intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Bi Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở khoa học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH THOA QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNGẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lê Xuân . Lê Anh Vũ Hà Nội - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Xuân Bá 2. TS. Lê Anh Vũ Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội, Việt Nam
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Le Minh Thoa (2018), “Application of Information Technology to the Building of Smart Cities in Countries around the world lessons for Vietnam”, International Seminar Proceeding, 24th August 2018, Ho Chi Minh City, Vietnam, Session 5, pp.234- 239. 2. Lê Minh Thoa (2018), “Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 518 tháng 6 năm 2018), tr.77- 79. 3. Lê Minh Thoa (2018), “Đánh giá công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số Cuối tháng 5 năm 2018), tr.82-83, 88. 4. Lê Minh Thoa (2018), “Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển đô thị xanh”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 515 tháng 4 năm 2018), tr.106-108. 5. Lê Minh Thoa (2017), “Kinh nghiệm quốc tế về phát triển đô thị xanh cho TP Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 12/2017), tr.47-49. 6. Lê Minh Thoa (2017), Giáo trình “Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng”, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 7. Lê Minh Thoa (2015), “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại các dự án xây dựng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Số 03/2015 - Số chuyên đề), tr.63-65.
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới và phát triển đất nước, cùng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì tốc độ đô thị hóa ở nước ta tăng nhanh. Sự cạnh tranh đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng đòi hỏi chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược về quá trình xây dựng, phát triển và quản lý đô thị đặc biệt là đô thị xanh. Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”. Luật Thủ đô xác định rõ trách nhiệm của Thủ đô: “Xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước”. Phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh là xu hướng hiện nay trên toàn thế giới. Thủ đô Hà Nội cũng cần phải phát triển theo hướng này. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư phát triển đô thị xanh - thông minh - hiện đại của Thủ đô Hà Nội và luôn được quan tâm đặc biệt. Vì cuộc cách mạng này làm thay đổi nhiều đến bộ mặt đô thị xanh - thông minh - hiện đại, sự phát triển của cư dân thông minh, chính quyền đô thị thông minh… Bên cạnh đó, Dân số của Thủ đô Hà Nội tăng nhanh, đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh chưa từng có làm cho Hà Nội phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng: Biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng, môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm, nguồn nước sạch khan hiếm… làm cho sự phát triển đô thị trở nên không bền vững. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế. Đề tài này mang tính thời sự và cấp thiết vì nó sẽ khắc phục được các tồn tại và khiếm khuyết việc quản lý nêu trên, đồng thời tác giả sẽ đưa ra các giải pháp hữu hiệu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 2. Mục tiêu của đề tài luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát 1
  5. Trên cơ sở khoa học về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. 2.2. Mục tiêu cụ thể Một là, Hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm: đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh và quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Hai là, Luận giải rõ khung lý thuyết phân tích, đánh giá việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Ba là, Phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội theo bốn tiêu chí: Hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững. Bốn là, Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội được hiệu quả nhất, tốt nhất từ nay đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh điển hình. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp từ năm 2010 - 2017; + Số liệu sơ cấp năm: 2017 và 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận cơ bản, xuyên suốt quá trình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:(1) Phương pháp nghiên cứu tại bàn; (2) Phương pháp phân tích, tổng hợp; (3) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia; (4) Phương pháp phân tích SWOT. 2
  6. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án (1)Tổng hợp những cơ sở lý luận về quản lý đầu tư phát triển đô thị theo hướng xanh - thông minh - bền vững; (2) Hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh; (3) Đánh giá thực trạng phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội; (4) Xây dựng một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội; 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện các lý luận về đô thị xanh, phát triển đô thị xanh, đầu tư phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. - Hệ thống hóa các tiêu chí phát triển đô thị xanh, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh góp phần vào nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị tổng thể. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính chính quyền đô thị, các kiến trúc sư quy hoạch đô thị, kỹ sư quản lý đô thị, các kỹ sư có liên quan, các nhà quản lý kinh tế, quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. - Tài liệu hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương chính sau: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội Chương 2. Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Chương 3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội Chương 4. Giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội. 3
  7. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Cho đến nay, trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. Luận án đã tham khảo những công trình nghiên cứu sau: Nghiên cứu về “Tình hình thực hiện chính sách đô thị thông minh tại Hàn Quốc” của Lee Jae Yong (2013) đã đưa ra tầm nhìn và mục tiêu xây dựng đô thị sáng tạo tiên phong, an toàn và hạnh phúc: Thứ nhất, mở rộng thành phố thông minh; Thứ hai, phát triển công nghiệp đô thị thông minh theo mô hình kinh tế sáng tạo; Thứ ba, tăng cường hỗ trợ tiến ra thị trường nước ngoài. Nghiên cứu về “Quy hoạch U - City” của Park Chan Ho (2013) đưa ra việc tiếp cận U - City một cách tổng hợp trên phương diện dịch vụ kết hợp giữa không gian đô thị với hạ tầng công trình và công nghệ thông tin. Lập quy hoạch U-City góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân bằng hạ tầng thông minh. Nghiên cứu về “Chiến lược phát triển thành phố xanh tại Hàn Quốc” của tiến sĩ Lee Bum-Huyn (2013) đã đưa ra cách tiếp cận nên tập trung phát triển đô thị chuyển đổi từ “Nền kinh tế Cacbon” sang “Nền kinh tế phi Cacbon” có cấu trúc đô thị bền vững và thân thiện hơn với môi trường. Cần thiết lập một loạt chính sách hỗ trợ công nhận thành phố xanh theo đặc thù của từng vùng, đưa ra những ưu đãi cho quy hoạch thành phố xanh theo đặc điểm của từng vùng. Nghiên cứu về “Modular - Mô hình xây dựng mới trong xu hướng phát triển đô thị xanh và bền vững” của Kim Sang Soo (2013), Tác giả đã đưa ra lợi ích về phát triển đô thị xanh, đô thị thân thiện với môi trường với điểm nổi bật có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân. 4
  8. Bài viết “Kinh nghiệm của Hàn Quốc và thực tiễn tại Việt Nam trong xây dựng đô thị xanh (thông minh)” của tiến sĩ Lee Dong Youn - Công ty Jungdo UIT Hàn Quốc (2016), đưa ra các hệ thống giám sát, hệ thống đánh giá về đô thị xanh, từ đó đưa ra việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh thông minh. Theo nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq (2011) nghiên cứu những lợi ích và thách thức của không gian xanh đô thị dựa trên kết quả nghiên cứu ở các thành phố khác nhau cho thấy: Đô thị xanh đóng vai trò quan trọng đối với xã hội, kinh tế, văn hóa và môi trường phát triển bền vững. Kiến trúc cảnh quan, không gian đô thị xanh là một công cụ toàn diện cho tính bền vững của môi trường qua việc cải thiện chất lượng sống, gia tăng giá trị tài sản bởi sự tiện nghi, độ thẩm mỹ, chi phí năng lượng làm mát tòa nhà giảm. Nghiên cứu của Shah Md. Atiqul Haq đã xét tới các biến số: Khu vực xanh tự nhiên (Natural green), Khu đô thị xanh (Urban green). Từ đó cho thấy các đô thị và các thành phố lớn đều có một số điểm cao trên các yếu tố đô thị xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu này gợi ý nên quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở các thành phố lớn nhiều hơn các thành phố trung bình và nhỏ. Nghiên cứu của M. Deakin, G. Mitchell, P. Nijkamp, R. Vreeker (2007), “Sustainable urban development” (Phát triển đô thị bền vững), các tác giả đã đề cập rất kỹ về điều kiện cần của một đô thị bền vững trên bốn lĩnh vực: thể chế, kinh tế, xã hội và môi trường. Thể chế là một trong những điều kiện tiên quyết để đầu tư phát triển đô thị bền vững. Trong cuốn “Tomorrow: a Peaceful Path to Real Reform” của tác giả Ebennezer Howard (1898) đưa ra mô hình “thành phố vườn” để giải pháp cho vấn nạn ô nhiễm môi trường, bệnh dịch tràn lan đe dọa các thành phố công nghiệp ở Anh. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến việc nghiên cứu luận án “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội” như: 5
