intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các loại hình  bán lẻ  hiện đại đã xuất hiện và không ngừng phát triển. Sự  ra   đời của các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi,…   trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự cạnh tranh sôi động trên thị trường  bán lẻ  địa phương. Điều này đã tạo điều kiện cho người tiêu  dùng trong tỉnh được hưởng nhiều tiện ích, có thêm nhiều lựa   chọn khi thực hiện mua sắm. Bên cạnh đó, người dân trong tỉnh  cũng bắt đầu được làm quen với phương thức mua sắm hiện   đại, chất lượng dịch vụ cao. Mặt khác, các các đơn vị  sản xuất  hàng hóa trên địa bàn tỉnh cũng có cơ hội thực hiện quảng bá, tiêu  thụ những sản phẩm thế mạnh, đặc sản của địa phương qua các   loại hình bán lẻ hiện đại này.  Phát triển mạng lưới các cơ  sở  bán lẻ  hiện đại  ở  tỉnh Phú   Thọ trong bối cảnh cả nước đang thực hiện công cuộc đổi mới,   tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ  động hội nhập  với khu vực và thế  giới là một đòi hỏi thực tế  khách quan. Với  sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là mức tăng của   tiêu dùng và quá trình đô thị hoá của tỉnh Phú Thọ, cùng với triển  vọng đầu tư  vào lĩnh vực phân phối bán lẻ  của các thành phần  kinh tế vào địa bàn tỉnh đặt ra yêu cầu cần phát triển đầy đủ, ổn  định và hài hoà mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên,  để  phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ  hàng hóa hiện đại tại  địa bàn tỉnh Phú Thọ phải có những điều kiện tiên quyết cho các   loại hình bán lẻ hiện đại hình thành và lớn mạnh. Với lý do đó,   nghiên cứu sinh đã chọn đề  tài  “Phát triển mạng lưới các cơ   sở  bán lẻ  hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”  làm  luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
  2. 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng luận cứ khoa học cho việc  đề  xuất giải pháp nhằm phát triển mạng lưới các cơ  sở  bán lẻ  hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. * Nhiệm vụ  nghiên cứu:  Nghiên cứu cơ  sở  lý luận về  các  điều kiện phát triển mạng lưới các cơ  sở  BLHHHĐ của một  tỉnh; Đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển mạng lưới các  cơ   sở   BLHHHĐ   của   tỉnh   Phú  Thọ   giai   đoạn   2006­2013;   Xây  dựng quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển   mạng lưới các cơ  sở  BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ  trong  thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu:  Luận án tập trung nghiên cứu  những vấn đề  lý luận và thực tiễn về  phát triển mạng lưới các  cơ sở BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.  3.2. Phạm vi nghiên cứu: (1) Phạm vi về thời gian: Đánh giá  các điều kiện phát triển các cơ  sở  BLHĐ giai đoạn 2006 đến  2013 và đề  xuất các giải pháp cho thời kỳ  đến năm 2020.   (2)   Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ trong mối quan hệ  với các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hà Nội... (3) Phạm vi về nội   dung: Nghiên cứu các điều kiện để  phát triển mạng lưới các cơ  sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ  (tập trung  chủ yếu vào phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại,   cửa hàng tiện lợi) 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Để  giải quyết các vấn  đề  nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử  dụng cách tiếp cận thực tiễn, hệ thống, biện chứng và tổng hợp. 4.2. Phương pháp nghiên cứu
  3. 3 Luận án sử  dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: hệ  thống hóa và khái quát hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn  dịch, quy nạp, so sánh­đối chiếu, khảo sát và dự  báo. Đồng thời   nghiên cứu sinh còn sử  dụng hình thức nghiên cứu tại bàn kết   hợp với kế  thừa số  liệu, tài liệu của của một số  tổ  chức, cá  nhân. 5. Những đóng góp mới của luận án ­ Hệ  thống hóa, bổ  sung và phát triển cơ  sở  lý luận về  phát  triển mạng lưới các cơ sở BLHHHĐ đối với một tỉnh, tập trung  làm rõ các điều kiện phát triển mạng lưới các cơ  sở  BLHHHĐ,  xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới các cơ  sở BLHHHĐ đối với một tỉnh cụ thể. ­ Tổng kết thực tiễn các yếu tố  và điều kiện để  phát triển   mạng lưới các cơ sở BLHHHĐ của Phú Thọ, qua đó rút ra những   nhận định về  thuận lợi, khó khăn đối với phát triển của mạng  lưới các cơ sở BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh. ­ Xây dựng hệ thống quan điểm, định hướng phát triển mạng   lưới các cơ  sở  BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ  thời kỳ  đến  năm 2020. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mạng lưới  các cơ sở BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.  6. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở  đầu, mục lục, danh mục bảng, biểu, tổng   quan  các  công  trình nghiên cứu,   Kết   luận,   Danh  mục  tài   liệu  tham khảo và phụ lục, nội dung của Luận án được kết cấu thành  3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về điều kiện phát triển mạng lưới  các cơ sở BLHHHĐ trên địa bàn một tỉnh; Chương 2:  Đánh giá thực trạng điều kiện phát triển mạng  lưới các cơ sở BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
