intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định; đồng thời làm rõ thêm một số vấn đề về năng lực hấp thụ FDI đặt trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- NGÔ THỊ THANH THÚY NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 62.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo TS. Nguyễn Hiệp Phản biện1:..................................................... Phản biện2:..................................................... Phản biện3:..................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày .... tháng … năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin học liệu và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các bằng chứng về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế (TTKT) trong các nghiên cứu thực nghiệm cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận và chưa thống nhất. Điều này thực sự gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc ra các quyết định chính sách trong thu hút FDI và thúc đẩy TTKT. Lipsey và Sjöholm (2005) cho rằng sự khác nhau ở mức độ thu hút, điều kiện phát triển của mỗi địa phương là nguồn gốc dẫn đến sự khác biệt trong các kết quả thực nghiệm. Bên cạnh đó, lợi ích FDI có phát huy được tác dụng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực hấp thụ ở địa phương tiếp nhận đầu tư (Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2014). Vì vậy, việc phân tích và đánh giá vai trò của FDI đối với TTKT cần phải tính toán đến khả năng hấp thụ của địa phương cụ thể là hết sức quan trọng và cần thiết. Bình Định là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT), có vị trí địa kinh tế thuận lợi và hội tụ nhiều yếu tố trong thu hút đầu tư. Đồng thời, trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nguồn vốn FDI được xem là động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, so với các tỉnh vùng KTTĐMT, thu hút FDI và đóng góp của nguồn vốn này với TTKT Bình Định còn nhiều hạn chế. Tính đến thời điểm 31/12/2019, Bình Định chỉ thu hút được 80 dự án với vốn đăng ký 756,9 triệu USD. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp. Cụ thể, theo Cục thống kê Bình Định (2019), vốn FDI giải ngân mới đạt gần 30,9% tổng lượng vốn đăng ký. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng và đóng góp của khu vực FDI về việc làm, ngân sách của tỉnh còn thấp...Như vậy, vấn đề đặt ra là trong thời gian qua FDI có thực sự tác động đến TTKT của tỉnh và ngược lại hay không? Yếu tố nào đóng vai trò then chốt trong mối quan hệ này? Làm thế nào để nâng cao năng lực hấp thụ, phát huy lợi ích nguồn vốn FDI thúc TTKT địa phương? Để tìm ra câu trả lời cho những mối quan hệ nói trên thì việc tìm kiếm mô hình phù hợp, nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết về vấn đề này là hết sức khoa 1
  4. học và cần thiết. Vì vậy, đề tài ‘‘nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT tỉnh Bình Định’’được tác giả lựa chọn để thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT tỉnh Bình Định. Đồng thời làm rõ thêm một số vấn đề về năng lực hấp thụ FDI đặt trong mối quan hệ với TTKT. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa đến một số hàm ý chính sách nhằm thu hút, phát huy lợi ích FDI thúc đẩy TTKT của địa phương. * Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý thuyết liên quan về mối quan hệ của FDI và TTKT. - Phân tích thực trạng về FDI và TTKT tỉnh Bình Định. - Lượng hóa mối quan hệ của FDI và TTKT tỉnh Bình Định, đồng thời xác định các yếu tố then chốt đóng vai trò năng lực hấp thụ trong mối quan hệ này. - Đề xuất chính sách thu hút, phát huy lợi ích nguồn vốn FDI, thúc đẩy TTKT tỉnh Bình Định. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mối quan hệ của FDI và TTKT tỉnh Bình Định. * Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: phân tích mối quan hệ của FDI và TTKT trên 2 góc độ: vốn đầu tư và năng lực hấp thụ. - Về không gian: nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và TTKT trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Về thời gian: dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 1997-2019; dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và đinh lượng, với một số phương pháp được liệt kê như sau: 2