  9. Trương Văn Quảng (2013), Một số yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô thị xanh ở Việt Nam, đưa ra tổng quan về đô thị và nhận thức về đô thị xanh, từ đó xác định yêu cầu trong quy hoạch phát triển đô thị xanh tại Việt Nam. Đào Ngọc Nghiêm (2013), Đô thị xanh, thông minh - mô hình phát triển của Thủ đô Hà Nội, Tác giả đã đưa ra bối cảnh đô thị hóa của một số nước và Việt Nam và phát triển bền vững là một xu thế tất yếu của toàn cầu, tác động đến từng lĩnh vực với những nghiên cứu cụ thể, chuyên ngành hơn, trong đó có đô thị hóa, đó là đô thị bền vững - đô thị sinh thái - đô thị xanh - kiến trúc xanh. Từ đó tác giả xác định mô hình phát triển đô thị xanh ở Hà Nội “Xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại”, đô thị năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế, có môi trường sống tốt… Nguyễn Hồng Thục (2013), Các yếu tố của phát triển đô thị xanh thông minh tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế. Tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về các đô thị là tăng trưởng kinh tế, tài nguyên đô thị, môi trường sinh thái, tăng trưởng xanh, quy hoạch lãnh thổ bền vững dựa trên các cơ sở pháp lý. Nguyễn Văn Cường (2015), Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, Tác giả đã đưa ra định nghĩa về đô thị hóa, đô thị phát triển bền vững, khẳng định về phát triển các khu đô thị cần mang tính bền vững. Phạm Ngọc Tuấn (2015), Phát triển các khu đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền vững, Tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển các khu đô thị mới, các tiêu chí phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững. Qua các công trình nghiên cứu đã trình bày, cho thấy các nghiên cứu này chủ yếu xem xét, đánh giá việc đầu tư phát triển bền vững các đô thị, các tiêu chí đánh giá đô thị hóa. Chưa có công trình nghiên cứu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Nội nói riêng. 6
  10. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH 2.1. Một số khái niệm và lý thuyết liên quan 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về đô thị xanh “Đô thị xanh là đô thị được đầu tư xây dựng có quan tâm đến điều kiện sống tốt nhất cho mọi dân cư đô thị, giảm thiểu nhu cầu về năng lượng, ít ô nhiễm môi trường, đa dạng về sinh học đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị có không gian xanh, công trình xanh, có hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công nghiệp xanh và môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các điều kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị”. 2.1.1.2. Phát triển đô thị xanh “Phát triển đô thị xanh là sự gia tăng thêm số lượng và chất lượng đô thị xanh phù hợp với chiến lược phát triển chung của đô thị”. 2.1.1.3. Đầu tư phát triển đô thị xanh “Đầu tư phát triển đô thị xanh là việc bỏ vốn đầu tư để gia tăng về số lượng đô thị xanh nhằm nâng cao chất lượng và cơ cấu các đô thị xanh hợp lý, phù hợp với chiến lược phát triển đô thị nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung”. 2.1.1.4. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh “Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là sự tác động có chủ đích, liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu gây ảnh hưởng của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền thành phố thông qua các thể chế chính sách tác động đến việc phát triển đô thị xanh một cách phù hợp quy luật khách quan và quy luật đặc thù các tiêu chí để đạt được mục tiêu chung là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội”. 2.1.2. Một số lý thuyết cơ bản về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Luận án sử dụng một số lý thuyết cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu: (1) Lý thuyết quản lý hệ thống của L.P. Bertalafly; (2) Lý thuyết quản lý tổng hợp và thích nghi (thuyết tích hợp trong quản lý); (3) 7