  4. 4 Chương   3:  Giải   pháp   phát   triển   mạng   lưới   các   cơ   sở  BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.   Tổng   quan   các  công   trình   nghiên   cứu   trong   và   ngoài   nước có liên quan đến đề tài luận án 1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài Chủ  đề  phát triển thị trường bán lẻ  đã được nhiều nhà khoa   học nghiên cứu và công bố kết quả trên các ấn phẩm. Dưới đây  là   một   số   công   trình   nghiên   cứu   nước   ngoài   tiêu   biểu:  C.Lonsdale,   J.Sanderson   and   G.Watson,   2002,   Supply   Chain,  “Markets   and   Power:   Mapping   buyer   and   supperlier   power   regimer”;  Dr Gerd Wolfram, 2003,  “Metro group: Future store   initiative”;  Coriolis   Research,   2004,  “Tesco:   Case   Study   in   Suppermarket   Excellence”;   Anitha   Y   Institute   of   Information  Technology ­ Bangalove Electronic City, 2004, “7 ­ ELEVEN An   Enterprise Case Study”; David Simchi­Levi, Philip Kaminsky &  Edith Simchi­Levi, 2004, “Managing the Supply Chain”; Ling Li,  Old Dominion University, USA:  “Supperly Chain Managerment:   Concepts, techniques and Practices ­ Exchangcing Value Throught   Collaboration”; Fels, Allan:  “Quản trị  bán lẻ  ­ Bài học từ  các   quốc gia đang phát triển”, Asia Pacific Business Review, số  1   năm 2009; Tsinnopoulos, C. Durham University Bussiness School,  Mena, C. Cranfield University, 2010,  “Competing Supply Chain   Stratergier: Tesco, Aldi and Liddl” 1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
  5. 5 Đến nay, trong nước đã có một số các công trình nghiên cứu ở  các góc độ  khác nhau về  bán lẻ, dịch vụ  bán lẻ, dịch vụ  phân   phối BLHĐ, các loại hình tổ  chức BLHĐ,… Một số  công trình  nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án: PGS.TS. Lê   Trịnh Minh Châu, “Các giải pháp phát triển hệ thống phân phối   hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” , đề  tài khoa học cấp Bộ, năm 2002; TS. Nguyễn Thị  Nhiễu,  “Thực   trạng và giải pháp phát triển hệ  thống ST  ở  nước ta trong giai   đoạn hiện nay”, đề  tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2005;   ThS. Lê Minh Châu,  “Giải pháp phát triển hệ  thống cửa hàng   tiện lợi vận doanh theo chuỗi ở Việt Nam đến năm 2010”, đề tài  nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2005; TS. Nguyễn Thị Nhiễu,   “Nghiên cứu các dịch vụ  bán buôn, bán lẻ  của một số nước và   khả  năng vận dụng vào Việt Nam”, đề  tài nghiên cứu khoa học  cấp Bộ, năm 2007; Phạm Hữu Thìn, “Giải pháp phát triển các   loại hình tổ  chức bán lẻ  văn minh hiện đại  ở  Việt nam”, Luận  án tiến sĩ kinh tế, năm 2008; TS. Từ  Thanh Thủy, “Hoàn thiện   môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ   của Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2009; Phạm Hồng   Tú,  “Phát triển thị  trường bán lẻ  hàng tiêu dùng  ở  nông thôn   Việt Nam thời kỳ  2010 ­ 2020”,  Luận án tiến sĩ kinh tế, năm  2011; Nguyễn Thanh Bình, “Hoàn thiện chính sách phát triển   dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội   nhập”, Luận án tiến kinh tế, năm 2012;… 2. Những vấn đề  còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên  quan và hướng nghiên cứu của luận án Nhìn chung, những công trình nghiên đều có những nội dung   liên quan đến đề tài nghiên cứu của Luận án. Nghiên cứu sinh có  thể  kế  thừa các kết quả  nghiên cứu để  giải quyết một số  nội  
  6. 6 dung nghiên cứu của đề tài như: các khái niệm về bán lẻ; BLHĐ;  một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kênh phân phối  nói chung, bán lẻ và BLHĐ nói riêng;… Tuy nhiên, chưa có công   trình nghiên cứu nào về  phát triển các cơ  sở  BLHHHĐ gắn với   các điều kiện kinh tế ­ xã hội của tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu này  tập   trung   làm   rõ   con   đường   phát   triển   mạng   lưới   các   cơ   sở  BLHHHĐ dựa trên cơ sở các điều kiện cụ thể của tỉnh Phú Thọ.