  5. - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp chuyên gia; - Phương pháp điều tra khảo sát; - Phương pháp thống kê mô tả; - Phương pháp phân tích mô hình hồi quy đa biến. 5. Những đóng góp mới của luận án  Đóng góp về mặt lý luận - Luận án góp phần đưa ra bằng chứng mối quan hệ của FDI và TTKT là mối quan hệ tác động qua lại và có điều kiện, được đánh giá trên cả hai góc độ vốn đầu tư và năng lực hấp thụ. Đây là cách tiếp cận mới và khác biệt so với nhiều nghiên cứu trước. - Kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu một địa phương cụ thể đã góp phần củng cố cho quan điểm của Lipsey và Sjöholm (2005) khi cho rằng sự khác nhau trong các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ của FDI và TTKT còn tùy thuộc vào mức độ thu hút vốn đầu tư cũng như điều kiện đặc thù tại địa phương tiếp nhận đầu tư. - Luận án đã xây dựng khung phân tích về mối quan hệ của FDI và TTKT làm cơ sở vững chắc cho mô hình nghiên cứu. Đặc biệt, là đưa vào mô hình các biến tương tác với FDI để xác định yếu tố địa phương (đóng vai trò năng lực hấp thụ) trong mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 yếu tố điều kiện có vai trò then chốt là vốn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, chất lượng thể chế và năng lực hấp thụ của doanh nghiệp (DN) trong nước cũng đóng vai trò quan trọng trong hấp thụ nguồn vốn FDI. - Một đóng góp nữa của luận án là đã đưa ra bằng chứng củng cố cho nhận định của Nguyễn Quỳnh Thơ (2017) khi cho rằng mối quan hệ tác động tích cực của FDI với TTKT có ý nghĩa thống kê khi quy mô vốn vốn đạt đến một ngưỡng nhất định.  Đóng góp về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc cung cấp thêm một kênh thông tin cho các nhà quản lý Binh Định trong hoạch định chính sách. Bên cạnh tập trung vào thu hút vốn FDI, địa phương sẽ có những giải pháp mạnh mẽ hơn thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này 3
  6. góp phần TTKT. - Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào phân tích mối quan hệ của FDI và TTKT tại Bình Định nói riêng và địa phương khác ở Việt Nam nói chung trên góc độ năng lực hấp thụ. Do đó, kết quả luận án không những góp phần bổ sung thêm các quan điểm nghiên cứu trước mà còn là minh chứng cho các nhà quản lý địa phương thấy rằng: động lực thực sự cho TTKT là cần phát huy vai trò lợi ích của FDI, kết hợp với chính sách địa phương trong việc ưu tiên cải thiện các yếu tố năng lực hấp thụ. - Từ kết quả nghiên cứu kết hợp với định hướng của địa phương, luận án đưa đến một số hàm ý chính sách nhằm phát huy vai trò của nguồn vốn FDI thúc đẩy TTKT tỉnh Bình Định. - Kết quả nghiên cứu này, đặc biệt là những kết luận và gợi ý chính sách không những cung cấp thêm bằng chứng khoa học có ý nghĩa thực tiễn trong phân tích mối quan hệ của FDI và TTKT tỉnh Bình Định, mà còn là bài học tham khảo có ý nghĩa quan trọng cho các địa phương khác với điều kiện tương tự như Bình Định. - Trên cơ sở khung phân tích và mô hình nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT, những ai quan tâm có thể tiếp tục nghiên cứu ứng dụng và mở rộng mô hình cho một số địa phương khác của Việt Nam. Vì vậy, đây được xem là nguồn tài liệu cần thiết và bổ ích để các sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu. 6. Kết cấu luận án Kết cấu luận án bao gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Chương 2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Hàm ý chính sách 4
