intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Cothumenhmong6 Cothumenhmong6 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu đánh giá được thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO              BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG  THƯƠNG ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ VŨ THỊ NỮ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI  TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại  Mã số: 62.34.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
  2. Hà Nội, 2020
  3. Công trình được hoàn thành tại  Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Hà Thanh Việt 2. GS.TS. Đặng Đình Đào Phản biện 1:  …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Phản biện 2: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Phản biện 3: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại  Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương – Bộ Công thương, 46  Ngô Quyền – Hà Nội vào hồi……. giờ  ……… ngày ………. tháng ……….   năm …………. Có thể tìm hiểu luận án tại:  Thư viện Quốc gia Hà Nội 
  4.   Thư viện Viện NC CL, CS Công thương
  5. 1  PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ  và cũng là tỉnh thuộc  vùng kinh tế  trọng điểm miền Trung, nó được coi như  cửa ngõ của các tỉnh Tây  Nguyên. Thương mại (TM) của Tỉnh giữ  vai trò quan trọng, vừa là một bộ  phận  cấu thành của nền kinh tế đồng thời là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy các ngành kinh tế  phát triển, tác động rất lớn đến sự  phát triển kinh tế  xã hội, giúp nâng cao hiệu   quả  quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, đẩy nhanh quá trình chuyển  đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong hội nhập và phát triển việc  phát triển bền vững thương mại (PTBVTM) trên địa bàn tỉnh có một vai trò đặc  biệt quan trọng đối với các địa phương nói chung và Bình Định nói riêng.   Tuy nhiên, thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định còn tiềm ẩn nhiều  hạn chế  như  tốc độ  tăng trưởng TM chưa đạt được mục tiêu đề  ra; Vấn đề  về  công nghệ  vận chuyển, công nghệ  bảo quản và hệ  thống kho bãi phục vụ  trong  lĩnh vực TM chưa  được chú  trọng và quan tâm  đúng mức, dẫn  đến việc  ảnh   hưởng đến môi trường, xã hội và tốc độ  tăng trưởng của ngành; Việc mở  rộng   xuất khẩu một số sản phẩm đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên  nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường; Tình trạng nhập khẩu  hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn còn khá phổ biến; Việc vi phạm các  nguyên tắc thị trường trong kinh doanh TM như  buôn lậu, gian lận TM, hàng giả,  hàng kém chất lượng và hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm diễn ra thường  xuyên; Việc sản xuất và tiêu thụ  nông, lâm, thủy sản chưa bền vững, giá cả  sản   phẩm nông sản thất thường, chất lượng sản phẩm một số cây trồng, vật nuôi còn  chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường đã tác động đến tăng trưởng của ngành; Hệ  thống mạng lưới kết cấu hạ tầng TM phát triển chậm, công tác xúc tiến TM thị  trường nội địa chưa được đổi mới. Nếu không đánh giá đúng thực trạng và có những giải pháp cụ  thể, sẽ  làm   cho TM phát triển không bền vững,  ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội và môi  trường của tỉnh Bình Định. Hơn nữa, việc hoàn thiện, phát triển những lý thuyết,  lý luận về  PTBVTM của địa phương cấp tỉnh thì có vai trò quan trọng trong phát  triển bền vững kinh tế của địa phương và vùng kinh tế. Vì thế, việc nghiên cứu   đề  tài “Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định” thật sự  cần thiết, vừa bổ  sung một số  lý luận trong phát triển bền vững kinh tế  của địa   phương, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Định. 2. Đóng góp mới của luận án Luận án bổ  sung và làm sâu sắc thêm các nội dung về  phát triển bền vững  thương mại trong phát triển bền vững kinh tế của địa phương và vùng kinh tế.  Luận án khẳng định phát triển bền vững thương mại thực chất là quá trình 
  6. 2  phát triển bền vững các hoạt động thương mại của địa phương hay là xanh hóa  các hoạt động thương mại trên địa bàn Tỉnh; Luận  án làm rõ hơn việc kiến tạo môi trường cho phát triển bền vững   thương mại của địa phương thông qua các yếu tố cơ bản như  chính sách, cơ sở hạ   tầng, doanh nghiệp và nguồn nhân lực. Luận án đề xuất một số quan điểm cụ  thể  về phát triển bền vững thương   mại thông qua các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn;  Luận  án  đề  xuất  một  số  giải pháp có tính khả  thi phát triển  bền vững  thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 3. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận án bao gồm 4 chương, cụ  thể như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên cứu về  phát triển bền   vững thương mại trên địa bàn tỉnh Chương 2. Những vấn đề  lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về  phát triển   bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh  Chương 3. Thực trạng phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình  Định Chương 4. Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững thương mại trên  địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. _______________________________ CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ  PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước   thì mỗi công trình nghiên cứu đều có đóng góp tích cực ở các góc độ tiếp cận khác   nhau. Có thể thấy rằng có nhiều nghiên cứu về phát triển thương mại, phát triển  bền vững nói chung, hay phát triển bền vững xuất nhập khẩu và phát triển bền  vững trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoài nước. Nhưng có rất ít nghiên  cứu về phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với tỉnh  ven biển như Bình Định. Bình Định có kinh tế biển, gần với đường hàng hải quốc  tế  và là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thương mại. Song để  phát triển bền  vững thương mại, xanh hóa các hoạt động thương mại cần có những nghiên cứu   chuyên sâu, gắn với đặc thù của địa phương Bình Định, đồng thời tiếp cận góc độ  phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì thế, việc nghiên  
  7. 3  cứu đề tài “Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định” phù hợp  với thực tiễn, gắn với 3 trụ  cột trong phát triển bền vững, đáp  ứng yêu cầu đổi   mới và xanh hóa lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn  phát triển mới. 1.2. Hướng nghiên cứu của luận án 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá được thực trạng và đề  xuất giải   pháp phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định. Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của đề tài là:  ­ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về PTBVTM trên địa bàn tỉnh. ­ Nhận diện các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự PTBVTM trên địa bàn tỉnh  Bình Định ­ Phân tích thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2010 đến  2018 và những vấn đề đặt ra. ­ Đánh giá cơ  hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong PTBVTM trên   địa bàn tỉnh Bình Định. Từ  đó, đề  xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp  PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định trong bối cảnh hội nhập và phát triển. 1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về  PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định. Phạm vi nội dung: Tiếp cận nghiên cứu về  thương mại hàng hóa ở  tầm vĩ  mô cấp tỉnh bao gồm TM trong nước và TM quốc tế của tỉnh Bình Định, trọng tâm  là đi sâu vào nghiên cứu PTBVTM trên góc độ tiếp cận của Ủy ban thế giới về môi  trường và phát triển hay chương trình nghị sự 21 với 3 trụ cột cơ bản đó là kinh tế,   xã hội và môi trường. Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu TM vĩ mô trên địa bàn Bình Định. Phạm vi thời gian:  Nghiên cứu thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình  Định   trong   giai   đoạn   2010­2018.   Đề   xuất   các   giải   pháp   và   kiến   nghị   nhằm  PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu định tính:  Phương pháp thu thập dữ  liệu trong  nghiên cứu định tính là phương pháp quan sát và phương pháp đánh giá theo tính   quy luật chung của sự phát triển.  Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thu thập dữ  liệu trong  nghiên cứu định lượng là phương pháp kết hợp tính toán tổng hợp số liệu thứ cấp  
  8. 4  và phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định. Các   phương   pháp   nghiên   cứu   khác:  Phương   pháp   phân   tích   thống   kê,  phương pháp mô tả, phương pháp so sánh đối chiếu,… để  phân tích đánh giá các  nội dung nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng. CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN  VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1. Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển bền vững thương mại 2.1.1. Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững 2.1.1.1. Khái niệm về phát triển Phát triển là sự  tăng thêm về  quy mô, gia tăng tốc độ  và nâng cao chất   lượng. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh   tế và được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp   một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi   quốc gia.  Tuy nhiên, khi sự  phát triển kinh tế  của nhiều nước trên thế  giới đã đạt  ở  một mức độ khá cao, người ta bắt đầu lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự phát  triển nhanh đến tương lai con người. Vì thế  mà vấn đề  phát triển một cách bền  vững được đặt ra và dẫn đến sự ra đời của quan niệm “Phát triển bền vững”. 2.1.1.2. Khái quát về phát triển bền vững Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về  khái niệm phát triển bền vững,   song định nghĩa được thừa nhận rộng rãi nhất và cũng được trích dẫn nhiều nhất  là của Uỷ  ban thế  giới về  Môi trường và Phát triển:   Phát triển bền vững là sự   phát triển nhằm thỏa mãn được các nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn   hại đến khả  năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của   họ.  Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất một định nghĩa cụ thể  về  “Phát triển bền vững”, đó là: Quá trình phát triển có sự  kết hợp chặt chẽ, hợp   lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự  phát triển đó là phát triển kinh tế, phát triển xã   hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng   không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. 2.1.2. Phát triển bền vững thương mại Phát triển bền vững TM trên địa bàn tỉnh đang có nhiều quan điểm khác nhau,  do xuất phát từ góc độ tiếp cận vấn đề nghiên cứu khác nhau của từng tác giả. Tác  giả đề xuất khái niệm về PTBVTM từ góc độ  tiếp cận PTBVTM theo quan điểm  phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc  hay chương trình nghị  sự  21  như  sau:  “PTBVTM tỉnh là sự phát triển TM mà trong đó các hoạt động TM trên địa bàn tỉnh  
