3,260; GFI=0,878;TLI =0,936; CFI =0,942, RMSEA =0,054; các trong số hồi qui đều đạt tiêu chuẩn > 0,5; các thang đo có giá trị độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích và hệ số Cronbach alpha đều đạt yêu cầu >0,5; phương sai các sai số của các tham số cần ước lượng và các khái niệm trong mô hình thang đo không có hiện tượng Heywood ở bất kỳ sai số nào và các sai số chuẩn đều
- 19 TTQTNNL → LTCT 0,736 0,053 0,736 0,036 0,001 0,001 0,001 TTQTNNL → KQKD 0,249 0,086 0,249 0,068 0,001 0,000 0,002 LTCT → KQKD 0,468 0,102 0,467 0,075 0,001 0,000 0,002 Dựa trên nghiên cứu này, việc lấy mẫu lặp lại với kích thước N = 1500, để thực hiện ước lượng bootstrap; độ chệnh (Bias), sai số lệch chuẩn của độ chệch (SEBias) giữa ước lượng tối ưu ML và bootstrap có xuất hiện, tuy nhiên sai lệch chuẩn của độ chệnh đều không có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ kết quả ước lượng của nghiên cứu này đáng tin cậy. 4.7. Phân tích cấu trúc đa nhóm Kết quả kiểm định cho thấy chưa tìm thấy sự khác biệt về mô hình đánh giá ảnh hưởng của thực tiễn QTNNL trong các doanh nghiệp VNPT các tỉnh, thành phố đến LTCT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giữa các vùng, khu vực và các đặc điểm nhân khẩu học của CBCNV đang làm việc tại VNP các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước. Vì thế, mô hình lý thuyết được kiểm định là mô hình duy nhất được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của thực tiễn QTNNL trong các doanh nghiệp VNPT các tỉnh, thành phố đến LTCT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Mô hình đo lường Mô hình thực tiễn QTNNL gồm 08 thành phần (Hành vi nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, sự tham gia, đội nhóm, chức năng, thay đổi, hành chính) được đo lường bằng 57 biến quan sát. Các thang đo trên được điều chỉnh và bổ sung, đánh giá thông qua Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA và phân tích SEM. Kết quả cho thấy, các thang đo đều đạt độ tin cậy (Cronbach’s Alpha và tổng hợp), thỏa mãn giá trị cho phép (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và phân biệt). 5.1.2. Mô hình lý thuyết Kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trường. Các giả thuyết nghiên cứu đề ra gồm 3 giả thuyết, và 3 giả thuyết được chấp nhận và có ý nghĩa quan trọng với các đối tượng có liên quan. Mô hình lý thuyết về thực tiễn QTNNL, lợi thế cạnh tranh về NNL và kết quả kinh doanh bổ sung vào khung lý thuyết trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Các nhà nghiên cứu có thể tham khảo mô hình nghiên cứu cho nghiên cứu của mình ở các lĩnh vực hoạt động khác. Do đó,
- 20 các thang đo trong nghiên cứu này phải được đánh giá độ tin cậy và giá trị đo lường trước khi dùng chúng trong bối cảnh nghiên cứu khác. 5.3. Hàm ý quản trị 5.3.1. Cải thiện các thành phần của thực tiễn QTNNL Cải thiện yếu tố chức năng: 1. Cải thiện yếu tố tuyển dụng 2. Cải thiện yếu tố đào tạo 3. Cải thiện yếu tố đánh giá 4. Cải thiện yếu tố lương thưởng Cải thiện yếu tố tham gia Cải thiện yếu tố đội nhóm Cải thiện yếu tố môi trường 5.3.2. Cải thiện các thành phần của lợi thế cạnh tranh 1. Cải thiện yếu tố chất lượng nguồn nhân lực 2. Cải thiện yếu tố hành vi nguồn nhân lực 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Cũng tương tự như bất kì đề tài nghiên cứu nào, luận án này cũng có nhiều hạn chế: Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy mối quan hệ giữa thực tiễn QTNNL, lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh là ba yếu tố có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Mối quan hệ này được kiểm định tại thị trường chuyển đổi cho Việt Nam, cụ thể là cho các doanh nghiệp VNPT tại các Tỉnh thành, Thành phố trong cả nước. Để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu, các nghiên cứu tiếp theo cần triển khai thực hiện cho các ngành nghề khác như sản xuất, thương mại, du lịch…v.v. Yếu tố thực tiễn QTNNL là thang đo đa thành phần, có cấu trúc đa hướng. Trong kết quả nghiên cứu của luận án, yếu tố này gồm có 4 thành phần chính như chức năng, tham gia, đội nhóm và môi trường. Vì vậy, trong nghiên cứu tiếp theo, khi áp dụng tại lĩnh vực hay ngành nghề khác cần khám phá các thành phần của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực để tạo thành một bức tranh tổng quát cho yếu tố này. Lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực của luận án gồm có hai thành phần: chất lượng nguồn nhân lực và hành vi về nguồn nhân lực. Trong nghiên cứu tiếp theo cần khám phá bổ sung thêm thành đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong các ngành nghề, lĩnh vực. Ngoài ra, nghiên cứu cần sử dụng lý thuyết cạnh tranh động của Teece (1997) đánh giá để khám phá ra năng lực động của doanh nghiệp. Theo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn