intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án này nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI MAI ANH VŨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA Ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9.34.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Bá Lâm 2. TS. Nguyễn Quang Vĩnh Phản biện 1: ………………………………………………………… Phản biện 2:…………………………………………………………. Phản biện 3:…………………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội Vào hồi……giờ…….ngày……..tháng…….năm …….
  3. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng cao đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Thanh Hóa là một tỉnh có điều kiện địa lý tự nhiên và tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái tự nhiên, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Phong phú về di sản văn hoá và các lễ hội truyền thống. Thanh Hóa cũng là nơi có tài nguyên du lịch mà rất ít nơi nào có được như tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử, và thiên nhiên. Tất cả đều là các yếu tố thuận lợi cho Thanh Hóa để phát triền ngành du lịch. Trong thời gian qua, du lịch Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, chưa phát huy lợi thế để đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế những năm qua, chưa thực sự là nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; thu nhập từ du lịch, chi tiêu của khách và ngày lưu trú còn thấp; sự gia tăng lượng khách nhanh nhưng cơ sở hạ tầng, cơ sở vui chơi giải trí không theo kịp; doanh nghiệp lữ hành còn thiếu; sự gia tăng số lượng lao động du lịch trực tiếp vừa thiếu lại chưa gắn với chất lượng. Phát triển du lịch tại Thanh Hóa chưa gắn với công tác "bảo tồn và phát huy" một cách hiệu quả di sản bị xâm hại thiếu sự phát triển bền vững, nguồn lực cho bảo tồn còn thấp; phát triển du lịch không đều giữa các vùng trong tỉnh. Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa dạng, khác biệt để hấp dẫn du khách; liên kết phát triển du lịch chưa được triển khai. Công tác bảo vệ môi trường, đối xử với thiên nhiên chưa được chú trọng, điển hình là rừng bị tàn phá, các khu du lịch thác, hồ khô nước, ô nhiễm nặng do thiếu đầu tư, tôn tạo và xuất hiện sự xung đột lợi ích với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với ngành du lịch Thanh Hóa hiện nay là làm thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch tỉnh để phát triển nhanh và bền vững. Tức là vừa khai thác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, giúp phát triển kinh tế và phải quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời vừa duy trì bảo vệ môi trường, tôn tạo bảo tồn các di sản, bảo vệ 1
  4. tài nguyên du lịch và góp phần nâng cao mức sống và lợi ích của cộng đồng địa phương và cần phải hài hòa, lan tỏa được lợi ích kinh tế các thành phần kinh tế tại địa phương. Xuất phát từ thực tiễn, cùng với những kiến thức khoa học được tích lũy tác giả đã chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA” làm đề tài luận án nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành du lịch và kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch; - Đánh giá thực trạng của phát triển du lịch, tại Thanh Hóa giai đoạn 2015- 2019. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một cách bền vững ngành du lịch tại Thanh Hóa. 3. Câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu: - Du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững hay chưa? - Những hạn chế trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ? Nguyên nhân tại sao? - Nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa ? - Giải pháp nào nhằm giúp du lịch Thanh Hóa phát triển một cách bền vững? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là toàn bộ các vấn đề lý luận về phát triển bền vững du lịch, thực tiễn và giải pháp phát triển bền vững du lịch ở địa phương cấp tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển bền vững du lịch, các tiêu chí, mô hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch. + Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. + Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển từ năm 2015 đến 2019 bằng các dữ liệu thứ cấp; các dữ liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong năm 2019 các giải pháp; đề xuất, kiến nghị xác định tới năm 2025 tầm nhìn tới năm 2030. 2