  9. 5  phải đảm bảo sự hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển đó là kinh tế, xã hội và môi   trường”. 2.2. Nội dung PTBVTM trên địa bàn tỉnh và hệ thống tiêu chí đánh giá 2.2.1. Nội dung phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Thứ nhất, các hoạt động kinh doanh TM trên địa bàn tỉnh có khả năng chống  chọi và có khả năng chịu đựng cao trước các hiện tượng bất thường từ môi trường  bên ngoài và thương mại có tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.  Thứ  hai, TM trên địa bàn tỉnh có khả  năng nâng cao chất lượng cuộc sống,  giúp người dân có cơ  hội tiếp cận các dịch vụ  phân phối hàng hoá, bảo đảm an  sinh xã hội và nâng cao thu nhập, mức hưởng thụ của người lao động. Bên cạnh   đó, TM góp phần bảo đảm sự  công bằng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư,  ở  các   vùng miền. Thứ ba, các hoạt động kinh doanh TM trên địa bàn tỉnh có khả  năng bảo vệ  và nâng cao chất lượng môi trường, có nghĩa là các hoạt động kinh doanh TM khai  thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên trong gia công chế biến hàng hóa, hạn  chế lượng phát thải (rắn, lỏng, khí…) vào môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,   hạn chế các tác nhân gây nên biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng. 2.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá PTBVTM trên địa bàn tỉnh 2.2.2.1. Nhóm các tiêu chí đánh giá mức độ PTBVTM về kinh tế ­ Tốc độ  tăng trưởng tổng mức bán lẻ  hàng hóa và doanh thu dịch vụ  tiêu  dùng ­ Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa  ­ Giá trị gia tăng từ các hoạt động TM trên địa bàn ­ Tỷ lệ đóng góp của thương mại trong GRDP của kinh tế địa phương 2.2.2.2. Nhóm các tiêu chí đánh giá mức độ PTBVTM về xã hội ­ Số  lượng lao động được thu hút và thu nhập bình quân của người lao động   trong ngành TM trên địa bàn tỉnh  ­ Mức độ  lan tỏa thương mại và tuân thủ  quy tắc thị  trường trong các hoạt  động kinh doanh thương mại ­ Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động TM 2.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ PTBVTM về môi trường ­ Rác thải từ  các hoạt động thương mại và tỷ  lệ  rác thải thương mại được  thu gom và xử lý trên địa bàn tỉnh ­ Logistics xanh trong thương mại của tỉnh
  10. 6  2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVTM trên địa bàn tỉnh ­ Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại ­ Cơ sở hạ tầng thương mại ­ Hệ thống các doanh nghiệp thương mại ­ Thị trường thương mại ­ Nguồn nhân lực thương mại 2.4. Kinh nghiệm về PTBVTM trong nước, quốc tế và bài học kinh nghiệm   đối với tỉnh Bình Định 2.4.1. Kinh nghiệm PTBVTM của một số địa phương ở các nước trên thế giới ­ Kinh nghiệm PTBVTM của Thượng Hải (Trung Quốc)  ­ Kinh nghiệm PTBVTM của Orchard Road (Singapore) ­ Kinh nghiệm PTBVTM của Bremen (Đức) 2.4.2. Kinh nghiệm PTBVTM của các địa phương trong nước ­ Kinh nghiệm PTBVTM của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ­ Kinh nghiệm PTBVTM của Đà Nẵng ­ Kinh nghiệm PTBVTM của Thừa Thiên Huế 2.4.3. Bài học về PTBVTM đối với tỉnh Bình Định ­ Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau,  tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động;  ­ Hiện đại hoá kết cấu hạ  tầng TM, chú trọng xây dựng và phát triển hệ  thống kết cấu hạ tầng TM hiện đại;  ­ Kết nối và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng GTVT đường bộ, đường sắt, 
  11. 7  đường biển và đường hàng không. Đặc biệt, chú trọng vào xây dựng và phát triển  hệ thống cảng biển Quy Nhơn;  ­ Phát triển nguồn nhân lực TM có chất lượng cao;  ­ Cần có quy hoạch tổng thể tầm nhìn dài hạn và triển khai đồng bộ việc xây  dựng quy hoạch PTBVTM.  ­ Hoàn thiện thể chế quản lý của địa phương về phát triển bền vững TM;  ­ Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và tập trung vào xuất khẩu những sản  phẩm là thế mạnh của Tỉnh.  ­ Tăng cường học tập kinh nghiệm trong phát triển bền vững thương mại  của các nước có nền thương mại, logistics phát triển.  ­ Phát triển bền vững TM thông qua phát triển các mô hình tổ chức lưu thông  phù hợp theo từng thị trường ngành hàng. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI  TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1.  Đặc điểm tự  nhiên, kinh tế  ­ xã hội của tỉnh Bình Định có  ảnh hưởng   đến quá trình phát triển thương mại trên địa bàn 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế ­ xã hội của tỉnh Bình Định  Tỉnh Bình Định thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm  ở phía Nam   của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Bình Định nằm trung tâm trên các tuyến   giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung  và của cả 4 tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Việt, đường hàng không nội địa và  đường biển. Bình Định gần đường hàng hải quốc tế, là của ngõ ra biển gần và  thuận lợi của Tây nguyên, các nước trong Tiểu khu vực Mê Kông mở  rộng, đặc   biệt là với các nước Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan thông qua   cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19. Bình Định có vị trí địa lý như vậy nên   tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế  nói chung và phát triển bền  vững TM nói riêng.  