  11. Thuyết sinh thái; (4) Thuyết nhị nguyên về “Đô thị - Nông thôn”. 2.2. Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tiêu chí đánh giá 2.2.1. Mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh muốn thành công phải có mục tiêu động lực để thúc đẩy các hoạt động đầu tư. Cụ thể: Thứ nhất, thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược đầu tư phát triển đô thị xanh; Thứ hai, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị xanh. Đồng thời quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tư và khai thác các kết quả đầu tư; Thứ ba, thực hiện đúng những quy định của pháp luật và yêu cầu kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, đảm bảo cho việc phát triển đô thị xanh bền vững, phù hợp với kiến trúc cảnh quan đô thị, chi phí đầu tư phát triển hợp lý; Thứ tư, chính quyền thành phố cần thực hiện mục tiêu phát triển đô thị xanh theo từng giai đoạn, từng thời kỳ, đáp ứng mọi yêu cầu đề ra. 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đô thị xanh là một trong những nội dung quan trọng. Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội cần xác định được mục tiêu quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải hiệu quả, an toàn, bền vững, đúng định hướng, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng, minh bạch, hài hòa các lợi ích phải gắn liền với thực hiện các chức năng. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao gồm: (1)Tiêu chí hiệu lực; (2) Tiêu chí hiệu quả; (3) Tiêu chí phù hợp; (4) Tiêu chí bền vững. 2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và bài học cho Hà Nội 8
  12. (1) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô London, nước Anh; (2) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc; (3) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Singapore; (4) Kinh nghiệm quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Thủ đô Stockholm, Thụy điển; (5) Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Đà Nẵng; (6) Kinh nghiệm về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội như sau: Những bài học thành công: Thứ nhất, Cần xây dựng các công cụ pháp lý và thể chế chính sách phù hợp với quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được can thiệp chủ động của Chính phủ sao cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của Hà Nội. Thứ hai, Để phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững thì cần phải có quy hoạch dài hạn thông qua bản “Concept plan” về nhận diện đô thị xanh. Cần phải tính toán kỹ lưỡng để sử dụng đất cho hợp lý và hiệu quả. Theo kinh nghiệm Bắc Kinh thì cần lên kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm từng giai đoạn góp phần quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được hợp lý nhất, hiệu quả nhất. Thứ ba, kinh nghiệm của Singapore thì với diện tích đất hạn chế, chính phủ đã thực hiện chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”. Mật độ cây xanh che phủ cao đã khiến không gian đô thị được “mềm hóa” và cải thiện chất lượng môi trường nói chung. Chính quyền thành phố Hà Nội cần xem lại để chọn lọc và giữ gìn hệ sinh thái đô thị đảm bảo môi trường Thủ đô xanh, sạch, đẹp. Thứ tư, theo kinh nghiệm của Bắc Kinh thì việc phân bổ tài nguyên không đều và công bằng cho dân cư các thành phố, cùng với sự 9
  13. gia tăng dân số, hạn hẹp về tài nguyên và môi trường thì việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh đã có những tác động đến môi trường sống của dân cư trong đô thị. Thứ năm, Học tập kinh nghiệm của chính quyền Stockholm - Thụy Điển về xây dựng một hệ thống quản lý tổng hợp bảo đảm mọi khía cạnh, phù hợp với kế hoạch hoạt động, báo cáo giám sát. Đặc biệt là chính sách tái sử dụng các loại đất, kết nối các khu đô thị xanh với giao thông xanh một cách thuận tiện nhất. Hà Nội cần gắn kết pha trộn khối truyền thống và khu đô thị xanh hợp lý. Thứ sáu, Học tập thành phố Đà Nẵng về công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Cần phải có tầm nhìn vĩ mô để quy hoạch các khu đô thị xanh đảm bảo chất lượng, kết nối giao thông xanh, hạ tầng kỹ thuật xanh, phát triển theo hướng bền vững của hệ sinh thái đô thị… Thứ bảy, Học tập thành phố Hồ Chí Minh về quản lý cải cách hành chính, thể chế hóa chính sách và cải thiện cơ chế đầu tư phát triển, tổ chức bộ máy quản lý đô thị có hệ thống, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh, hiện đại hóa cơ sở vật chất nền hành chính. Những bài học không thành công (bài học thất bại): Thứ nhất, Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đầu tư phát triển đô thị xanh với những thành công nhưng vẫn còn thất bại là bị ô nhiễm môi trường trầm trọng xếp vào nhóm báo động vàng. Nhà chức trách từng ban hành nhiều quy định, chính sách, đầu tư đồng thời đưa ra các hình phạt nghiêm khắc nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường đô thị. Tuy nhiên việc thực thi các biện pháp này chỉ mang tính chất đối phó chưa được giải quyết một cách khoa học và quyết liệt. Thứ hai, Bài học thất bại của thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề ngập úng nhưng chưa giải quyết triệt để, ô nhiễm môi trường không khí nặng, công tác quản lý chất thải rắn không tốt…. Từ bài học không thành công của thành phố Hồ Chí Minh làm tiền đề cho công tác quản lý của thành phố Hà Nội để có biện pháp phòng trách và có chiến lược đúng trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. 10