  5. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài luận án của tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng làm nền tảng trong quá trình nghiên cứu. Một số phương pháp nghiên cứu: 5.1 Phương pháp phân tích 5.2 Phương pháp thống kê so sánh, tổng hợp: 5.3 Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu 5.3.1 Thu thâp số liệu thứ cấp Trong luận án tác giả đã sử dụng số liệu từ các nguồn: sử dụng dữ liệu thứ cấp lấy tại Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet; niên giám thống kê của Cục thống kê; các tài liệu về các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu của Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa, Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Thanh Hóa..... 5.3.2 Thu thâp số liệu sơ cấp Nghiên cứu sinh tiến hành kết hợp với phỏng vấn sâu 08 chuyên gia và thu thập dữ liệu sơ cấp qua khảo sát bằng phiếu hỏi bằng giấy với 4 đối tượng: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; Đơn vị Kinh doanh du lịch; Cư dân địa phương và Khách du lịch. 5.3.3 Phương pháp xử lý số liệu - Kỹ thuật phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha - Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) - Kỹ thuật phân tích mô hình phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc thực hiện đề tài luận án của tác giả sẽ góp phần đóng góp ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch và những kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển bền vững du lịch; Thứ hai, đánh giá được thực trạng phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. Chỉ ra các kết quả đạt được trong phát triển bền vững du lịch của Thanh Hóa, cũng như chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế Thứ ba, xác định nhóm các nhân tố ảnh hưởng, xây dựng được mô hình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa. 3
  6. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án gồm 4 chương như sau: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA 4
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Công trình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1 Công trình có liên quan tới du lịch bền vững Một số công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan tới phát triển bền vững du lịch: Công trình nghiên cứu:“Sustainable tourism as a Development Option” (Du lịch bền vững một sự lựa chọn phát triển) của tác giả Steck và cộng sự (1999); Công trình nghiên cứu:“Project development for sustainable touris” (Dự án phát triển bền vững du lịch) của tác giả Gutierres, E. và cộng sự (2006); Luận án tiến sĩ Triết học: “Sustainable Tourism Development Managenment In Central AFRICA: A case study of the tourism industry in Cameroon” (Quản lý phát triển bền vững du lịch ở trung tâm châu Á: Một nghiên cứu trưởng hợp của ngành du lịch tại Cameroon) của tác giả ALBERT (2010); Bài viết: “Sustainable Development through Sustainable Tourism – A conceptual note” (Phát triển bền vững thông qua du lịch – Ghi chú về một khái niệm) của tác giả Bulin & Călăretu (2012); Công trình nghiên cứu:“Sustainable tourism: a comprehensive literature review on frameworks and applications” (Du lịch bền vững một tài liệu toàn diện) của nhóm tác giả Zolfani và cộng sự (2015) công bố trên tạp chí Economic Research- Ekonomska Istraživanja; Công trình “Principles and practice of sustainable tourism planning” (Nguyên tắc và thực hành kế hoạch du lịch bền vững) của Veanu (2007) 1.1.2 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch Một số công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch: Công trình nghiên cứu:“Capacitating for tourism development in Vietnam : Training course - Tourism and sustainable development” (Khóa đào tạo: Nâng cao năng lực phát triển du lịch Việt Nam– Du lịch và phát triển bền vững) của Machado (2003); Cuốn sách: “Indicators of Sustainable Development for Tourism Destinations” (Bộ chỉ số phát triển bền vững cho các điểm đến du lịch) được phát hành bởi World Tourism Organization, (2004); Công trình “Is the concept of sustainble development – developing sustainable development benchmarking tool” (Phát triển bền vững là gì? Xây dựng bộ công cụ chuẩn về phát triển bền vững) của Lucian & Julien (2007); Công trình nghiên cứu: “Sustainable Tourism Model - Example: the Slītere National Park” (Mô hình phát triển bền vững du lịch – Ví dụ: Đánh giá tại vườn quốc gia Slītere) nằm trong dự án POLPROPIP NATURA thuộc các nước Châu Âu (2014) [102]. 5
  8. 1.1.3 Công trình liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Một số công trình nghiên cứu trên thế giới có liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững du lịch: Đề tài nghiên cứu:“Steps to Sustainable Tourism” (Các bước để du lịch bền vững) của Chính phủ Úc chịu trách nhiệm là Christopher (2004); Bài báo nghiên cứu: “Identifying the key factors influencing sustainable tourism in Bangladesh” (Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến du lịch bền vững ở Bangladesh) của tác giả Rahman & Jahan (2016); Bài báo nghiên cứu:“Determining the Sustainability Factors and Performance of a Tourism Destination from the Stakeholders’ Perspective” (Xác định các yếu tố bền vững, hiệu suất của một điểm đến du lịch từ quan điểm của các bên liên quan) của tác giả Díaz & Espino-Rodríguez (2016); Bài báo nghiên cứu: “Analyzing factors affecting tourism sustainable developmant towards Viet Nam in the new Era” (Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong kỷ nguyên mới) của tác giả Vuong & Prof (2019). 1.2. Công trình nghiên cứu trong nước 1.2.1 Công trình có liên quan tới du lịch bền vững Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới phát triển bền vững du lịch: Cuốn sách “Du lịch bền vững” của tác giả Nguyễn Đình Hoè, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2001; Công trình nghiên cứu:“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, tác giả Phạm Trung Lương năm 2002 1.1.4 Công trình liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch: Luận án tiến sĩ “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng”của Trần Tiến Dũng, năm 2007; Luận án Tiến sĩ địa lý “Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững” của tác giả La Nữ Ánh Vân, năm 2012; Luận án Tiến sĩ “Giải pháp phát triển du lịnh bền vững ở Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Đức Tuy năm 2014; Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” của tác giả Dương Hoàng Hương, năm 2017. 1.1.5 Công trình liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng phát triển bền vững du lịch: Luận án Tiến sĩ:“Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu” của tác giả Vũ Văn Đông, năm 2014; Luận án tiến sĩ: “Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” của tác giả Nguyễn Tư 6
  9. Lương, năm 2015; Luận án tiến sĩ: “Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh Miền Trung” của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ, năm 2016; Luận án tiến sĩ: “Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng theo hướng bền vững” của tác giả Lê Đức Viên, năm 2017; Luận án Tiến sĩ: “Phát triển bền vững du lịch tỉnh Ninh Bình trong điều kiện hiện nay” của tác giả Nguyễn Anh Dũng, năm 2018 1.3. Nhận xét về những công trình nghiên cứu đã được công bố Những công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sâu phân tích lý luận chung về du lịch. Phần lớn các nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch xuất phát từ góc nhìn của phát triển bền vững nói chung để hình thành nên những nội dung lý luận về phát triển bền vững du lịch. Các trụ cột của phát triển bền vững cũng đều được thể hiện trong khung lý thuyết về phát triển bền vững du lịch, đó là các yếu tố, khía cạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội và tài nguyên môi trường, sự cân đối và tương tác giữa các yếu tố đó, cân đối giữa phát triển trước mắt và phát triển lâu dài nhằm đảm bảo mục tiêu bền vững dài hạn. 1.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Đến nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển du lịch tại Thanh Hóa dưới góc độ phát triển ngành du lịch một cách bền vững đạt hiệu quả kinh tế. Đề tài xác định các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan về phát triển du lịch, phát triển bền vững du lịch, các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài nước đối PTBVDL. Phân tích, đánh giá thực trạng PTBVDL tại Thanh Hóa qua đó rút ra các kết luận về những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế và nêu ra nguyên nhân. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự PTBVDL. Đề xuất các giải pháp; kiến nghị với các cấp, các ngành nhằm phát triển du lịch Thanh Hóa bền vững trong thời gian 2020 -2030. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Chương 1 của luận án đã tập trung nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu về phát triển bền vững du lịch ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay bao gồm: (1) Các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới; (2) Các công trình nghiên cứu trong nước. Từ việc nghiên cứu các công trình đã nghiên cứu và công bố trước đây tác giả đã có những nhận xét về những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch đã được công bố. Từ đó đã tìm ra các khoảng trống khoa học và đặt ra các vấn đề cần cần tiếp tục nghiên cứu của đề tài. 7