  7. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Các nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ vốn đầu tư 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.2. Nhận xét 1.2. Các nghiên cứu mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ năng lực hấp thụ 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.2. Nhận xét 1.3. Khe hổng và hướng nghiên cứu của tác giả 1.3.1. Khe hổng nghiên cứu - Qua tổng quan nghiên cứu của tác giả cho thấy, các nghiên cứu về mối quan hệ của FDI và TTKT ở Việt Nam rất nhiều, nhưng ở phạm vi một địa phương cụ thể thì còn rất hạn chế. - Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc trả lời cho câu hỏi có hay không về mối quan hệ này mà chưa giải quyết được vấn đề làm thế nào có thể phát huy vai trò yếu tố địa phương để gia tăng lợi ích từ FDI góp phần TTKT. - Đồng thời, cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách tổng thể và sâu sắc vấn đề này trong điều kiện đặc thù của tỉnh Bình Định. Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan phần lớn sử dụng phương pháp phân tích định tính, đánh giá vai trò của FDI đối với TTKT và dựa vào phân tích số liệu thống kê thứ cấp. Điển hình như nghiên cứu của Hà Thanh Việt (2011), hay nghiên cứu của Nguyễn Duy Thục (2007) là một trong số ít nghiên cứu dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng để nghiên cứu về mô hình TTKT tỉnh Bình Định. Kết luận trong đề tài, tác giả cũng đề cập tới nội dung thu hút FDI, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng cao, thì địa phương cần phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đề xuất này chỉ mang tính chất cảm tính và chưa có cơ sở cụ thể nào cho việc đánh giá và đề xuất. 1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả 5
  8. Trên cơ sở khoảng trống nghiên cứu đã đề cập, tác giả luận án sẽ tiến hành làm rõ mối quan hệ của FDI và TTKT cũng như vai trò của một số yếu tố địa phương then chốt trong mối quan hện này trên hai góc độ vốn đầu tư và năng lực hấp thụ, thông qua tiếp cận tổng hợp cả hai phương pháp phân tích mô hình hồi quy và thống kê mô tả, cụ thể như sau: - Trên góc độ vốn đầu tư: Đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tác động qua lại của FDI và TTKT trong phạm vi một địa phương cụ thể, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu này nhằm củng cố các lập luận về mối quan hệ này khi mà các kết quả nghiên cứu trước chưa thực sự thống nhất. Đồng thời, xác định quy mô ngưỡng FDI nhằm phát huy vai trò của nguồn vốn này góp phần TTKT (dựa trên hiệu ứng ngưỡng FDI của Nguyễn Quỳnh Thơ, 2017; Nguyena và Tob, 2017). - Trên góc độ năng lực hấp thụ: Tiếp cận nghiên cứu mối quan hệ FDI và TTKT trên cơ sở đưa vào mô hình các biến tương tác với FDI, đồng thời thông qua khảo sát bằng bảng hỏi các DN FDI, chuyên gia và nhà quản lý tại Bình Định để xác định các yếu tố đóng vai trò năng lực hấp thụ tại địa phuơng. Các yếu tố này có ý nghĩa và rất quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư trong việc phát huy vai trò tích cực của FDI thúc đẩy TTKT. Điều này đã được khẳng định bởi Nguyen và cộng sự (2009) khi cho rằng để có được lợi ích từ FDI đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải tạo ra năng lực hấp thụ thực sự và đủ mạnh. 6