  7. 7 PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN MẠNG  LƯỚI CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ HÀNG HÓA HIỆN ĐẠI TRỂN  ĐỊA BÀN THỊ TRƯỜNG MỘT TỈNH 1.1. Khái niệm và các loại hình cơ sở BLHĐ 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm bán lẻ: Bán lẻ được hiểu là: bán với khối  lượng nhỏ, bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán hàng hoá và  các dịch vụ  có liên quan, người tiêu dùng mua để  phục vụ  cho   nhu cầu của cá nhân và hộ  gia đình, không dùng để  kinh doanh,  bán lẻ là công đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông để sản phẩm   đến với người tiêu dùng, bán lẻ  tại một địa điểm cố  định, hoặc  không cố định và thông qua các dịch vụ khác. 1.1.1.2. Khái niệm BLHĐ:  BLHĐ là loại hình bán lẻ  có tính  chuyên nghiệp cao trong tổ chức quản lý, vận hành kinh doanh,  có áp dụng công nghệ  hiện đại trong hoạt động bán lẻ  nhằm  thỏa mãn nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của khách hàng 1.1.1.3. Khái niệm cơ  sở  BLHĐ:  Cơ  sở  BLHĐ  được hiểu  là  tên gọi chung cho các đơn vị  có không gian và địa điểm cố  định   cần thiết để thực hiện hoạt động bán lẻ với tính chuyên nghiệp   trong quản lý và vận hành kinh doanh cũng như   ứng dụng khoa  học công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.  1.1.1.4. Khái niệm mạng lưới các cơ  sở  BLHĐ:  Mạng lưới  các cơ sở BLHĐ được hiểu là tổng thể  các cơ sở cung ứng dịch   vụ  BLHĐ trên một địa bàn địa lý nhất định. Trong phạm vi của  luận án này, mạng lưới các cơ sở BLHĐ bao gồm: hệ thống các  ST, hệ thống TTTM, TTMS và hệ thống các cửa hàng tiện lợi.
  8. 8 1.1.2. Các loại hình BLHĐ Những loại hình kinh doanh BLHĐ được xác định bao gồm:  ST, cửa hàng tiện lợi, TTMS, TTTM,… 1.1.3. Phát triển mạng lưới các cơ sở BLHĐ 1.1.3.1. Khái niệm phát triển mạng lưới các cơ  sở  BLHĐ:   Phát triển mạng lưới các cơ  sở  BLHĐ là quá trình tăng tiến về  mọi mặt của các cơ  sở  BLHĐ, là sự  kết hợp chặt chẽ  giữa quá  trình tăng trưởng về số lượng, quy mô, đa dạng hoá về loại hình  với quá trình hoàn thiện đặc điểm của từng loại hình tổ  chức  BLHĐ nhằm thoả  mãn nhu cầu mua sắm đa dạng của các đối  tượng tiêu dùng và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của  các doanh nghiệp bán lẻ, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát   triển chung của xã hội. 1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của mạng lưới các cơ   sở BLHĐ: (1) Xét  ở tầm vĩ mô, các tiêu chí được xác định gồm:  Mức độ  tăng trưởng, quy mô, mật độ  cơ sở và cơ  cấu loại hình  của các cơ sở BLHĐ trên địa bàn; Việc thực hiện mục tiêu phát   triển và những tác động của các cơ  sở  BLHĐ; (2) Xét  ở  tầm vi  mô,   có   các   tiêu   chí:  Tính   văn   minh,   hiện   đại   của   các   cơ   sở  BLHĐ; Khả  năng cạnh tranh của cơ  sở  BLHĐ; Khả  năng tiếp   cận khách hàng của các cơ sở BLHĐ; Mức độ hoàn thiện về đặc  điểm loại hình của các cơ sở BLHĐ.  1.2. Điều kiện phát triển mạng lưới các cơ  sở  BLHHHĐ  trên địa bàn thị trường một tỉnh 1.2.1. Điều kiện về chính sách, pháp luật của Nhà nước Đây là yếu tố  quyết định tới sự  hình thành và phát triển của  các cơ sở BLHĐ. Vai trò của nó đối với phát triển mạng lưới các  cơ sở BLHĐ được thể hiện như sau:  (1) Tạo ra môi trường kinh 
  9. 9 doanh và cạnh tranh cho các chủ thể tham gia vào thị trường bán  lẻ;  (2)  Tác động đến hiệu quả  đầu tư  xây dựng và hoạt động   của các cơ sở phân phối BLHĐ.  1.2.2. Điều kiện về kinh tế Kinh tế phát triển là điều kiện tiền đề  để  phát triển dịch vụ  BLHĐ. Sự phát triển của kinh tế của một tỉnh được đánh giá qua  tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá của tỉnh đó. Sự phát triển của  mạng   lưới   các   cơ   sở   BLHĐ   lại   gắn   liền   với   quá   trình   công  nghiệp hóa và đô thị  hóa của địa phương. Kinh tế  phát triển sẽ  cải thiện về  mức sống và thu nhập của người tiêu dùng tại địa  phương đó, đây là chỉ tiêu quan trọng để các doanh nghiệp quyết  định mở các cơ sở BLHĐ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ  tiêu dùng cũng là cơ  sở  để  đầu tư  xây dựng cơ  sở  kinh doanh  BLHĐ.  1.2.3. Điều kiện về xã hội  Quy mô, đặc điểm và tốc độ tăng dân số cùng với mức sống   dân cư là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát  triển của dịch vụ BLHĐ. Đây vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao  động vừa là yếu tố quyết định nhu cầu, mức tiêu dùng hàng hoá  của địa phương. Tập quán hay thói quen mua sắm cũng là một  trong những điều kiện cần cho phát triến mạng lưới các cơ  sở  BLHHHĐ tại một tỉnh. Các nhà BLHĐ thường tìm hiểu kỹ  xu   hướng văn hóa mua sắm của khu vực dân cư của địa bàn dự kiến   đầu tư xây dựng cơ sở bán lẻ. 1.2.4. Điều kiện về tự nhiên, hạ tầng kỹ thuật Các điều kiện tự  nhiên, hạ  tầng kỹ  thuật có tác động trực  tiếp đến việc lựa chọn khu vực và xác định không gian, địa điểm   để  thiết lập cơ sở BLHĐ, bao gồm điều kiện về  địa hình, vị  trí   địa kinh tế, điều kiện giao thông, thông tin, quỹ đất,... Điều kiện  
  10. 10 tự nhiên, hạ tầng còn tác động đến chi phí đầu tư xây dựng, vận   doanh cơ sở phân phối BLHĐ . 1.2.5. Điều kiện về khoa học và công nghệ Các yếu tố  khoa học quyết định và chi phối việc  ứng dụng   khoa học và công nghệ vào hoạt động kinh doanh của các cơ sở  BLHĐ. Kinh doanh dịch vụ  BLHĐ bắt buộc phải dựa trên nền   tảng khoa học và công nghệ, đó là việc  ứng dụng phần mềm  quản lý, tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ,... 1.3. Kinh nghiệm của một số  nước về  phát triển mạng  lưới các cơ sở BLHHHĐ Luận án tiến hành tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc,  Thái Lan, Nhật Bản trong phát triển dịch vụ phân phối BLHĐ nói  chung, phát triển mạng lưới các cơ sở BLHHHĐ nói riêng, từ đó  rút ra một số năm bài học kinh nghiệm có thể áp dụng nhằm phát   triển mạng lưới các cơ sở BLHHHĐ trên địa bàn Phú Thọ.  Chương 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN  MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ HÀNG HÓA HIỆN ĐẠI  TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Đánh giá thực trạng các điều kiện phát triển mạng  lưới các cơ sở BLHHHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2.1.1. Đánh giá điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên của tỉnh   Phú Thọ 2.1.1.1. Vị  trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu:  Phú Thọ  là  tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu   vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây  Bắc. Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc,  phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp 
  11. 11 Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Địa hình Phú Thọ bị chia  cắt và được chia thành tiểu vùng núi cao và tiểu vùng gò, đồi   thấp. Khí hậu của Phú Thọ là khí hậu nhiệp đới.   2.1.1.2. Tài nguyên: Tài nguyên của Phú Thọ khá đa dang, tuy  nhiên Luận án chỉ đề  cập đến bốn nhóm tài nguyên chính là: tài   nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên   du lịch. 2.1.1.3. Đánh giá chung  a) Thuận lợi: Với vị trí địa lý của mình Phú Thọ có điều kiện  khai thác được lợi thế, mở rộng thị trường bán lẻ, tạo điều kiện  phát phát triển các cơ sở BLHĐ. Tiềm năng về tài nguyên là tiền  đề  cho sự  phát triển của các ngành sản xuất, dịch vụ, tạo điều   kiện cho sự phát triển của thị trường hàng hóa và dịch vụ, qua đó   tạo thuận lợi  để  mạng lưới  các cơ  sở  BLHĐ  trong tỉnh phát  triển.  b) Khó khăn: Địa hình của Phú Thọ  bị  chia cắt gây khó khăn  cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, hạn chế  việc thu hút đầu   tư  xây dựng các cơ sở BLHĐ trên địa bàn, nhất là tại vùng sâu,   vùng xa. Trữ  lượng khoáng sản thấp, độ  màu mỡ  và phì nhiêu   của đất không cao làm hạn chế khả năng sản xuất hàng hóa của  tỉnh nên nguồn cung hàng hóa tại chỗ  cho các cơ  sở  BLHĐ bị  hạn chế.  2.1.2. Đánh giá điều kiện về chính sách, pháp luật của Nhà   nước 2.1.2.1. Thực trạng chính sách phát triển dịch vụ  phân phối   BLHĐ Chính sách phát triển mạng lưới các cớ  sở  BLHĐ gồm hệ  thống cơ chế, chính sách của nhà nước và của tỉnh về phát triển  dịch   vụ   phân   phối   BLHĐ,   đó   là   những   nhóm   chính   sách   sau: 
  12. 12 Chính sách mở cửa thị trường phân phối bán lẻ; Chính sách phát  triển   thương   nhân   trong   lĩnh   vực   DVPPBL;  Chính   sách,   quy  hoạch sử  dụng đất cho phát triển cơ  sở  BLHĐ;  Chính sách  ưu  đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu   hạ  tầng dịch vụ  phân phối BLHĐ;  Chính sách phát triển loại  hình dịch vụ phân phối BLHĐ. 2.1.2.2. Đánh giá  thực trạng điều kiện  về  chính sách, pháp   luật a) Thành công:  Các chính sách đã ban hành thể  hiện rõ xu  hướng tự do hóa thương mại bán lẻ, minh bạch hóa, cạnh tranh  công bằng, dễ dự đoán; Thể hiện sự  hỗ  trợ nguồn lực cho phát  triển dịch vụ  phân phối BLHĐ,  từng bước  nâng cao năng lực  cạnh tranh của  phân ngành bán lẻ  Việt Nam. Điều này đã thúc  đẩy sự phát triển của mạng lưới các cơ  sở BLHĐ của cả  nước   cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.  b) Hạn chế:    Chưa xử  lý được mối quan hệ  giữa phát triển  hệ  thống phân phối bán lẻ  truyền thống và hiện đại; Các chính  sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hạ  tầng dịch vụ  phân phối  BLHĐ ít và tính khả  thi chưa cao; Phân công và qui định chức  năng,   nhiệm   vụ   quản   lý   Nhà   nước   về   thị   trường   bán   lẻ   còn  nhiều bất hợp lý, thiếu rành mạch, chồng chéo; Hiệu lực một số  quy định chưa cao do thiếu văn bản hướng dẫn thi hành trên thực  tiễn. 2.1.3. Đánh giá điều kiện về kinh tế tỉnh Phú Thọ 2.1.3.1. Thực trạng điều kiện kinh tế  Luận án đã nêu lên thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Phú thọ  giai đoạn 2006­2013 trên các lĩnh vực cụ  thể  sau: Tăng trưởng  kinh tế, cơ  cấu kinh tế  và thu nhập bình quân đầu người; Sản  
  13. 13 xuất   công   nghiệp­tiểu   thủ   công   nghiệp;   Sản   xuất   nông,   lâm,   thủy sản; Các ngành dịch vụ; và hoạt động thương mại. 2.1.2.2. Đánh giá thực trạng điều kiện về kinh tế a. Thuận lợi: Với sự phát triển về kinh tế như trên, Phú  Thọ có điều kiện tham gia hội nhập mạnh mẽ và sẽ là điều   kiện tốt để  thu hút đầu tư  xây dựng  hạ  tầng phân phối  BLHĐ; Sự  chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế đã thể  hiện được  xu thế  công nghiệp hóa, đô thị  hóa của tỉnh, tạo tiền đề  cho sự  phát triển của dịch vụ  phân phối BLHĐ trên địa bàn Phú Thọ;   Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện là điều  kiện   thuận   lợi   cho   phát   triển   của   các   cơ   sở   BLHĐ;   TMBLHH&DVXH  của  tỉnh  những  năm  qua  tăng liên  tục,   thể  hiện sự tăng trưởng của thị trường ban lẻ, đây là yếu tố thu hút   đầu tư phát triển các cơ sở BLHĐ. b. Khó khăn:  Phú Thọ  vẫn là tỉnh miền núi nghèo, thu nhập  bình quân đầu người thấp. Đây sẽ  là lực cản đối với sự  phát   triển của các cơ sở BLHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2.1.4. Đánh giá điều kiện về xã hội tỉnh Phú Thọ 2.1.4.1. Thực trạng điều kiện xã hội Luận án đề  cập đến điều kiện kinh tế  xã hội của tỉnh Phú   Thọ ở hai yếu tố là dân số và lạo động. 2.1.4.2. Đánh giá thực trạng điều kiện về xã hội a. Thuận lợi: Sự dịch chuyển từ dân cư nông thôn sang dân cư  đô thị sẽ làm thay đổi tập quán cũng như thói quen tiêu dùng của  một bộ  phận người dân sẽ  là tiền đề  để  các cơ  sở  BLHĐ phát   triển; Nguồn cung dồi dào về  nhân lực phục vụ  cho ngành dịch  vụ phân phối BLHĐ phát triển ; Cơ cấu lao động đang có sự dịch  chuyển   sang  khu  vực  công nghiệp  và  dịch  vụ,   nâng số   lượng  người có thu nhập cao và ổn định từ tiền công và tiền lương, làm 