  10. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch 2.1.1. Khái niệm về du lịch và phát triển bền vững du lịch 2.1.1.1. Khái niệm về du lịch Trong Luật du lịch 2017 khái niệm “Du lịch” được nêu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. [46,tr.01] 2.1.1.2. Khái niệm về phát triển bền vững du lịch a, Khái niệm về phát triển bền vững Như vậy, có thể thấy trong các nghiên cứu cũng như các chương trình nghị sự của thế giới và ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững ngày càng được bổ sung và đã đi dần đến những nhận thức chung nhất về nội hàm của khái niệm này, trong đó cho rằng phát triển bền vững là sự phát triển đạt được sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý giữa cả ba khía cạnh (trụ cột) kinh tế, xã hội và môi trường. Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững b, Khái niệm về phát triển bền vững du lịch Khái niệm phát triển bền vững du lịch không tách rời khái niệm PTBV. Khái niệm “phát triển bền vững du lịch” được tác giả đề xuất như sau:“Là việc phát triển một cách bền vững ngành du lịch. Hoạt động du lịch phải phát triển về số lượng, qui mô, chất lượng đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà đồng thời phải tối ưu hóa được lợi ích kinh tế tại địa phương; bảo vệ môi trường tự nhiên và bản sắc văn hoá; cân bằng được kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương.” 8
  11. 2.1.2. Mục tiêu phát triển bền vững du lịch Những mục tiêu cơ bản của PTBVDL như sau: Hiệu quả kinh tế; Phát triển cho địa phương; Tạo ra việc làm và nâng cao mức thu nhập; Đáp ứng sự thoả mãn của khách du lịch; Nâng cao vai trò chức năng của đơn vị tổ chức du lịch; An sinh xã hội; Bảo tồn các giá trị văn hoá; Bảo vệ tự nhiên; Sử dụng hiệu quả của các nguồn lực; Bảo vệ môi trường: 2.2. Những nội dung cơ bản về phát triển bền vững du lịch 2.2.1. Phát triển bền vững du lịch về kinh tế - Một là tốc độ phát triển du lịch phải tăng thêm và ổn định trong dài hạn: - Hai là phát triển hệ thống các cở sở kinh doanh du lịch phù hợp với tốc độ phát triển chung của du lịch. - Ba là hiệu quả từ hoạt động du lịch ngày càng cao. - Bốn là phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch đạt chất lượng cao và đáp ứng tối đa nhu cầu khách du lịch. - Năm là thu hút đầu tư phát triển du lịch. 2.2.2. Phát triển bền vững du lịch gắn với các vấn đề xã hội - Một là phát triển du lịch phải tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và người dân, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo ở địa phương - Hai là giải quyết các vấn đề xã hội, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. - Ba là phát triển du lịch phải hài hòa và đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương: - Bốn là phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương. 2.2.3. Phát triển bền vững du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường - Một là đánh giá đúng tác động với môi trường và có các biện pháp bảo vệ: - Hai là khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch của địa phương trong hoạt động du lịch. - Ba là phải có sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch. 2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch 2.3.1 Du lịch bền vững và du lịch không bền vững 2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch 2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án Tác giả đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch có thể áp dụng và khả thi hơn trong điều kiện thực tế của các địa phương cấp tỉnh Việt Nam. 9
  12. Bảng 2.1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch của luận án TT Tiêu chí Nhóm tiêu chí về Kinh tế 1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch 2. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch 3. Tốc độ phát triển các đơn vị kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực du lịch 4. Thời gian lưu trú bình quân của du khách 5. Công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (Cơ sở lưu trú...) 6. Tính đa dạng của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch 7. Chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch 8. Mức độ hợp lý về giá các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ du lịch 9. Mức độ hài lòng của du khách 10. Chi tiêu bình quân của du khách 11. Tổng lượng vốn đầu tư cho du lịch 12. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho du lịch Nhóm tiêu chí về Xã hội 13. Số lượng, chất lượng nguồn lao động 14. Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch 15. Đóng góp cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương 16. Diễn biến an ninh trật tự tại địa phương khi có hoạt động du lịch 17. Sự xuất hiện tệ nạn xã hội tại địa phương khi có hoạt động du lịch 18. Tỷ lệ người dân được thông tin về chủ trương dự án du lịch hoặc lấy ý kiến về quy hoạch 19. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch 20. Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch 21. Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích Nhóm tiêu chí về Môi trường 22. Tỷ lệ các khu, điểm có tài nguyên du lịch được quy hoạch, đầu tư 23. Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải. 24. Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch 25. Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch 26. Du khách có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch 27. Cư dân địa phương có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch 28. Các cơ sở kinh doanh du lịch có ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch (Tác giả tổng hợp, xây dựng và phát triển) 2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng rất cao, sự phát triển của du lịch chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Một số nhân tố ảnh hưởng tới phát triển bền vững du lịch như sau: 2.4.1. Phát triển cơ sở hạ tầng 2.4.2. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch 2.4.3. Tài nguyên du lịch 2.4.4. Phát triển nguồn nhân lực 2.4.5. Tổ chức quản lí ngành du lịch 2.4.6. Chất lượng dịch vụ du lịch 10