  9. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Lý luận về mối quan hệ của FDI và TTKT 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. FDI 2.1.1.2. TTKT 2.1.2. Mối quan hệ của FDI và TTKT Nowbutsing (2009) đã đưa ra mô hình toàn diện về mối quan hệ của FDI và TTKT thông qua mô tả những tác động trực tiếp, gián tiếp (lan tỏa) và phản hồi. Mối quan hệ này không phải là một chiều mà là sự tác động qua lại với nhau. Hình 2.1 Mối quan hệ của FDI và TTKT Nguồn: Tổng hợp của tác giả luận án theo Nowbutsing, 2009 Sau này Nguyễn Minh Tiến (2014) cũng đã phát họa bản chất mối quan hệ này thông qua 3 kênh tác động cơ bản như đã đề cập. Trong đó, (1) tác động trực tiếp được xem xét thông qua góc độ vốn đầu tư; (2) tác động gián tiếp do FDI tạo ra, được xác định tùy thuộc vào năng lực hấp thụ, các yếu tố điều kiện ở nơi tiếp nhận đầu tư; (3) và ngược lại, tác động của TTKT đến dòng vốn FDI (tác động phản hồi). Theo cách tiếp cận như trên, nội dung nghiên cứu được đánh giá tổng thể là mối quan hệ tác động qua lại của FDI và TTKT trên cả 2 góc độ (vốn đầu tư và năng lực hấp thụ) cụ thể như sau: 7
  10. - Trên góc độ vốn đầu tư: FDI tác động trực tiếp đến TTKT, và chiều ngược lại TTKT tác động đến FDI. - Trên góc độ năng lực hấp thụ: FDI tác động gián tiếp hay còn gọi tác động lan tỏa đến TTKT. 2.2. Một số lý thuyết được sử dụng trong đề tài 2.2.1. Lý thuyết TTKT và FDI 2.2.1.1. Lý thuyết TTKT cổ điển 2.2.1.2. Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh 2.2.1.3. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 2.2.1.4. Lý thuyết chiết trung 2.2.2. Lý thuyết về năng lực hấp thụ 2.2.2.1. Năng lực hấp thụ FDI Farkas (2012), Khordagui và Saleh (2013) đưa ra quan điểm năng lực hấp thụ được đề cập đến khả năng của một nền kinh tế hấp thụ những lợi ích qua tác động tràn mà FDI mang lại. Những yếu tố được đề cập bao gồm vốn nhân lực, phát triển tài chính, độ mở thương mại, chất lượng thể chế, và cơ sở hạ tầng là những yếu tố trung gian giúp tăng cường năng lực hấp thụ FDI tại nước nhận đầu tư. Theo Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2014), nhân tố hấp thụ FDI với tăng trưởng là nhân tố không những tác động đến tăng trưởng, thu hút FDI mà còn đóng vai trò là điều kiện để quá trình tăng trưởng có thể hấp thụ được các lợi ích từ FDI mang lại. Chính vì vậy, mối quan hệ của FDI và TTKT được gọi là mối quan hệ có điều kiện. Từ các quan điểm trên cho thấy, yếu tố năng lực hấp thụ FDI trong mối quan hệ với TTKT ở phạm vi địa phương được hiểu là những yếu tố vừa tác động TTKT, vừa ảnh hưởng đến thu hút FDI, đồng thời là điều kiện để địa phương tiếp nhận đầu tư có thể phát huy lợi ích từ nguồn vốn này mang lại. 2.2.2.2. Lý thuyết năng lực hấp thụ FDI 8
  11. Hình 2. 4 Quy trình hấp thụ FDI Nguồn: (Nguyen, Duysters, Patterson, và Sander, 2009) Theo Nguyen và cộng sự (2009), lợi ích mà FDI mang lại cho nước chủ nhà hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực hấp thụ của địa phương. Trong đó, năng lực hấp thụ được xét trên hai cấp độ: Thứ nhất, năng lực hấp thụ của doanh nghiệp (DN) trong nước liên quan đến trình độ công nghệ và trình độ lao động (điều này cũng đã được khẳng định bởi Cohen và Levinthal, 1990). Thứ hai, năng lực hấp thụ của địa phương nhận đầu tư liên quan đến vốn nhân lực, chất lượng thể chế, hệ thống tài chính và trình độ công nghệ. Hình 2. 5 Mô hình quang hợp và năng lực hấp thụ FDI Nguồn: Nguyen và cộng sự (2009) 9
  12. Về cơ bản, mô hình quang hợp và lý thuyết năng lực hấp thụ FDI đã giúp giải thích được mối quan hệ có điều kiện của FDI và TTKT. Hay nói cách khác, chính sự tương tác giữa FDI và các nhân tố hấp thụ tạo nên kết quả tăng trưởng cho địa phương tiếp nhận đầu tư. Hay Findlay (1978) cho rằng FDI tác động đến TTKT phụ thuộc vào điều kiện của nước nhận đầu tư, đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách đầu tư nơi tiếp nhận, độ mở nền kinh tế và nguồn vốn nhân lực. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ của FDI và TTKT 2.3.1. Vốn nhân lực 2.3.2. Cơ sở hạ tầng 2.3.3. Chất lượng thể chế 2.3.4. Ổn định kinh tế vĩ mô 2.3.5. Độ mở thương mại 2.3.6. Năng lực hấp thụ của DN trong nước 10