  14. 14 thay đổi phong cách chi tiêu của một bộ phân dân cư từ tiêu dùng  truyên thống sang tiêu dùng hiện đại, tạo điều kiện cho các cơ sở  BLHĐ phát triển. b. Khó khăn :  Đa số  dân cư sống  ở nông thôn, lao động chủ  yếu trong các ngành nông, lâm, thủy sản, thu nhập và mức sống   thấp,   thói   quen   và   tập   quán   tiêu   dùng   vẫn   theo   phương   thức  truyền thống sẽ  cản trở sự phát triển của mạng lưới các cơ  sở  BLHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Số lao động qua đào tạo để đáp   ứng yêu cầu của các cơ  sở  BLHĐ của tỉnh chưa nhiều sẽ  gây  khó khăn trong việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp  BLHĐ tại địa bàn cũng gây cản trợ sự phát triển của mạng lưới   các cơ sở BLHHHĐ Phú Thọ. 2.1.5. Đánh giá điều kiện về hạ  tầng, công nghệ  tỉnh Phú   Thọ 2.1.5.1. Thực trạng điều kiện hạ tầng, công nghệ  Luận án đã nêu lên thực trạng điều kiện về về  hạ tầng giao   thông, hạ  tầng đô thị  và khu công nghiệp và hạ  tầng công nghệ  thông tin, viễn thông  2.1.5.2. Đánh giá thực trạng điều kiện về hạ tầng, công nghệ   a) Thuận lợi: Sự phát triển của hạ tầng giao thông, đô thị của  tỉnh là điều kiện tốt cho việc tạo dựng các vị trí thuận lợi về địa   kinh tế  cho các nhà đầu tư  xây dựng các cơ  sở  BLHĐ. Sự  phát   triển của hạ  tầng công nghệ  thông tin và truyền thông của tỉnh  cũng tạo điều kiện doanh nghiệp BLHĐ  ứng dụng công nghệ  mới   phục   vụ   hoạt   động   kinh   doanh  của   mình;   Các   khu   công  nghiệp, cụm công nghiệp được mở  rộng tạo ra nhiều việc làm,  thu nhập cho người lao động, dẫn đến sự thay đổi thói quen tiêu   dùng, tạo tiền đề  cho ngành BLHĐ địa phương phát triển, thúc  đẩy sự hình thành và phát triển mạng lưới các cơ sở BLHĐ.
  15. 15 b) Khó khăn:  Hạ  tầng giao thông của tỉnh chưa hoàn thiện,  ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của các cơ  sở  BLHĐ, gây hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này; Việc tiếp cận mặt   bằng kinh doanh BLHĐ tại địa bàn thành phố  khá khó khăn sẽ  hạn chế sự phát triển của mạng lưới các cơ sở BLHHHĐ.  2.2.  Thực trạng phát triền các cơ  sở  bán lẻ  trên địa bàn  tỉnh Phú Thọ 2.2.1. Thực trạng phát triển các cơ sở bán lẻ truyền thống 2.2.1.1. Thực trạng phát triển chợ  Tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 222 chợ/277 xã, phường,  thị  trấn, bình quân có 9,7 chợ/xã, phường, thị  trấn. Trong đó, có  03 chợ hạng I, 10 chợ hạng II và 136 chợ hạng III. Quy mô các  chợ nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa không đồng  đều. Các chợ  thiên về  chức năng bán lẻ  hàng tiêu dùng cho dân  cư trong tỉnh. Lực lượng tham gia kinh doanh  ở hầu hết các chợ  trên địa bàn chủ yếu là kinh doanh cá thể. Nhìn chung, chợ  trên địa bàn đã phần nào đáp  ứng được nhu  cầu lưu thông hàng hoá như  tiêu thụ  nông sản hàng hoá và cung  ứng các mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân cư. Tuy nhiên, vấn  còn một số điểm tồn tại như: phân bố còn bất hợp lý, phát triển   tự phát, mặt hàng kinh doanh đơn điệu,... Với những tồn tại hiện  có của hệ thống chợ Phú Thọ  thì cơ hội phát triển cho loại hình  BLHĐ tại địa phương là rất lớn.   2.2.1.2. Thực trạng hệ thống cửa hàng bán lẻ truyền thống Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ   ước tính có hơn 400 cửa hàng bán   lẻ  kinh doanh theo kiểu truyền thống. Đây là một trong những  kênh phân phối hàng hóa quan trọng tham gia vào thị trường bán  lẻ  của tỉnh thời gian qua. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của   các cửa hàng này đang gặp không ít khó khăn về vốn, mặt bằng  