  13. 2.4.7. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch 2.5. Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch và bài học cho Thanh Hóa 2.5.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch trên thế giới và trong nước a, Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch Đảo Sentosa - Singapore b, Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của tỉnh Quảng Ninh c, Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch của tỉnh Nam Định 2.5.2. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển bền vững du lịch Thanh Hóa Thứ nhất, thu hút đầu tư và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Thứ hai, tăng cường vai trò và công tác quản lý về du lịch. Xây dựng được các chính sách hỗ trợ ngành du lịch, thu hút đầu tư. Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và nguồn lao động tại chỗ một cách bài bản thường xuyên. Thứ tư, kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng với khai thác, sử dụng và phát triển du lịch. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Nội dung Chương 2 của Luận án đã hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận khoa học về phát triển bền vững du lịch: tổng hợp các khái niệm, mục tiêu, nội dung cơ bản của phát triển bền vững du lịch; hoàn thiện cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch có thể áp dụng và khả thi hơn trong điều kiện thực tế của các địa phương. Tổng hợp kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững của một số quốc gia và địa phương, rút ra một số kinh nghiệm làm bài học cho các phát triển du lịch bền vững tại Thanh Hóa. 11
  14. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH TẠI THANH HÓA 3.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và phát triển du lịch tại Thanh Hóa 3.1.1. Vị trí địa lí và môi trường tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.2. Đặc điểm địa lý 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 3.1.2. Dân số và lao động 3.1.3. Tốc độ phát triển kinh tế xã hội 3.1.4. Tài nguyên du lịch 3.1.4.1. Về tài nguyên thiên nhiên Thanh Hóa có tiềm năng phát triển du lịch với hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng thích hợp cho phát triển du lịch. 3.1.4.2. Về tài nguyên du lịch nhân văn Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Số di tích được xếp hạng 832 di tích, trong đó có 01 di sản thế giới, 03 di tích quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia, 686 di tích cấp tỉnh. Với 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử, danh thắng được Nhà nước công nhận, 50 lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa đặc trưng riêng biệt. 3.1.4.3. Tuyến điểm du lịch đang khai thác tại Thanh Hóa Các tuyển điểm tính tới 2019 đang được khai thác 08 tuyến hoạt động du lịch 3.1.4.4. Các khu du lịch đang khai thác chính tại Thanh Hóa Thanh Hóa đang khai thác các khu du lịch đang khai thác chính bao gồm: Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn; Khu du lịch tổng hợp văn hoá - sinh thái Hàm Rồng; Khu du lịch văn hoá lịch sử và sinh thái Lam Kinh; Khu du lịch văn hoá lịch sử Thành Nhà Hồ; Khu du lịch sinh thái Bến En; Khu du lịch sinh thái Pù Luông. 3.1.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội 3.1.5.1. Hạ tầng giao thông 3.1.5.2. Hệ thống cung cấp điện nước 3.1.5.3. Hệ thống mạng viễn thông 3.1.5.4. Hệ thống y tế giáo dục 3.1.6. Những thuận lợi của Thanh Hóa trong phát triển bền vững du lịch 3.1.6.1 Những thuận lợi Những lợi thế so sánh của Thanh Hóa trong phát triển du lịch bao gồm: Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển; Tài nguyên đa dạng; Được sự quan tâm từ hệ thống chính trị; Vị trí địa lý thuận lợi; Nguồn lực lao động dồi dào. 12