Bình Định đã thực hiện hoàn thành phần lớn các mục tiêu về kế hoạch phát  triển kinh tế ­ xã hội đã đề ra. An sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng – an ninh   được củng cố, các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, việc làm và thu nhập của   người dân được cải thiện, và đời sống nhân dân cơ  bản được ổn định là tiền đề  quan trọng cho sự phát triển bền vững thương mại.  3.1.2. Quá trình phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định Trải qua nhiều mốc lịch sử  đánh dấu bước ngoặt của sự  phát triển bền  vững TM thì hoạt động TM trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày càng được xanh hóa,   phát triển cả  về  chiều rộng và chiều sâu, chất lượng phục vụ  người tiêu dùng  ngày càng được chú trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội  có xu hướng tăng qua các năm, tốc độ  tăng trưởng bình quân về  tổng mức bán lẻ 
  12. 8  hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 25,4%/năm. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu   bình quân mỗi năm tăng 40,1 triệu USD/năm và cán cân TM của Bình Định luôn  trong tình trạng xuất siêu. Kết quả  hoạt động thương mại được thể  hiện qua   Bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả hoạt động thương mại Bình Định giai đoạn 2000 ­ 2018 Đơn vị  Năm  Năm  Năm  Năm  Năm  tính 2000 2005 2010 2015 2018 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và  Tỷ đồng 4.425 7.968 22.525 46.922 65.088 doanh thu dịch vụ tiêu dùng Xuất khẩu hàng hóa Triệu USD 103,9 214,9 427,2 702,1 825,6 Nhập khẩu hàng hóa Triệu USD 74,9 112,1 161,7 279,9 375,0 Cán cân TM Triệu USD 29 102,8 265,5 422,2 450,6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2005, 2016, 2017 và 2018 3.2. Phân tích thực trạng phát triển bền vững thương mại  trên địa bàn tỉnh  Bình Định giai đoạn 2010­2018 3.2.1. Thực trạng PTBVTM thông qua thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trên   địa bàn tỉnh Bình Định 3.2.1.1. Tính ổn định và phát triển tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ   tiêu dùng qua các năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 ước tính  đạt 65.088 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm trước. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng  bình quân năm giai đoạn 2011­2015 đạt 15,8%, giảm 7,3% so với giai đoạn 2006­ 2010 và giảm 6,2% so với mục tiêu đề ra (22%).  Xét riêng tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành thì có xu hướng liên  tục   tăng   qua   các   năm,   tốc   độ   tăng   trưởng   bình   quân   giai   đoạn   2001­2005   đạt  12,3%/năm,   giai   đoạn   2006   ­   2010   đạt   23,1%/năm,   giai   đoạn   2011­2015   đạt  13,02%/năm. Như vây, tổng mức bán lẻ hàng hóa có xu hướng tăng nhưng tốc độ  tăng lại có xu hướng giảm. Năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường là  18595 tỷ đồng, và tăng 25,75% vào năm 2011, tuy nhiên 5 năm sau đó tốc độ  tăng  có xu hướng giảm và đạt khoảng 38395 tỷ  đồng năm 2015. Năm 2018, tổng mức  bán lẻ hàng hóa trên thị trường ước tính đạt 53.335 tỷ đồng. 3.2.1.2. Phát triển bền vững hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa a. Hoạt động xuất khẩu Tổng trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh có xu hướng tăng qua các năm,  cụ  thể  năm 2010 là kim ngạch xuất khẩu (KNXK) là 427,2 triệu USD, năm 2011  tăng lên tới 488 triệu USD và đạt 573,8 triệu USD vào năm 2012. Những năm tiếp  
  13. 9  theo tốc độ tăng có xu hướng giảm và tổng trị giá hàng xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh   năm 2017 đạt khoảng 725 triệu USD. Như vậy, mặc dù tổng KNXK tăng qua các  năm, nhưng tốc độ  tăng không cao và không đạt được mục tiêu mà Tỉnh đặt ra.  Tuy nhiên, năm 2018 hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng  và đạt được kế hoạch đề  ra, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 825,6 triệu USD, đạt   100% so với kế hoạch năm và tăng 13,9% so với năm 2017.  b. Hoạt động nhập khẩu Tổng trị  giá hàng nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh có xu hướng biến động tăng  giảm qua các năm. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) toàn tỉnh  ước thực   hiện 361,6 triệu USD, tăng 13,4% so với năm 2017, đạt 113% kế  hoạch năm.  KNNK có tốc độ tăng trưởng thấp, chậm do hoạt động sản xuất, chế biến một số  ngành hàng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu chững lại và các   doanh nghiệp có sự thay đổi nhu cầu sử dụng nguyên liệu và cơ cấu nguồn nguyên  liệu thay thế. c. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Bảng 3.9. Cán cân TM và tốc độ tăng trưởng KNXK, nhập khẩu hàng hóa trên   địa bàn tỉnh Bình Định Đơn  Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 vị Triệ KNXK u  346,2 427,2 488,0 573,8 588,9 634,7 702,1 703,1 724,7 825,6 USD Triệ KNNK u  155,8 161,7 154,5 190,9 176,9 260,4 279,9 283 318,9 375,0 USD Triệ Cán cân TM u  190,4 265,5 333,5 382,9 412 374,3 422,2 420,1 405,8 450,6 USD Tốc độ  % 23,40 14,23 17,58 2,63 7,78 10,62 0,14 3,07 13,92 tăng KNXK Tốc độ  % 3,79 ­4,45 23,56 ­7,33 47,20 7,49 1,11 12,69 17,59 tăng KNNK  Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015,2016, 2017 và 2018 và xử lý   của tác giả Nhìn chung, KNXK nhiều năm tuy không đạt theo chỉ  tiêu kế  hoạch đề  ra  nhưng đều có sự tăng trưởng so với năm trước, đồng thời hoạt động ngoại thương  của Bình Định luôn đạt thặng dư cán cân TM, năm 2018 với mức xuất siêu khoảng  