  14. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Huy động vốn đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Theo cục thống kê Hà Nội thì vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm rất cao. Vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2017, tổng số vốn đăng ký 8.021 triệu đô la Mỹ; tổng số vốn thực hiện là 11.490 triệu đô la Mỹ, như vậy vốn thực hiện so với vốn kế hoạch là 1,43 %, năm 2010 vốn thực hiện là 4.270 triệu USD nhưng đến năm 2017 vốn thực hiện là 1.012 triệu USD tăng 23,7% (so với năm 2010). Giá trị xây dựng năm 2017 là 92.576 tỷ đồng tăng 185,55% so với năm 2010 là 49.893 tỷ đồng. Đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm gần đây được chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt. Các thảo luận về đầu tư phát triển đô thị, nhu cầu về vốn, quản lý đầu tư phát triển đô thị, quản lý về vốn đầu tư sao cho hiệu quả, công tác quy hoạch luôn được chú trọng, xây dựng đô thị xanh có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải phù hợp với phát triển đô thị chung của thành phố, đảm bảo kiến trúc cảnh quan, bảo tồn văn hóa di sản, môi trường đô thị tốt, giao thông và hạ tầng đô thị hài hòa, hợp lý, luôn đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị. 3.2. Tổng quan về đầu tưphát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội 3.3. Thực trạng quản lý đầu tư phát triển một số đô thị xanh ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 3.3.1. Thực trạng ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển đô thị xanh và đầu tư phát triển đô thị xanh 11
  15. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được Chính phủ ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 23/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: “Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội…”. Tiếp đó là kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 tại Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại đã rà soát, kiến nghị phát triển quy hoạch ngành xây dựng từ quan điểm phát triển bền vững và xây dựng khung chính sách, kế hoạch tăng trưởng xanh ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020. Bộ Xây dựng đã rà soát các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể của ngành để đảm bảo phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên nhiên liệu, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách hiệu quả, xây dựng khung chính sách đô thị hóa xanh và kế hoạch tăng trưởng xanh của ngành xây dựng giai đoạn 2014 - 2020. Về chiến lược quy hoạch và phát triển nhà ở đô thị đạt 18 m2 sàn trên một người, phát triển nhà ở theo hướng xanh - văn minh - hiện đại nhưng vẫn bảo tồn được kiến trúc cảnh quan đô thị, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cải thiện chất lượng môi trường đô thị. 3.3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển đô thị trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ trong Nghị quyết: “Đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng. Nâng cao chất lượng, tính đồng bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị, chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc trưng của các đô thị tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước, của các vùng”. Để thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành chương trình hành đông thực hiện Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó đề ra nhiệm vụ: 12
  16. “…Đổi mới cơ chế chính sách, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…”. Cùng với việc quản lý của chính quyền thì cộng đồng dân cư chưa tích cực tham gia nên công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị chưa mang lại hiệu quả cao. Các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định đầy đủ quá trình hình thành, đầu tư xây dựng và kiểm soát phát triển đô thị; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, pháp nhân, cá nhân trong quản lý đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng. Chính quyền thành phố Hà Nội chưa thực hiện tốt quản lý đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng, do thiếu một số văn bản quy định, việc phân cấp quản lý chưa được rõ ràng, cụ thể nên chưa tạo ra một thể thống nhất từ trung ương đến địa phương, từ chính quyền thành phố đến chính quyền các quận (huyện). Hiện tại thành phố cũng chưa có cơ chế chính sách thu hút đầu tư phát triển đô thị xanh được cụ thể rõ ràng, chưa tạo điều kiện thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân… 3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội Hệ thống điều hành của chính quyền thành phố Hà Nội bao gồm: Đứng đầu là UBND thành phố Hà Nội, tiếp đó là các cơ quan chuyên môn như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Tài chính…, UBND các quận, huyện, thị xã và các ban ngành, đơn vị trực thuộc. Cán bộ công chức trong bộ máy quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh bao gồm cán bộ chuyên trách, các cán bộ thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh có hiệu quả không? Có hợp lý không? 