  13. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.2. Khung phân tích Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, đặc biệt là mô hình của Nowbutsing (2009) tác giả xây dựng khung phân tích về mối quan hệ của FDI và TTKT như sau: Hình 3.2 Khung phân tích mối quan hệ của FDI và TTKT Trong đó: + Để đánh giá tác động của FDI đến TTKT, ngoài biến FDI thì 3 nhóm biến được xem xét bao gồm: nhóm nhân tố hấp thụ (A), nhóm biến tương tác FDI với nhân tố hấp thụ (FDIxA), nhóm biến kiểm soát (B). + Đồng thời, để xác định mối quan hệ tác động ngược trở lại của TTKT đối với FDI, tác giả sử dụng mô hình kiểm định nhân quả Granger. Ngoài ra, khung phân tích về năng lực hấp thụ FDI với TTKT cũng được đề xuất dựa trên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu của Findlay (1978); Nguyen và cộng sự (2009); Trần Kim Cương (2016) được thể hiện như sau: 11
  14. Hình 3.3 Khung phân tích năng lực hấp thụ của FDI với TTKT Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp và đề xuất 3.3. Mô hình nghiên cứu 3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình hồi quy đánh giá tác động của FDI đến TTKT được viết cụ thể như sau: EGt = β0 + β1FDIt + β2DIt + β3GIt + β4Lt + β5Ht + β6 FRt + +β7FDIxHt+β8FDIxFRt +ut (3.2) *Giải thích cụ thể các biến trong mô hình: EG: TTKT địa phương FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương DI: Đầu tư tư nhân trong nước tại địa phương GI: Đầu tư công địa phương L: Lao động H: Vốn nhân lực FR: Cơ sở hạ tầng FDIxH: Khả năng hấp thụ vốn FDI phụ thuộc vào vốn nhân lực FDIxFR: Khả năng hấp thụ vốn FDI phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng t: biểu thị số năm quan sát β1, β2, β3, .... β8: các hệ số hồi quy ut: sai số của mô hình 12
  15. 3.3.2. Lựa chọn và tính toán các biến đưa vào mô hình 3.3.3. Giả thuyết nghiên cứu 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.4.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu sử dụng số liệu theo năm trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2019. Dữ liệu trong mô hình hồi quy là bộ dữ liệu thứ cấp có nguồn từ Niên giám thống kê, Cục Thống kê Bình Định nên mang tính đồng bộ và độ tin cậy cao. Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu sử dụng công cụ hỗ trợ phần mềm Eviews 9.0 trong quá trình phân tích dữ liệu để thực hiện ước lượng kết quả hồi quy. 3.4.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp 3.4.2.1. Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp 3.4.2.2. Xây dựng thang đo, phiếu khảo sát 3.4.2.3. Thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn và gửi phiếu khảo sát trực tiếp và kết hợp gửi qua thư điện tử (email) đến các đối tượng khảo sát, bao gồm: (i) các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định (được lấy từ danh sách các doanh nghiệp FDI theo dữ liệu của Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định); (ii) các chuyên gia/nhà quản lý làm công tác nghiên cứu/quản lý liên quan và am hiểu về vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu (tại Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở giáo dục đào tạo, Sở Khoa học công nghệ/Trung tâm xúc tiến đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở công thương, Ban quản lý khu kinh tế (KKT), UBND tỉnh Bình Định). 3.4.2.4. Mẫu nghiên cứu 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.5.1. Phân tích dữ liệu thứ cấp Để ước lượng mô hình hồi quy, nghiên cứu sử dụng mô hình ARDL - tự hồi quy phân phối trễ (Pesaran, Shin và Smith, 2001) trong việc phân tích chuỗi thời gian đa biến. 13