  14. 10  450,6 triệu USD, đây là điểm sáng trong hoạt động XNK của Tỉnh.  3.2.1.3. Giá trị gia tăng (VA) trong thương mại hàng hóa địa phương Bảng 3.10. Giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn   tỉnh Bình Định Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 VA Tỷ  3251 2521 4594,5 5258,3 5959,2 5062,6 5619,5 5848,6 6597,7 đồng Tốc độ  Tỷ  ­730 2073,5 663,8 700,9 ­896,6 556,9 229,1 749,1 tăng VA đồng Tốc độ  % ­22,45 82,25 14,45 13,33 ­15,05 11,00 4,08 12,8 tăng VA Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định năm 2013, 2015,2016, 2017 và   2018 và xử lý của tác giả Như vậy, trong giai đoạn 2010 – 2018 giá trị  gia tăng của TM hàng hóa trên  địa bàn Tỉnh biến động không  ổn định, giá trị  thấp nhất là năm 2011 đạt 2521 tỷ  đồng và giá trị cao nhất là năm 2018 với 6597,7 tỷ đồng. 3.2.1.4. Đóng góp của thương mại hàng hóa trong GRDP của Tỉnh Trong cơ  cấu GRDP của Tỉnh thì ngành dịch vụ  vẫn chiếm tỷ  trọng cao  nhất, giao động từ 37,3 – 41,1 % tổng GRDP của Tỉnh trong giai đoạn 2010 – 2018  và TM hàng hóa chiếm tỷ  trọng khoảng từ  25 – 31% trong ngành dịch vụ, riêng   năm 2011 chỉ chiếm khoảng 18%. Mức độ đóng góp của TM hàng hóa trong GRDP   của Tỉnh biến động tăng giảm không  ổn định trong giai đoạn 2010 – 2018, thấp  nhất là năm 2011, cao nhất là năm 2013, 2014 và trung bình mỗi năm đóng góp cho  GRDP của tỉnh là 10,1%.  3.2.2. Phát triển bền vững TM thông qua việc giải quyết các vấn đề về xã hội 3.2.2.1. Tổng mức thu hút lao động  và thu nhập bình quân của người lao động   trong ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định Tổng số lao động trong các doanh nghiệp thương mại (DNTM) hàng hóa trên  địa bàn Tỉnh có xu hướng tăng qua các năm, tính đến năm 2017, số lượng lao động  trong các DNTM hàng hóa đạt  13.877 lao động, tăng 259 lao động so với 2016.   Ngoài số lao động trong các DNTM thì có một lực lượng lao động rất lớn, đó là lao  động trong các cơ sở kinh tế cá thể. Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá  thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong hoạt động TM hàng hóa chiếm khoảng  34­36 % so với tổng số  lượng lao động trong các cơ  sở  kinh tế  cá thể  phi nông,  lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn Tỉnh và có xu hướng biến động không ổn định   qua các năm.  
  15. 11  Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của lao động trong các DN nói chung của  tỉnh Bình Định và của lao động trong các DNTM hàng hóa đều có xu hướng tăng.   Thu nhập bình quân của lao động trong các DN nói chung của tỉnh Bình Định tăng  từ 30,9 triệu đồng/lao động năm 2010 tới 64,42 triệu đồng/lao động năm 2017. Bên   cạnh đó, thu nhập bình quân của lao động trong các DNTM hàng hóa cũng có xu  hướng biến động không ổn định, năm 2017 đạt 54,8 triệu đồng.  3.2.2.2. Mức độ lan tỏa thương mại và tuân thủ quy tắc thị trường trong các hoạt   động kinh doanh TM a. Mức độ lan tỏa thương mại  Đầu tiên, mức độ  lan tỏa trong TM thể  hiện thông qua sự  phát triển mạng  lưới kinh doanh TM, hệ  thống phân phối đến các địa bàn.   Thông qua hệ  thống  mạng lưới phân phối thương mại thì có thể  thấy mức độ  phân phối giữa các địa  bàn không đồng đều, người tiêu dùng của một số  huyện trên địa bàn tỉnh Bình  Định, đặc biệt là các huyện miền núi như  Vân Canh, An Lão và Vĩnh Thạnh thì  mức độ tiếp cận với hàng hóa thì khó khăn hơn nhiều so với các huyện còn lại.  Thứ  hai, việc nâng cao mức hưởng thụ  cho người tiêu dùng, đặc biệt là  người tiêu dùng ở vùng sâu vùng xa thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại  trên địa bàn tỉnh Bình Định. Việc nâng cao mức độ hưởng thụ cho người tiêu dùng  còn tương đối hạn chế và không đồng đều giữa các khu vực, đặc biệt là khu vực  vùng sâu vùng xa. Người tiêu dùng ở vùng sâu vùng xa ít có cơ hội được tiếp cận   với các các hoạt động khuyến mãi và hoạt động hội chợ  triển lãm thương mại,  phiên chợ  hàng Việt hơn so với người tiêu dùng  ở  thành phố, thị  trấn hay thị  xã.  Bên cạnh đó, số lượng các hoạt động xúc tiến thương mại ở các khu vực miền núi   còn khá ít nên mức độ lan tỏa thương mại còn chưa cao. b. Việc tuân thủ quy tắc thị trường trong các hoạt động kinh doanh TM Thực trạng việc tuân thủ các nguyên tắc thị trường trong kinh doanh trên địa  bàn thì còn nhiều hạn chế. Việc buôn lậu, gian lận TM, hàng giả, hàng kém chất  lượng và hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm còn diễn biến khá phức tạp.  Nhìn chung, tổng số  vụ  vi phạm quy tắc thị  trường trên địa bàn tỉnh Bình Định  biến động qua các năm, tỷ lệ vi phạm cao nhất là 2013 với trên 96% vụ  vi phạm  trên tổng số  vụ  kiểm tra. Mặc dù, số  vụ  vi phạm quy tắc thị  trường  đang có xu  hướng giảm song vẫn tiềm  ẩn nhiều nguy cơ  và diễn biến phức tạp cả  về  quy   mô, tính chất và phạm vi. 3.2.2.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động TM Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với các hoạt động  TM trên địa  bàn tỉnh Bình Định chưa cao, đa phần mức độ  hài lòng của KH ở  mức trung bình  khá. Điều này cũng phản ánh một phần sự phát triển chưa bền vững trong TM.