  16. 16 kinh doanh, sự phát triển của các các cơ sở BLHĐ,… Với những  khó khăn đó, các cửa hàng bán lẻ  truyền thông trên địa bàn tỉnh  phải tính đến việc thu hẹp quy mô kinh doanh để  tồn tại hoặc   thậm chí ngừng buôn bán để tránh thua lỗ. Đây là cơ hội tốt cho   các cửa hàng tiện ích kinh doanh theo chuỗi phát triển.    2.2.2. Thực trạng phát triển các cơ sở BLHĐ 2.2.2.1. Thực trạng phát triển TTTM, ST  Tuy đã hình thành nhưng mạng lưới TTTM hiện nay của Phú  Thọ còn rất sơ khai, qui mô còn nhỏ bé, mới chỉ có 01 TTTM tại  thành phố  Việt Trì, qui mô hạng III, đang được xây dựng một   phần, chưa đi vào hoạt động và 03 TTTM khác đã được cấp phép  nhưng chưa xây dựng. Hệ  thống ST trên địa bàn tỉnh cũng chưa  phát triển rõ nét, hiện có 11 ST trên địa bàn tỉnh. Các TTTM, ST   phân bố  không đều, phát triển còn mang tính tự  phát. Các ST có  quy mô không lớn về  diện tích, trang thiết bị  chưa được hiện  đại. Nhìn chung, việc triển khai phát triển mạng lưới TTTM, ST  chưa được thực hiện tốt, thực trạng phát triển còn rất sơ  khai,   cần có định hướng phát triển hợp lý để sau này đi vào hoạt động   có hệ  thống, có hiệu quả, đem lại lợi ích cho xã hội cũng như  cho sự  phát triển kinh tế  nói chung và phát triển loại hình kinh   doanh BLHĐ này nói riêng. 2.2.2.2. Thực trạng phát triển các cửa hàng tiện lợi Các loại hình cửa hàng bán lẻ  tự  chọn cũng đã hình thành,  trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì hệ thống  cửa hàng tiện lợi ở Phú Thọ phát triển chưa xứng tầm. Số lượng  cửa hàng quá ít ít, phân bố không đều. Bên cạnh đó, quy mô kinh  doanh của các cửa hàng tiện lợi ở Phú Thọ còn bé, diện tích kinh 
  17. 17 doanh  nhỏ,   chưa  đáp  ứng   được   nhu  cầu  mua   sắm   của   khách  hàng. Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ  BÁN LẺ HÀNG HÓA HIỆN ĐẠI TRÊN ĐỊA BÀN  TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Dự báo xu hướng và điều kiện phát triển mạng lưới   các cơ  sở  bán lẻ  hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú   Thọ 3.1.1.  Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ  và các loại   hình tổ chức BLHĐ 3.1.1.1 Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ  và các loại   hình tổ chức BLHĐ trên thế giới: (1) Sự cạnh tranh giữa các cơ  sở trong cùng loại hình và giữa các loại hình tổ chức bán lẻ ngày   càng mạnh dẫn đến sự biến mất của các loại hình bán lẻ truyền  thống   quy   mô   nhỏ   và   sự   xuất   hiện   nhiều   loại   hình   tổ   chức  BLHĐ mới;  (2)  Doanh số  bán lẻ  không qua cửa hàng chiếm tỷ  trọng ngày càng cao; (3) Xu hướng tự bổ sung mặt hàng, dịch vụ  kinh doanh  của các loại hình tổ  chức BLHĐ; (4)  Các tập đoàn  bán lẻ đa quốc gia tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng phạm   vi hoạt động ra toàn cầu; (6) Số lượng và thị phần của loại hình  cửa hàng bách hoá đang có xu hướng giảm dần ;  (7)  Loại hình  cửa hàng tổng hợp đang có xu hướng phát triển chậm lại và đi  xuống;  (8)  Nhượng   quyền   thương   mại   đã   và   đang   trở   thành   phương thức phổ  biến và có hiệu quả; (9) Công nghệ  thông tin  ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hiệu quả vận  doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng như đáp ứng tối đa nhu   cầu về sự tiện lợi của khách hàng. 