  16. Từ phương trình 3.2, mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL với độ trễ (p0, p1, p2, p3, p4... p8) cho nghiên cứu thực nghiệm (tất cả số liệu các biến trên khi đưa vào mô hình đều được chuyển sang dạng Logarith) được viết như sau: LGt = α + ∑ 𝛽 L𝐺 + ∑ 𝛽 L𝐹𝐷𝐼 +∑ 𝛽 L𝐷𝐼 + ∑ 𝛽 L𝐺𝐼 + ∑ 𝛽 L𝐿 + ∑ 𝛽 L𝐻 + ∑ 𝛽 L𝐹𝑅 +∑ 𝛽 L𝐹𝐷𝐼𝑥𝐻 + ∑ 𝛽 L𝐹𝐷𝐼𝑥𝐹𝑅 +ut (3.3) Trong đó : L𝐺 , L𝐹𝐷𝐼 , L𝐷𝐼 ,L𝐺𝐼 , L𝐿 , ..., L𝐹𝐷𝐼𝑥𝐹𝑅 ∶ là các biến dừng ở các độ trễ. 3.5.2. Phân tích dữ liệu sơ cấp Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu là thống kê tần suất và tính toán các giá trị trung bình của thang đo nhằm phản ánh đánh giá qua các góc nhìn của các chuyên gia/nhà quản lý, doanh nghiệp FDI về vai trò quan trọng của yếu tố địa phương trong mối quan hệ cuả FDI và TTKT cũng như thực trạng năng lực hấp thụ FDI của địa phương. Trong đó, thang đo Likert 5 được tác giả sử dụng cho nghiên cứu để thể hiện mức độ đánh giá về các tiêu chí theo mức độ tăng dần từ 1 (hoàn toàn không đồng ý), 2 (không đồng ý), 3 (trung hòa), 4 (đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý)). Quá trình phân tích đã sử dụng công cụ hỗ trợ là chương trình phần mềm SPSS 22. 14
  17. CHƯƠNG 4. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng FDI và TTKT tỉnh Bình Định 4.1.1. Giới thiệu khái quát về tiềm năng, lợi thế tỉnh Bình Định 4.1.2. Thực trạng về FDI tỉnh Bình Định 4.1.2.1. Quy mô FDI Tính đến cuối năm 2019, Bình Định đã thu hút được 80 dự án với tổng vốn đăng ký là 756,9 triệu USD, với mức vốn trung bình trên một dự án là 9,45 triệu USD, thấp hơn nhiều so với Quảng Nam (28,1 triệu USD), Quảng Ngãi (30,24 triệu USD) ... Riêng trong giai đoạn 1997 – 2019, Bình Định đã thu hút được 736,2 triệu USD vốn đăng ký FDI. Trong đó, số vốn thực hiện đạt 227,48 triệu USD, bằng 30,9% lượng vốn đăng ký. Điều này cho thấy mức vốn thu hút FDI tại Bình Định còn rất nhỏ bé trên cả phương diện quy mô vốn, mức đầu tư cho mỗi dự án, và tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký còn qúa thấp. 4.1.2.2. Hình thức FDI 4.1.2.3. Cơ cấu vốn FDI 4.1.2.4. Một số đóng góp của FDI đối với nền kinh tế địa phương 4.1.2.5. Đánh giá chung về hoạt động thu hút FDI tại Bình Định 4.1.3. Thực trạng TTKT tỉnh Bình Định 4.1.3.1. Quy mô và tốc độ TTKT 4.1.3.2. Cấu trúc tăng trưởng kinh tế theo các yếu tố sản xuất 4.1.3.3. Đánh giá chung về thực trạng TTKT - Xét về quy mô GRDP thì TTKT Bình Định trong thời gian qua có xu hướng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng GRDP thì chậm lại, đặc biệt trong những năm gần đây. Bên cạnh đó tính ổn định của tăng trưởng còn thấp. - Ngoài ra, TTKT của Bình Định thời gian vừa qua chủ yếu là theo chiều rộng, yếu tố năng suất tổng hợp còn thấp. - Năng suất lao động xã hội có cải thiện nhưng còn thấp so với mức trung bình chung cả nước. 4.1.4. FDI và TTKT tỉnh Bình Định Đường xu thế tuyến tính mô tả mối quan hệ tương quan giữa 15
  18. FDI và TTKT trong giai đoạn 1997-2019 (hình 4.8) cho thấy xu hướng cùng chiều khi đường xu thế biểu diễn tương đối dốc lên. 900 60000 800 50000 700 FDI thực hiện (tỷ đồng) 600 40000 500 GRDP(tỷ đồng) 400 30000 300 20000 200 100 10000 0 -100 0 20000 40000 60000 0 0 500 1000 GRDP (tỷ đồng) FDI thực hiện (tỷ đồng) Hình 4.8 Đường xu thế tuyến tính của FDI và GRDP Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Bình Định Tuy nhiên, trong thực tế FDI và TTKT còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Xu thế này mới dừng lại ở góc độ định tính. Vì vậy rất cần thiết có một bằng chứng trong phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy để có kết luận chính xác về mối quan hệ này. 4.2. Kết quả phân tích thống kê mô tả 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu kháo sát 4.2.2. Kết quả phân tích thống kê các yếu tố năng lực hấp thụ trong mối quan hệ của FDI và TTKT 4.2.2.1. Các yếu tố đóng vai trò năng lực hấp thụ FDI với TTKT địa phương 4.2.2.2. Mức độ quan trọng của các yếu tố năng lực hấp thụ Kết quả thống kê mô tả cho thấy 4 yếu tố được đánh giá là quan trọng, bao gồm: - Vốn nhân lực: Với giá trị thống kê trung bình bằng 4,57 trên 16