  16. 12  3.2.3. Phát triển bền vững thương mại  về môi trường thông qua xanh hóa các   hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 3.2.3.1. Rác thải thương mại và tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý trên địa bàn  tỉnh Thực trạng thu gom và xử lý rác thải thương mại Những tác động đến môi trường trong hoạt động TM trên địa bàn Tỉnh chủ  yếu là từ  hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa và hoạt động của các loại   hình tổ  chức TM như  chợ, cửa hàng, siêu thị, trung tâm bán buôn, trung tâm mua   sắm,... Trong đó, tác động làm ô nhiễm môi trường từ  các loại hình TM, đặc biệt  là từ mạng lưới chợ đang là vấn đề cấp thiết cần giải quyết. Mạng lưới chợ hiện   nay còn nhiều chợ  tạm, chợ  cóc, nhiều trong số  chúng đang bị  xuống cấp và các   yêu cầu về vệ sinh môi trường chợ chưa được đảm bảo. Khối lượng chất thải rắn  trong TM khá lớn và việc xử lý chất thải trong TM như việc thu gom, vận chuyển,   xử lý, tái chế rác thải rắn trong hoạt động TM còn nhiều hạn chế.  Công tác quản lý về rác thải rắn thương mại Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định, chính sách  trong công tác quản lý về  rác thải rắn TM  vẫn  chưa được chú trọng; Hệ  thống  quản lý nhà nước ở các cấp cơ sở chưa đủ về số lượng và năng lực quản lý. Việc  thu gom rác thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công, thiếu sự đầu tư thỏa đáng và  lâu dài đối với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại, xây dựng các bãi  chôn lấp đúng quy cách và các công nghệ xử lý chất thải.  Chất thải lỏng và chất thải khí trong thương mại Những tác động đến môi trường trong hoạt động TM trên địa bàn Tỉnh chủ  yếu là từ hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa, đặc biệt là chất thải lỏng   và chất thải  khí  phát  ra từ  các phương tiện vận tải. Vẫn còn một lượng lớn  phương tiện lưu thông quá cũ, hệ  thống thải không đạt yêu cầu   là một nguyên  nhân làm gia tăng ô nhiễm môi trường không khí.  Ngoài ra, các hoạt động giao  thông vận tải sông, vận tải biển và vận hành cảng biển gần đây tăng mạnh, gây ra  nguy cơ ô nhiễm chất lượng nước biển ven bờ. 3.2.3.2. Logistics xanh trong thương mại trên địa bàn Tỉnh  Hoạt động vận tải bên ngoài Hàng hoá được vận chuyển trên địa bàn Tỉnh chủ yếu thông qua đường bộ,   đường sông và đường biển. Khối lượng hàng hoá vận chuyển trên địa bàn Tỉnh  qua các năm có xu hướng tăng, từ  9047 nghìn tấn năm 2010 tăng đến 20035 nghìn   tấn năm 2018. Việc tăng khối lượng vận tải sẽ làm tăng quãng đường vận chuyển   của các phương tiện vận tải, từ đó dẫn đến tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ và tăng  ô nhiễm môi trường. Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh  
  17. 13  Bình Định tập trung tại các nút giao thông đô thị  và một số  điểm sản xuất tập  trung, làng nghề.  Hiệu quả vận tải hàng hóa Ngoài  việc nghiên cứu giảm khối lượng vận tải bên ngoài thì việc phân bổ  hiệu quả hàng hóa có thể góp phần quan trọng làm giảm tắc nghẽn giao thông, giảm   ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí. Hiện nay, dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh   Bình Định nhìn chung còn tiềm ẩn nhiều hạn chế. Sự phân tán của các đơn hàng nhỏ  dẫn đến việc sử dụng các phương tiện vận tải kém hiệu quả và làm gia tăng các chi  phí kinh tế cũng như chi phí môi trường. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ các DN  logistics chưa thật sự hiệu quả và tiềm ẩn nhiều hạn chế. Logistics ngược Vấn đề tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong hoạt động TM tại Bình Định  được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và   mang tính tự  phát.  