  18. 18 3.1.1.2. Xu hướng phát triển của ngành BLHĐ  ở  Việt Nam:   (1) Tăng đầu tư  vào phát triển các cơ  sở  BLHĐ quy mô nhỏ  và   chuỗi cửa hàng, nhất là chuỗi cửa hàng quy mô nhỏ;  (2) Các nhà  sản xuất tự đầu tư xây dựng cửa hàng, mở rộng mạng lưới bán  sản phẩm của mình, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác đầu  tư   phát   triển   hệ   thống   bán   lẻ   hàng   tiêu   dùng;  (3)  Các   doanh  nghiệp bán lẻ  trong nước liên kết với nhau trên phạm vi toàn  quốc.  3.1.2. Dự  báo xu hướng phát triển của các điều kiện phát   triển mạng lưới các cơ  sở  BLHĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ   đến năm 2020 3.1.2.1. Dự báo kinh tế­xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 Phú Thọ sẽ trở thành trung tâm kinh tế vùng, là đầu mối giao  thông quan trọng nội vùng, liên vùng. Đến năm 2020, Phú Thọ cơ  bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Cụ  thể: Đẩy   nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để  tiến tới bằng và vượt mức  GDP/người   so với   cả  nước;  Cơ  cấu kinh tế chuyển đổi   theo  hướng tăng tỷ  trọng công nghiệp và dịch vụ; Kim ngạch xuất  khẩu năm đạt 500 ­ 520 triệu USD vào năm 2020.  3.1.2.2. Dự báo phát triển hệ thống giao thông đến năm 2020 Các dự  án đường quốc lộ  được hoàn chỉnh, đường tỉnh lộ  được nâng cấp và mở rộng theo hướng hiện đại. Một số đường  tại khu vực công nghiệp, khu đô thị  và khu kinh tế  trọng điểm   đạt cấp III đến cấp II. Đường đô thị được cải tạo, nâng cấp đạt  tiêu chuẩn đường đô thị; 100% các tuyến huyện lộ, đường xã,  liên xã được nhựa hoá và cứng hoá 100%; Thực hiện phát triển   đường sắt và đường thủy theo quy hoạch đã được phê duyệt.  2.1.2.3. Dự báo phát triển dân số đến năm 2020
  19. 19 Trong giai đoạn từ  nay đến năm 2020, nhịp độ  tăng dân số  hàng năm của tỉnh sẽ có xu hướng giảm dần. Dự báo quy mô dân  số  chung của tỉnh tăng bình quân 0,77%/năm trong giai đoạn từ  nay đến năm 2020, dân số  khu vực thành thị  của tỉnh trong giai   đoạn 2015­2020 sẽ tăng 7,5%/năm. 3.1.2.4. Dự báo Thu nhập và quỹ mua dân cư đến năm 2020 Bảng 3.1: Dự báo thu nhập và quỹ mua dân cư Phú Thọ Giá trị Nhịp độ tăng Đ.vị 2015 2020 2011­2020 1.Thu   nhập   bq  1.000  1.127,3 2.347 15,8% (người/tháng­giá ss) đồng 2.Thu   nhập   bq  1.000  26.400 50.700 (người/năm­giá hh) đồng 3.Tổng thu nhập dân  Tỷ  1.556 3.497,1 16,5% cư /tháng­giá ss đồng 4.Tổng thu nhập dân  Tỷ  36.960 75.543 cư /tháng­giá hh đồng 5.Tổng quỹ  mua dân  Tỷ  20.328 37.771 cư (giá hh) đồng Nguồn: Niên giám thống kê  Phú Thọ  2013, tính toán của tác  giả Thu nhập bình quân đầu người/tháng của Phú Thọ  giai đoạn  2011­2020 tăng bình quân 15,8%/năm, đạt 2.347 ngàn đồng/tháng  vào năm 2020. Tính theo giá thực tế, dự báo thu nhập bình quân   đầu người/năm khoảng 50 ­ 51 triệu đồng vào năm 2020. Quỹ  mua hàng hoá của dân cư Phú Thọ sẽ chiếm 55% tổng thu nhập   vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. 3.1.2.5. Dự báo tổng mức bán lẻ  hàng hoá và doanh thu dịch   vụ tiêu dùng đến năm 2020
  20. 20 Dự báo tốc độ tăng TMBLHH&DTDVTD bình quân hàng năm  của tỉnh sẽ tăng khoảng 24,1%/năm trong giai đoạn 2016 ­ 2020. Bảng 3.2: Dự báo TMBLHH&DTDVXH tỉnh Phú Thọ Đơn  2015 2020 vị 1.TMBLHH &DTDVXH Tỷ  19.913,1 58.613,6 đồng 2.TMBLHH&DTDVXH  1.000  13.886,4 39.338 BQ/người đồng Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ  2013, tính toán của tác   giả 3.2. Quan điểm phát triển mạng lưới các cơ  sở  bán lẻ  hàng hóa hiện đại trên địa bàn Phú Thọ Một số quan điểm chính: Phát triển phải dựa vào đặc điểm và  phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành bán lẻ và thích  ứng với điều kiện kinh tế­xã hội, tập quán, thói quen tiêu dùng,  thu nhập và mức sống của người tiêu dùng  ở  từng địa phương   trong tỉnh; Phát triển một phải dựa trên sự  đa dạng và đồng bộ  cả  về  loại hình, quy mô, phương thức hoạt động, hình thức sở  hữu và thành phần kinh tế  tham gia; Quan tâm phát triển các cơ  sở  BLHĐ quy mô nhỏ  và vừa, bảo đảm sự  phát triển hài hoà,   cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở BLHĐ và các cơ sở bán lẻ  truyền thống, giữa các cơ sở trong từng loại hình tổ chức BLHĐ   với nhau; Phát triển phải đi đôi với việc thực hiện các tiêu chuẩn   loại hình, tiêu chuẩn thiết kế  và cơ  chế  vận doanh; Phát triển   phải bảo đảm tính hệ thống dựa trên các mối liên kết trong quá  trình lưu thông cũng như  giữa lưu thông với sản xuất và tiêu  dùng. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2