3.3.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát việc thực thi quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh phải dựa vào các quy định của Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND thành phố Hà Nội. Việc kiểm tra giám sát của các sở ban 13
  17. ngành, UBND thành phố đôi khi vẫn chưa được chú trọng, mang tính hình thức, chưa quyết liệt. Công tác kiểm tra giúp nhà quản lý phát hiện các sai sót, các ách tắc của tổ chức trong quá trình quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh để có các giải pháp, xử lý, điều chỉnh, tận dụng các nguồn lực để sớm đưa ra hệ thống đến mục tiêu. Cơ chế, chính sách về kiểm tra, giám sát việc đầu tư phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, nâng cao vai trò và trách nhiệm chính quyền thành phố, cụ thể là các sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính. Chính quyền thành phố Hà Nội ngày càng tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm có biện pháp phòng ngừa những sai phạm, phát hiện và xử lý kịp thời để không xảy ra hậu quả nghiêm trọng. 3.3.5. Thực trạng quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển đô thị xanh 3.3.5.1. Thực trạng về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm qua Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường thì thực trạng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến phát triển chung của Thủ đô. Cụ thể: Thứ nhất, chưa bố trí hợp lý các khu đô thị xanh với cấu trúc chung đầu tư phát triển đô thị của toàn thành phố, chất lượng sống của người dân trong các khu đô thị giảm, gây sức ép ảnh hưởng tới cấu trúc chung đô thị, cảnh quan môi trường cũng như công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị. Thứ hai, thành phố cho đầu tư phát triển một số khu đô thị xanh, nhưng vẫn chưa hợp lý, chưa đảm bảo tính kết nối các đô thị cũng như giao thông đô thị, môi trường đô thị, khả năng tiếp cận nội bộ, hệ thống hạ tầng xã hội chưa được chú trọng, chưa tính toán được nhu cầu sử dụng sao cho hiệu quả nhất, không hợp lý, tỷ lệ lấp đầy diện tích dịch vụ và phúc lợi xã hội như: trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, kiến trúc cảnh quan không gian xanh, giao thông xanh, môi trường sinh thái... Thứ ba, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh còn nhiều bất cập trong bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử, chưa 14
  18. đáp ứng được đời sống tinh thần của người dân và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong khu đô thị. Thứ tư, kiến trúc cảnh quan, môi trường đô thị chưa đảm bảo, hệ sinh thái tự nhiên trong các khu đô thị vẫn chưa được chú trọng và chưa hài hòa với tổng quna chung của đô thị, môi trường sống trong các khu đô thị vẫn chưa được tốt, một vài nơi còn ô nhiễm nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay nhiều khu cảnh quan bị biến dạng, đầu tư phát triển đô thị tăng dẫn đến việc giảm diện tích mặt nước, mặt đất... Mặt khác các khu vực hồ trong đô thị cũng bị lấm chiếm và thu nhỏ: Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch... Thứ năm, việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của các cấp, các ngành liên quan không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, các con sông trên địa bàn Hà Nội bị thu hẹp và ngày một ô nhiễm nặng. Các khu vực phát triển đô thị Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên... bị ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng, hệ thống thoát nước quá tải và xuống cấp gây ô nhiễm môi trường. 3.3.5.2. Công tác quản lý của chính quyền thành phố Hà Nội về đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm qua Về quản lý quy hoạch, kế hoạch Mục tiêu quy hoạch của thành phố Hà Nội đến năm 2030 là xây dựng và phát triển thủ đô Hà Nội trở thành thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính - chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá - khoa học - giáo dục - kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thủ đô Hà Nội sẽ là nơi có môi trường sống tốt nhất, sinh hoạt giải trí với chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi. Tương lai mong muốn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành thành phố xanh, văn hiến, văn minh - hiện đại. Mục tiêu chính của công tác quy hoạch được UBND thành phố Hà Nội đề ra, cụ thể: Một là, Nâng cao vai trò vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là Thủ đô của một nước có trên 100 triệu dân, phát triển bền vững và hội nhập với nền kinh tế thế giới; Hai là, Xây dựng hình ảnh của Hà Nội, một đô thị lịch sử, văn hoá truyền thống, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng, phát triển và bảo tồn được đặc thù riêng của Hà Nội; Ba là, Định hướng, thực hiện triển khai 15