Việc thu  gom phế liệu  ở mọi ngả đường, phố  xá đã góp một phần thu dọn chất thải,  bảo  vệ môi trường trong việc xử lý rác vô cơ, làm cho hạt nhựa quay vòng tạo ra sản  phẩm có ích cho xã hội. Tuy nhiên, việc xử lý, tái sinh nó qua cách thủ công thì lại  gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe của công nhân tham gia vào   quá trình tái chế. Ngoài  ra, dòng logistics ngược  được hình thành do  việc  thu hồi các sản  phẩm không bán được để  nâng cấp, thu hồi các sản phẩm có khuyết tật để  sửa  chữa, thu hồi sản phẩm đã sử  dụng để  tháo dỡ  và tái sử  dụng một phần  hay thu  hồi và tái sử dụng bao bì. Trên địa bàn tỉnh Bình Định, hoạt động thu hồi này chưa  được chú trọng. Hầu hết việc thu hồi các sản phẩm bị lỗi hay hết hạn đều do các  đơn vị kinh doanh TM hay khách hàng gửi trả lại trực tiếp nơi sản xuất. Thời gian   xử lý đối với hàng trả lại thường kéo dài và tốn nhiều chi phí vận chuyển. Ngoài ra, để  đánh giá thực trạng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Bình  Định, tác giả  đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá về  thực trạng phát triển bền vững  thương mại theo 3 trụ cột (Kinh tế, xã hội và môi trường) của các nhà quản lý trên   địa bàn tỉnh Bình Định, kết quả là các nhà quản lý đánh giá mức độ phát triển TM  trên 3 trụ  cột kinh tế, xã hội và môi trường đều trên mức trung bình, tuy nhiên  điểm đánh giá tương đối thấp. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng đánh giá chung  về về thực trạng phát triển TM Bình Định, kết quả cho thấy chỉ khoảng 16% các   nhà quản lý cho rằng TM Bình Định phát triển bền vững, còn lại đa số  (khoảng   84%) các nhà quản lý được hỏi đều cho rằng TM Bình Định phát triển thiếu bền  vững. Cũng theo ý kiến của các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định, thực trạng  TM trên địa bàn tỉnh Bình Định phát triển thiếu bền vững là do 6 nguyên nhân cơ  bản. 3.3. Đánh giá các nhân tố   ảnh hưởng đến phát triển bền vững thương mại  trên địa bàn Bình Định 
  18. 14  3.3.1. Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại Chính phủ cũng như Bình Định đã có nhiều văn bản nhằm định hướng, điều  hành và hỗ  trợ  phát triển TM. Tuy nhiên, các văn bản triển khai còn khá chậm,   thiếu tính thời sự và còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Việc quy hoạch   kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ cho TM không đồng bộ, chưa đáp ứng  được tối đa nhu cầu của thị trường.  3.3.2. Cơ sở hạ tầng thương mại Tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng TM chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Định đã   đáp  ứng được tương đối nhu cầu giao thương, trao đổi, mua bán hàng hoá phù hợp  với trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, đối với một số  kết cấu hạ tầng TM làm hạt nhân liên kết với các vùng phụ cận và tạo điều kiện để  phát triển kinh tế và TM tuyến hành lang kinh tế Đông ­ Tây thì chưa được đầu tư.   Bên cạnh đó,  cơ  sở  hạ  tầng TM trên địa bàn Tỉnh như  hệ  thống kho bãi và hệ  thống chợ còn tồn tại nhiều bất cập, phương tiện vận chuyển còn lạc hậu, sự kết  nối hệ  thống giao thông còn hạn chế, chính vì vậy làm cho sự  PTBVTM trên địa   bàn Tỉnh gặp nhiều khó khăn. 3.3.3. Hệ thống các doanh nghiệp thương mại Thứ nhất là số lượng của các chủ thể tham gia kinh doanh. Số lượng doanh  nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM hàng hóa nhìn chung có xu hướng gia tăng qua   các năm từ  1112 doanh nghiệp năm 2010 đến 1770 doanh nghiệp năm 2017. Trong   đó các doanh nghiệp bán buôn trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm   tỷ  trọng lớn nhất, năm 2017 chiếm khoảng 64% trong tổng số các DN hoạt động  trong lĩnh vực TM hàng hóa. Bên cạnh đó, số cơ sở kinh tế cá thể trong hoạt động TM hàng hóa giai đoạn   2010 ­ 2018 có xu hướng tăng qua các năm, ngoại trừ năm 2017 và chiếm tỷ trọng  không nhỏ  khoảng gần 45% so với tổng   số  cơ  sở  kinh tế  cá thể  phi nông, lâm  nghiệp và thủy sản  của toàn Tỉnh. Năm 2018 đạt  44183 cơ  sở  kinh tế  cá thể,  chiếm tỷ  trọng khoảng 44,87% so với tổng   cơ  sở  kinh tế  cá thể  phi nông, lâm  nghiệp và thủy sản của toàn Tỉnh. Thứ  hai là về  năng lực của  các DNTM, đặc biệt là quy mô nguồn vốn và  doanh thu thuần của các DNTM hàng hóa tỉnh Bình Định. Vốn KD bình quân của  các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Định có xu hướng tăng qua các năm, ngoại trừ  năm 2014 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2013. Bên cạnh đó, doanh thu thuần   của các DNTM hàng hóa cũng có xu hướng gia tăng, tốc độ  tăng bình quân trong   giai đoạn 2010 – 2016 là tăng khoảng 6000 tỷ  đồng mỗi năm, tính đến năm 2017   thì tổng doanh thu thuần của các DNTM hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định giảm  mạnh và đạt 41.538 tỷ  đồng. Mặt khác,  tỷ  suất doanh thu thuần trên vốn kinh  doanh của các DNTM trên địa bàn Tỉnh cũng biến động tăng giảm không đồng đều   qua các năm. 