  15. 3.1.6.1 Một số khó khăn Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển bền vững du lịch tuy nhiên vẫn có một số khó khăn trở ngại: Cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn chưa đảm bảo; Tài nguyên du lịch tuy phong phú đa dạng nhưng khả năng khai thác để phát triển du lịch theo chiều sâu khó khăn do các nguồn lực đầu tư chưa đảm bảo; Khí hậu dẫn đến tính thời vụ trong du lịch; Nguồn lực lao động dồi dào nhưng nguồn lực lao động có trình độ cao thì vừa thiếu vừa yếu. 3.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 3.2.1. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể kinh tế 3.2.1.1. Phát triển tổng doanh thu Lượt khách tăng liên tục kéo theo doanh số cũng tăng liên tục trong 5 năm với mức tăng bình quân giai đoạn 2015-2019 đạt 29,4% là một mức tăng rất lớn có thể đánh giá phát triển du lịch Thanh Hóa đã có những bước nhảy vọt 3.2.1.2. Phát triển tổng lượt khách Trong giai đoạn 2015 - 2019, du lịch Thanh Hóa liên tục phát triển, lượng khách tăng tiên tục qua từng năm. Mức tăng trưởng bình quân đạt 14,9%, trong đó mức tăng cao nhất là 21,9% giai đoạn 2014-2015.Tuy nhiên, đa số khách tới Thanh Hóa du lịch là khách nội địa, Khách du lịch quốc tế tới Thanh Hóa còn rất thấp. 3.2.1.3. Thực trạng phát triển hệ thống doanh nghiệp hoạt động du lịch Số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh cũng ngày càng tăng từ 650 cơ sở vào năm 2015 lên 900 cơ sở vào năm 2019. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2019 đạt 18,2% đạt cao nhất vào năm 2019 ở mức 40,7%. Tính 2019, Thanh Hóa có 89 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, tục tăng bình quân ở mức 12,2% trong giai đoạn 2015-2019. Doanh thu của các đơn vị kinh doanh lữ hành cũng liên tục tăng trưởng với mức bình quân là 16,11%. Số lượng khách du lịch được các cơ sở kinh doanh lữ hành phục vụ còn rất hạn chế. Doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thu hút được thị trường khách du lịch quốc tế. 3.2.1.4. Thời gian lưu trú và công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Khách du lịch Thanh Hóa đông nhưng thời gian lưu trú lại rất thấp. Chưa vượt quá 2 ngày/1 khách trong suốt giai đoạn 2015-2019. Trên thực tế, khách du lịch tới Thanh Hóa với mùa vụ du lịch kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10 dương lịch hàng năm, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ và các ngày cuối tuần ( từ thứ 6 tới hết ngày Chủ nhật). Thời gian còn lại hoạt động cầm chừng dẫn tới công suất thấp, hoạt động không thực sự hiệu quả, thiếu tính bền vững 3.2.1.5. Tính đa dạng, chất lượng và sự phù hợp về giá cả của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa Sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh đang được khai thác bao gồm: Sản phẩm du lịch biển; Sản phầm du lịch sinh thái; Sản phẩm du lịch văn hóa; sản phẩm dịch vụ giải trí; sản phẩm hàng hóa, đặc sản địa phương. 13
  16. Tính đa dạng của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa: Tính đa dạng của sản phẩm du lịch thấp. Chất lượng của sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa: Chất lượng của sản phẩm du lịch thấp. Mức độ hợp lý về giá của các lọa hàng hóa, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa: Được khách du lịch đánh giá tương đối hợp lý 3.2.1.6. Mức độ hài lòng và chi tiêu bình quân khách du lịch đến thanh hóa Mức chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch trong nước đối với khách du lịch nội địa là 2,56 triệu đồng (khoảng 111,3 USD), khách quốc tế là 5,17 triệu đồng (khoảng 228,7 USD). Mức độ hài lòng chung của du khách đối với du lịch tại Thanh Hóa: Mức độ ghi nhận sự hài lòng không cao. Khả năng du khách quay trở lại Thanh Hóa du lịch: Không cao. 3.2.1.7. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch Tổng lượng vốn đã đầu tư cho du lịch giai đoạn 2016-2019 đạt trên 7.033 tỷ đồng trong đó: nguồn vốn từ ngân sách trung ương chiếm 13,07%, nguồn vốn từ ngân sách tỉnh 9,2%, nguồn vốn từ ngân sách huyện 0,01% và nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa 77,72%. Vốn đầu tư từ nguồn xã hội chủ yếu tập trung vào các dự án nhằm thu lợi nhuận nhanh trước mắt, chưa góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để hướng đến chiến lược phát triển lâu dài. Cơ cấu đầu tư từ nguồn lực xã hội như vậy chưa thật sự bền vững 3.2.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa vể xã hội 3.2.2.1. Đóng góp của du lịch tại Thanh Hóa trong tạo cơ hội việc làm, gia tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo. Du lịch Thanh Hóa đã thu hút và tạo thu nhập cho số lượng lớn lao động, năm 2019 đạt 33.500 lao động. Mức tăng bình quân lao động ngành du lịch là 15,8%. Tỷ lệ lao động có trình độ Đại học chiếm rất thấp trong nhiều năm. Mức độ tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ du lịch: Khá cao 3.2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững du lịch và các vấn đề xã hội Trong nhiều năm trở lại đây du lịch Thanh Hóa đã có một hình ảnh văn minh thân thiện. Diễn biến an ninh trật tự tại địa phương khi có hoạt động du lịch: Chưa bền vững. Sự xuất hiện tệ nạn xã hội khi có hoạt động du lịch diễn ra tại Thanh Hóa rất ít. 3.2.2.3. Thực trạng phát triển bền vững du lịch và cộng đồng địa phương Trong nhiều năm qua, Thanh Hóa đang thực hiện rất tốt việc lấy ý kiến đóng góp của người dân về quy hoạch phát triển du lịch. Và cư dân ghi nhận trong việc được nhận các thông tin về chủ trương dự án du lịch hoặc lấy ý kiến về quy hoạch. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch cho cư dân đã được triển khai những chưa thực sự đảm bảo. Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch rất cao. 14