  19. các chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia và Thủ đô; Bốn là, Xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô thị trực thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và thu hút đầu tư. Quản lý phát triển nhà ở đô thị: Đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu tăng từ 7,5 m2/người (năm 2007), lên 18m2 sàn/người (chỉ tiêu chung của quốc gia là 15 – 20 m2/người) và nhà ở nông thôn đạt 15m2 sàn/người. Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong xã hội. Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lượng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống. 3.3.5.3. Công tác lập kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội Công tác lập kế hoạch quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội trọng tâm là quản lý vốn đầu tư. Việc quản lý vốn đầu tư được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn trong từng giai đoạn, mục tiêu nhiệm vụ hàng năm của thành phố. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo mọi điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển đô thị xanh. Bên cạnh đó cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển hàng năm cho hợp lý, hiệu lực, hiệu quả. 3.4. Đánh giá về chính quyền thành phố trong việc quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh trên địa bàn Hà Nội 3.4.1. Đánh giá theo các tiêu chí Để đánh giá quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội, tác giả đánh giá dựa trên bốn tiêu chí bản sau: tiêu chí hiệu lực, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí phù hợp và tiêu chí bền vững. Kết quả như sau: Tiêu chí hiệu lực được đánh giá qua mức độ tuân thủ các văn bản pháp luật quy định của Chính phủ, của thành phố về quản lý đầu tư 16
  20. phát triển đô thị xanh theo từng quận, huyện sao cho phù hợp cũng như việc kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh. HL1 - Mức độ tuân thủ pháp luật về quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội; HL2 - Hiệu lực về kiểm tra giám sát quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội; HL3 - Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội; HL4 - Chính sách thu hút tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy: HL1 đạt mức độ bình thường là 20%, đồng ý 70%, hoàn toàn đồng ý 10%. HL2 thì hiệu lực về kiểm tra giám sát chưa được đánh giá cao: Bình thường 50%, đồng ý 30%, hoàn toàn đồng ý 20%. HL3 thì đồng ý 50%, bình thường 40%, hoàn toàn đồng ý 10%. HL4 thì việc tuyển dụng cán bộ, công chức trong quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh là cần thiết. Điều này thông qua việc khảo sát, phỏng vấn các nhà quản lý nhà khoa học và thu được kết quả:Bình thường 20%, đồng ý 60%, hoàn toàn đồng ý 20%. Tiêu chí hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố được đánh giá thông qua lợi ích mang lại cho thành phố lớn hơn, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Kết quả đánh giá tiêu chí hiệu quả của công tác quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh như sau: Hiệu quả thực thi các quyết định, quy định (HQ1) - Hiệu quả của việc thực thi chưa cao, cụ thể: bình thường 50%, đồng ý 40%, hoàn toàn đồng ý 10%. Qua kết quả điều tra thấy được hiệu quả của việc thực thi cần phải tăng cường hơn nữa. Hiệu quả thông qua lợi ích đầu tư phát triển đô thị xanh mang lại cho thành phố (HQ2) thì 70% đồng ý là hiệu quả thông qua lợi ích đầu tư phát triển đô thị xanh đem lại cho thành phố là rất cao. Hiệu quả về kiến trúc cảnh quan, sinh thái và môi trường đô thị đem lại cho người dân (HQ3) thì 75% đồng ý, 15% bình thường, 10% hoàn toàn đồng ý hiệu quả về kiến trúc cảnh quan, sinh thái, môi trường đô thị mang lại cho người dân. Tiêu chí phù hợp của quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh được đánh giá hệ thống quản lý cần tuân thủ tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật tương ứng. Sự phù hợp của hệ thống quản lý được thông qua đánh giá giám sát. Với PH2, PH4, PH5 thì 100% hoàn toàn đồng ý là phù hợp 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0