  19. 15  3.3.4. Thị trường thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định Hoạt động kinh doanh TM trên địa bàn tỉnh Bình Định tương đối ổn định và  duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tuy nhiên, do sự biến động của nền kinh tế  nên sức mua của người tiêu dùng trong và ngoài nước còn hạn chế  và không  ổn  định. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp hàng hóa sản xuất chưa bám sát vào nhu cầu  thực tế, chưa có sự  liên kết chặt chẽ  giữa sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là trong  lĩnh vực nông sản, dẫn đến tình trạng giá cả  hàng hóa không ổn định. Tình trạng  buôn lậu, gian lận TM, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm  bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe con người và môi trường vẫn còn lưu thông trên  thị trường. Chính vì thị trường TM trên địa bàn thiếu tính ổn định và còn nhiều hạn  chế nên làm cho sự PTBVTM gặp nhiều khó khăn. 3.3.5. Nguồn nhân lực thương mại Thứ  nhất, tổng số  lao động trong các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng   như tổng số lượng lao động trong các DNTM hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định  có xu hướng tăng qua các năm. Tính đến năm 2017, số  lượng lao động trong các  DNTM hàng hóa đạt 13.877 lao động. Mặt khác tỷ trọng lao động trong các DNTM  hàng hóa không biến động nhiều qua các năm, giao động từ khoảng 9,45– 11,05 %   so với tổng số  lao động trong các DN của Tỉnh. Bên cạnh đó, số  lượng lao động  trong các cơ  sở  kinh tế cá thể  phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong hoạt động   TM hàng hóa chiếm khoảng 34­37% so với tổng số lượng lao động trong các cơ sở  kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh và nó có xu hướng  tăng giảm không  ổn định qua các năm,  năm 2018 số  lao động đạt 57.393 người.  Thứ  hai, năng suất lao động  TM  trên địa bàn tỉnh Bình Định có xu hướng biến  động không ổn định, thể hiện sự phát triển thiếu bền vững trong thương mại.  Ngoài ra, các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVTM của tỉnh Bình Định được  các nhà quản lý đánh giá ở mức trung bình khá. 3.4. Đánh giá chung về  thực trạng phát triển bền vững thương mại  trên địa  bàn tỉnh Bình Định  3.4.1. Những kết quả, thành tựu đạt được Thứ nhất, PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thu được những kết quả  tích cực, các hoạt động TM nội địa và xuất nhập khẩu phát triển ổn định liên tục  qua nhiều năm.  Thứ   hai,  để  đưa  các   hoạt   động  TM  trên  địa  bàn  Tỉnh  thành  quy  tắc   thị  trường, công tác chống buôn lậu, gian lận TM, hàng giả, hàng kém chất lượng và  hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm đã được tăng cường trên địa bàn Tỉnh.  Thứ ba, nhằm đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước địa phương và GRDP  của tỉnh, giá trị gia tăng trong TM địa phương nhiều năm qua nhìn chung đạt mức cao  hơn một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
  20. 16  Thứ  tư,  công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại đã   được các cấp quản lý nhà nước xây dựng và triển khai tương đối đồng bộ trên địa   bàn tỉnh Bình Định.  Thứ  năm, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả  kinh doanh TM, giảm chi phí  logistics thì cơ  sở  hạ  tầng của Tỉnh đã có những bước phát triển nhất định, từng   bước đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động thương mại.  Thứ  sáu, số  lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TM hàng hóa và  số cơ sở kinh tế cá thể  trong hoạt động TM hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng  về số lượng và năng lực kinh doanh.  Cuối cùng, số lượng lao động thu hút làm việc trong các DNTM hàng hóa và  số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản  trong hoạt động TM hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng. 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, cơ sở hạ tầng TM và logistics còn yếu, chưa kết nối liên hoàn và  phát triển đồng bộ. Nguyên nhân là do nguồn vốn của địa phương còn hạn chế và  chưa có sự đầu tư đối với một số kết cấu hạ tầng TM làm hạt nhân liên kết với các   vùng phụ cận. Thứ hai, môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại còn nhiều hạn  chế. Nguyên nhân là do các văn bản triển khai còn khá chậm, thiếu tính thời sự,   còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện và việc quy hoạch kết cấu hạ tầng  giao thông vận tải phục vụ cho TM không đồng bộ. Thứ ba, nguồn nhân lực chuyên môn hóa thương mại đang thiếu và hiệu quả  làm việc không cao. Nguyên nhân là do nguồn nhân lực thương mại được đào tạo   đúng chuyên ngành còn khá ít và kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh chuyên  nghiệp cũng như năng lực quản lý của nguồn nhân lực TM hiện tại còn hạn chế. Thứ tư, các DNTM chưa có sự hợp tác, liên kết và hiệu quả chuỗi cung ứng   sản phẩm trong thương mại chưa cao, vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”.  Thứ  năm, tốc độ  tăng trưởng TM, cụ  thể là tốc độ  tăng trưởng của KNXK  hàng hóa cũng như  tổng mức bán lẻ  hàng hóa và doanh thu dịch vụ  có xu hướng  giảm và chưa đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng của TM hàng  hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định và mức độ đóng góp của TM hàng hóa trong GRDP  của Tỉnh cũng biến động tăng giảm không ổn định qua các năm.  Nguyên nhân thứ nhất là do sự biến động khó lường của thị trường hàng hoá  và hoạt động xúc tiến TM trong và ngoài nước  chưa được tỉnh Bình Định chú  trọng. Nguyên nhân thứ hai là hầu hết các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của tỉnh   Bình Định đang  ở  khâu có giá trị  thấp trong chuỗi giá trị  chung. Mặt khác, hoạt   động vận tải đường biển của Tỉnh chưa xứng tầm và dịch vụ  Logistics chưa đáp 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0