  17. 3.2.2.4. Công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo, quy hoạch di tích Kinh phí hỗ trợ chống xuống cấp cho 123 lượt di tích từ năm 2015 đến hết năm 2017 là 87,2 tỷ đồng. Năm 2018 tỉnh đã phê duyệt 55 di tích xem xét, hỗ trợ kinh phí chống xuống cấp tại. Năm 2019 tỉnh đã phê duyệt quyết định về tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 29 di tích. Chưa đảm bảo so với số lượng các di tích lịch sử hiện có. 3.2.3. Thực trạng phát triển du lịch tại Thanh Hóa vể môi trường 3.2.3.1. Thực trạng một số vấn đề về môi trường du lịch tại thanh hóa a, Tỷ lệ các khu, điểm có tài nguyên du lịch được quy hoạch, đầu tư Tính đến 2019, có 68 dự án kinh doanh tại các khu, điểm du lịch đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và hiện đang được triển khai thực hiện với tổng vốn đăng ký là 5.445,7 tỷ đồng và 100% được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư trước khi triển khai dự án. b, Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch Thanh Hóa đang bị khai thác quá “sức chứa” thực tế. Đặc biệt là điểm du lịch như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Bãi Đông,… Giới hạn về sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững c, Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch Vấn đề môi trường tại các khu du lịch được Thanh Hóa quan tâm triển khai thực hiện. Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt và phục vụ cho hoạt động du lịch tại Thanh Hóa cơ bản đáp ứng được khối lượng nước cần thiết. Hoạt động thu gom chất thải rắn ở các khu du lịch được tăng cường triển khai thực hiện và đi vào nề nếp; Cư dân địa phương và khách du lịch tại Thanh Hóa đánh giá chất lượng môi trường tương đối cao. d, Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải. Số lượng và tỉ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, tới nay đã đạt 100%. Vấn đề thu gom rác thải ở các bãi biển đã được cải thiện, song vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Còn tại các khu di tích, việc thu gom, tiêu hủy rác còn chậm, nhất là thời điểm diễn ra các lễ hội. 3.2.3.2. Sự tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch của cộng đồng. Thanh Hóa đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng. Nhìn chung, cộng đồng đã có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch. a, Du khách Ý thức của du khách trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch tương đối cao 15
  18. b, Cư dân địa phương Cư dân địa phương nhìn chung có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điểm đến du lịch. c, Các cơ sở kinh doanh du lịch Ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch của cơ sở kinh doanh du lịch tương đối cao 3.2.4. Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại tại Thanh Hóa 3.2.4.1 Đánh giá thực trạng triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa dựa trên các tiêu chí đánh giá - Đánh giá theo 28 tiêu chí, có 16 chỉ tiêu thể hiện kết quả đạt giới hạn phát triển bền vững, 12 chỉ tiêu thể hiện kết quả chưa đạt giới hạn phát triển bền vững. Tổng hợp đánh giá sự phát triển của ngành du lịch Thanh Hóa theo các tiêu chí phát triển bền vững du lịch đồng thời đối chiếu với kết quả khảo sát thực tế cho thấy, sự phát triển của du lịch tại Thanh Hóa chưa bền vững. 3.2.4.2. Kết quả đạt được trong phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 2015-2019 tăng trưởng doanh thu, tổng lượt khách, phát triển hệ thống đơn vị kinh doanh du lịch liên tục và ổn định. Cơ cấu vốn và tổng lượng vốn đầu tư tương đối cao và phong phú đáp ứng được hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch. Tạo ra trên 30 nghìn việc làm cho lao động tại địa phương, tạo được an sinh xã hội. Đóng góp của du lịch cho xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho được cộng đồng địa phương ghi nhận. Cộng đồng địa phương hài lòng với hoạt động du lịch. 100% các khu, điểm tài nguyên du lịch được quy hoạch theo định hướng phân kỳ đầu tư trước khi triển khai dự án. 100% các điểm, khu du lịch có điểm thu gom, xử lý rác thải. Chất lượng môi trường (nước sạch, không khí, rác thải, tiếng ồn...) tại các khu, điểm du lịch đều trong giới hạn cho phép. Ý thức trong tham gia bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên và phát triển du lịch của cư dân địa phương, khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch được đánh giá chéo tương đối cao. 3.2.4.3. Những hạn chế và nguyên nhân a, Hạn chế về kết cấu hạ tầng b, Hạn chế về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch c, Hạn chế về nguồn lực lao động d, Hạn chế về tổ chức quản lý ngành du lịch e, Hạn chế phát triển sản phầm du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch f, Hạn chế về khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch g, Hạn chế trong việc nâng cao vai trò của cộng đồng trong PTBVDL h, Hạn chế trong áp dụng các ứng dụng công nghệ vào PTBVDL 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch tại Thanh Hóa 3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 3.3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu 16
  19. 3.3.1.2. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu của luận án được tác giả đề xuất như sau: Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố PTBVDL tại Thanh Hóa 3.3.2. Xây dựng phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 3 bước bao gồm: Bảng 3.1: Thiết kế nghiên cứu STT Phương pháp 1 Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ: sử dụng phiếu hỏi 3 Nghiên cứu định lượng chính thức: sử dụng phiếu hỏi 3.3.3. Nghiên cứu định tính 3.3.3.1. Xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng Tác giả tiến hành xây dựng thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng: a, Nhân tố phát triển cơ sở hạ tầng ( 8 biến quan sát) b, Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ( 7 biến quan sát) c, Nhân tố tổ chức quản lý ngành du lịch ( 9 biến quan sát) d, Nhân tố phát triển nguồn nhân lực ( 7 biến quan sát) e, Nhân tố tài nguyên du lịch ( 7 biến quan sát) f, Nhân tố chất lượng dịch vụ du lịch ( 7 biến quan sát) g, Nhân tố sự tham gia của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch ( 6 biến quan sát) h, Các biến phụ thuộc ( 6 biến quan sát) 3.3.3.2. Nội dung nghiên cứu định tính a, Số người chọn để phỏng vấn sâu Số lượng người được chọn để nghiên cứu định tính là 08 người. b, Nội dung tham khảo ý kiến Xác định các nhân tố ảnh hưởng và nội dung các thang đo của từng nhân tố ảnh hưởng đến tới PTBVDL tại Thanh Hóa bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; (3) Tài nguyên du lịch; (4) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; (5) Tổ chức ngành du lịch; (6) Chất lượng dịch vụ du lịch; (7) Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch. 17
  20. c, Tổng hợp ý kiến nhận được từ các chuyên gia Các chuyên gia sẽ được hỏi bằng bảng câu hỏi phỏng vấn định tính với những nội dung liên quan đến mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVDL tại Thanh Hóa. 3.3.4. Nghiên cứu định lượng Bước nghiên cứu định lượng nhằm đạt đến mục tiêu xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch. 3.3.4.1. Thiết kế phiếu điều tra 3.3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi được phân tích bằng công cụ phân tích dữ liệu thống kê SPSS, Smart PLS. Quy trình xử lý và phân tích số liệu được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Làm sạch dữ liệu nhằm loại bỏ những bảng hỏi không hoàn thiện hoặc dữ liệu có lỗi trả lời. Bước 2: Phân tích mô tả cơ cấu của mẫu điều tra. Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha test) với các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến PTBVDL Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá EFA: Bước 5: Phân tích hồi quy các nhân tố Trong luận án này, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích phương trình cấu trúc bình phương tối thiểu riêng phần PLS-SEM (Partial Least Squares – Structural Equation Model) để thực hiện phân tích hồi quy các nhân tố. 3.3.5. Kết quả nghiên cứu sơ bộ 3.3.5.1. Kết quả kiểm định định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đối với biến độc lập Bảng 3.2: Kết quả phân tích độ tin cậy khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Các biến Các biến được STT Nhân tố ảnh hưởng biến ban Cα ban biến còn Cα cuối bị loại lựa chọn đầu đầu lại cùng Phát triển cơ sở HT5, HT6, HT1, HT2, 1 7 .480 4 .876 hạ tầng HT7 HT3, HT4 Phát triển cơ sở vật KT1, KT3,KT5, 2 chất kỹ thuật ngành 7 .653 KT2, KT4 5 .868 KT6, KT7 du lịch Tổ chức quản lý QL1, QL2, QL3,QL4, 3 9 .603 5 .862 ngành du lịch QL5, QL7 QL6,QL8,QL9 Phát triển nguồn NL1, NL2, 4 6 .788 NL4 5 .887 nhân lực NL3, NL5, NL6 Tài nguyên TN1, TN2, 5 7 .746 TN4, TN7 5 .869 du lịch TN3, TN5,TN6 Chất lượng dịch CL1, CL2, CL5, 6 7 .613 CL3, CL4 5 .766 vụ du lịch CL6,CL7 Sự tham gia của CĐ1, CĐ2, 7 4 .766 4 .782 cộng đồng CĐ3, CĐ4 Tổng cộng biến độc lập 47 - - - 33 - (Nguồn: Tác giả xử lý số liệu quả bằng SPSS) 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2