  19. thang điểm 5 (trong đó, mức 5 điểm là mức được lựa chọn nhiều nhất) cho thấy chuyên gia và nhà quản lý đánh giá vốn nhân lực là yếu tố rất quan trọng trong năng lực hấp thụ FDI của địa phương. Tương tự, giá trị thống kê trung bình của yếu tố này cũng được DN FDI đánh giá là quan trọng ở mức 4,37 (với mức được lựa chọn nhiều nhất là 4 điểm). - Chất lượng thể chế: Mức độ quan trọng trung bình của yếu tố này được chuyên gia, nhà quản lý đánh giá là 4,48; các DN FDI đánh giá với mức điểm trung bình là 4,58 trên thang điểm 5 (với mức điểm được lựa chọn nhiều nhất là 4 và 5). Điều này cho thấy chất lượng thể chế của địa phương được đánh giá có vai trò hấp thụ FDI quan trọng và rất quan trọng. - Cơ sở hạ tầng: Các đối tượng được khảo đánh giá cao về mức độ quan trọng của yếu cơ sở hạ tầng của địa phương (với mức đánh giá từ trung bình lần lượt là 4,0 và 4,63; với mức điểm được lựa chọn nhiều nhất lần lượt là 4 và 5 trên thang điểm 5). Điều này cho thấy, các chuyên gia, nhà quản lý và DN FDI đánh giá yếu tố này có vài trò quan trọng và rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực hấp thụ FDI của địa phương. - Năng lực hấp thụ của DN trong nước: Với giá trị thống kê trung bình lần lượt là 4,18 và 4,0 (với mức 4 điểm là mức được lựa chọn nhiều nhất) cho thấy các chuyên gia, nhà quản lý và DN FDI đều đánh giá mức độ quan trọng về yếu tố này trong vai trò năng lực hấp thụ FDI. 4.3. Kết quả ước lượng hồi quy 4.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị 4.3.2. Kết quả ước lượng hồi quy về mối quan hệ của FDI và TTKT trên góc độ vốn đầu tư 4.3.2.1.Kết quả ước lượng mô hình ARDL Bảng 4.18 Kết quả ước lượng mô hình ARDL ARDL (1,0,0,1,1) ARDL (1,0,0,1,0) (Biến phụ thuộc LGRDP) (Biến phụ thuộc Lg) Biến Hệ số Biến Hệ số 17
  20. LGRDP(-1) 1.004486*** Lg(-1) 0.028989 LFDI -0.003369 LFDI -0.148103 LDI 0.022381*** LDI 0.100557** LGI 0.033142 LGI 0.117903 LGI(-1) 0.047022* LGI(-1) 0.313547** LL -0.187512 LL -2.629938 LL(-1) -0.560477 C 1.988017** C 7.792510* Ghi chú:*,**,***tương ứng với mức ý nghĩa 10%,5%,1% Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 9.0 - Kết quả mô hình ước lượng cho thấy, hệ số tác động của biến LFDI đến LGRDP và Lg đều không có ý nghĩa thống kê trong hai trường hợp. - Đồng nghĩa với việc không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho tác động của FDI với TTKT địa phương. Điểu này cho thấy nguồn vốn này vẫn chưa thể hiện được vai trò thực sự tích cực đối với TTKT. - Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu đã thực hiện trước đây (Belloumi, 2014; Umeora, 2013; Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy, 2015). Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do tác động của FDI đến TTKT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguyễn Phúc Cảnh và Phạm Gia Quyền, 2016). Đặc biệt có thể giải thích trong trường hợp của Bình Định, lượng vốn thực hiện còn qúa thấp. 4.3.2.2. Kết quả ước lượng quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn 4.3.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình Nghiên cứu tiến hành kiểm định các khuyết tật để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính phù hợp của mô hình thông qua: kiểm định 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2